42/ Kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng ổn định

Số liệu của Chính phủ Trung Quốc cho biết kinh tế nước này tăng 6,7% năm 2016 – mức tăng chậm nhất trong 26 năm. Nước này đã đạt được mục tiêu tăng trưởng với sự hỗ trợ từ các khoản vay ngân hàng lớn kỷ lục, bùng nổ hoạt động đầu cơ bất động sản và nguồn vốn đầu tư lớn của chính phủ.

Tuy nhiên trong khi Bắc Kinh hạ nhiệt thị trường bất động sản, làm chậm tăng trưởng tín dụng và thắt chặt hầu bao, Trung Quốc sẽ phải phụ thuộc thêm vào chi tiêu nội địa và đầu tư tư nhân.

Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Phát triển thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, ông Li Wei, cho biết nhiều dấu hiệu kinh tế tích cực đang nổi lên trong nước và quốc tế và nguy cơ tăng trưởng kinh tế trượt sâu đã giảm bớt một cách rõ rệt. Phát triển kinh tế của Trung Quốc đã chuyển từ giai đoạn suy thoái chữ L sang tăng trưởng ngang – chỉ sự phát triển ổn định dài hạn nhưng không loại trừ khả năng biến động trong ngắn hạn, tương đương quá trình chuyển đổi kinh tế đã hoàn tất.

Ông Li cho biết kinh tế Trung Quốc vẫn còn nhiều khó khăn phải giải quyết và nước này cần phải chuẩn bị để ứng phó với các nguy cơ tiềm ẩn.

Số liệu ước tính từ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC) công bố ngày 12/3 cho biết sản lượng công nghiệp tăng hơn 6% trong tháng Một và tháng Hai, tỷ lệ thất nghiệp được khảo sát tại 31 thành phố lớn của Trung Quốc đứng ở mức khoảng 5% trong hai tháng này. Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định bắt nhịp với tốc độ trong các tháng cuối năm 2016. Theo Phó Chủ tịch cơ quan này ông Ning Jizhe nhận định tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu nội địa.

Báo cáo Công tác Chính phủ Trung Quốc do Thủ tướng Lý Khắc Cường trình bày mới đây cho biết kinh tế Trung Quốc năm 2016 nhìn chung vận hành ổn định trong xu hướng chậm lại. Các mục tiêu kinh tế đề ra trong năm 2016 về cơ bản đều đã hoàn thành.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng trưởng 6,7% (đạt hơn 70.000 tỷ NDT) so với chỉ tiêu đưa ra là 6,5% – 7,0%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dự báo tăng khoảng 3%, còn thực tế tăng 2%. Mục tiêu tạo hơn 10 triệu việc làm ở thành thị, thực tế đã tạo thêm 13,14 triệu việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp đăng ký ở thành thị dưới 4,5%, nhưng cuối năm 2016 tỷ lệ này chỉ có 4,02%. Tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP giảm trên 3,4%, thực tế đã giảm 5%.

Chính phủ Trung Quốc đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2017 khoảng 6,5%; giữ lạm phát tiêu dùng khoảng 3% trong năm nay, cao hơn mức 2% của năm 2016. Về vấn đề việc làm, tỷ lệ thất nghiệp đăng ký ở thành thị giữ ở mức 4,5% (tương đương chỉ tiêu đặt ra cho năm 2016), tạo thêm 11 triệu việc làm mới ở thành thị, tăng hơn 1 triệu so với năm 2016.

Nguồn: hoinhap.org.vn

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199