37/ Toàn cầu hóa đang đến hồi thoái trào?

Sản xuất và đầu tư mang tính toàn cầu trong khi dịch vụ ngày càng được trao đổi xuyên biên giới.

Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ đã tuyên chiến với toàn cầu hóa. Brexit cũng đã làm điều tương tự đối với nước Anh. Hai quốc gia duy trì trật tự an ninh thế giới sau chiến tranh đã tuyên bố ý định đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Đầu tư, thương mại đa phương, và thậm chí cả passport phải đối mặt với những hiểm họa mới. Toàn cầu hóa đang đến hồi thoái trào chăng ?

Toàn cầu hóa đã bắt đầu kể từ khi những con người đầu tiên di cư khỏi châu Phi. Đế quốc La Mã là lực lượng dẫn dắt toàn cầu hoá vào thời cổ đại, cũng như sự mở rộng của Hồi giáo trong thời Trung Cổ và đế quốc Anh vào thế kỷ XIX. Đó là con đường tơ lụa từ Trung Quốc qua Ấn Độ đến Sừng Châu Phi vào Địa Trung Hải, là thương mại xuyên Đại Tây dương, và gần đây là Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Rủi ro và chi phí của những chuyến đi xa qua những vùng đất và biển ít được biết đến có phần làm chậm lại tiến trình toàn cầu hóa. Hầu hết người dân sống và chết gần nơi họ được sinh ra. Chỉ một số rất ít người mua được hàng hóa quốc tế thời bấy giờ, như lụa và gốm sứ Trung Quốc, vải muslin và tiêu Ấn Độ, được vận chuyển qua những quãng đường dài với số lượng khiêm tốn. Tuy nhiên, thương mại đã làm tăng thu nhập cho những nghệ nhân sản xuất hàng hoá có giá trị cao cũng như chất lượng cuộc sống của những người tiêu thụ chúng. Các nước có hoạt động thương mại quốc tế vào thời điểm đó, như Trung Quốc và Ấn Độ, là những nước giàu có nhất. Mặc dù bị ảnh hưởng bởi suy thoái, chiến tranh và xâm lăng, nhưng xuất khẩu và nhập khẩu trên thế giới chiếm gần 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu cho đến thế kỷ 19.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã cho phép vận chuyển nhanh chóng lượng lớn hàng hóa sản xuất từ ​​nhà máy qua những khoảng cách dài với chi phí giảm đáng kể. Thương mại quốc tế đã có những tiến bộ nhanh chóng vào thế kỷ 19, đạt đỉnh điểm khoảng 30% GDP toàn cầu trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Tuy nhiên, đã có một cuộc thoái lui kịch tính trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến, khi nó giảm mạnh xuống khoảng 10%. Mặc dù vậy, thương mại quốc tế đã được khôi phục lại vào thời kỳ hậu chiến, phục hồi đến 30% vào những năm 1970 và vượt qua mức 60% trong thập niên đầu của thế kỷ 21.

Chia sẻ lợi ích từ toàn cầu hóa

Lợi ích từ toàn cầu hóa đã được chia sẻ rộng rãi hơn. Thứ nhất, sản phẩm công nghiệp được sản xuất rẻ hơn và nhiều hơn so với sản phẩm từ nghệ nhân địa phương. Thứ hai, số lượng và chất lượng hàng hoá tăng lên, làm giàu cuộc sống vật chất, ngay cả những người nghèo nhất cũng được hưởng một cuộc sống vật chất tốt hơn hẳn các tầng lớp tinh hoa thời kỳ trước đó. Thứ ba, đòi hỏi phát triển kinh tế tăng lên đã đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, cùng với đó là sự gia tăng tiêu chuẩn sống, vốn đã tiến lên một cách ì ạch trong hàng thiên niên kỷ.

Tất nhiên cũng có những kẻ thua thiệt. Công nghiệp truyền thống thiếu tính cạnh tranh và không thể sống sót. Vào thời điểm các nhà vườn ở các nước công nghiệp gia tăng năng suất và có thu nhập cao hơn, người lao động ở các nước thuộc địa đã bị bỏ lại với nông nghiệp năng suất thấp. Đời sống vật chất của họ vẫn được cải thiện khi họ chia sẻ lợi ích về năng suất thông qua sự gia tăng của hàng hóa công nghiệp giá rẻ.

