152/ Đức yêu cầu EU khiếu nại với WTO về việc áp thuế mặt hàng thép của Mỹ

Tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến ​​sẽ ký sắc lệnh hành pháp vào ngày thứ sáu, nhằm xác định nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại khổng lồ của Mỹ. Ông cũng chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tuần tới tại Florida, với các tranh cãi về vấn đề thương mại trong chương trình nghị sự.

Giá thép thế giới đã sụt giảm do sản lượng thép Trung Quốc chiếm khoảng một nửa lượng cung thép toàn cầu, dẫn đến sự phản kháng và khiếu nại chống bán phá giá từ phía Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và các nước khác.

Hôm thứ năm, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận cuối cùng rằng các nhà sản xuất Châu Âu và Châu Á đã bán phá giá một số loại thép cacbon và tấm thép hợp kim  trên thị trường Mỹ, cho phép dao động thuế từ 3,62% lên đến 148%.

Trong số các công ty bị ảnh hưởng có các công ty ở Đức, Áo, Bỉ, Pháp và Ý.

Ngoại trưởng Đức Gabriel cho biết, chính phủ Mỹ dường như sẵn sàng dành cho các công ty Mỹ “lợi thế cạnh tranh không công bằng” đối với các nhà sản xuất châu Âu, mặc dù điều này vi phạm luật thương mại quốc tế.

“Chúng tôi không thể chấp nhận điều này, hiện EU phải kiểm tra xem liệu có nên gửi đơn khiếu nại tới WTO hay không. Ủy ban Châu Âu – cơ quan điều hành của EU, chịu trách nhiệm về các vấn đề thương mại trong cộng đồng 28 nước thành viên.

“Các quy tắc của WTO là khuôn khổ của trật tự thương mại quốc tế. Những hành vi cố ý vi phạm những điều luật là một mối nguy hiểm”, ông nói. “Đây là trường hợp đầu tiên Hoa Kỳ sử dụng các biện pháp bóp méo không tuân thủ các quy tắc của WTO”.

Tại Brussels, người phát ngôn của Ủy ban Châu Âu cho biết họ rất tiếc vì Hoa Kỳ đã áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và hơn thế nữa các mức thuế đã được “thổi phồng một cách giả mạo”.

“Theo nhận xét của chúng tôi vấn đề liên quan đến việc Hoa Kỳ sử dụng các phương pháp thổi phồng biên độ bán phá giá vẫn chưa được đưa ra xem xét”, phát ngôn viên cho biết.

“Trong nhiều trường hợp các mức thuế cuối cùng cao hơn các mức thuế ban đầu sẽ được đệ trình vào tháng mười một năm nay. ” Hiện tại chúng ta vẫn đang chờ quyết định từ phía Hoa Kỳ “, ông nói.

Mối đe dọa cho các ngành công nghiệp khác khi Mỹ bảo hộ ngành công nghiệp thép

Bộ trưởng Gabriel nói rằng Đức phải chống lại chính sách của Mỹ làm cho ngành thép của Đức xu hướng cạnh tranh bất lợi trên thị trường quốc tế.

“Nếu ngành thép của Mỹ được bảo thì các ngành công nghiệp khác cũng sẽ bị đe doạ về tính cạnh tranh công bằng”, Ông Gabriel cảnh báo.

Bộ trưởng Kinh tế Brigitte Zypries cho biết, Đức sẽ cùng với Ủy ban châu Âu tiếp tục vận động Washington thực thi các quy tắc của WTO.

Bà Zypries cho biết thêm: “Các thông điệp của Mỹ gửi đi trong ngành thép thực sự gây lo ngại cho chúng tôi”, và nói thêm rằng bà sẽ nêu vấn đề này ra khi thăm Hoa Kỳ vào tháng 5.

Thép tấm cắt được sử dụng trong nhiều ngành, bao gồm xây dựng và cầu đường; thiết bị nông nghiệp, xây dựng và khai thác mỏ; phụ tùng máy và dụng cụ; tàu, xe lửa, tàu chở dầu và sà lan; đường ống có đường kính lớn.

Kết luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ là kết quả của quá trình khởi kiện từ Nucor Corp và các công ty con của ArcelorMittal SA và SSAB AB của Hoa Kỳ.

Đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu thép Áo, thuế bán phá giá trên tập đoàn Voestalpine và tất cả các công ty khác đã được đặt ra ở mức 53,72%. Còn đối với các nhà sản xuất và xuất khẩu của Pháp, thuế suất được áp đạt ở mức 148,02 % cho công ty Industeel France và 8,62% đối với công ty Dillinger France và tất cả công ty khác.

Tại Đức, mức thuế đối với công ty AG der Dillinger Hüttenwerke là 5,38%, tập đoàn Salzgitter là 22,90% và 21,03% đối với tất cả các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất khác.

Giám đốc điều hành của công ty thép Marcegaglia của Ý nói rằng Hoa Kỳ có nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh thương mại nếu họ thực hiện kế hoạch này, một vấn đề nên được nêu ra với WTO.

Emma Marcegaglia nói với các phóng viên ở Rome rằng “Khi bạn bắt đầu một cuộc chiến, bạn không biết bạn sẽ dẫn đến đâu”.

Marcegaglia cho biết, vấn đề này vẫn có thể giải quyết thông qua các cuộc đàm phán xuyên Đại Tây Dương.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Italy cảnh báo rằng tranh chấp thương mại giữa Mỹ và EU sẽ làm tổn hại đến tăng trưởng và quản trị toàn cầu tại thời điểm mà phương Tây cần phải có đoàn kết chống lại các hành vi thương mại không lành mạnh.

Carlo Calenda nói với các phóng viên: “Bất kỳ cuộc đụng độ thương mại nào giữa Hoa Kỳ và châu Âu cũng sẽ là mối nguy hại không chỉ đối với nền kinh tế của chúng ta, mà còn đối với các quy tắc chi phối toàn cầu hoá”.

Nguồn:businessinsider.com 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199