107/ Chủ nghĩa bảo hộ dưới vỏ bọc thương mại tự do

TTIP, TPP và NAFTA không phải thương mại tự do mà là những thỏa thuận về quyền của nhà đầu tư dành riêng cho các tập đoàn Mỹ.

Donald Trump đang rút lui khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Ông cũng có khả năng từ bỏ TTIP (Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương) và NAFTA (Hiệp định Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ).

Rõ ràng, chúng ta đã từng có một số chiến dịch chống lại TTIP. Nói một cách rõ hơn, chúng ta không bàn luận về tính khả thi của TTIP, song Donald Trump lại đang bới tung tất cả lên và muốn thay thế nó bằng một hiệp định khác.

Để hiểu được mục tiêu của người viết, trước hết, chúng ta cần biết rõ lý do mà tác giả phản đối TTIP. Ở đây, tác giả không đề cập tới khả năng sống sót của TTIP, điển hình rõ ràng là hiệp định CETA tương tự như TTIP vẫn đang tiến triển; lý do phản đối TTIP ở đây là việc bác lại tầm nhìn mới của Donald Trump nêu ra.

Chúng ta nên phản đối TTIP vì đây không phải một ‘hiệp định thương mại tự do’ đúng nghĩa. Hơn thế, TTIP (cùng với TPP và NAFTA) chẳng qua là thỏa thuận về những quyền của nhà đầu tư từ các tập đoàn của Mỹ.

Không phải ngẫu nhiên mà các hiệp định khổng lồ này (bắt đầu từ NAFTA vào năm 1994) được ví như những nền kinh tế mới nổi của các quốc gia BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) bắt đầu chiếm được ưu thế trong Tổ chức Thương mại Thế giới.

Sự cạnh tranh từ các quyền lực trong khu vực này khiến siêu cường Mỹ khó lòng chấp nhận, và chính phủ Mỹ đã bắt tay vào việc thành lập một hệ thống song song đặc biệt về thương mại và đầu tư toàn cầu nhằm ngăn chặn những thách thức kể trên.

NAFTA được thiết lập nhằm mục đích cô lập Brazil, TPP lại để đối phó với Trung Quốc và TTIP để chống lại Nga.

Và ngay sau khi hình thành thì rõ ràng các hiệp định này không còn tập trung vào vấn đề mở cửa, tạo thuận lợi thương mại và tự do hóa thương mại nữa. Sự thật là, mục đích của những hiệp này chỉ nhằm bảo đảm sự giàu có và quyền lực cho các doanh nghiệp Mỹ. Thực chất đó là các hiệp định bảo hộ.

‘Hiện tượng dịch chuyển hộp đậu’

Để hiểu điều này cần biết rõ khái niệm “thương mại toàn cầu” thực chất chỉ là một sự chuyển giao nội bộ trong doanh nghiệp và giúp ích khá nhiều cho việc tránh đóng thuế.Nghĩa là, một bộ phận của công ty X sẽ chuyển hàng cho một bộ phận khác cũng thuộc công ty X khi hai bộ phận này ở các nước khác nhau (dịch chuyển xuyên biên giới trong quá trình chuyển hàng, điều này cũng tương tự việc một tiệm bán tạp hóa chuyển một hộp đậu bằng thiếc từ kệ này sang kệ khác).

Một báo cáo của OECD thực hiện từ năm 2011 đã chỉ ra rằng, vào năm 2009, hiện tượng chuyển giao nội bộ lên tới khoảng 48% lượng hàng nhập khẩu và 30% lượng hàng xuất khẩu của Mỹ. Có khoảng 58% hàng nhập khẩu từ các nước OECD vào Mỹ được thực hiện thông qua chuyển giao nội bộ.

Bản báo cáo cũng thừa nhận rằng con số thực tế có thể cao hơn do dữ liệu không thể thống kê đầy đủ các trường hợp chuyển nội bộ trong cùng một ngành thông qua việc liên kết các công ty vận chuyển với nhau một cách chặt chẽ.

