1/ Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế
Ngày 09/8/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế. Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc phạm vi được phân công quản lý của Bộ Y tế gồm 05 nhóm sản phẩm, hàng hoá sau đây:
1. Thuốc.
2. Nguyên liệu làm thuốc.
3. Trang thiết bị y tế.
4. Hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế.
5. Phụ gia Thực phẩm
Mục đích của Dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành tham gia góp ý kiến là ngày 08/10/2018.
Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/134
Nguồn tbt.gov.vn
2/ Trung Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Thông số chung cho máy dò kim loại cầm tay
Ngày 27/7/2018, Trung Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Thông số chung cho máy dò kim loại cầm tay. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử, quy tắc kiểm tra, nhận dạng, nhãn, bao bì và các tài liệu kỹ thuật kèm theo của máy dò kim loại cầm tay. Mục đích của dự thảo để đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể tử ngày thông báo cho Ban thư ký WTO. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 28/9/2018.
Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1279
Nguồn tbt.gov.vn
3/ Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Bản sửa đổi hệ thống đăng ký thuốc trừ sâu
Ngày 31/7/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Bản sửa đổi hệ thống đăng ký thuốc trừ sâu. Để tăng cường sử dụng an toàn thuốc trừ sâu, Hệ thống đăng ký thuốc trừ sâu sẽ được sửa đổi các nội dung như hệ thống đánh giá, đăng ký, v.v.. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực trong vòng 6 tháng kể từ ngày 15/6/2018. Ngày chính xác sẽ được tuyên bố trong sắc lệnh của chính phủ. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 30/9/2018.
Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/605
Nguồn tbt.gov.vn
4/ Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với sản phẩm sinh học
Ngày 26/7/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với sản phẩm sinh học. Cụ thể, sẽ sửa đổi các yêu cầu đối với sản phẩm huyết tương người đông lạnh.Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 26/8/2018.
Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/604
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 19/9
5/ Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen
Ngày 13/8/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen. Lần đầu tiên, giấy phép nhập khẩu khoai tây biến đổi gen dự kiến sẽ được cấp cho người tiêu dùng, sau khi kiểm tra an toàn theo Điều 18 của Đạo luật vệ sinh thực phẩm. Bất cứ ai nhập khẩu khoai tây hoặc thực phẩm có chứa khoai tây làm nguyên liệu vào Hàn Quốc đều phải kiểm tra xem liệu nhãn sản phẩm có đáp ứng tiêu chuẩn ghi nhãn thực phẩm biến đổi gen hay không . Mục đích của Dự thảo nhằm đảm bảo quyền lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn thông tin về sản phẩm
Nguồn tbt.gov.vn
6/ Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi đối với Quy định về phê duyệt, thông báo và đánh giá Dược mỹ phẩm
Ngày 13/8/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi đối với “Quy định về phê duyệt, thông báo và đánh giá Dược mỹ phẩm. Bản sửa đổi được đề xuất nhằm làm rõ phạm vi ngoại lệ liên quan đến việc xem xét độ an toàn, hiệu quả cũng như phạm vi miễn trừ về việc gửi dữ liệu thử nghiệm độc tính trong quy trình phê duyệt các Dược mỹ phẩm sử dụng để hỗ trợ y tế có nguồn gốc từ dệt, cao su và giấy. Mục đích của Dự thảo nhằm tăng cường quản lý an toàn Dược mỹ phẩm. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực
(Nguồn tbt.gov.vn)
7/ Thái Lan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo NBTC TS 3001-25xx (20xx): Tương thích điện từ
Ngày 09/8/2018, Thái Lan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo NBTC TS 3001-25xx (20xx): Tương thích điện từ. NBTC TS 3001- 25xx (20xx) sẽ thay thế cho NTC TS 3001-2555 (2012), quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với khả năng tương thích điện từ của thiết bị đầu cuối viễn thông. Quy định mới sẽ bổ sung các yêu cầu tương thích điện từ tùy chọn TISI 1561-2556 (2013) và IEC 62368-1. Mục đích của Dự thảo nhằm ngăn chặn các hành vi lừa đảo và bảo vệ người tiêu dùng
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 05/10
8/ Ấn Độ thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo kiểm soát kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm
Ngày 10/9/2018, Ấn Độ thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo kiểm soát kỹ thuật đối với mũ bảo hiểm. Cụ thể, mũ bảo hiểm dành cho người đua xe 2 bánh phải đáp ứng chứng nhận bắt buộc theo Đạo luật Tiêu chuẩn Ấn Độ. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua vào tháng 10/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông báo. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 10/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại: http://morth.nic.in/showfile.asp?lid=3298
Mã thông báo: G/TBT/N/IND/85
Nguồn tbt.gov.vn
9/ Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định liên kết bằng sáng chế dược phẩm
Ngày 14/9/2018, Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định liên kết bằng sáng chế dược phẩm. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ dược phẩm của ngành công nghiệp sáng chế, cũng như giảm nguy cơ vi phạm sở hữu trí tuệ của ngành công nghiệp dược phẩm nói chung chung. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 13/11/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/TPKM/18_4858_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/TPKM/337
Nguồn tbt.gov.vn
10/ Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc SI 5438 phần 12, sử dụng canxi cacbonat để xử lý nước sinh hoạt cho con người
Ngày 23/8/2018, Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc SI 5438 phần 12, sử dụng canxi cacbonat để xử lý nước sinh hoạt cho con người. Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn này thông qua Tiêu chuẩn Châu Âu EN 1018: 2013 và bản Sửa đổi 1: tháng 3 năm 2015. Những sửa đổi cụ thể như sau:
– Thêm các tài liệu tham khảo mới vào các tài liệu quy phạm tham khảo trong đoạn 2;
– Loại bỏ cột “quan hệ với Loại B” từ bảng 3 của đoạn 5.4: “quan hệ với các thông
số hóa học”;
– Thêm các phương pháp thử mới vào đoạn 6.2;
– Bổ sung vào đoạn 7 thông tin về ghi nhãn, vận chuyển và lưu trữ, tài liệu tham
khảo mới về Quy định Giao thông của Israel;
– Thay đổi các yêu cầu đánh dấu cho calcium carbonate được mô tả trong đoạn 7.4.
Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của Israel. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 26/10/2018
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/ISR/18_4559_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/ISR/1023
Nguồn tbt.gov.vn
11/ Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc SI 2302
Ngày 27/8/2018, Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn bắt buộc SI 2302, Phần 2: Vận chuyển các chất và hỗn hợp nguy hiểm. Những sửa đổi chính như sau:
– Loại bỏ bình gas ra khỏi phạm vi điều chỉnh của tiêu chuẩn;
– Sử dụng các biểu tượng nhóm rủi ro theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc
– Hệ thống phân loại và ghi nhãn hóa chất toàn cầu (GHS).
Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của Israel. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 27/10/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/ISR/18_4607_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/ISR/1025
Nguồn tbt.gov.vn
12/ Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Tiêu chuẩn bắt buộc SI 1284 phần 4, găng tay bảo hộ
Ngày 27/8/2018, Israel thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Tiêu chuẩn bắt buộc SI 1284 phần 4, găng tay bảo hộ. Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn này áp dụng cả Tiêu chuẩn Châu Âu EN ISO 374-1: tháng 11 năm 2016 và Tiêu chuẩn ANSI/ISEA 105:2016 . Những sửa đổi chính như sau:
– Sửa đổi phạm vi của tiêu chuẩn để có thể áp dụng luật và quy định quốc gia;
– Loại bỏ việc tuẩn thủ tiêu chuẩn mỹ đối với tất cả các sản phẩm khác không liên quan đến hóa chất nguy hiểm và vi sinh vật;
– Sửa đổi các tham chiếu quy phạm;
– Thay đổi các yêu cầu ghi dấu và ghi nhãn và yêu cầu thông tin sẽ được cung cấp bằng tiếng Hebrew theo Đạo luật Bảo vệ người tiêu dùng của Israel (Ghi nhãn Hàng hóa). Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày công bố trên Công báo của Israel. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 26/10/2018
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại: https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/ISR/18_4558_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/ISR/1022
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 05/10
13/ Quy định mới của Hoa Kỳ về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học
Ngày 24/09/2018, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành dự thảo bổ sung các quy định mới về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học dựa theo Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) trong thông báo mã G/TBT/N/USA/1395.
Theo đó, quy định áp dụng đối với 28 chất hóa học, các hóa chất này thuộc diện phải thông báo trước khi sản xuất (PMNs) và phải tuân theo lệnh chấp nhận được ban hành bởi EPA dựa theo TSCA. Động thái này yêu cầu những người sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu) hoặc xử lý bất kỳ chất nào trong 28 chất hóa học này nếu được coi là sử dụng mới ở mức đáng kể và thuộc phạm vi áp dụng của quy định này phải thông báo cho EPA trước ít nhất 90 ngày. Sau khi nhận được thông báo, EPA sẽ đánh giá về mục đích sử dụng trong thời hạn xem xét. Các tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu), sử dụng hoặc xử lý các chất này cho đến khi EPA tiến hành xem xét thông báo, đưa ra quyết định phù hợp với thông báo và các tổ chức, các nhân thực hiện các yêu cầu trong quyết định đó.
Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 16 tháng 11 năm 2018 và sẽ được ban hành vào lúc 13h00 ngày 01/10/2018. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 17/10/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5157_01_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
14/ Hàn Quốc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ (EMC)
Ngày 24/9/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật về tương thích điện từ được thông báo cho WTO mã thông báo G/TBT/N/KOR/787.
Nội dung chính của các sửa đổi như sau:
1. Điều chỉnh các tiêu chuẩn tương thích điện từ của bộ điều khiển lập trình logic (Điều 5, Phụ lục 2)
2. Xem xét môi trường điện từ của các hệ thống sản xuất quang điện, các tiêu chuẩn nhiễu truyền dẫn điện trên 75 kV (Điều 6 (1), Phụ lục 3)
3. Thiết lập các tiêu chuẩn tương thích điện từ của rơle bảo vệ (Điều 6 (4), Phụ lục 3, 4)
Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực của Dự thảo. Các nước Thành viên WTO có 60 ngày kể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_5029_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
15/ Thông báo của EU về Dự thảo sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) Số 1925/2006 của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu liên quan chất béo chuyển hoá
Ngày 03/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về Dự thảo sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) Số 1925/2006 của Hội đồng và Nghị viện Châu Âu liên quan đến chất béo chuyển hoá, ngoại trừ chất béo chuyển hóa tự nhiên trong mỡ động vật và thực phẩm dành cho người tiêu dùng trong thông báo mã G/TBT/N/EU/602.
Cụ thể, Dự thảo Quy định này đưa ra liều lượng tối đa của chất béo chuyển hoá sản xuất công nghiệp được phép sử dụng trong thực phẩm dành cho người tiêu dùng, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua của Dự thảo vào Quý II năm 2019. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 02/12/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5157_01_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 08/10
16/ Đổi mới hoạt động năng suất của APO trong bối cảnh công nghiệp 4.0
Đổi mới hoạt động năng suất của APO trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 là chủ đề chính được thảo luận tại cuộc họp Lãnh đạo Cơ quan Năng suất Quốc gia lần thứ 59 của Tổ chức Năng suất châu Á (APO), tổ chức tại thành phố Yogyakarta, Indonesia từ ngày 02 – 04/10/2018. Đây là một trong 03 cuộc họp quan trọng thường niên của APO được tổ chức hàng năm với sự tham gia của Tổng thư ký APO và các Lãnh đạo Cơ quan Năng suất quốc gia, các đại biểu trong lĩnh vực nông nghiệp từ các quốc gia thành viên. Đoàn đại biểu Việt Nam do ông Nguyễn Hoàng Linh- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng làm trưởng đoàn tham dự cuộc họp. Về phía nước chủ nhà, ông Bambang Satrio Lelono– Giám đốc APO Indonesia có bài phát biểu chào mừng. Ông Lelono hy vọng cuộc họp năm nay sẽ thảo luận và đề xuất các giải pháp tốt nhất để tất cả các quốc gia thành viên cùng nhau xây dựng APO trở thành tổ chức năng suất quốc tế hàng đầu, và để có được những lợi ích tích cực từ thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0. Giám đốc Lelono nhấn mạnh rằng các chương trình APO sẽ tập trung hơn vào các nhu cầu cụ thể của các nước thành viên trong hoạt động nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh.
Ngài M. Hanif Dhakiri – Bộ trưởng Bộ Nhân lực, Indonesia đã đến tham dự cuộc họp và phát biểu khai mạc. Ông cho rằng không những các quốc gia đang phát triển mà các quốc gia đang phát triển vẫn có nhiều cơ hội để có được những lợi ích từ thành quả của cuộc công nghiệp 4.0 trong việc đổi mới các ngành cũng như và thay đổi các khía cạnh khác nhau của đời sống con người. Chính phủ Indonesia đã thông qua chiến lược và lộ trình “Making Indonesia 4.0” do Bộ Công nghiệp khởi xướng với sự phối hợp của nhiều bộ ngành liên quan, trong đó có Bộ Nhân lực. Ông cũng giới thiệu những chương trình và thành quả mà Indonesia đã và đang thực hiện. Cuối cùng, Bộ trưởng Dhakiri nhấn mạnh APO là một gia đình và khuyến khích các quốc gia thành viên giúp đỡ nhau trong việc nâng cao năng suất lên các cấp cao hơn, và cùng nhau giúp APO trở thành tổ chức năng suất hàng đầu trên thế giới. Ông chính thức tuyên bố Hội nghị lần thứ 59 của Thủ trưởng các NPO khai mạc và chúc cho một cuộc thảo luận sôi nổi, mang tính xây dựng và đạt kết quả.
