171/ Ấn Độ đối mặt với Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp tại WTO
Ấn Độ sẽ đối mặt với Ban hội thẩm giải quyết tranh chấp sau khi Nhật Bản, lần hai vào hôm thứ Hai, đã có yêu cầu về phán quyết liên quan đến việc Ấn Độ áp thuế phòng vệ lên sản phẩm sắt và thép từ Nhật Bản; theo đó, Tokyo cho rằng sự áp thuế này không phù hợp quy định về thương mại quốc tế.
Tại cuộc họp của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, Nhật Bản đã chủ động nêu yêu cầu lần hai về thành lập Ban hội thẩm để đưa ra phán quyết liên quan đến việc Ấn Độ đã áp thuế lên các sản phẩm sắt, thép cán nóng được tiến hành từ năm 2015. Ấn Độ không thể ngăn cản việc thành lập Ban Hội thẩm vì quy định của WTO không cho phép một quốc gia ngăn cản một yêu cầu lần thứ hai về việc thành lập Ban hội thẩm.
Tuy nhiên, Ấn Độ đã thể hiện sự thất vọng của mình đối với yêu cầu lần hai của Nhật Bản, nhấn mạnh rằng họ đã có những nỗ lực nhất định để giải quyết những quan ngại của Nhật Bản. Ấn Độ cho rằng thời gian áp thuế tự vệ ngắn hơn so với thời gian cho phép được quy định tại Hiệp định về trợ cấp của WTO.
Tuy vậy, theo như Nhật Bản, Ấn Độ đã không tuân thủ các quy định được ghi nhận trong Hiệp định về trợ cấp trước khi áp đặt các mức thuế xác định. Nhật Bản đã nêu trong văn bản khiếu nại của mình như sau “Ấn Độ đã không đưa ra đươc những luận cứ, cũng như kết luận phù hợp và đầy đủ trong quyết định của mình liên quan đến những diễn tiến không thể lường trước được và những diễn tiến này dẫn đến kết quả sự gia tăng các sản phẩm nhập khẩu gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nội địa”.
Nhật Bản cáo buộc rằng Ấn Độ đã vi phạm nhiều điều khoản trong Hiệp định về trợ cấp bởi họ không tuân thủ các quy trình và quy định khi xác định mối liên hệ tự nhiên giữa sự gia tăng về nhập khẩu và thiệt hại nghiêm trọng và/hoặc sự đe dọa gây thiêt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa”.
Hơn thế, Nhật Bản cũng cho rằng các biện pháp phòng vệ “đã vượt quá sự cần thiết để ngăn chặn và sửa chữa những thiệt hại nghiêm trọng” và Ấn Độ đã không tiến hành việc tham vấn đối với các đối tác thương mại có liên quan.
Nhật Bản phản đối việc Ấn Độ áp đặt mức thuế phòng vệ lên đến 20% giá trị hàng hóa sau khi đã trừ đi số thuế chống bán phá giá phải nộp đối với các sản phẩm sắt, thép cán nóng nhập khẩu trong giai đoạn từ 14/9/2015 đến 13/9/2016; 18% từ 14/9/2016 đến 13/3/2017; 15% từ 14/3/2017 đến 13/9/2017 và 10% giai đoạn từ 14/9/2017 đến 13/3/2018.
Cùng thời điểm, một tranh chấp thương mại khác cũng nổi lên liên quan đến khả năng công nhận nền kinh tế thị trường đối với Trung Quốc trong các tranh chấp thương mại về chống bán phá giá; theo đó, WTO đã đồng ý với yêu cầu lần hai của Trung Quốc việc thành lập một Ban hội thẩm nhằm đưa ra phán quyết liên quan đến việc Liên minh Châu Âu sử dụng phương pháp giá so sánh trong các cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trung Quốc nhận định rằng trong Nghị định thư gia nhập WTO, họ chỉ đồng ý việc cho phép sử dụng phương pháp “giá so sánh” trong các cuộc điều tra về chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ họ trong thời hạn 15 năm.
Mặc dù phương pháp này đã hết thời hạn áp dụng vào ngày 11/12/2016 theo như Nghị định thư, Trung Quốc cho rằng Liên minh Châu Âu đã ban hành những quy định đặc biệt khác với mục đích nhằm tiếp tục sử dụng phương pháp giá so sánh cũng như từ chối trao cho họ sự đối xử tương đương trong quan hệ thương mại như Liên minh Châu Âu đang áp dụng với các thành viên khác.
Nguồn: livemint.com
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200