13/ AEC và 3 thách thức trong nền kinh tế số

Đông Nam Á (ASEAN) là khu vực có tăng trưởng internet nhanh nhất thế giới.

Trong 5 năm tới, mỗi tháng có khoảng 4 triệu người dùng mới, nhưng tất cả các quốc gia trong ASEAN, các DN đang đối diện với 3 thách thức cần phải giải quyết và được coi là những vấn đề khá quan trọng, đó là địa phương hóa dữ liệu, bảo đảm an ninh mạng và bảo đảm tính riêng tư của dữ liệu.

Cơ hội mở rộng thị trường

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ số là yếu tố cốt lõi trong vấn đề phát triển Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Theo đó, AEC hình thành thị trường hơn 600 triệu dân, đứng thứ 2 thế giới về thu hút đầu tư, đứng thứ 3 toàn cầu về sử dụng internet, đến năm 2020, số lượng người dùng internet sẽ đạt 480 triệu so với 260 triệu người như hiện nay…

Báo cáo “Thúc đẩy AEC: Nền kinh tế số và dòng chảy tự do của dữ liệu” được công bố mới đây cũng chỉ ra, nếu kết hợp phát triển kinh tế số, AEC sẽ tạo ra thiên đường về kinh tế nhưng phải có sự chú trọng đúng đắn về chính sách. Do đó, lộ trình AEC chắc chắn cần hỗ trợ của công nghệ số, bởi đây là động lực thúc đẩy thay đổi khu vực này, kỹ thuật số chỉ phát triển tốt nhất khi trong khuôn khổ khu vực công nghệ cao. Kinh tế số mở ra cơ hội không chỉ cho DN lớn, người nước ngoài, người làm trong lĩnh vực tài chính, mà còn cho cả người tiêu dùng, nhà sản xuất, DN nhỏ và siêu nhỏ, ngân hàng, nhà đầu tư địa phương…

Tuy nhiên, đánh giá về vấn đề này, ông Jeff Pirie – Quản lý khu vực AEC ở Đông Nam Á và Singapore cho rằng, xét về đối tượng DN, khu vực DN nhỏ và vừa ở ASEAN đang tạo ra 70% việc làm nhưng lại chỉ đóng góp khoảng 30% GDP trong khối, thua xa mức đóng góp của DN nhỏ và vừa ở Liên minh châu Âu (58%). Vì vậy, phát triển công nghệ số sẽ giúp DN nhỏ và vừa ở Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện với chi phí thấp. Điều quan trọng đối với các quốc gia ASEAN là tạo lập được một môi trường, chính sách tốt cho phát triển công nghệ số, giúp đối tượng này tiếp cận thị trường lớn hơn, dễ dàng hơn, hội nhập thuận lợi hơn các chuỗi cung ứng toàn cầu để phát triển sản xuất, kinh doanh.

Trong khi đó, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Đậu Anh Tuấn cho biết, DN nhỏ và vừa Việt Nam, nhất là những DN siêu nhỏ rất quan tâm đến nền kinh tế số, tiềm năng ứng dụng của công nghệ số. “Đã có những DN nhỏ rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ, internet” – ông Tuấn khẳng định và dẫn chứng về trường hợp của DN nhỏ ở làng Vũ Đại đã rất thành công khi sử dụng internet để bán cá kho đi khắp cả nước, thậm chí bán ra cả nước ngoài. Quy mô của DN này đã tăng hàng trăm lần mỗi năm, cũng như nhiều địa phương bán nông sản tới nhiều nơi nhờ internet. Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Thanh Hưng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam nhìn nhận, nhờ trao đổi dữ liệu qua internet đã tạo cơ hội cho các DN mở rộng thị trường, giảm chi phí kinh doanh, quảng bá, thực hiện tốt các dịch vụ sau bán hàng… Trong khi người tiêu dùng được tham gia mua sắm toàn cầu.

Tạo môi trường số thống nhất

Thực tế cho thấy, tiềm năng phát triển kinh tế nhờ công nghệ số là rất lớn nhưng về mức độ áp dụng của ASEAN lại chưa thật sự tốt. Ông Stuart Schaag – cán bộ cấp cao Thương vụ Mỹ nhận xét, để khai thác tốt tiềm năng của nền kinh tế số rất cần tăng cường kết nối, đây là điều mà ASEAN chưa làm tốt nên chưa khai thác hết tiềm năng của nền kinh tế này. Dù thu lợi từ kinh tế số nhưng theo ông Michael Michalak (Hội đồng kinh doanh Mỹ – ASEAN) cho rằng, vẫn còn những thách thức cần phải giải quyết, và đó cũng là những vấn đề khá quan trọng mà tất cả các quốc gia trong ASEAN cần phải tìm cách vượt qua, đó là địa phương hóa dữ liệu, bảo đảm an ninh mạng và bảo đảm tính riêng tư của dữ liệu.

Nhấn mạnh thêm về sự tự do lưu chuyển dữ liệu là yếu tố nền tảng của nền kinh tế số, ông Michael Michalak thông tin, các nước hiện đang xây dựng cơ chế riêng về 3 vấn đề này. Tuy nhiên, đây lại là điều DN cảm thấy bối rối, khó hiểu, giống như dựng lên thêm hàng rào cản cản trở về dòng chảy dữ liệu. Chính vì vậy, Chính phủ các quốc gia trong ASEAN cần đối thoại với nhau và với các đối tác để hài hòa chính sách, tạo ra một môi trường số chung, thống nhất, an toàn nhưng sự tự do lưu chuyển dữ liệu được bảo đảm. “Yêu cầu địa phương hóa dữ liệu chẳng khác nào tự tách mình khỏi dòng chảy tự do thương mại. Điều quan trọng là cần hướng dẫn người sử dụng biết sử dụng thương mại điện tử an toàn, nếu cố gắng bảo vệ địa phương hóa dữ liệu đôi khi còn tạo ra tác hại lớn hơn khi hạn chế sự lựa chọn, giảm mức độ dịch vụ, tăng rủi ro về an ninh mạng, tăng chi phí các bên liên quan” – ông Michael Michalak chia sẻ.

Một vấn đề khác được nêu ra là, thanh toán có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế số, đặc biệt là thanh toán xuyên biên giới. Vì vậy, các chính phủ cần cùng nhau tạo ra một môi trường pháp lý cho thanh toán thông thoáng hơn, an toàn hơn và cũng giúp các chính phủ quản lý thu thuế hiệu quả hơn.

Nguồn: Báo Kinh tế & đô thị

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200