Tại phiên toàn thể, Tổng thư ký APO- ngài Santhi Kanoktanaporn đã đề cập đến nhu cầu đẩy nhanh việc chuyển đổi các phương pháp tiếp cận của APO để cải thiện năng suất của các nền kinh tế thành viên. Các quốc gia thành viên đã thông qua mô hình chuyển đổi hoạt động mới của APO tại Hội thảo hoạch định chiến lược (SPW) vào tháng 7 năm 2018 tại Tokyo. Ông nhấn mạnh rằng “thực hiện việc chuyển đổi” là một hành trình và cần thời gian để các nước thành viên tiếp cận và cộng tác. Mục tiêu chính của WSM là thảo luận cách APO có thể chuyển thể các khuyến nghị thành kế hoạch hành động trong khi cân bằng các cam kết đã được các quốc gia thành viên đưa ra cho Kế hoạch Chương trình 2019/2020. Ông nhắc lại vai trò của các NPO và Ban Thư ký trong việc đưa ra các sáng kiến mới, thúc đẩy quan hệ hợp tác mạnh mẽ hơn để thực hiện các dự án và các hoạt động tiếp theo và theo dõi kết quả của họ. Trong thời gian tới Ban thư ký sẽ giới thiệu mô hình mới trong giám sát và đánh giá các dự án, chương trình.
Cuộc họp cũng đã thảo luận về các Báo cáo đánh giá tác động các dự án đã triển khai năm 2016 – 2017, báo cáo cuộc họp lập kế hoạch chiến lược SPW, báo cáo hoạt động của Trung tâm chia sẻ tri thức – COE, chương trình Dự án điểm DMP, trong đó có dự án về ứng dụng và chứng nhận Global Gap tại Việt Nam, hệ thống quản lý nguồn lực, dự án, kết nối APO và NPO – ERP. Đại diện của Nhật Bản, Malaysia và Mông Cổ chia sẻ về các chương trình quốc gia về nâng cao năng suất chất lượng của mình. Cuộc họp cũng thảo luận và thống nhất chương trình hoạt động năm 2019 – 2020. Toàn bộ kết quả cuộc họp sẽ được chuẩn bị và báo cáo cho cuộc họp cấp cao APO sẽ tổ chức tại Philippines năm 2019.
Tham dự tại Hội nghị đoàn Việt Nam đã có báo cáo chuẩn bị về định hướng của Việt Nam về việc tiếp cận 4.0 của các ngành, trao đổi và thảo luận về các chương trình hợp tác đa quốc gia thúc đẩy nâng cao năng suất do Việt Nam đăng cai trong năm 2019-2020 trong khuôn khổ hoạt động của APO, cũng như các đề xuất định hướng phát triển về năng suất trong thời gian tới. Bên lề cuộc họp, đoàn Việt Nam cũng đã có các trao đổi song phương với đoàn đại biểu của Malaysia và Đài Loan về hợp tác nghiên cứu, triển khai các dự án liên quan đến chuẩn đối sánh – Benchmarking.
APO là tổ chức liên chính phủ, phi lợi nhuận quốc tế được thành lập vào ngày 11/5/1961 với vai trò hỗ trợ các nước thành viên nâng cao năng suất, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội bền vững của khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 10/10
17/ Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp 4.0
Ngày 10/10/2018, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14-10. Tham dự lễ kỷ niệm có ông Trần Văn Vinh- Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL, ông Hà Minh Hiệp- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL; Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ KHCN, đại diện Vụ KHCN các Bộ, đại diện Chi cục TĐC tỉnh, thành phố, các Trưởng BKT tiêu chuẩn quốc gia, cùng một số doanh nghiệp, hiệp hội.
Chủ đề Ngày Tiêu chuẩn Thế giới năm 2018 là Tiêu chuẩn và cách mạng công nghiệp lần thứ 4 ,nhấn mạnh vai trò của cách mạng công nghiệp 4.0, tiêu chuẩn hóa thúc đẩy công nghệ 4.0 ,nhấn mạnh về tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại những cơ hội cũng chứa đựng những thách thức riêng.
Phát biểu tại khai mạc, Tổng cục trưởng Tổng cục TCĐLCL Trần Văn Vinh khẳng định, vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam. Tiêu chuẩn không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn là cơ sở, định hướng công nghệ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Ngoài ra, tôn vinh đánh giá cao sự đóng góp tích cực của những người làm công tác tiêu chuẩn và mong muốn những người làm công tác tiêu chuẩn cần tiếp tục ban hành, áp dụng các tiêu chuẩn mới và đẩy mạnh hơn nữa công tác tiêu chuẩn ở Việt Nam cũng như tham gia vào tiêu chuẩn quốc tế.
Trong buổi lễ kỷ niệm, chia sẻ Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2018 bà Ngô Thị Ngọc Hà- Phó Viện trưởng phụ trách Viện TCCLVN cho biết, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.
Trong thế kỷ 18, sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng. Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không thể có được
nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch. Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến thức và đổi mới toàn cầu Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị … Tiêu chuẩn quốc tế là một cách mạnh mẽ để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu của chúng ta an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng
của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Đại biểu cũng đã được nghe bài tham luận về tiếp cận sản xuất thông minh từ góc độ tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong đó nhiệm vụ của Tổng cục TCĐLCL với CMCN 4.0 là giảm bớt và hiện đại hóa quy trình, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; Tiếp tục chương trình Nâng cao chất lượng Sản phẩm và Sản phẩm; Xây dựng và trình Chương trình Cơ sở hạ tầng Quốc gia (NQI) theo hướng CMCN 4.0; Xây dựng và trình TTCP phê duyệt và triển khai thực hiện “Đề án tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường đề hỗ trợ doanh nghiệp VN nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến 2025, định hương 2030”; Xây dựng các dự án, nhiệm vụ và giải pháp công nghệ cho công nghiệp Đo lường 4,0 (Metrology 4.0), thành phố thông minh, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp công nghệ cao; Kết nối và học hỏi kinh nghiệm và bài học từ các nước trong khu vực và quốc tế liên quan đến công nghiệp 4.0
Cũng trong buổi lễ kỷ niệm, đại diện các đơn vị trong Tổng cục, và một số đại diện các doanh nghiệp đã ra những bài tham luận chia sẻ về Tiêu chuẩn và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cũng như vai trò của tiêu chuẩn trong các lĩnh vực.
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý
Sáng ngày 9/10/2018, đã diễn ra hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý’. Phát biểu tại hội thảo ông Phan Ngân Sơn- Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ khẳng định: “Trên thực tế, chỉ dẫn địa lý đã và đang chứng minh vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể, quá trình bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã tác động tích cực và rõ ràng đến nhận thức, sự quan tâm, đầu tư về nguồn lực của các địa phương. Đồng thời, chỉ dẫn địa lý cũng đã tác động rõ ràng đến nhận thức của doanh nghiệp, người dân, đến danh tiếng, giá trị của các sản phẩm được bảo hộ”
Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ thông qua Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, các địa phương cũng đã tích cực trong việc tổ chức mô hình quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý, do đó chỉ dẫn địa lý cũng tác động đến giá trị của sản phẩm Chỉ dẫn địa lý cũng đã giúp các địa phương hình thành được các tổ chức tập thể như Hội/Hiệp hội, đại diện cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh để tham gia hoạt động quản lý, phát triển thị trường sản phẩm chỉ dẫn địa lý. Góp phần trong hoạt động tổ chức sản xuất, thương mại sản phẩm trên thị trường.
