106/ Thương mại tự do là tư duy lâu dài

Các báo cáo gần đây của diễn đàn G20 cho thấy các quốc gia đang có xu hướng cuốn theo chương trình thương mại của Tổng thống Trump. Tờ Reuters cho hay hội nghị không cam kết chống lại chủ nghĩa bảo hộ.

Đây là một điều đáng báo động, đặc biệt là khi nó xuất phát từ G20.

Trước hết, cần điểm qua một vài nền tảng cơ bản. G20 được thành lập năm 1999 nhằm mục đích tăng cường thảo luận chính sách về kinh tế toàn cầu giữa các nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong số các thành viên của nhóm có Mỹ, Mexico, Trung Quốc, Liên minh Châu Âu và Brazil.

Vấn đề đáng bàn là một tổ chức được thành lập vì mục đích cải thiện các chính sách theo tư duy kinh tế lại đi ngược với các cam kết về chống bảo hộ – một chủ nghĩa gần như bị các nhà khoa học đánh giá thấp.

Các nhà kinh tế khởi xướng quan điểm chống lại chủ nghĩa bảo hộ bắt đầu từ nhà tư bản Adam Smith, tác giả của cuốn sách “Sự giàu có của các quốc gia”. Ông phản đối các quan điểm thương mại của thời đại, khi mà các quốc gia hoài nghi về việc cho phép nhập khẩu sẽ làm “kho vàng” của họ bị cạn kiệt. Smith cho rằng nhập khẩu là một lợi ích ròng cho tất cả các bên liên quan trên cơ sở mở rộng các lựa chọn của người tiêu dùng.

Những người ủng hộ chương trình thương mại của Trump đã nhanh chóng chỉ ra rằng thâm hụt thương mại – hay sự khác biệt giữa tổng giá trị nhập khẩu so với tổng giá trị xuất khẩu, là rất lớn. Đối với họ, điều này chứng minh rằng đô la đang chảy ra khỏi Mỹ để làm giàu cho các quốc gia khác.

Tuy nhiên đây chỉ là một phần của câu chuyện. Theo Adam Smith, những lượng tiền này sẽ chảy trở về theo một cách nào đó. Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cơ quan tư vấn của Washington, D.C., đã chỉ ra rằng các quốc gia nhận được lượng đô la Mỹ nhiều hơn so với chi tiêu cho giao dịch thương mại cùng Mỹ cũng đồng thời tái đầu tư lượng tiền này vào Mỹ. Đây được gọi là thặng dư tài khoản vốn.

Khi lượng tiền chảy ra do thâm hụt thương mại thì nó sẽ chảy về thông qua các kênh đầu tư. Thâm hụt thương mại và thặng dư tài khoản vốn là một ví dụ. Hai khoản tiền này phản chiếu nhau theo trục X một cách đáng ngạc nhiên. Và chắc chắc các thành viên G20 biết rõ điều này.

Thương mại công bằng có nghĩa là các giao dịch thương mại không nên miễn trừ cho riêng một quốc gia khỏi phải chịu gánh nặng chi phí của một quốc gia khác. Hay nói cách khác, thuế quan và các rào cản phải được loại bỏ trên toàn cầu.

Tuy nhiên, phong cách chủ nghĩa bảo hộ thế kỷ 18 không phải là con đường để thực hiện điều này. Thương mại giúp cho tất cả chúng ta giàu có hơn. Trong khi có một số cá nhân thua lỗ thì nhìn chung là đất nước đang tốt lên.

Nếu muốn bảo vệ những người này, thì tốt hơn là nênsan sẻ từ của cải giàu có dư thừa phát sinh từ thương mại hơn là chia đều từ cả nền kinh tế. Nói một cách chủ quan, nếu thương mại tạo ra 100 đô la của cải, chúng ta có thể chi tiêu một phần từ lượng dư này để giúp đỡ các công nhân nghèo. Bằng cách đó, đất nước có thể gặt hái được những lợi ích từ thương mại đồng thời vẫn bảo vệ được nhóm người dễ bị tổn thương.

G20 không nên quay trở lại bàn bạc vấn đề thương mại tự do nữa. Điều quan trọng hơn hết ở thời điểm hiện tại là chống lại tư duy phản kinh tế. Chính thương mại đã khiến thế giới giàu hơn.

Nguồn: www.idsnews.com

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199