175/ Tạo thuận lợi thương mại để đạt mục tiêu giá trị xuất khẩu 2 tỷ đô la

Đại sứ Hoa Kỳ William Heidt, hôm qua, đã cho rằng khả năng cạnh tranh của Campuchia sẽ được cải thiện mạnh mẽ một khi Campuchia phê chuẩn tất cả 12 điều khoản Hiệp định tạo thuận lợi thương mại (TFA) của WTO.

Đại sứ nhận định việc tuân thủ thỏa thuận toàn cầu có tính bước ngoặt này “sẽ làm giảm chi phí xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ cũng như khơi thông dòng chảy thương mại trong quan hệ thương mại quốc tế của Campuchia, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nước này ”.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm nhằm giúp vương quốc Campuchia thực thi các quy định của TFA do USAID và Bộ Thương mại tổ chức, ông Heidt cho rằng Campuchia vẫn phải đối mặt với những thách thức to lớn, bao gồm nền hành chính quan liêu nặng nề, thủ tục hải quan không rõ ràng; những thách thức này đang ngăn trở sự phát triển kinh tế và thương mại.

Theo ông Heidt “Những vấn đề mà các nhà kinh doanh gặp phải đã được chứng minh rằng đang gây tổn thương đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. “Chính phủ cần loại bỏ các thủ tục phức tạp và nặng nề cũng như tiến hành cải cách để giúp hoạt động kinh doanh được thuận tiện, với chi phí được tiết giảm phù hợp, nhất là đối với các nhà kinh doanh nhỏ đang nỗ lực để phát triển”.

Ông cũng nói thêm rằng “Nếu Campuchia thực hiện được những điều vừa nêu, họ có thể nâng mức xuất khẩu mình thêm 16% và tăng thêm 2 tỷ đô la đối với GDP của quốc gia, chỉ riêng đối với hoạt đông xuất khẩu”.

TFA có hiệu lực toàn diện vào tháng 2, đã phá bỏ các rào cản thương mại toàn cầu bằng việc mở rộng việc tiếp cận xuyên biên giới thông qua áp dụng hệ thống một cửa điện tử và thương mại không phụ thuộc hồ sơ. Các phân tích tính toán rằng hiệp định có thể tăng thương mại toàn cầu thêm 1000 tỷ đô la mỗi năm, trong đó các quốc gia kém phát triển nhất (LDCs) sẽ được hưởng lợi nhiều nhất.

Hiệp định được thiết lập với nhượng bộ dành cho các quốc gia đang phát triển, theo đó, thời gian cho phép Campuchia thực hiện 12 điều khoản của Hiệp định kéo dài từ 3 đến 5 năm. Tuy nhiên, Campuchia sẽ được hưởng lợi sớm hơn nếu họ nhanh chóng tuân thủ các quy định của Hiệp định.

Ông Heidt cũng nói rằng “TFA cho phép nhiều sự linh hoạt”, “nhưng điều đó cũng không đồng nghĩa chính phủ không phải tuân thủ sớm các cải cách tích cực như công khai các biện pháp dịch tễ và kiểm dịch thực vật đối với nông sản xuất khẩu”.

Bộ trưởng Thương mại Pan Sorasak cung cấp thông tin cho biết chính phủ đã và đang thực hiện gần 40% các yêu cầu tại mục A, theo đó các yêu cầu của mục này tập trung vào hợp tác trong lĩnh vực quá cảnh, phí và lệ phí, phạt vi phạm và các cuộc họp tham vấn.

Bộ trưởng cho biết “Việc thực hiện các yêu cầu tại mục A sẽ đảm bảo tính minh bạch, cải thiện pháp luật, quy tắc và các thủ tục cũng như hỗ trợ các cơ quan kiểm soát biên giới”. “Tuy nhiên, chúng ta cũng cần quy chuẩn hóa các thủ tục hải quan bởi vì các quốc gia kém phát triển nhất chính là nơi có chi phí chi phải trả cho thương mại cao nhất”.

Ông Bộ trưởng cũng cho rằng chính phủ phải tìm phương hướng để khơi thông dòng chảy hàng hóa, đặc biệt đối với hàng hóa quá cảnh.