Ngoài ra trong quá trình xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý vẫn gặp nhiều khó khăn, từ hoạt động xây dựng hồ sơ đăng ký đến xây dựng thể chế, huy động nguồn lực, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức trong quản lý, quảng bá và nâng cao hiệu quả của các chỉ dẫn địa lý đã được nhà nước bảo hộ. Chính vì vậy, để chỉ dẫn địa lý phát huy được hiệu quả, cần có sự tham gia chủ động của các cơ quan quản lý địa phương, doanh nghiệp, người dân trong khu vực địa lý, sự hiểu biết về chỉ dẫn địa lý và các vấn đề có liên quan cũng như các quy định trong quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý của các chủ thể tham gia.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 12/10
18/ Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo cho phát triển bền vững
Sáng 11/10 đã diễn ra chuỗi sự kiện Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) năm 2018 tại Bình Dương.
WTA được thành lập từ năm 1998 nhằm kết nối đổi mới dựa trên khoa học công nghệ với phát triển vùng; xây dựng mối quan hệ hợp tác lẫn nhau và mang lại lợi ích cho sự phát triển các đô thị khoa học; tạo dựng quan hệ đối tác, cùng hợp tác phát triển các khu khoa học công nghệ; thúc đẩy phát triển vùng thông qua các hoạt động hợp tác và trao đổi nhân lực dựa trên quan hệ đối tác. WTA hiện có 106 thành viên là 48 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Với chủ đề “Thành phố thông minh: Động lực đổi mới sáng tạo cho phát triển bền vững”, chuỗi hoạt động của WTA 2018 sẽ thiết lập tầm nhìn mới, nền tảng toàn cầu cho các hoạt động trao đổi, hợp tác về công nghệ giữa các thành viên Hiệp hội, trong xây dựng xã hội phồn vinh, vươn tới nền kinh tế năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng với những biến chuyển của thế giới.
Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định có nhiều cách gọi khác nhau nhưng phải nhìn nhận thực tế CMCN 4.0 diễn ra trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là những ngành dựa trên nền tảng công nghệ thông tin. Nhân loại bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều thời cơ và thách thức.
“Có người ví CMCN 4.0 như một đoàn tàu mà mọi người đừng để lỡ, như một cơn lốc cuốn tất cả chúng ta đi theo. Những ai, những nền kinh tế nào chủ động thì sẽ được hưởng nhiều thành quả và ngược lại thì sẽ không tận dụng được các cơ hội, thậm chí phải đối mặt với nhiều thách thức hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng của đô thị thông minh là sử dụng những hiểu biết hiện có, các lợi thế của cách mạng khoa học công nghệ đem lại để khai thác mọi nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả nhất vì sự phát triển của thế hệ mai sau. Và một trong những nguồn lực rất quan trọng của thời đại ngày nay là tri thức. Bởi không như nhiều loại tài nguyên thiên nhiên (than, dầu mỏ, khoáng sản…) càng khai thác càng ít đi, tri thức càng chia sẻ thì giá trị càng được nhân lên.
Chia sẻ các quan điểm của UNESCO về đô thị thông minh, phát triển bao trùm, phát triển bền vững, Phó Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam nhận thức một nền kinh tế thông minh, một đô thị thông minh đương nhiên luôn luôn gắn với công nghệ mới nhưng đây chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu cuối cùng lấy con người là trung tâm của sự phát triển. “Không để ai bị bỏ lại phía sau không chỉ đơn thuần là hưởng thụ thành quả của sự phát triển mà quan trọng là tất cả mọi cá nhân đều tham gia vào quá trình phát triển”, Phó Thủ tướng nói.
Hơn 20 năm vừa qua Việt Nam luôn cố gắng, nỗ lực và đạt được những thành quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng được duy trì ở mức cao, có nhiều tiến bộ về mặt xã hội. Tuy nhiên, trên thế giới, Việt Nam vẫn là một nước đang phát triển, có thu nhập trung bình thấp. Vì vậy, dù lạc quan nhưng những quốc gia như Việt Nam cần phải nỗ lực rất nhiều trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt là liên quan đến các yếu tố dẫn dắt một nền sản xuất mới như nền tảng công nghệ, nhân lực chất lượng cao.
CMCN 4.0 là sự kết nối tất cả các hoạt động, các cộng đồng, không chỉ giữa thiết bị với thiết bị, giữa người với thiết bị mà quan trọng hơn cả là giữa người với người ở cấp độ cá nhân, đến từng tổ chức, doanh nghiệp và quốc gia. WTA cũng đứng trước những thời cơ mới để mạng lưới khoa học, mạng lưới các đô thị khoa học, hoạt động đổi mới, sáng tạo từ các thành viên của WTA lan tỏa ra khắp nơi trên thế giới, đóng góp ngày càng quan trọng vào sự phát triển của các quốc gia, các nền kinh tế, vì một thế giới hòa bình, thịnh vượng, mãi xanh.
Thông điệp Ngày Tiêu chuẩn Thế giới 14/10/2018
Giống như hơn 250 năm trước, các tiêu chuẩn rất quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, giờ đây, trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiêu chuẩn cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng tương tự. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có thể được mô tả như là sự ra đời của một loạt các công nghệ mới, làm mờ ranh giới truyền thống giữa thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Sự gia tăng kết nối của con người và mọi thứ sẽ tác động đến cách chúng ta sản xuất, giao dịch và giao tiếp, giống như sức mạnh hơi nước đã biến đổi phương thức sản xuất và cách sống của nhiều xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên.
Trong thế kỷ 18, sự chuyển đổi từ công việc thủ công sang máy móc, thiết bị đã làm tăng nhu cầu về tiêu chuẩn. Ví dụ như để thay thế các chi tiết máy và cho phép sản xuất hàng loạt các linh kiện chuyên dụng. Ngày nay, tiêu chuẩn sẽ một lần nữa đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi sang một kỷ nguyên mới. Tốc độ thay đổi mà chúng ta đang chứng kiến sẽ không thể có được
nếu không có tiêu chuẩn. Các nhà sáng tạo dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, như tiêu chuẩn do IEC, ISO và ITU xây dựng, để đảm bảo khả năng tương thích và khả năng tương tác, để các công nghệ mới có thể được áp dụng một cách liền mạch. Tiêu chuẩn cũng là một phương tiện để truyền bá kiến thức và đổi mới toàn cầu. Bên cạnh đó, tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cũng chứa đựng những thách thức riêng. Robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp (hay còn gọi là in 3D) sẽ thay đổi cách chúng ta tạo ra hàng hóa và cung cấp cho chúng ta khả năng “in mọi thứ” ở nhà và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Đây chỉ là một số ví dụ về các vấn đề bộc lộ ở thế hệ công nghệ thông minh mới được đặc trưng bởi: dữ liệu lớn, tích hợp gia tăng, lưu trữ đám mây và truyền thông mở của các thiết bị … Tiêu chuẩn quốc tế là một cách mạnh mẽ để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Ví dụ, tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu của chúng ta an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã bắt đầu, nhưng để nắm bắt được đầy đủ tiềm năng của nó đối với sự tiến bộ của xã hội thì tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 24/10
19/ Cách mạng 4.0 thay đổi căn bản chúng ta
Nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Klaus Schwab khẳng định, cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ ảnh hưởng tới cách sống của con người mà còn định nghĩa lại chúng ta là ai.
