22. Ứng dụng KH&CN sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị

“Dư địa và khoảng không gian cho sản xuất nông nghiệp đã hết. Đây thực sự là một khó khăn với một đất nước gần 92 triệu dân, trong đó 70% dân số tập trung ở nông thôn. Chính vì vậy, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, không còn cách nào khác là phải ứng dụng KH&CN thay đổi giá trị của sản phẩm”.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc cho biết như trên tại “Hội thảo KH&CN với phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị”.

Hội thảo được tổ chức trong khuôn khổ Hội nghị giao ban KH&CN các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH) lần thứ XI diễn ra ngày 21/4/2017 tại Ninh Bình. Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Ninh Bình Đinh Chung Phụng; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNN) Lê Quốc Doanh chủ trì Hội thảo.

Hội thảo tổ chức nhằm mục tiêu tăng cường liên kết hợp tác và đặt hàng các công nghệ, sản phẩm, giải quyết những vấn đề quan trọng trong đầu tư phát triển nông nghiệp để nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh. Qua đó, định hướng, tạo điều kiện cho vùng ĐBSH phát triển trở thành một trong những vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp và thủy sản của cả nước.

Tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc nhấn mạnh: Sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị là vấn đề được cả xã hội quan tâm. Trải qua hơn 30 năm mở cửa, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có nhiều thay đổi, sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đã có mặt tại nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu nông nghiệp của Việt Nam đang chững lại trong 3-4 năm trở lại đây, điều này cho thấy muốn phát triển để tăng giá trị, “buộc” phải ứng dụng KH&CN vào canh tác và sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch, đồng thời hướng tới thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.

Theo Thứ trưởng Phạm Công Tạc, muốn phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị, cần thiết phải có sự liên kết chặt chẽ giữa 5 nhà: quản lý, nhà khoa học, nhà nông, doanh nghiệp và nhà băng… Có như vậy mới đảm bảo nền sản xuất nông nghiệp hiện đại an toàn theo chuỗi giá trị. Việt Nam với 92 triệu dân, trong đó 70% dân số tập trung ở nông thôn và làm nông nghiệp, việc ứng dụng KH&CN để thúc đẩy phát triển sản phẩm, tăng năng suất vẫn còn nhiều tiềm năng rộng lớn.

Tại Hội thảo, nhiều doanh nghiệp cũng nêu lên những khó khăn trong việc tiếp cận và đổi mới KH&CN với mong muốn Nhà nước có thêm những chính sách để doanh nghiệp thêm động lực đầu tư phát triển sản xuất nông sản theo quy mô lớn, năng suất cao, chất lượng tốt, ứng dụng kỹ thuật hiện đại vào quy trình chế biến, bảo quản… và kiến nghị các giải pháp hỗ trợ để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp an toàn theo chuỗi giá trị.

Các nhà khoa học, các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã chia sẻ, đóng góp ý kiến để tìm ra giải pháp xác định nhu cầu ứng dụng, đổi mới công nghệ và mô hình liên kết năm nhà, hợp tác công tư hiệu quả theo chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp; đề xuất cơ chế hỗ trợ phù hợp, hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy hoạt động liên kết, ứng dụng, đổi mới, chuyển giao công nghệ trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSH.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201 202 203 204 205 206 207 208 209 210 211 212 213 214 215 216 217 218 219 220 221 222 223 224 225 226 227 228 229 230 231 232 233 234 235 236 237 238 239 240 241 242 243 244 245 246 247 248 249 250 251 252 253 254 255