97/ Khả năng Trung Quốc gia nhập TPP không còn là câu hỏi để ngỏ

Hai luồng tư tưởng chính của người Trung Quốc về TPP là: Đây là thiết chế mà chính quyền Mỹ trước đây thiết kế để “chứa đựng” Trung Quốc, và Tổng thống Mỹ Donald Trump tin rằng nó sẽ khiến nền kinh tế Mỹ cạn kiệt, vì thế ông quyết định “bỏ rơi” hiệp định này. Hơn thế, TPP có thể là một gánh nặng đối với Trung Quốc nếu nước này gia nhập, đây cũng là lý do khiến nhiều người dân Trung Quốc lo lắng; thậm chí một số người còn tin rằng nếu gia nhập TPP thì Trung Quốc sẽ mắc kẹt vào “bẫy” chiến lược ngoại giao của Mỹ.

Trung Quốc đã thúc đẩy tăng trưởng toàn diện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, song song với việc đàm phán các thỏa thuận kinh tế như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực và Khu vực Thương mại Tự do Châu Á Thái Bình Dương. Bởi vậy, có khả năng Trung Quốc sẽ hợp tác với TPP xuất phát từ mục đích kể trên, nhưng điều này cũng không có nghĩa là Trung Quốc có thể tham gia vào khối kinh tế.

Tất nhiên, khả năng phối hợp giữa RCEP và TPP vẫn có thể xảy ra. RCEP và TPP không mâu thuẫn với nhau khi cả hai đều là các thỏa thuận hợp tác chính tại Châu Á – Thái Bình Dương. Một số nước đã thông qua TPP cũng ủng hộ RCEP, trong đó có Nhật Bản, Úc và Singapore. Điều này cho thấy cả hai hiệp định này không phải một cuộc chơi vô nghĩa.

Bên cạnh đó, dù các quy tắc và điều kiện tiếp cận khác nhau, nhưng cả RCEP và TPP đều nhằm mục tiêu phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại tại Châu Á – Thái Bình Dương. Nếu hai hiệp định này đối nghịch nhau sẽ dẫn tới kết quả là kinh tế khu vực bị suy thoái, và điều này chẳng có lợi cho bên nào.

Là đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia, khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương, Trung Quốc có ảnh hưởng khá lớn và thật khó để tưởng tượng được rằng sẽ tồn tại một thỏa thuận hợp tác kinh tế hay thương mại nào mà không có Trung Quốc tham gia. Vì vậy, nhiều quốc gia và khu vực ở Châu Á – Thái Bình Dương không thích việc chỉ được lựa chọn một trong hai: TPP hay RCEP; tất cả những gì họ cần là không bị loại ra khỏi cuộc chơi trong tương lai.

Điều đó phù hợp với lời kêu gọi của Trung Quốc về vấn đề mở cửa và bao trùm. Bằng cách thúc đẩy RCEP, Trung Quốc không có ý định xây dựng một vòng tròn kinh tế khép kín; thay vào đó, nước này tỏ thái độ cởi mở đối với các thành viên của TPP đồng thời chào đón họ tham gia vào RCEP và FTAAP.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không hiểu nhiều về các quy định của TPP cũng như lợi ích của các thành viên vì trước đây không nằm trong số các quốc gia đàm phán hiệp định này. Trung Quốc cần phải hiểu rõ hơn về lợi ích và mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế khác để có được sự hỗ trợ của họ, từ đó phát triển mối quan hệ hợp tác toàn diện hơn ở Châu Á Thái Bình Dương.

Tuy vậy, cơ hội Trung Quốc tham gia vào TPP là khá nhỏ, chứ chưa nói đến việc dẫn dắt hiệp định này, bởi một số quy định trong TPP không phù hợp với lợi ích của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc cũng sẵn sàng lắng nghe những mối quan tâm của các nước thành viên TPP để giúp mở đường cho một hiệp định đầu tiên về tự do thương mại ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Ling Shengli- Tác giả là tổng thư ký tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Quốc tế, Đại học Ngoại giao Trung Quốc.

Nguồn: www.chinadaily.com.cn

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200