Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa.
Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 132/2008/NĐ-CP, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP, Nghị định số 86/2012/NĐ-CP và biện pháp thi hành Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa là cần thiết, nhằm triển khai thực hiện quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1258/QĐ-TTg và giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thời gian vừa qua về sử dụng mã nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu; truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và phân công trách nhiệm quản lý chất lượng đối với các Bộ, ngành.
Dự thảo Nghị định bổ sung Mục 8 Chương II “Quản lý về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa” và bổ sung Điều 19đ quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa trong Mục 8 Nghị định 132/2008/NĐ-CP.
Cụ thể, Bộ Khoa học và Công nghệ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về truy xuất nguồn gốc bảo đảm nâng cao năng lực kỹ thuật cho việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa và hỗ trợ phát triển sản phẩm, hàng hóa chủ lực, phát triển kinh tế-xã hội của các bộ, ngành, địa phương.
Các bộ, ngành phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai, thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa trong phạm vi, lĩnh vực được phân công quản lý.
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các bộ, cơ quan triển khai hoạt động truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa tại địa phương.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, việc bổ sung quy định quản lý về truy xuất nguồn gốc trong Nghị định số 132/2008/NĐ-CP sẽ mang lại các hiệu quả như: Xác định những nhiệm vụ cần triển khai, phương án và phân công trách nhiệm Bộ, ngành, các bên liên quan trong quá trình quản lý và thực thi hoạt động truy xuất nguồn gốc một cách bài bản, hiệu quả.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam chủ động xây dựng, triển khai, áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế thông qua việc ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mã số mã vạch theo chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, nâng cao uy tín, thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước.
Quản lý các sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam (do các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam) bảo đảm an toàn cho người sử dụng ở thị trường trong nước và nước ngoài.
Thống nhất nguyên tắc, phương thức truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm, hàng hóa nâng cao quản lý chất lượng, an toàn, vệ sinh sản phẩm, hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm, hàng hóa có chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118