120/ Tăng trưởng kinh tế đã chững lại
Thông tin được ông Nguyễn Bích Lâm, tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, đưa ra tại cuộc họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội quý 1 năm 2017 sáng 29-3.
Theo ông Lâm, tình hình trong nước bị ảnh hưởng lớn do xâm nhập mặn chưa được cải tạo kịp thời, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, hàng loạt hiệp định được ký kết và đang thực thi với những dòng thuế được cắt giảm…
“Tăng trưởng và GDP quý 1 tăng 5,1%, CPI bình quân quý 1 đạt 4,96%”, ông Lâm cho biết.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng 2,03%. Riêng ngành nông nghiệp đã có dấu hiệu khả quan so với mức tăng 1,38% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, khu vực công nghiệp và xây dựng đều có mức giảmso với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, ngành công nghiệp chỉ tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất kể từ năm 2011; xây dựng tăng 6,10% (thấp hơn mức tăng 8,60%).
Mức tăng của lĩnh vực dịch vụ đã có đóng góp đáng kể cho mức tăng trưởng chung khi tăng 6,25%. Trong đó, bán buôn và bán lẻ tăng 7,38%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 7,76%; kinh doanh bất động sản tăng 3,72%.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, tăng trưởng kinh tế đã chững lại so với hai năm trước. Một trong những nguyên nhân là do ngành công nghiệp khai khoáng có mức tăng trưởng âm, các ngành công nghiệp còn lại đều có mức tăng trưởng thấp hơn so với năm 2016.
Tốc độ tăng GDP chủ yếu nhờ được sự hỗ trợ của tổng cầu.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2017 tăng 0,21% so với tháng trước, trong đó có 8/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng.
Tính chung CPI bình quân quý 1 năm nay tăng 4,96% so với bình quân cùng kỳ năm 2016. CPI tháng 3-2017 tăng 0,90% so với tháng 12-2016 và tăng 4,65% so với cùng kỳ năm trước.
Theo đánh giá của tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, với mức tăng trưởng thấp, kế hoạch tăng GDP năm 2017 đạt 6,7% dự kiến khó đạt nếu nền kinh tế không có sự bức phá trong các quý còn lại, các cân đối lớn như nợ công/GDP, tích lũy tiêu dùng sẽ gặp khó khăn trong các năm sau.
“Chín tháng còn lại, GDP phải tăng 7%. Nên để thực hiện mục tiêu phải thực hiện đồng bộ các giải pháp mà Nghị quyết 01 đã đề ra cùng các chỉ đạo của Thủ tướng, trong đó tập trung điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện nghiêm Luật ngân sách nhà nước và kỷ luật tài khóa, có giải pháp huy động nguồn vốn cho đầu tư công, tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thúc đẩy hàng hóa trong nước…”, ông Lâm khuyến nghị.
Nguồn: Tuổi trẻ Online
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200