147/ Châu Âu cảnh báo 2 lô hàng cá hồng xuất khẩu Việt Nam nghi nhiễm Ciguatera

Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có Công văn số 451/QLCL-CL1 gửi các doanh nghiệp chế biến hải sản và các cơ quan liên quan về cảnh báo của EU về Ciguatera đối với 2 lô hàng thủy sản xuất khẩu

Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, mới đây, hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm – Ủy ban châu Âu đã đăng cảnh báo số 2017.0345-fup8 cập nhật ngày 27/3/2017 về 2 lô hàng cá hồng nhập khẩu từ Việt Nam nghi nhiễm Ciguatera.

Tại cảnh báo này, Cơ quan thẩm quyền EU cũng cho biết đã có 1 người bị ảnh hưởng khi tiêu thụ sản phẩm từ lô hàng trên thông qua các triệu chứng đặc trưng khi ngộ độc chất này như nôn, rối loại cảm giác nhiệt.

Trước đó, ngày 22/3/2017, trên một số trang báo điện tử của Đức như www.cleankids.de, www.welt.de… có đăng bài viết với tiêu đề “Cảnh báo ngộ độc với cá hồng phi lê đông lạnh từ Việt Nam” về 2 lô cá hàng cá hồng fillet đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện nhiễm độc tố Ciguartera. Các báo cũng đưa ra thông tin, ở địa phương nơi lô hàng bị cảnh báo, đã ghi nhận 11 trường hợp bị ngộ độ Ciguatera – Ciguatera Fish Poisoning (CFP) từ trước đến nay.

Theo tài liệu của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Ciguatera được xếp vào các mối nguy tự nhiên, gắn liền với một số loài cá biển sinh sống tại các rạn san hô ăn các tảo độc sinh ra độc tố Ciguatoxin (CTX) và các loài cá lớn ăn các loài cá này.

Ciguatera không mùi, vị do đó rất khó nhận biết bằng giác quan thông thường; khá bền đối với nhiệt độ, do vậy, không bị phân hủy trong quá trình nấu nướng.

Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng trong nước và đảm bảo an toàn thực phẩm các lô hàng hải sản xuất khẩu, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản yêu cầu các doanh nghiệp chế biến hải sản rà soát chương trình quản lý chất lượng, nhận diện và đưa vào kiểm soát chỉ tiêu CTX trong các sản phẩm cá có mối nguy CFP (như cá hồng, cá cam, cá mú…); chủ động có kế hoạch lấy mẫu kiểm nghiệm thẩm tra chỉ tiêu CTX đối với các sản phẩm cá này.

Đồng thời, yêu cầu Cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung bộ, Nam bộ, các chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương chuyển tiếp văn bản này tới các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý; Lưu ý kiểm tra việc nhận diện và tự kiểm soát chỉ tiêu CTX đối với các sản phẩm cá có mối nguy CFP tại các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn trong quá trình kiểm tra điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm.

Nguồn: http://baodautu.vn

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200