170/ “Danh sách đen” thương mại của Tổng thống Donald Trump

Indonesia đã nằm trong “danh sách đen” thương mại của Mỹ cùng với 16 quốc gia khác có thặng dư lớn với Hoa Kỳ, hàng xuất khẩu của nước này sẽ bị nhân viên hải quan và thương mại kiểm soát chặt chẽ, nhất là các dấu hiệu bán phá giá (hành vi được phân loại là phá hoại nền sản xuất trong nước của Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chính phủ Mỹ sẽ áp đặt các khoản thuế chống trợ cấp khắc nghiệt hơn.

Đúng như Bộ trưởng kinh tế Darmin Nasution đã nhận định, thặng dư thương mại trị giá 13 tỷ USD của Indonesia với Mỹ không vi phạm các quy tắc thương mại quốc tế vì Indonesia chỉ sản xuất và xuất khẩu hàng mà nước Mỹ cần.

Tuy nhiên, kể từ khi Ủy ban Biodiesel của Mỹ đã đệ đơn kiện với Bộ Thương mại và Uỷ ban Thương mại Quốc tế để áp thuế chống bán phá giá và đối kháng đối với dầu diesel sinh học nhập khẩu từ Indonesia. Các mặt hàng xuất khẩu khác của Indonesia có thể sẽ gây chú ý với các nhân viên hải quan và thương mại Hoa Kỳ, đặc biệt là khi mặt hàng này đã bị đánh thuế chống bán phá giá ở châu Âu.

Chính phủ Indonesia cũng cần phải nhìn nhận rằng không thể giảm tỷ giá hối đoái đồng rupiah để có thể đạt lợi thế thương mại với Mỹ, bởi vì đồng tiền yếu cũng là một nhân tố quan trọng trong cân bằng thương mại song phương. Trên thực tế, lời cáo buộc về việc thao túng tiền tệ của Trung Quốc từ lâu đã là một trong những vấn đề gây tranh cãi trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ.

Chúng tôi cho rằng bất chấp sự hiện diện của chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa dân tộc ở các nước phát triển trong hai năm qua, thương mại tự do vẫn cho thấy sự gia tăng năng suất và phúc lợi kinh tế nói chung cả ở các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. Do đó, chúng tôi tin tưởng rằng chính sách đồng thuận sẽ vẫn chống lại việc xây dựng các rào cản đối với thương mại và các nguồn vốn quốc tế. Tuy nhiên, công luận có nhiều ý kiến mạnh mẽ cho rằng quá trình này chỉ có thể được bảo vệ bằng các biện pháp về mặt chính trị nếu như những người thua cuộc được bù đắp bởi những người chiến thắng.

Hoa Kỳ cho đến nay vẫn được xem là người bảo vệ cho thương mại toàn cầu, có nguy cơ phá hoại nền kinh tế toàn cầu và gây rắc rối nếu Quốc hội Mỹ cho phép Tổng thống Donald Trump bất tuân thủ các quy định của WTO và các quy định khác của thương mại quốc tế trong khi một khuôn khổ đa phương mạnh là điều vô cùng quan trọng để tạo ra những lợi ích tối ưu của hội nhập kinh tế toàn cầu.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng cảnh báo rằng những rào cản thương mại đang leo thang và chủ nghĩa bảo hộ ở Mỹ và một số nước châu Âu khác có thể gây nguy hiểm cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Việc bỏ qua các quy tắc của WTO sẽ tạo ra sự hỗn loạn nhất định trong một thế giới đang phải đối mặt với nhiều rủi ro suy giảm.

Nguồn: thejakartapost.com

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199