153/ Malaysia kêu gọi sớm hoàn tất ký kết hiệp định RCEP

Hiệp định RCEP là một hiệp định lớn với sự tham gia của 16 quốc gia, bao gồm cả các nước ASEAN, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.

“Chúng ta nên đưa ra những hướng dẫn mới cho các nhà đàm phán của Malaysia nhằmsớm kết thúc hiệp định RCEP vào cuối năm 2016 hoặc trễ nhất là đến đầu năm 2017, ông Najib phát biểu với các nhà lãnh đạo đến từ các ngành công nghiệp khác nhau.

“Tôi hy vọng mốc thời gian này có thể đạt được”, ông cũng cho biết cộng đồng doanh nghiệp rất ủng hộ chương trình nghị sự, và hy vọng chương trình sẽ tiến tới thành công tốt đẹp.

Trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hiệp định RCEP trở thành giải pháp thay thế phù hợp hơn bao giờ hết.

Ông Najib cho biết: “RCEP như mộthiệp định thương mại tự do cho khu vực này. Tôi tin tưởng vào tự do thương mại vì tự do thương mại sẽ mang lại nhiều sự thịnh vượng cho người dân. Giai đoạn từ 2003 – 2015, thương mại song phương giữa Ấn Độ và Malaysia đã tăng gấp 4 lần nhưng trong vài năm gần đây, đã có sự sụt giảm đáng kể. Chúng ta cần phải đảo ngược tình hình đó và hy vọng sẽ nhìn thấy được sự cải thiện tích cực trong năm 2017”.

Một số mối lo ngại cho rằng hiệp định TPP sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu Ấn Độ.

Về đầu tư, Malaysia là nhà đầu tư lớn thứ 21 tại thị trường Ấn Độ và giữ vị trí thứ 2 ở khu vực ASEAN.Malaysia luôn cung cấp môi trường kinh doanh thuận lợi và cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngoài và nền công nghiệp của Malaysiasẽ đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư.

“Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoàinhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh và khuyến khích các bạn lựa chọn Malaysia như một địa điểm để mở rộng đầu tư và các mối quan hệ đối tác”.

Các công ty Malaysia đã tham gia vào nhiều dự án lớn ở Ấn Độ bao gồm xây dựng trung tâm cộng đồng MCD ở thủ đô quốc gia. “Còn rất nhiều dự án khác sẽ được triển khai. Hiện tại, có 4 dự án đang trong tiến trình đàm phán”, ông Najib cho biết thêm.

Các dự án bao gồm xây dựng tuyến đường cao tốc dọc theo bờ biển Mumbai; cải tạobờ biển Mumbai, dự án sân ga tại cảng Andhra Pradesh và sứ mệnh phát triển thành phố hiện đại.
“Những dự án này không bao gồm các dự án đường cao tốc 4 + 2 do chính quyền Rajasthan xem xét”, ông Najib nói thêm.

Các công ty Ấn Độ đầu tư tại Malaysia bao gồm Reliance, Biocon, Ngân hàng ICICI, Tech Mahindra, Ranbaxy, Wipro và TCS.

Bên cạnh đó, Malaysia là nơi có số lượng lớn người dân Ấn Độ sinh sống. “người Ấn Độ chiếm hơn 7% dân số của Malaysia. Người dân Ấn Độ có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển Malaysia.

Thương mại song phương giữa Ấn Độ và Malaysia, giai đoạn năm 2015– 2016, chỉđạt 12,8 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 17 tỷ USD trong năm tài chính trước đó.

Các cuộc đàm phán của hiệp định RCEP bắt đầu tại Phnom Penh vào tháng 11/ 2012. 16 quốc gia chiếm hơn ¼ kinh tế thế giới, ước tính đạt khoảng 75.000 tỷ USD.

Hiệp định RCEP với sự tham gia của 16 thành viên, trong đó bao gồm 10 thành viên ASEAN (Brunei, Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Singapore, Thái Lan, Philippines, Lào và Việt Nam) và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Nguồn: TTWTO

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200