74. Hoàn thành 49 nghị định về điều kiện kinh doanh

49 dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh đã được hoàn thành và dự kiến sẽ được trình Chính phủ ban hành kịp thời điểm 1/7, với tinh thần cắt bỏ các điều kiện kinh doanh, các giấy phép con bất hợp lý cản trở hoạt động của doanh nghiệp.

Báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 đang diễn ra, sáng 30/6, Bộ Tư pháp cho biết tính đến ngày 28/6, các bộ, cơ quan ngang bộ đã trình Chính phủ 49/50 dự thảo nghị định quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh, chỉ còn 1 văn bản do Bộ Quốc phòng chủ trì, đang được Bộ Tư pháp thẩm định.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết trong quá trình xây dựng các dự thảo nghị định về điều kiện kinh doanh, Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp đã chủ trì 6 cuộc họp trao đổi, thảo luận với các cơ quan soạn thảo, có phản biện độc lập của các chuyên gia, ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương.

Tinh thần của các cuộc trao đổi này là kiên quyết cắt bỏ các giấy phép con bất hợp lý, gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp, không đưa các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn vào các dự thảo. Các quy định về điều kiện kinh doanh phải rõ ràng, minh bạch, không đặt ra các quy định mới gây khó khăn cho đầu tư, kinh doanh.

Nhận định áp lực ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư trong thời gian qua là rất lớn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương, đánh giá cao nỗ lực của các bộ, ngành, nhất là Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng Chính phủ với kết quả hoàn thành 49 nghị định.

Đặc biệt, theo Thủ tướng, vấn đề rất được quan tâm là chất lượng các nghị định, có phù hợp với tinh thần đổi mới, cải cách của Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp không, có giảm được giấy phép con, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp không? Thủ tướng đánh giá cao sự vào cuộc của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức, đoàn thể, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Viện Quản lý kinh tế Trung ương, các hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan báo chí, truyền thông, chuyên gia, người dân đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu, giúp các cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện các văn bản.

“Quyền tự do kinh doanh phải được thể hiện trong các nghị định để người dân và doanh nghiệp được làm tất cả những gì luật không cấm. Không vì quản lý nhà nước mà kìm hãm phát triển, phải loại bỏ những tư duy cũ áp vào nghị định. Như báo cáo của Văn phòng Chính phủ, những cuộc thảo luận này rất quyết liệt, các cơ quan đã lắng nghe ý kiến nhiều kênh để thực sự giải phóng sức sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 19, Nghị quyết 35 và tinh thần Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư”, Thủ tướng nói.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199