Việt Nam cần một kịch bản để phát triển Cách mạng Công nghiệp 4.0

Chiều 5/10, tại Hà Nội đã diễn ra buổi làm việc giữa Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) và đoàn công tác của Bộ Khoa học & Công nghệ (KH&CN). Tham dự buổi làm việc có Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương.

Nội dung buổi làm việc tập trung vào tình hình triển khai thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường năng lực tiếp cận CMCN 4.0. Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã và đang tích cực triển khai các công việc được giao. Trong số này bao gồm có ba nhiệm vụ chính.

Thứ nhất, tập trung thúc đẩy phát triển hạ tầng CNTT, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển, kinh doanh công nghệ mới. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT-TT, đáp ứng bảo đảm an toàn, đồng bộ, kết nối liên ngành và liên vùng.

Trong đó, các doanh nghiệp viễn thông chú trọng hoàn thiện mạng di động 4G. Bảo đảm cung cấp dịch vụ ổn định trên toàn quốc từ năm 2018. Ngoài ra, có chính sách nghiên cứu và phát triển công nghệ 5G, đáp ứng yêu cầu của công nghệ kết nối Internet vạn vật (IoT).

Theo số liệu của Bộ TT&TT, tính đến hết quý I/2017, các doanh nghiệp viễn thông đã triển khai, lắp đặt 40.000 trạm 4G tại Việt Nam. Trong số này, có doanh nghiệp đã hoàn thành việc cung cấp vùng phủ sóng tới 95% dân số. Bộ TT&TT mới đây cũng đã công bố kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại khu vực Hà Nội đối với hai nhà mạng MobiFone và Viettel.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thời gian tới mà Bộ TT&TT sẽ thực hiện là việc triển khai lộ trình tắt sóng truyền hình tương tự. Điều này là để giải phóng băng tần 700 MHz, dùng cho thông tin di động IMT. Việc tiếp theo là từng bước tiến hành nghiên cứu và quy hoạch tái sử dụng băng tần này.

Để phục vụ cho cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, Bộ cũng đang tiến hành sửa đổi và hoàn thiện Danh mục các sản phẩm CNTT trọng điểm theo hướng hỗ trợ CMCN 4.0. Bên cạnh đó, tiến hành nghiên cứu để hướng tới việc hỗ trợ thuế nhập khẩu cho các linh kiện phục vụ sản xuất sản phẩm CNTT.

Trong thời gian gần đây, Bộ TT&TT cũng thường xuyên tổ chức diễn tập ứng cứu sự cố cho mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia. Đồng thời tiến hành đào tạo, nâng cao năng lực cho thành viên mạng ứng cứu sự cố. Bộ cũng từng bước thúc đẩy việc gắn kết ứng dụng CNTT và cải cách hành chính giai đoạn 2017 – 2020, góp phần xây dựng nền móng cho Chính phủ điện tử.

Với nhiệm vụ thứ hai trong Chỉ thị 16/CT-TTg, Bộ TT&TT đã tập trung phát triển một số lĩnh vực, sản phẩm trọng điểm về công nghiệp CNTT-TT. Bên cạnh đó là việc ưu tiên, chú trọng phát triển nhân lực CNTT, đặc biệt là nhân lực về an toàn, an ninh thông tin.

Bộ TT&TT cũng triển khai nghiên cứu phát triển hệ thống nghiên cứu dữ liệu lớn, nền tảng IoT mở, các đề tài cấp bộ về an toàn thông tin, đô thị thông minh, triển khai IPv6, hệ sinh thái khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT-TT. Hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về 4G.

Trước những yêu cầu của cuộc CMCN 4.0, Bộ TT&TT cũng đang thực hiện công tác truyền thông, giúp cho người dân, doanh nghiệp có nhận thức đúng về cuộc CMCN 4.0, hiểu được rõ những nguy cơ và lợi ích của cuộc cách mạng.

Khép lại buổi làm việc, cả hai Bộ đã thống nhất về việc Bộ TT&TT, cùng với Bộ KH&CN và Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ là nơi xây dựng nên nền móng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Đây cũng là cơ sở để các bộ sản xuất như Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp hay Bộ Công thương chuyển mình, nhằm bắt kịp với xu thế của cuộc CMCN 4.0. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần một kịch bản chiến lược quốc gia với sự tham gia của tất cả các bộ ngành trong thời gian tới.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201