Sự lan rộng chưa từng có của cuộc cách mạng công nghiệp đến các thuộc địa từ sau thế chiến đang dần đảo ngược sự phân tán này vì sản xuất trở nên rẻ hơn. Kinh tế tăng trưởng ở những nước đang phát triển, cải thiện phúc lợi xã hội và tạo điều kiện cho nền dân chủ tự do. Ngược lại, suy giảm tăng trưởng ở các nước phát triển kéo theo thất nghiệp cơ cấu và tỉ lệ tham gia lao động thấp. Điều này góp phần đẩy lùi toàn cầu hóa và phá hoại nền dân chủ tự do. Đấy là những người lao động cao tuổi và bán kỹ năng ở khu vực xa xôi, những người bỏ phiếu rời Liên minh Châu Âu. Tương tự như vậy, những người ủng hộ Donald Trump mạnh mẽ nhất là những người đàn ông da trắng nghèo khó có trình độ học vấn tương đối ít ở nông thôn và các khu công nghiệp đang đổ nát.

Trớ trêu thay, phản ứng dữ dội này xảy ra đúng vào thời điểm diễn ra tranh luận về việc có nên mở rộng toàn cầu hóa vượt ra khỏi phạm vi di chuyển hàng hóa và thể nhân hay không, do sự già cỗi của các nền kinh tế phát triển. Nên nhớ rằng những người thua thiệt hiện nay lại là những đối tượng hưởng lợi đầu tiên của toàn cầu hóa trong thời kỳ thuộc địa, và thậm chí ngày nay đời sống vật chất của họ vẫn tiếp tục được cải thiện bất chấp thu nhập thực tế trì trệ. Giống như các nước từng là thuộc địa, họ cũng chia sẻ lợi ích về năng suất thông qua thương mại tự do như hàng hóa rẻ hơn, và ngày càng có nhiều dịch vụ được thúc đẩy bởi cuộc cách mạng truyền thông.

Phong trào chống toàn cầu hóa và sự rút lui của nền dân chủ tự do đang gợi nhớ lại thời kỳ chủ nghĩa dân tộc kinh tế chấm dứt thời kỳ thuộc địa, kết quả là thay thế nhập khẩu bằng mô hình tăng trưởng công nghiệp hóa, mô hình đã làm thay đổi thương mại tự do. Đầu tiên là những con hổ Đông Á, kế đến là Trung Quốc, những nước tập trung cải thiện kinh tế dựa vào thương mại quốc tế. Lịch sử là một vòng tròn lặp lại, khi những nước từng là thuộc địa giờ đây ủng hộ toàn cầu hóa, còn những nước ủng hộ trước đây lại quay lưng lại với nó. Bài học rút ra từ phong trào chống toàn cầu hóa, rằng nền kinh tế chi phí cao tăng trưởng thấp là kết quả không thể tránh được của việc quay lưng lại với thương mại quốc tế.

Lịch sử tiến bộ của nhân loại hiếm khi là một đường tuyến tính. Tuy nhiên, vẫn có những thứ không thể thay đổi. Ngọn nguồn và tính bền bỉ của thương mại quốc tế, và sự phục hồi của nó mỗi lần bị đảo ngược, mang lại những lợi ích to lớn cho phúc lợi xã hội, đã được phát hiện hơn hai thế kỷ trước bởi nhà kinh tế David Ricardo. Lợi ích kinh tế sẽ vượt qua những chống đối nhất thời, những thứ thường không được thấy bằng trực quan. Tương lai sẽ không có gì khác biệt, và hiện tại là trào lưu chống lại toàn cầu hóa. Sản xuất và đầu tư đã kết nối toàn thế giới, dịch vụ ngày càng được trao đổi xuyên biên giới, và các phương tiện truyền thông xã hội đang tạo ra một xã hội dân sự toàn cầu. Nỗ lực chống toàn cầu hóa hiện nay khá giống làn sóng Luddite nhằm vào ngành công nghiệp vào thế kỉ XIX ở Anh(*). Thế giới đang chờ đợi các chính khách mới có thể nhìn nhận và gắn kết rõ ràng từng trường hợp khác thường của toàn cầu hoá và khai thác lợi ích từ đó.

Nguồn: hoinhap.org.vn

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199