Cũng theo Bộ trưởng “Khi Tổng cục Thuế và Hải quan cho biết họ có thể thực hiện việc thông quan đối với hàng hóa nhập khẩu trong vòng 24 giờ, chúng tôi cần thực hiện giảm các gánh nặng mà các nhà kinh doanh đang phải chịu bằng việc loại bỏ những loại phí không chính thức và các tiếp xúc trực tiếp tại biên giới”, ông cho biết thêm “chúng ta cần đảm bảo sự thống nhất và dễ đoán định tại biên giới”.

Theo số liêu của USAID, Campuchia đã tuân thủ 26% các nghĩa vụ được quy định tại mục B của TFA, theo đó, mục này yêu cầu áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế đối với các thủ tục biên giới chung. Campuchia cũng đã đáp ứng được 36% yêu cầu tại mục C với yêu cầu chính của mục này là thiết lập cơ chế một cửa đối với xuất khẩu, chấp nhận chi trả điện tử, cho phép tiến hành các thủ tục tiền nhập khẩu, cũng như thiết lập một ủy ban tạo thuận lợi thương mại nhằm đại diện cho lợi ích của khu vực tư nhân.

Ông Nihal Pitigala, chuyên gia kinh tế cấp cao của USAID Châu Á và Chương trình thực hiện tốt kinh tế khu vực Trung Đông (AMEG) cho rằng “Campuchia đang thực hiện dưới khả năng của mình trong đảm bảo sự hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng như trong sự kết nối của họ đối với chuỗi giá trị toàn cầu”.

Ông cũng cho biết, ngoại trừ công nghiệp dệt may, Campuchia là quốc gia duy nhất của ASEAN thất bại hoàn toàn trong quá trình đa dạng hóa sự liên kết chuỗi giá trị toàn cầu”.

Các quốc gia khác như Malaysia, Thái Lan, Việt Nam có khả năng sản xuất các hàng hóa có giá trị gia tăng cao nhờ vào triển khai thuận lợi hóa thương mại”.

Dẫn báo cáo về tịnh hình kinh doanh năm 2016 của Ngân hàng Thế giới, ông Pitigala lưu ý rằng Campuchia có chi phí xuất khẩu và nhập khẩu cao nhất khu vực với 375 đô la đối với mỗi chuyến hàng xuất khẩu và 240 đô la đối với mỗi chuyến hàng nhập khẩu.

Thêm vào đó, trong khi cần trung bình 4 giờ để tiến hành việc nhập khẩu tại biên giới, với tổng thời gian để tiến hành thủ tục là 132 giờ thì đối với hoạt động xuất khẩu, cần đến 45 giờ để đáp ứng các yêu cầu hành chính và 132 giờ để hoàn thiện tất cả thủ tục.

Ông Pitigala nói rằng “các thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu cũng cần được cải thiện”. “Trên giấy tờ, Campuchia đáp ứng tốt các yêu cầu liên quan đến quy trình nhập khẩu nhưng thời gian dành cho các hoạt động xuất khẩu lại bị kéo dài vô tận”.

Pitigala cũng cảnh báo nếu không chủ động rút ngắn thời gian thực hiện các yêu cầu của TFA liên quan đến kết nối xuyên biên giới trong vòng hai năm, thì dệt may, ngành công nghiệp trọng yếu của Campuchia sẽ gặp nhiều thách thức.

Ông nói “Nếu dệt may Campuchia mất 4% lợi thế cạnh tranh, việc đó sẽ là thảm họa đối với toàn ngành công nghiệp”, tuy nhiên, theo nghiên cứu của chúng tôi, TFA có thể giảm chi phí thương mại 16%, và tạo ra sự bảo vệ đối với các cú sốc đến từ bên ngoài cũng như túc đẩy đa dạng hóa từ các quốc gia láng giềng”.

Jon Walden, điều phối viên thương mại cao cấp của AMEG nhấn mạnh do chính sách tập trung vào trừng phạt các vụ buôn lậu nhỏ trong khi làm ngơ đối với các thương vụ phi pháp quy mô lớn đã kéo lùi những cải cách và phát triển của Campuchia.

Ông nói “Tôi cho rằng bạn không thể tóm được tất cả những kẻ buôn lậu nhưng hãy cố gắng bắt giữ những tên trùm lớn đứng sau các thương vụ vi phạm pháp luật, số tiền thu hồi được từ các hoạt động phi pháp này sẽ rất lớn”. “Hãy chủ động phát hiện các công ty nội địa đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và trừng phạt họ thích đáng”.

Nguồn: phnompenhpost.com

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199