Trung Quốc là thành viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thực hiện nghĩa vụ thành viên WTO đối với vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, Trung Quốc phải tuân thủ các quy định của Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu  trí  tuệ (TRIPS). Hiệp định TRIPS quy định một khuôn khổ quốc tế để bảo hộ và  thực  thi quyền sở hữu  trí  tuệ cũng như các biện pháp được thống nhất để đối phó với việc mua bán hàng giả trên phạm vi quốc tế. Hiệp định được xây dựng trên cơ sở các điều ước quốc tế đã có trước đó liên quan đến bảo vệ sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu hàng hoá và các vấn đề có liên quan và quy định các biện pháp thực thi hiệu quả các quyền này cùng với khả năng giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ WTO.

Theo đó, Trung Quốc với tư cách là một thành viên WTO phải dành chế độ đối xử  đối với sở hữu  trí  tuệ của nước ngoài không kém thuận lợi hơn so với chế độ đối xử đối với sở hữu  trí  tuệ  trong nước. Điều này có nghĩa trên thực tế là Trung Quốc, cũng như các nước thành viên khác của WTO, phải bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan, quyền đối với các tài sản trí tuệ khác như sáng chế, nhãn hiệu thương mại, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, các thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại của nước ngoài như bảo vệ các tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức không thấp hơn các chuẩn mực theo quy định của WTO và không được dành đối xử ưu đãi hơn đối với các tài sản trí tuệ và quyền đối với các tài sản trí tuệ cho cá nhân, tổ chức của Trung Quốc so với cá nhân, tổ chức của một nước thành viên khác hoặc dành đối xử ưu đãi hơn cho một nước thành viên này so với nước thành viên khác theo đúng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và đối xử tối huệ quốc (MFN).

Tuy nhiên, các quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ là các quyền pháp lý mang tính “nhân tạo” nên để được công nhận và bảo vệ cần thực hiện các thủ tục để quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật sở hữu trí tuệ của Trung Quốc công nhận. Vì vậy, mặc dù Trung Quốc là thị trường lớn rất hấp dẫn nhưng để thâm nhập thị trường này thành công, một trong những rào cản doanh nghiệp phải vượt qua là bảo vệ được thương hiệu của mình tại thị trường Trung Quốc thì bước đầu tiên doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo đúng quy trình thủ tục của Trung Quốc.

Việc đăng ký nhãn hiệu tại Trung Quốc là một yêu cầu bắt buộc để một cá nhân/ tổ chức có thể độc quyền thương hiệu tại Trung Quốc. Một nhãn hiệu chỉ được chấp nhận độc quyền khi chủ nhãn hiệu đó tiến hành nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo đúng quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Trung Quốc và được Trung Quốc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.

Việc không đăng ký nhãn hiệu hàng hóa dễ dẫn đến tranh chấp thương mại mà một số doanh nghiệp Việt Nam từng vướng phải như cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến Tre, Vinamit – Đức Thành, … Quá trình theo đuổi các vụ kiện giành lại thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đòi hỏi mất rất nhiều thời gian và công sức mà không phải doanh nghiệp Việt Nam nào cũng đủ sức để đi đến cùng như Kẹo Dừa Bến Tre đã từng thực hiện.

 
 
 
EMC Đã kết nối EMC