11/ Các rào cản hải quan hậu Brexit đe dọa tương lai chuỗi cung ứng Anh-EU
Trong một phát biểu mới đây, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà muốn có thỏa thuận về hải quan với EU để đảm bảo hoạt động thương mại thuận lợi nhất có thể.
Hiện nay, từ nguyên liệu thô đến chấu cắm điện của túi khí trong một chiếc ô tô hoàn chỉnh, đều được “di chuyển” giữa Vương quốc Anh và châu Âu khoảng 5 lần trong suốt quá trình sản xuất mà không vấp phải bất kỳ rào cản hải quan nào.
Tuy nhiên, khi nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), và có khả năng là cả liên minh hải quan của khối, thì các chuỗi cung ứng qua biên giới như vậy có thể phải gánh chịu chi phí gia tăng đáng kể và thời gian chậm trễ do các loại thuế quan và thủ tục hành chính.
Liên minh hải quan của EU cho phép hàng hóa lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên mà không phải chịu bất kỳ loại thuế, hạn ngạch hay kiểm tra hải quan nào, đồng thời áp dụng mức thuế quan chung đối với hàng hóa đến từ các nước ngoài khối này.
Các phân tích của Credit Suisse cho thấy trong năm 2011 khoảng 1/3 xuất khẩu của nước Anh sang EU là một phần trong chuỗi cung ứng của các nhà xuất khẩu EU, và tỷ lệ này tăng đều đặn.
Nguồn: TTXVN
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200