Các hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu tại khu vực Bắc Trung bộ

Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Phan Bội Châu; Bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 37; Phát hiện thêm 58 hang động mới tại Quảng Bình, …là những hoạt động văn hóa, du lịch tiêu biểu diễn ra tại khu vực Bắc Trung bộ trong những ngày vừa qua.

Tại Nghệ An: Sáng 16/12, Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh chí sỹ yêu nước Phan Bội Châu và đón nhận bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Phan Bội Châu đã diễn ra long trọng tại Nghệ An. Sự kiện thể hiện sự tôn vinh, ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những cống hiến to lớn của chí sỹ Phan Bội Châu với lịch sử dân tộc cũng như sự nỗ lực của tỉnh Nghệ An trong việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử của Khu di tích.

Trước đó, ngày 15/12, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An, Đại học Waseda (Nhật Bản), Quỹ giao lưu văn hóa Quốc tế Nhật Bản đã phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề: “Chí sĩ Phan Bội Châu – Bác sĩ Asaba Sakitaro và quan hệ hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản”.

Tại Thanh Hóa: Tối 16/12, Lễ bế mạc và trao giải Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 37 năm 2017 đã được tổ chức tại Thanh Hóa.

Liên hoan Truyền hình Toàn quốc lần thú 37 đánh dấu bước tiến mới của những người làm truyền hình Việt Nam. Các tác phẩm dự thi đã mang đến những cách thể hiện đa dạng, mới mẻ, đồng thời thể hiện tư duy và sự sáng tạo không giới hạn của các tác giả.

Kết quả chung cuộc, Ban tổ chức đã trao 27 giải Vàng, 50 giải Bạc, 133 Bằng khen cho các tác phẩm xuất sắc ở 9 thể loại trong tổng số 491 tác phẩm dự thi.

Tại Hà Tĩnh: Bảo tàng Hà Tĩnh và Tổ công tác Trường Đại học KHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành báo cáo bước đầu kết quả khai quật khảo cổ học tại Di tích Đền Huyện(Xuân Giang – Nghi Xuân).

Trong gần 15 ngày (từ 1 – 15/12), đoàn chuyên gia đã tiến hành triển khai 3 hố thăm dò. Qua đó, đã phát hiện nhiều loại hình di vật gồm: vật liệu kiến trúc, gốm men, đồ sứ, đồ sành, gốm thô, tiền đồng… có niên đại từ thế kỷ I-II trước Công nguyên đến thế kỷ XVII-XVIII.

Các mẫu hiện vật được phát hiện tại các hố khai quật này đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Tĩnh lập hồ sơ chuyển vào kho bảo quản nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Tại Quảng Bình: 58 hang động đã được phát hiện qua quá trình tổ chức khảo sát của các kiểm lâm và cán bộ Vườn VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình).

Việc phát hiện thêm 58 hang động mới tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng không chỉ cho thấy tiềm năng vô giá, tiềm ẩn của tỉnh Quảng Bình mà còn tạo cơ hội để phát triển du lịch và nâng cao những lợi thế cho tỉnh nhà.

Tại Thừa Thiên Huế: Sáng ngày 14/12, Hội khoa học lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức diễn đàn đối thoại sử học “Đặc điểm du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển”.

Tại diễn đàn, các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa Huế cùng lãnh đạo các sở, ngành đã tập trung thảo luận theo 5 chuyên đề, gồm: Tiềm năng du lịch Thừa Thiên Huế; Thực trạng du lịch Thừa Thiên Huế và giải pháp phát triển; Phát triển du lịch văn hóa ở Thừa Thiên Huế; Văn hóa ẩm thực với phát triển du lịch – Quá khứ và vấn đề đặt ra hiện nay; Phát triển cụm du lịch Cảnh Dương – Lăng Cô và Bạch Mã trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia./.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201