Vì vậy, khi đề cập tới “thương mại quốc tế với Hoa Kỳ”, hơn phân nửa ý nghĩa là đang nói đến việc các tập đoàn đa quốc gia vận chuyển hàng hóa qua các nước khác nhau trong cùng một tổ chức.

Những lợi thế chiến thuật và việc mua phiếu bầu cử

Chúng ta nên xem xét kỹ về lý do các tập đoàn đa quốc gia tách hoạt động của họ và đặt đại diện ở nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu. Điều này có nghĩa rằng, miễn là không có hình phạt cho việc chuyển vốn qua các biên giới thì các tập đoàn này có thể đặt các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp ở những nơi khác nhau sao cho thuận tiện nhất.

Ví dụ, một công ty có thể xây nhà máy ở nơi có giá nhân công thấp, năng suất cao. Nó cũng có thể tiến hànhxả thải ở Tây Phi vì nơi này chưa có các quy định về môi trường ngăm cấm hành vi trên.

Công ty này cũng có thể lựa chọn nộp thuế tại Ireland, nơi mà Chính phủ chắc chắn sẽ huy động các nguồn lực để bảo hộ, cho phép các doanh nghiệp nộp thuế thấp để chống đỡ áp lực từ bên ngoài. Hay công ty hoàn toàn có thể lập một bộ phận nghiên cứu và phát triển tại một nơi mà tiền thuế của người dân được chi nhiều cho những dự án khoa học thuộc các trường đại học.

Cuối cùng, nó cũng có thể tận dụng lợi thế dân số khổng lồ của Mỹ nhằm nâng cao doanh số hàng tiêu thụ. Ngoài ra, công ty còn có thể dựa vào Chính phủ Mỹ cứu trợ hệ thống tài chính khi phá sản, nghĩa là các công dân Mỹ vẫn có thể chi trả thông qua thẻ tín dụng. Để đảm bảo nhận được sự ủng hộ từ chính quyền, trước mỗi cuộc bầu cử, các tập đoàn sẽ đứng ra thu mua cổ phiếu nhằm hỗ trợ cho ứng cử viên có lợi cho họ.

Thị trường bị bóp méo

Tuy nhiên, việc toàn cầu hóa các doanh nghiệp cũng chứa đựng những nguy cơ. Các tập đoàn phải đối mặt với tình trạng cần ủng hộ nhiều cuộc bầu cử khác nhau, hoạt động trong nhiều hệ thống pháp luật khác nhau với nhiều nhà lãnh đạo có đủ khả năng làm gián đoạn hoạt động kinh doanh.

Để giảm bớt rủi ro, các tập đoàn thiết kế nên những thỏa thuận về quyền của nhà đầu tư nhằm chuyển bớt quyền lực từ tay nhà cầm quyền sang phía mình. Các hiệp định cam kết loại bỏ thuế quan – các hàng rào kinh tế trước đây làm giàu cho nhà nước – và thay thế bằng sự bảo vệ nghiêm ngặt đối với bằng sáng chế (như trong TTIP) vốn là một công cụ kinh tế làm giàu cho các doanh nghiệp tư nhân. Các hiệp định cũng quy định chi tiết về quy tắc xuất xứ mang lại những ưu đãi nhất định cho doanh nghiệp Mỹ đồng thời ngăn chặn sự cạnh tranh từ các đối thủ BRIC thâm nhập vào thị trường.

Đấy không phải là những biện pháp thúc đẩy thương mại tự do mà thực chất là các biện pháp có tính bảo hộ cao nhằm bảo vệ doanh nghiệp Mỹ khỏi tình trạng bị cạnh tranh và bị nhà nước can thiệp. Những biện pháp này đang đi ngược lại nguyên tắc thị trường tự do, làm biến dạng thị trường trên quy mô lớn.