Trong cuốn sách “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” được phổ biến tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN đã diễn ra tại Hà Nội, ông khẳng định, cuộc cách mạng này hoàn toàn khác biệt về tầm vóc, quy mô và độ phức tạp so với bất kỳ cuộc cách mạng nào trướcg đây.
Với đặc trưng là một loạt công nghệ mới hòa trộn thế giới vật chất, thế giới số và thế giới sinh học, những bước phát triển của cuộc cách mạng này đang ảnh hưởng đến mọi quy tắc, mọi nền kinh tế, mọi ngành nghề và chính phủ, thậm chí thách thức cả nội hàm của khái niệm “con người”.
Trí tuệ nhân tạo đã sớm hiện diện quanh ta, từ các siêu máy tính, thiết bị bay không người lái, trợ lý ảo đến công nghệ in 3D, giải mã gen, nhiệt kế thông minh, cảm biến đeo người và các siêu vi mạch nhỏ hơn hạt cát.
Nhưng đây mới chỉ là khởi đầu: vất liệu nano cứng hơn thép 200 lần, mỏng hơn sợi tóc 1 triệu lần,… Hãy tưởng tượng những “nhà máy thông minh” trong đó các hệ thống sản xuất toàn cầu được điều phối ảo, hay điện thoại di động cấy ghép được trên cơ thể người nhờ sử dụng vật liệu sinh học tổng hợp.
Ông cho rằng, cuộc cách mạng này có ý nghĩa quan trọng và có tác động lan tỏa sâu sắc hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây trong lịch sử nhân loại.
Thay đổi từ chính phủ
Ông cho rằng cuộc cách mạng này đang định hình lại cách hoạt động của các tổ chức và thể chế công. Những thay đổi này buộc chính phủ phải điều chỉnh bằng cách tự làm mới mình và tìm ra những cách thức hợp tác với người dân và khu vực tư nhân.
Chính phủ cũng phải thích ứng với thực tế là quyền lực từ nhà nước chuyển dịch sang các thực tể phi nhà nước, từ các thể chế đã có sẵn sang những mạng lưới lỏng lẻo. Các công nghệ mới, các nhóm xã hội và những tương tác họ tạo ra cho phép hầu như bất kỳ ai cũng có thể tạo ra ảnh hưởng theo cách mà chỉ mấy năm trước vẫn còn là không tưởng.
Công nghệ sẽ ngày càng trao thêm sức mạnh cho người dân, đem lại phương thức mới để họ thể hiện quan điểm, tạo điều kiện cho họ phối hợp hành động và có thể tránh khỏi sự giám sát của chính phủ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng, khi công nghệ giám sát mới có thể lại tạo ra quyền lực vạn năng cho các cơ quan công quyền.
Tốc độ thay đổi nhanh chóng của cuộc cách mạng này đang đặt ra thách thức ở cấp độ chưa từng có với các nhà quản lý. Bộ máy chính trị, lập pháp và hành pháp thường chạy theo sự kiện, không thể ứng phó với tốc độ thay đổi công nghệ và tầm vóc ảnh hưởng của nó. Chu kỳ tin tức 24 giờ gây áp lực cho giới lãnh đạo phải đưa ra các bình luận hoặc hành động ngay lập tức, giảm thời gian cần có để đưa ra các phản ứng chuẩn mực, đúng nguyên tắc và tính toán kỹ càng.
Ông đưa ra hai triết lý để chính phủ tiếp cận. Thứ nhất, những gì không quy định rõ là bị cấm đều được phép. Thứ hai, những gì không quy định rõ là được phép đều bị cấm. Chính phủ phải tạo điều kiện để đổi mới sáng tạo phát triển, đồng thời phải giảm thiểu rủi ro.
Cho đến từng các cá nhân
Schwab nhận xét, nhiều loại hình công việc, đặc biệt là những công việc có đặc thù máy móc lặp đi lặp lại và đòi hỏi lao động chân tay chính xác đã được tự động hóa. Sớm hơn dự đoán của đa số, công việc của những nghề như luật sư, phân tích tài chính, bác sỹ, phóng viên, kế toán, bảo hiểm hay thủ thư có thể sẽ được tự động hóa một phần hay toàn bộ.
Thực tế cho thấy, cách mạng lần này có vẻ tạo ra ít việc làm hơn trong ác ngành công nghiệp mới so với các cuộc cách mạng trước đây. Thậm chí, một báo cáo được Schwab trích dẫn cho thấy, 47% số việc làm tại Mỹ có nguy cơ bị tự động hóa trong một hoặc hai thập kỷ tới với đặc thù là quy mô triệt tiêu việc làm rông hơn nhiều và với tốc độ nhanh hơn nhiều so với những lần chuyển dịch thị trường lao đọng trong các cuộc cách mạng trước đây.
Theo đó, ông nhận xét, cuộc cách mạng này không chỉ thay đổi cách chúng ta làm việc mà còn thay đổi bản thân chúng ta. Nó tác động nhiều mặt đến mỗi chúng ta, ảnh hưởng đến bản sắc cá nhân và những khía cạnh liên quan – ý thức về sự riêng tư, khái niệm về sở hữu, tập quán tiêu dùng, cách chúng ta dành thời gian cho công việc và giải trí, cách phát triển sự nghiệp và trau dồi kỹ năng.
Tuy nhiên, tiến bộ công nghệ đang đẩy chúng ta đến những biên giới mới về luân lý. Liệu chúng ta chỉ nên sử dụng những tiến bộ đáng kinh ngạc của sinh học để chửa bệnh hay làm lành vết thương, hay nên dùng chúng để biến bản thân thành những con người hoàn hảo hơn?
Nếu chấp nhận phương án sau, chúng ta có nguy cơ biến cha/mẹ thành một phần của xã hội tiêu dùng, nơi trẻ em trở thành hàng hóa, những vật thể được đặt hàng theo nguyện vọng của chúng ta? Và “hoàn hảo hơn” nghĩa là gì? Là miễn nhiễm với bệnh tật? Sống lâu hơn? Thông minh hơn? Chạy nhanh hơn? Có ngoại hình như ý muốn?
