148/ Trưởng đoàn đàm phán thương mại các nước châu Á cảnh báo về việc biến RCEP thành TPP mới
Ông Iman Pambagyo, Trưởng ban đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) cho biết, chính phủ các nước sẽ phải ký kết thoả thuận này, nhằm nhắn gửi thông điệp cho chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng ở những nơi khác, mặc cho có sự khác biệt trong lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ.
Hiện nay chỉ mới có 10% lượng văn bản đã được hoàn thành, ông Pambagyo cho biết, mặc dù vậy phát biểu tại một diễn đàn ở Singapore hôm thứ Tư tuần trước, ông Pambagyo nói: “Mong muốn lạc quan nhất của tôi là RCEP sẽ được ký kết vào năm tới”.
“Tôi khá lạc quan, bằng cách nào đó đàm phán về tiếp cận thị trường và đàm phán dựa trên văn bản có thể được ký kết vào năm nay”.
Tuy nhiên, ông nói các quốc gia thành viên – bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Úc, cùng với các nước Đông Nam Á – sẽ cần phải chấp nhận quan điểm của đa số về một số vấn đề.
Ông kêu gọi các thành viên RCEP tránh đưa vào một phần của Hiệp định Đối tác Chiến lược xuyên Thái Bình Dương với 12 quốc gia mà ông Trump đã rút khỏi.
Ông Pambagyo nói: “Phản ứng tức thời của tôi chỉ đơn giản là không TPP – hãy gia nhập RCEP này.
Ông Pambagyo, Tổng giám đốc về các cuộc đàm phán quốc tế của Bộ Thương mại Indonesia, nói: “Tập trung, đây là nhiệm vụ của chúng tôi, chúng tôi phải hoàn thành điều này trước khi chúng tôi nói về các công việc khác”.
RCEP được hình thành như một sự mở rộng quan hệ thương mại giữa Đông Nam Á với Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản. Nó sẽ chiếm gần một nửa dân số thế giới và 30% nền kinh tế toàn cầu.
Việc ông Trump rút nước Mỹ khỏi TPP – một thỏa thuận không bao gồm Trung Quốc – đã thúc đẩy Bắc Kinh công khai ủng hộ việc đàm phán RCEP kết thúc nhanh chóng.
Nói rộng hơn, Chủ tịch Tập Cận Bình đã ủng hộ tự do thương mại và toàn cầu hóa, bao gồm các tổ chức hỗ trợ như Tổ chức Thương mại Thế giới. Điều đó đã dẫn đến tranh luận về việc thúc đẩy RCEP nhanh chóng thành lập, để hỗ trợ thương mại tự do và những đề xuất tốt nhất có thể.
RCEP bao gồm đầu tư, sở hữu trí tuệ và hợp tác về kinh tế và kỹ thuật. Nó sẽ đưa ra các cơ chế để giải quyết tranh chấp.
Không giống như TPP, RCEP sẽ không yêu cầu các thành viên bảo vệ quyền lao động hoặc cải tiến các tiêu chuẩn môi trường. Đây là các rào cản lớn trên con đường đi đến một thỏa thuận cuối cùng.
“Tôi đã lắng nghe từ nhiều góc độ, bây giờ RCEP là cuộc chơi duy nhất trong lúc này” ông Pambagyo.
“Nếu bạn nhìn vào cuộc thảo luận ở nhiều nơi trên thế giới – về cơ bản chống lại thương mại hóa toàn cầu, – thì những cuộc thảo luận đó đã không diễn ra ở khu vực này của thế giới, đặc biệt là trong số các nước tham gia đàm phán RCEP”.
Tự do dịch chuyển lao động
Ấn Độ đang tranh luận về tự do hoá dịch vụ, một ngành đóng góp hơn 50% tổng sản phẩm quốc nội và ảnh hưởng đến sự chuyển dịch lao động qua biên giới.
Một điểm mấu chốt là nới lỏng các quy tắc để giúp các lao động trong ngành công nghệ thông tin của nước này dịch chuyển ra nước ngoài dễ dàng hơn.
Cuộc đàm phán cấp Bộ trưởng tiếp theo sẽ được tổ chức tại Manila vào tháng 5 tới, sau đó các cuộc đàm phán chuyển sang Ấn Độ.
Ông Pambagyo đã đưa ra một cái nhìn sâu sắc về nhiệm vụ to lớn để cố gắng đạt được sự đồng thuận giữa một nhóm các quốc gia khác nhau, từ những nền kinh tế kém phát triển hơn như Lào sang Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Ông nói rằng các cuộc họp của RCEP tại Nhật Bản vừa rồi đã thu hút được khoảng 700 quan chức từ 60 đại biểu trong năm 2013. RCEP hiện có gần 10 nhóm làm việc cùng với nửa tá nhóm làm việc về lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ và các cuộc thảo luận về việc bổ sung thêm các lĩnh vực khác.
Những trở ngại
Các cuộc thảo luận văn bản bị sa lầy vì nhiều lý do, ông nói thêm.
- Một số nước muốn hoàn thành đàm phán cho một lĩnh vực trước khi giải quyết vấn đề khác.
- Một số nhà đàm phán có cùng chức vụ được giao tham gia trong hai hoặc nhiều nhóm làm việc khác nhau, vì vậy các cuộc đàm phán không thể xảy ra song song.
- Và một số quốc gia cảm thấy không cần phải vội vì rất khó giải quyết các vấn đề tiếp cận thị trường.
Các khó khăn khác là bởi vì không phải mọi quốc gia đều có hiệp định thương mại tự do vào thời điểm hiện tại với các bên khác, khiến cho các nhà đàm phán thận trọng khi đưa ra các điều khoản về thuế, theo ông Pambagyo.
Ấn Độ có thâm hụt thương mại khá lớn với Trung Quốc: các nước này có những căng thẳng định kỳ trong một cuộc tranh chấp biên giới đang diễn ra và đang châm ngòi cho những ảnh hưởng ở các khu vực của Nam Á. Hai nước không có thỏa thuận thương mại song phương.”Thật là thú vị khi hai nền kinh tế lớn gặp nhau”, ông Pambagyo nói .”Trong một số vòng đàm phán, đã có các cuộc thảo luận thực sự giữa Ấn Độ và Trung Quốc.”
Cũng như vậy, các tranh chấp giữa một số quốc gia RCEP về các cuộc đàm phán phụ của họ về các thỏa thuận thương mại song phương có thể sẽ rơi vào các cuộc tranh cãi, ông Pambagyo nói.
“Tại một số thời điểm, tôi nói với họ: các bạn ngồi cùng nhau ở đó, tại sao không nói chuyện với nhau? Trên thực tế họ đang ngồi cạnh nhau trong phòng nhưng họ luôn tránh né nhau,” ông lưu ý.
Nguồn: www.bworldonline.com
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199