Khuyến khích chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung trong nước

Ngày 28/9/2017, tại Hà Nội, Ban Quản lý Dự án Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung (GKN) ở Việt Nam (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã tổ chức cuộc họp tham vấn báo cáo kết quả khảo sát, đánh giá trình độ công nghệ chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng không nung.

Tại cuộc họp, các chuyên gia tư vấn của Vụ Vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng đã trình bày Báo cáo kết quả bước đầu trong việc khảo sát, đánh giá thực trạng năng lực các cơ sở chế tạo thiết bị sản xuất gạch không nung trong nước và nhu cầu thị trường thiết bị, phụ tùng sản xuất GKN ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu được hoàn thiện sẽ góp phần đề xuất chính sách và tiêu chuẩn khuyến khích chế tạo thiết bị gạch không nung trong nước.

Dây chuyền thiết bị sản xuất GKN chủ yếu sử dụng hai công nghệ là ép rung và ép tĩnh. Hiện nay, các dây chuyền thiết bị sản xuất GKN đang sử dụng ở Việt Nam có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu từ một số nước như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha,… với nhiều dải công suất và mức độ tự động hóa khác nhau. Trong nước hiện nay đã chế tạo các mẫu máy sản xuất gạch lên đến 55 triệu viên/năm, điển hình như Công ty Cổ phần Cơ khí và Vật liệu xây dựng Thanh Phúc (Hải Phòng), Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Đức Thành, Công ty Cổ phần Đoàn Minh Công,…

Tăng cường sản xuất và sử dụng GKN là chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong việc phát triển vật liệu xây dựng, thay thế dần gạch đất sét nung (gạch đỏ) trong xây dựng nhằm tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên (nguồn đất nông nghiệp, đất hóa thạch) và cắt giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường, đồng thời tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn từ chất thải công nghiệp (tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện,…)

Tuy nhiên, phần lớn các đại biểu đều cho rằng, để thực hiện mục tiêu của Chương trình phát triển vật liệu xây không nung theo Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ, cần có các giải pháp và cơ chế thúc đẩy, khuyến khích sản xuất các dây chuyền, công nghệ trong nước. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý như: Bộ Xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính,…. Lĩnh vực cơ khí xây dựng là nhóm ngành sản xuất máy móc và thiết bị phục vụ trong xây dựng cơ bản. Để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong lĩnh vực xây dựng, mỗi năm trung bình Việt Nam phải chi từ 3-4 tỷ USD để nhập khẩu các loại máy và thiết bị xây dựng. Do vậy, việc khuyến khích chế tạo thiết bị sản xuất GKN trong nước sẽ mở ra hướng đi mới mang tính bền vững cho ngành vật liệu xây dựng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200 201