Nguồn: thanhtra.com.vn
Ngày 26/10
20/ Thông báo của EU về Dự thảo bổ sung Quy định EU 2017/1369
Ngày 09/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về Dự thảo bổ sung Quy định EU 2017/1369 của Nghị viện châu Âu và của Hội đồng liên quan đến ghi nhãn năng lượng màn hình điện tử và bãi bỏ Quy định Ủy ban Số 1062/2010 trong thông báo mã G/TBT/N/EU/610.
Cụ thể, dự thảo Quy định này yêu cầu nhà cung cấp, trước khi sản phẩm có thể được tiêu thụ trên thị trường EU, phải đăng tải dữ liệuvề nhãn, thông tin sản phẩm và tài liệu kỹ thuật vào cơ sở dữ liệu đăng ký sản phẩm. Quy định này áp dụng cho các màn hình điện tử (cụ thể là màn hình tivi, biển báo) được sử dụng tại thị trường EU và bãi bỏ Quy định (EU) số 1062/2010 liên quan đến ghi nhãn năng lượng của TV
Dự thảo Quy định dựa trên nghiên cứu đánh giá và trao đổi với các bên liên quan. Năm 2017, một nghiên cứu về sự hiểu biết của người sử dụng đối với nhãn được tiến hành.
Thời gian dự kiến thông qua của Dự thảo vào tháng 02/2019. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 08/12/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5274_01_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
21/ Thông báo của EU về Dự thảo Quy định đối với màn hình điện tử theo Chỉ thị 2009/125/EC
Ngày 09/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về Dự thảo Quy định đối với màn hình điện tử theo Chỉ thị 2009/125 /EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu; sửa đổi Quy định Ủy ban (EC) số 1275/2008 và bãi bỏ Quy định Ủy ban (EC) 642/2009 trong thông báo mã G/TBT/N/EU/609.
Cụ thể, dự thảo quy định đưa ra các yêu cầu về hiệu suất năng lượng tối thiểu, đặc biệt là nhu cầu năng lượng tối đa ở các chế độ mở, chờ, và network standby (chế độ chờ những vẫn kết nối mạng) và tắt. Không yêu cầu điện năng tối đa ở chế độ mở phải được hiển thị trên màn hình chỉ dẫn. Ngoài ra, dự thảo cũng đưa ra yêu cầu về hiệu quả tài nguyên, bao gồm thiết kế để tăng cường khai thác các thành phần chính, ghi dấu các bộ phận làm bằng nhựa và có logo để cảnh báo chứa thủy ngân hoặc cadmiu. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125/EC, các màn hình điện tử không đáp ứng những yêu cầu này sẽ không được phép sử dụng trên thị trường EU. Quy định này áp dụng đối với các màn hình điện tử (cụ thể là màn hình tivi, biển báo) được sử dụng tại thị trường EU. Dự thảo dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ thuật, môi trường và kinh tế và đã xem xét ý kiến của các bên liên quan khác nhau. Thời gian dự kiến thông qua của Dự thảo vào tháng 01/2019. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày công bố trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 08/12/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5273_01_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 31/10
22/ Lợi ích khi sử dụng các sản phẩm có áp dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm
Trong thời điểm hàng giả, hàng nhái ngày càng khó quản lý, nhu cầu tìm hiểu cặn kẽ về nguồn gốc sản xuất ra sản phẩm ngày càng cao, việc thực hiện truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ trở nên vô cùng tiện lợi.
Truy xuất hàng hóa từ mã vạch là giải pháp hiệu quả, ngăn chặn “đất sống” của những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Từ việc mang đến nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp, mã QR và các ứng dụng quét mã trở nên ngày càng phổ biến.
Lợi ích từ việc sử dụng các sản phẩm áp dụng dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm sẽ đảm bảo người tiêu dùng không mua phải hàng giả, hàng nhái; dễ dàng kiểm tra được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa
Dịch vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm giúp người tiêu dùng có được những thông tin chính xác về sản phẩm, được cung cấp từ doanh nghiệp. Người tiêu dùng khi sử dụng dịch vụ này được cảnh báo nếu sản phẩm đang xem đã được bán, có khả năng bị làm giả. Đây là một điểm mà có thể nói bất kỳ người tiêu dùng nào cũng rất quan tâm và ủng hộ. Đứng từ góc độ người tiêu dùng, mọi người đều ủng hộ sản phẩm dán tem truy xuất nguồn gốc là cách bảo vệ quyền lợi của chính mình. Bởi, khi người tiêu dùng đòi hỏi và sẵn sàng chi nhiều hơn cho những sản phẩm an toàn, chất lượng thì doanh nghiệp sẽ chủ động sản xuất “sạch” nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thêm vào đó, tình trạng hàng giả, kém chất lượng sẽ từng bước được ngăn chặn. Bởi mỗi sản phẩm đều được dán một mã riêng. Một khi đã được bán ra, tem sẽ bị hủy và không thể tái sử dụng cho mục đích làm nhái.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tại nước ta, truy xuất nguồn gốc thực phẩm là hoạt động còn khá mới song đã và đang được triển khai nhanh chóng. Việc sử dụng tem truy xuất nguồn gốc ngày càng trở nên phổ biến, người tiêu dùng và các bên liên quan có thể truy xuất thông tin nhanh chóng, chính xác, qua đó nâng cao niềm tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm có gắn tem truy xuất nguồn gốc. Bà Đặng Thị Phương Ninh – Tổng giám đốc Công ty phát triển kinh tế Duyên Hải (Cofidec) cho biết, việc truy xuất nguồn gốc đối với công ty là điều tiên quyết, bởi khách hàng hiện nay đòi hỏi rất cao tính minh bạch của sản phẩm. Hơn nữa, việc truy xuất nguồn gốc bằng công nghệ quét tem QR Code sẽ giúp người tiêu dùng nhanh nhất biết được: thông tin trang trại, nơi chế biến, nhà sản xuất, tên thực phẩm, giá cả, các địa điểm phân phối, thời gian cụ thể từng giai đoạn… Điều này đồng nghĩa với việc, doanh nghiệp sản xuất, phân phối thực phẩm sẽ cần phải tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về khâu nuôi trồng, thu hoạch, bảo quản, vận chuyển thực phẩm…
Nâng cao nhận thức trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm để doanh nghiệp và người tiêu dùng cùng nhau ngăn chặn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc lộng hành. Quan trọng hơn, người tiêu dùng sẽ yên tâm lựa chọn những sản phẩm sạch cho gia đình và tin tưởng vào thực phẩm Việt.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 05/11
23/ Philippines đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn chung cho phụ gia thực phẩm, sữa và các sản phẩm từ sữa
Ngày 29/10 /2018, Philippines thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn chung cho phụ gia thực phẩm (Tiêu chuẩn Codex 192-1995); Tiêu chuẩn chung về sử dụng bơ sữa (Tiêu chuẩn Codex 206-1999)
Tiêu chuẩn Codex về sữa và các sản phẩm từ sữa theo quy định tại Lệnh này; và Tiêu chuẩn khu vực Codex cho các sản phẩm đậu tương không lên men trong mã thông báo G/TBT/N/PHL/207. Dự thảo này nhằm mục đích chính thức áp dụng các tiêu chuẩn codex đáp ứng quy định trong phần IV.A mục 1-10 (Hướng dẫn chung) của bản dự thảo này, để làm cơ sở trong việc phân loại và xác định các sản phẩm thực phẩm. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng công báo trên toàn quốc. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 28/11/2018.Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/PHL/18_5658_00_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 08/11
24/ Hàn Quốc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy định thực thi Đạo luật mỹ phẩm
Ngày 25/10 /2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi Quy định thực thi Đạo luật mỹ phẩm trong mã thông báo G/TBT/N/KOR/795.
