39. Đề xuất các ĐSQ Việt hỗ trợ DN CNTT-VT tìm kiếm thị trường

Chia sẻ trong cuộc làm việc với trưởng các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài nhiệm kỳ 2016-2019 chiều nay, 23/6, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn khẳng định, một trong những nhiệm vụ chiến lược đang đặt ra cho các Tập đoàn, tổng công ty CNTT – VT lớn của Việt Nam là phải “vươn ra biển lớn”, mở rộng hoạt động kinh doanh ra các thị trường khu vực, quốc tế.

Tuy nhiên, trong tiến trình đó thì sự hỗ trợ, tạo điều kiện từ các Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam rất quan trọng, nhất là việc tiếp cận các đối tác nước ngoài thông qua các hoạt động như tổ chức triển lãm, diễn đàn xúc tiến đầu tư. Đặc biệt các Đại sứ quán/lãnh sự quán có thể hỗ trợ thành lập doanh nghiệp, xin giấy phép kinh doanh cũng như các thủ tục hộ chiếu, visa cho người lao động trong lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam tại nước sở tại.

“Hiện Việt Nam đã hoàn thành ký kết 15 Hiệp định Thương mại tự do FTA với các nước và khu vực. Đây là thời điểm và cơ hội lớn cho việc thúc đẩy các hoạt động hội nhập, ngoại giao kinh tế”, vị trưởng ngành TT&TT nhấn mạnh. “Chúng ta hiện đang có 500.000 lao động CNTT – VT. Nếu phấn đấu gây dựng được 1 triệu lao động chất lượng cao trong lĩnh vực này, Việt Nam có thể vươn lên có vị thế, tầm cỡ quốc tế”.

Bên cạnh đó, các điều kiện phát triển của ngành CNTT – VT trong nước đang hội tụ đầy đủ và chín muồi. Việt Nam đang có tốc độ phát triển viễn thông và Internet hàng đầu tại khu vực Đông Nam Á với 141 triệu thuê bao điện thoại (trong đó hơn 131 triệu thuê bao là di động), hơn 31 triệu thuê bao Internet (8 triệu thuê bao Internet băng rộng). Công nghiệp CNTT năm 2015 đạt doanh thu 42 tỷ USD, đóng góp rất lớn cho ngân sách Nhà nước. “Ngành CNTT – VT là ngành công nghiệp sạch, không khói, chỉ dùng trí tuệ, đảm bảo an toàn môi trường, rất cần được khuyến khích phát triển”, Bộ trưởng nêu rõ, nhất là khi Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn về CNTT – điện tử của Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

“Từ lĩnh vực kinh doanh độc quyền nhà nước, Việt Nam đã có một thị trường viễn thông cạnh tranh mạnh mẽ, với các doanh nghiệp thương hiệu Việt làm chủ thị trường trong nước và sẵn sàng vươn ra quốc tế. Nhiều doanh nghiệp đã mở rộng xúc tiến, đầu tư, khai thác mạnh mẽ thị trường viễn thông quốc tế, đặc biệt phải kể đến Viettel đã được xếp trong danh sách 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. VNPT, MobiFone cũng đang xúc tiến ra nước ngoài khá tích cực”, Bộ trưởng chia sẻ với các Đại sứ/Tổng lãnh sự quán.

“Không chỉ thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các quốc gia, các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng” mà còn phải “làm cho các nước hiểu hơn về đất nước, con người Việt Nam, chia sẻ chủ trương của Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, cũng như ủng hộ lập trường của Việt Nam về chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia và trong xử lý các vấn đề khu vực có liên quan”, ông chia sẻ về vai trò nặng nề của các Đại sứ/Tổng lãnh sự. Trong đó, công tác thông tin, truyền thông có một ý nghĩa rất quan trọng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199