123/ Bảo hiểm đồng hành cùng phát triển thương mại quốc tế
Để bảo đảm quyền lợi đầy đủ cho chính mình, các thương nhân, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần tận dụng triệt để lợi ích của các sản phẩm bảo hiểm (BH): Tín dụng xuất khẩu (XK); trách nhiệm sản phẩm XK; hàng hóa, vận chuyển; phương tiện và trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu…
Bảo hiểm hàng hóa, vận chuyển
Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, khi ký kết hợp đồng mua bán, điều kiện về BH bao giờ cũng được ghi rõ trong hợp đồng: Ai là người có trách nhiệm mua BH, ai là người được hưởng quyền lợi BH, mua theo điều kiện BH nào. Ngoài ra để bảo đảm quyền lợi đầy đủ cho mình trước những rủi ro có thể xảy ra, nhà nhập khẩu (NK) còn quy định mua thêm BH với rủi ro chiến tranh, đình công hoặc cướp biển nếu hành trình vận chuyển hàng hóa đi qua vùng hay xảy ra rủi ro nói trên. Người hưởng quyền lợi BH còn có thể cân nhắc lựa chọn mua một hay nhiều rủi ro phụ như trộm cắp hoặc không giao hàng, hành vi ác ý hay phá hoại hàng hóa, hư hại do nước mưa, nước ngọt đọng hơi nước hay hấp hơi, va đập với hàng hóa khác, gỉ và ô-xi hóa, cong, vỡ, bẹp, rò rỉ thiếu hụt, hư hại do móc cẩu, dây bẩn dầu mỡ…
Bảo hiểm phương tiện và trách nhiệm của người chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu
Nhà xuất nhập khẩu cần quan tâm đến việc lựa chọn phương tiện vận chuyển và hãng vận chuyển có chất lượng quản lý điều hành tốt nhất đồng thời phương tiện, chủ phương tiện đã tham gia BH, nhằm bảo đảm cho những thiệt hại về hàng hóa đã nhận vận chuyển được bồi thường nếu do lỗi của chủ phương tiện hoặc chính phương tiện gây ra. Một con tàu bị chìm, mắc cạn, đâm va, cháy nổ có thể do lỗi của chủ tàu về tàu không đủ khả năng đi biển, chất xếp thương mại, phá hoại của sỹ quan, thủy thủ, thuyền viên. Nếu tàu này được BH trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I) thì thiệt hại về hàng hóa chắc chắn được bồi thường. Ngoài ra BH P&I còn cung cấp bảo lãnh giải thoát tàu, trong đó có hàng hóa chuyên chở trong các trường hợp tàu bị bắt giữ, câu thúc, câu lưu khi vi phạm về an ninh an toàn hàng hải, buôn lậu, dính vào các vụ tranh chấp trước đây của chủ hàng, chủ tàu.
Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu
Chính phủ đã ban hành Quyết định 2011/QĐ-TTg về thí điểm BH tín dụng XK. Đây là một chính sách khuyến khích XK, các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện thuận lợi với công cụ cạnh tranh là thanh toán trả chậm có thể tìm được các thương nhân, mặt hàng, thị trường mới đang muốn tiếp cận hàng hóa của Việt Nam nhưng chưa tin cậy người bán. Mặc dù được trợ cấp 10% phí BH, song qua 4 năm triển khai thí điểm BH tín dụng XK, kết quả không được như mong muốn. Một trong những nguyên nhân đó là doanh nghiệp và thương nhân Việt Nam thường XK những lô hàng có giá trị thấp ngại mua BH hoặc đa số những những mặt hàng chủ lực như dệt may, da giày lại chủ yếu là gia công nên nhu cầu BH tín dụng không nhiều. Hơn nữa khi Việt Nam đã ký kết các hiệp định thương mại quốc tế, việc trợ cấp cho doanh nghiệp hoặc thương nhân sẽ không được phép nên chương trình thí điểm BH tín dụng phải tạm dừng. Song thực tế các doanh nghiệp BH vẫn có sản phẩm BH tín dụng cung cấp cho doanh nghiệp và thương nhân XK.
Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm xuất khẩu
Luật pháp các nước bắt buộc nhà sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm phải có trách nhiệm với chất lượng sản phẩm của mình. Những sản phẩm bị kém chất lượng ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng phải bị thu hồi sửa chữa hoặc tiêu hủy. Nhiều hãng xe ôtô, điện thoại, tân dược, quần áo đã phải thu hồi khắc phục sai sót của sản phẩm hoặc tiêu hủy. Cá biệt vì bất cẩn người sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm không có hướng dẫn sử dụng khiến người tiêu dùng sử dụng sai gây thiệt hại thì họ sẽ kiện nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm ra tòa và đòi bồi thường thiệt hại xảy ra. Nếu doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam mắc phải những sự việc trên thì họ phải tuân theo tố tụng xét xử của nước NK tiêu thụ hàng hóa. Vì vậy, BH trách nhiệm sản phẩm sẽ bồi thường các chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân XK Việt Nam khi hàng hóa XK bị buộc phải thu hồi sản phẩm, sửa chữa khắc phục sai sót của sản phẩm, tiêu hủy sản phẩm và chi phí kiện tụng. Hiện nay, hàng rau quả Việt Nam đã XK sang 80 nước trên thế giới với kim ngạch XK vượt mặt hàng gạo. Nhu cầu BH trách nhiệm sản phẩm cho mặt hàng này ngày càng tăng nhanh. Với cơ cấu hàng XK chủ yếu là nông sản, việc BH trách nhiệm sản phẩm là cần thiết. Trong tương lai, Việt Nam XK các mặt hàng công nghiệp tiêu dùng, máy móc, thiết bị thì BH trách nhiệm sản phẩm cần được nhà XK các mặt hàng này quan tâm.
Nhiều năm qua, BH hàng hóa chỉ chiếm 3% kim ngạch và sản lượng xuất nhập khẩu vì chúng ta có thói quen xuất FOB, nhập CIF vì các thương nhân ngại thuê tàu chuyên chở hàng XK khi phải giao hàng đúng hạn trong khi đội tàu Việt Nam còn nhiều hạn chế và năng lực bốc xếp tại các cảng biển chưa cao dễ bị phạt lưu tàu. Đa số các mặt hàng NK có rủi ro tổn thất cao khi dỡ hàng tại cảng Việt Nam, các hãng BH nước ngoài không kiểm soát được rủi ro, không dám chấp nhận BH thì thương nhân xuất nhập khẩu mới mua BH tại Việt Nam như lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc giao hàng rời. Mua BH hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam vừa tiết kiệm được ngoại tệ vừa thuận tiện cho giải quyết bồi thường nếu có tranh chấp được tòa án, trọng tài Việt Nam xét xử bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp, thương nhân Việt Nam thay vì mua BH tại nước ngoài sẽ xử theo luật pháp của nước có hãng BH.
Nguồn: Báo Công Thương
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199