Các sửa đổi như sau:
1) Mở rộng phạm vi tiêu chuẩn đủ điều kiện cho các cơ sở sản xuất/bán hàng
A. Người có bằng cấp chuyên ngành liên quan đến dược phẩm từ một trường cao đẳng hoặc bằng cử nhân trở lên.
B. Người đã hoàn thành các khóa đào tạo về quản lý bán hàng (đào tạo trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm xà phòng làm đẹp, bột nhuộm tóc đen hoặc sáp tẩy lông) 2) Bổ sung “xà phòng làm đẹp, bột nhuộm tóc đen và sáp tẩy lông” vào danh mục mỹ phẩm. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào ngày 24/12/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_5596_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
25/ Đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam
Hiện nay, trong nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp chưa chủ động xây dựng và triển khai thực hiện hệ thống các hoạt động tự bảo đảm đo lường, công nghiệp sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường còn nhiều hạn chế, trình độ thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước. Hạ tầng đo lường của Việt Nam còn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp Việt Nam.
Trước những vướng mắc đó, Quyết định số 996/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được ban hành với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực, ngành ưu tiên triển khai xây dựng và thực hiện hiệu quả Chương trình đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp, đẩy mạnh hoạt động sản xuất phương tiện đo, chuẩn đo lường tại Việt Nam đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của doanh nghiệp , của thị trường, tiết giảm ngoại tệ nhập khẩu phương tiện đo, chuẩn đo lường.
Để thực hiện các mục tiêu trên, Đề án sẽ tiến hành đổi mới, sửa đổi chính sách tạo thuận lợi hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp; tăng cường phát triển hạ tầng đo lường quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đo lường; triển khai công tác hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm hàng hóa….
26/ Định hướng phát triển hạ tầng đo lường giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Với những thành tựu đạt được trong việc ban hành các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật về đo lường đáp ứng cơ bản yêu cầu quản lý nhà nước và nhu cầu về đo lường của doanh nghiệp; hệ thống các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường trên địa bàn cả nước đã được xác lập. Việt Nam đã được quốc tế thừa nhận khả năng đo và hiệu chuẩn (CMC) cho 31 phép CMC. Để nâng cao, đổi mới hơn nữa trong hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam. Đề án “Tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế giai đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được ban hành, với mục tiêu định hướng phát triển cho hạ tầng đo lường
Cụ thể đến năm 2025, sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận đủ 41 chuẩn đo lường quốc gia theo quy hoạch ; công nhận ít nhất 200 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; thống nhất chung định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật đo lường từ cấp quốc gia đến cấp bộ ngành, địa phương; Phát triển được ít nhất 100 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 10.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 50.000 doanh nghiệp; Triển khai áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 1000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường
Đến năm 2030 sẽ phát triển hạ tầng đo lường quốc gia đáp ứng công nhận ít nhất 300 phép đo hiệu chuẩn được quốc tế thừa nhận; phát triển ít nhất 250 chất chuẩn, chuẩn đo lường, phương tiện đo các loại; Bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ về đo lường ít nhất 20.000 cán bộ tham gia hoạt động đo lường; Triển khai Chương trình đảm bảo đo lường ít nhất 100.000 doanh nghiệp; Áp dụng bộ tiêu chí quốc gia đánh giá các lĩnh vực đo lường ít nhất 2000 phòng thí nghiệm được công nhận trong cả nước cho các lĩnh vực đo lường
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 09/11
27/ Áp dụng hệ thống kinh doanh liên tục- doanh nghiệp giảm mối lo về rủi ro
Tiêu chuẩn ISO 22301- Hệ thống kinh doanh liên tục với mục đích thiết lập kế hoạch, xây dựng, thực hiện, vận hành, giám sát, xem xét, duy trì, cải tiến liên tục hệ thống quản lý được ghi nhận để bảo vệ chống lại, làm giảm khả năng xảy ra cũng như tần suất xuất hiện của các sự cố cũng như chuẩn bị cách ứng phó và tăng khả năng phục hồi khi sự cố không mong muốn phát sinh. Được thiết kế nhằm giúp quản lý rủi ro ảnh hưởng đến tính liên tục của doanh nghiệp và đảm bảo việc phục hồi doanh nghiệp trong trường hợp bị gián đoạn.
Đồng bộ hóa
Thời gian qua, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã cùng phổ biến và hướng dẫn cho hàng nghìn doanh nghiệp Việt áp dụng và duy trì hệ thống tiêu chuẩn quốc tế ISO. Hầu hết hiện nay các doanh nghiệp có tiếng đều đang áp dụng và được chứng nhận ISO 9001 và ISO 14001,…
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp khi có chứng nhận ISO 9001 vẫn còn lúng túng trong việc khắc phục sự cố gây gián đoạn hoạt động và ảnh hưởng tới khách hàng. Chính vì thế việc ban hành và áp dụng ISO 22301 sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện và khắc phục tình trạng đó.
Các lợi ích không ngờ tới
Các lợi ích khi áp dụng ISO 22301:2012:Giảm thiếu được rủi ro, nhận biết được rủi ro đang tồn tại trong doanh nghiệp và hỗ trợ phân tích rủi ro đó; Giảm thiểu được thời gian gây gián đoạn và tăng doanh thu mang lại các giá trị dài hạn cho doanh nghiệp; Giúp bảo vệ danh tiếng cũng như thương hiệu cho doanh nghiệp, giải quyết nhanh chóng kịp thời sự cố ngoài mong muốn; Cuối cùng cải thiện tính năng sẵn sàng đối mặt với các thảm họa, thiết lập quy trình để duy trì và cập nhật kế hoạch cho sự liên tục cải thiện tính sẵn sàng.
Việc áp dụng ISO 22301 là rất cần thiết nhằm giúp doanh nghiệp ứng phó được các sự cố, giảm rủi ro, thiệt hài về tài lực và nhân lực, tạo niềm tin và uy tín đối với khách hàng
28/ Lợi ích đem lại từ việc chứng nhận Tiêu chuẩn ISO 22301
Mọi doanh nghiệp hiện nay đều cần được đảm bảo an toàn về những sự gián đoạn, sự cố, các mối đe dọa bên trong và bên ngoài. Tiêu chuẩn ISO 22301 đã được phát triển để bảo vệ chống lại các mối đe dọa, giảm khả năng xảy ra và đảm bảo doanh nghiệp phục hồi từ các sự cố gián đoạn.