Đây hoàn toàn không phải thuyết âm mưu. Dĩ nhiên các hiệp định như TTIP phải bao gồm những quy định phức tạp và nhiều chi tiết phải được thông qua trong vòng bí mật nhằm dọn đường cho những cuộc đàm phán nghiêm túc. Thương mại tự do không được kiểm soát cũng không phải là điều tốt. Các quy định vốn dĩ không xấu, quan trọng là nó đảm bảo được những quyền lợi cho người lao động, bảo vệ môi trường và phù hợp với lợi ích của đa số cộng đồng.

Cửa hàng một điểm đến là nguồn khai thác của các công ty

Trong cuộc bầu cử gần đây nhất của Hoa Kỳ, hai ứng cử viên quan trọng chống lại TTIP / TPP / NAFTA là Bernie Sanders và Donald Trump. Việc cả hai không nhận được sự hỗ trợ tài chính từ các công ty cũng không phải một điều đáng ngạc nhiên. Sanders được đám đông tài trợ thông qua những quyên góp nhỏ lẻ của từng cá nhân, trong khi Trump dựa vào khối tài sản khổng lồ của mình để vận hành chiến dịch tranh cử. Ứng cử viên thuộc phe doanh nghiệp là bà Hillary Clinton (chồng bà là cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton đã từng ký kết NAFTA).

Từ Wikileaks, chúng ta có thể biết được chính đảng Dân Chủ đã sắp đặt chống lại Sanders nhằm ngăn cản ông giành chiến thắng. Trump vốn không được xem là một đối thủ đáng lưu ý cũng như các nhà tài trợ của Clinton cũng không ngờ được có một đối thủ của BRIC (trong trường hợp này hiểu là Nga) lại can thiệp vào cuộc bầu cử với khẩu hiệu chống lại TTIP.

Dĩ nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác giúp Trump giành chiến thắng là việc ông phạm phải thứ mà Đảng Dân Chủ gọi là “bức tường xanh” và đạt được sự ủng hộ của vùng Vành đai Gỉ sắt (nền kinh tế dựa trên công nghiệp thuộc vùng Tây Bắc và Trung Tây của Mỹ). Nguyên nhân Vành đai Gỉ sắt ủng hộ cho các quan điểm của Trump (nguồn cung mức lao động giá rẻ tăng cao) có thể xuất phát từ NAFTA.

Donald Trump chống lại TTIP, TPP và NAFTA một cách mạnh mẽ và cụ thể. Ý tưởng của ông là việc đưa nhập khẩu vào chính sách thuế của Ailen, chính sách môi trường ở Tây Phi, tiền lương của Mexico đồng thời tài trợ cho nghiên cứu và phát triển dưới hình thức tăng chi tiêu quân sự.

Nói cách khác, ông muốn biến Mỹ thành cửa hàng một điểm đến cho các doanh nghiệp khai thác. Cả TTIP và Trump đều thuộc chủ nghĩa bảo hộ (theo những cách khác nhau) và chủ nghĩa bảo hộ chỉ lên ngôi khi nó được vận dụng để bảo vệ lợi ích của số ít các công ty.

Chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ bãi bỏ quy định các quy định về công nghiệp tư nhân nhằm thu hút các công ty đa quốc gia cho thấy một nguy cơ thực sự đối với các nền kinh tế châu Âu. Tuy nhiên một hệ thống các thỏa thuận thương mại toàn cầu (như TTIP) cũng dẫn tới hiện tượng xuất hiện các tập đoàn thuộc địa kiểu mới.

Nếu chuẩn bị kỹ, chúng ta vẫn có những lựa chọn khác. Một hiệp định thương mại hợp lý cần bảo về cho người động, môi trường và khuyến khích sự đổi mới. Sau một vài tuần chính phủ mở của Mỹ điều hành thì có thể thấy cách tiếp cận trên có rất ít hy vọng xảy ra.

Châu Âu thực sự cần một sự thay thế tiến bộ hơn.

Lughan Deane (thuộc Hội Liên hiệp Tác động Thương mại)

Nguồn: https://villagemagazine.ie

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199