66/ Nghiên cứu áp tự vệ thương mại khi nhập khẩu ôtô tăng đột biến

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa yêu cầu Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan thành lập Tổ công tác liên ngành đánh giá toàn diện thị trường ô tô Việt Nam trong mối tương quan với thị trường khu vực và thế giới, tập trung vào đánh giá cơ hội và khó khăn, thách thức đối với ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp xe ô tô Việt Nam từ thời điểm năm 2018 trở đi (đặc biệt là khi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt ATIGA giảm về 0% đối với xe ô tô nguyên chiếc); dự báo cung cầu ô tô trong nước và khu vực; đánh giá năng lực thực tế, tiềm năng phát triển sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước và khả năng thích ứng của các doanh nghiệp trong nước với môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khi Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường và thực hiện giảm thuế nhập khẩu đối với xe ô tô nguyên chiếc theo các cam kết quốc tế; nghiên cứu khả năng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu gia tăng đột biến và ảnh hưởng đáng kể đến sản xuất trong nước…

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tăng cường quản lý chặt chẽ trị giá tính thuế, xuất xứ xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu (nhất là việc đáp ứng các tiêu chí xuất xứ của ASEAN) nhằm bảo đảm thực hiện đúng quy định của pháp luật về thuế, chống gian lận thương mại và cam kết quốc tế; nghiên cứu đánh giá lại mức thuế tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ đối với xe ô tô bán tải (pick-up) để đề xuất báo cáo Chính phủ và Quốc hội kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp thực tế và mục đích sử dụng của loại xe này.

Rà soát và nghiên cứu báo cáo Chính phủ xem xét sửa đổi thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với linh kiện, phụ tùng ô tô phù hợp với định hướng của Chính phủ về khuyến khích phát triển sản xuất các linh kiện, phụ tùng ô tô quan trọng mà trong nước có thể sản xuất được, có tính đến mối tương quan với việc giảm thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc theo cam kết quốc tế; rà soát các chính sách thuế đối với xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, không để lợi dụng, gian lận thương mại.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, trong tháng 2/2017, cả nước nhập hơn 8.000 xe nguyên chiếc, tăng hơn 2.600 so với cùng kỳ năm trước (5.340 chiếc). Tính chung 2 tháng đầu năm, cả nước nhập hơn 15.275 xe nguyên chiếc, tăng hơn 4.000 so với cùng kỳ năm 2016 (11.200 chiếc).

Xét về thị trường, những thị trường có thế mạnh về xe giá rẻ như Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Hàn Quốc tiếp tục giữ thị phần cao nhất về xuất khẩu ôtô vào Việt Nam. Trong đáng chú ý nhất là thị trường Indonesia với lượng nhập khẩu ôtô tăng đột biến.

Cụ thể, trong 2 tháng đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 3.108 ôtô từ Indonesia, gần bằng cả năm 2016, với tổng giá trị hơn 53,5 triệu USD. Tính bình quân, giá xe nhập khẩu từ thị trường này (chưa có thuế, lệ phí) đạt 17.231 USD, tương đương khoảng 390 triệu đồng cho mỗi xe.Trong khi đó, xe có giá nhập khẩu thấp nhất vào Việt Nam tiếp tục là Ấn Độ với trung bình trong 2 tháng đầu năm 2017 chỉ khoảng 3.900 USD, khoảng 89 triệu đồng. Tuy nhiên, lượng xe có xu hướng chững lại khi chỉ đạt 1.724 xe trong 2 tháng đầu năm, riêng tháng 2/2017 chỉ đạt 718 xe.

Thái Lan vẫn là quốc gia có lượng ôtô nhập khẩu vào Việt Nam cao nhất, đạt 3.159 chiếc với tổng giá trị 59,34 triệu USD trong tháng 2/2017. Tính chung 2 tháng đầu năm, ôtô Thái Lan nhập khẩu vào Việt Nam với 5.714 xe, giá nhập trung bình đạt 19.307 USD, tương đương gần 440 triệu đồng.

Nguồn: doanhnghiepvn.vn

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199