149. Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam – Tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, mỗi một dân tộc có sắc thái văn hoá riêng tạo ra sự đa dạng, phong phú, độc đáo và góp phần hình thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Cộng đồng 54 dân tộc anh em có truyền thống đoàn kết thuỷ chung yêu nước trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc và tiếp tục được phát huy trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế.

Dấu ấn 19/4 – Tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộcNhằm tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc và ý thức trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy truyền thống văn hoá dân tộc, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. ngày 17/11/2008 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, ngày 17/12/2008 Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã phê duyệt chương trình khung các hoạt động Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam với chủ đề “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” tạo tiền đề cho các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động tôn vinh Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam.

Ngày 19/4/2009 Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam được tổ chức tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) với sự tham dự của đại diện 34 cộng đồng dân tộc cùng trên 2 vạn đại biểu, nhân dân và du khách. Từ đó đến nay cứ đến ngày 19/4 hàng năm Bộ VHTTDL phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan chỉ đạo BQL Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các đơn vị và Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại “Ngôi nhà chung” của cộng đồng 54 dân tộc có ý nghĩa chính trị, văn hoá xã hội sâu sắc góp phần tôn vinh bản sắc văn hoá dân tộc và tăng cường Khối Đại đoàn kết toàn dân tộc. Đã có 41/63 tỉnh/ thành phố cử các nghệ nhân, trí thức, già làng, trưởng bản, đồng bào dân tộc tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam tại Làng Văn hoá – Du lịch các dân tộc Việt Nam nhằm tôn vinh các giá trị tiêu biểu có ý nghĩa thiết thực, một di sản quý báu làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Cũng dịp này, các địa phương trong cả nước từ Lào Cai, Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Sóc Trăng, An Giang, thành phố Hồ Chí Minh… đã có nhiều hình thức tôn vinh Ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam như: chiếu phim, trưng bày triển lãm, thi tìm hiểu về văn hoá dân tộc, trình diễn trang phục dân tộc, phục dựng bảo tồn lễ hội dân gian truyền thống, hội thi, hội diễn cấp tỉnh, cấp huyện… gắn với các ngày kỷ niệm 30/4, 1/5 hàng năm.

Nhiều cộng đồng dân tộc đã có dịp giao lưu, quảng bá các giá trị văn hoá với cộng đồng láng giềng và quốc tế. Qua các hoạt động này đồng bào dân tộc thêm yêu mến, trân trọng và tự hào về bản sắc văn hoá của mình và quảng bá về đất nước, con người, văn hoá dân tộc Việt Nam, tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 33/NQ-TW ngày 09/6/2014 của Đảng về xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu phát triển bền vững đất nước./.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255