Lợi ích của việc sở hữu chứng nhận
Thiết lập một khuôn khổ để xác định, giảm và quản lý các mối đe dọa cho tổ chức của doanh nghiệp; Tăng năng suất tổ chức bằng phương pháp tiếp cận thực tiễn “Plan, Do, Check, Act”; Chứng minh sự tuân thủ các yêu cầu của khách hàng, quy định và / hoặc các yêu cầu khác; Giảm chi phí đánh giá về kinh doanh liên tục trong và ngoài doanh nghiệp; Cải thiện thời gian phản hồi sự cố và giảm thiểu các mối đe dọa; Doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh với tiêu chuẩn được quốc tế công nhận; Tăng sự tự tin của khách hàng và thể hiện sự kiên cường; Cung cấp đánh giá và cải tiến liên tục
Đối với khách hàng của doanh nghiệp
Việc sở hữu chứng nhận ISO 223013 giúp cho khách hàng của doanh nghiệp: cải thiện dịch vụ và an ninh; Tăng cường bảo mật Tuân thủ luật pháp; Giảm sự cố và thiệt hại; Mức phân phối khách hàng cấp cao
Ngoài ra, có thể kết hợp Tiêu chuẩn ISO 223013 với tiêu chuẩn ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng), ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường), ISO / IEC 27001 (Hệ thống quản lý an ninh thông tin) và các Tiêu chuẩn hệ thống quản lý khác như ISO / IEC 20000-1 (Công nghệ thông tin – Quản lý dịch vụ) và ISO 28000 (Hệ thống tiêu chuẩn quản lý an ninh chuỗi cung ứng)
Bởi để có một mức độ tương thích và phù hợp với các hệ thống quản lý có liên quan mà có thể hỗ trợ tích hợp và thực hiện hoạt động
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 12/11
28/ Quy định mới của Hoa Kỳ về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học
Ngày 22/10/2018, Cơ quan bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ban hành dự thảo bổ sung các quy định mới về sử dụng mức đáng kể một số chất hóa học dựa theo Đạo luật kiểm soát các chất độc hại (TSCA) trong thông báo mã G/TBT/N/USA/1401.
Theo đó, quy định áp dụng đối với 13 chất hóa học, các hóa chất này thuộc diện phải thông báo trước khi sản xuất (PMNs) và phải tuân theo lệnh chấp nhận được ban hành bởi EPA dựa theo TSCA. Động thái này yêu cầu những người sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu) hoặc xử lý bất kỳ chất nào trong 13 chất hóa học này nếu được coi là sử dụng mới ở mức đáng kể và thuộc phạm vi áp dụng của quy định này phải thông báo cho EPA trước ít nhất 90 ngày. Sau khi nhận được thông báo, EPA sẽ đánh giá về mục đích sử dụng trong thời hạn xem xét. Các tổ chức, cá nhân không được phép sản xuất (bao gồm cả nhập khẩu), sử dụng hoặc xử lý các chất này cho đến khi EPA tiến hành xem xét thông báo, đưa ra quyết định phù hợp với thông báo và các tổ chức, các nhân thực hiện các yêu cầu trong quyết định đó. Chưa xác định thời gian thông qua và thời gian có hiệu lực của Dự thảo. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 15/11/2018. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/USA/18_5541_00_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
29/ Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam
Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững giai đoạn 2018 – 2025 định hướng đến năm 2030, là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Trong đó, sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các phương tiện khác góp phần thúc đẩy nâng cao sức cạnh tranh, đổi mới, sáng tạo, minh bạch, tinh gọn, hiệu lực hiệu quả quản lý của chính quyền các đô thị, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội. Đề án này lấy người dân làm trung tâm, hướng tới mục tiêu để mọi thành phần trong xã hội có thể được thụ hưởng lợi ích, tham gia đầu tư xây dựng và giám sát, quản lý đô thị thông minh, góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam.
Dựa trên thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, ứng dụng các công nghệ hiện đại, đồng bộ, đảm bảo tính trung lập về công nghệ, có khả năng tương thích với nhiều nền tảng, đảm bảo an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ thông tin cá nhân của người dân, đảm bảo sự đồng bộ giữa các giải pháp công nghệ và phi công nghệ; đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng ICT hiện có dựa trên Khung tham chiếu ICT phát triển đô thị thông minh, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của đô thị thông minh cũng như giữa các đô thị thông minh; sử dụng các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.
Đề án tổ chức thực hiện phát triển đô thị thông minh bền vững kết hợp cả hai cách từ trên xuống và từ dưới lên, Trung ương điều hành tập trung xây dựng hệ thống quy định pháp lý và chính sách hỗ trợ, các địa phương đóng vai trò chủ động. Khuyến khích sự tham gia đầu tư, xã hội hóa phát triển đô thị thông minh trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ các chi phí và rủi ro, hài hòa lợi ích của các bên có liên quan, khuyến khích sử dụng các sản phẩm, dịch vụ trong nước. Tổ chức thực hiện thí điểm điển hình, rút kinh nghiệm trước khi nhân rộng, tiến hành dần từng bước, có những tiến bộ cụ thể và vững chắc, dựa trên đặc điểm riêng của đô thị, hài hòa giữa yêu cầu phát triển dài hạn của đô thị với nhu cầu bức thiết của người dân, đảm bảo hiệu quả đầu tư ngắn hạn và dài hạn, không phát triển tự phát, tràn lan, theo phong trào.
Trong giai đoạn 2018 – 2025, đề án ưu tiên xây dựng các nội dung cơ bản bao gồm: Quy hoạch đô thị thông minh; Xây dựng và quản lý đô thị thông minh; Cung cấp các tiện ích đô thị thông minh cho các tổ chức, cá nhân trong đô thị với Cơ sở nền tảng là Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống hạ tầng ICT trong đó bao gồm cơ sở dữ liệu không gian đô thị thông minh được kết nối liên thông và hệ thống tích hợp hai hệ thống trên.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
30/ Vai trò của tiêu chuẩn trong phát triển đô thị thông minh
Mặc dù công nghệ thông minh, phương tiện thông minh, dịch vụ thông minh, hệ thống thông minh… rất quan trọng, nhưng để có thể kết nối tất cả các thành tố trên thành một hệ thống chỉnh thể, vận hành nhịp nhàng, phối hợp hiệu quả thì cần phải có tiêu chuẩn.
Cơ sở hạ tầng hiệu quả, môi trường sống thân thiện và phát triển KT-XH bền vững, nó được biểu hiện qua nền kinh tế hiện đại, hệ thống giao thông thông minh, quản lý đô thị thông minh, xử lý môi trường hiệu quả, chất lượng cuộc sống tốt, cơ sở của sự thông minh là công nghệ thông tin truyền thông (ICT) giúp cho các lĩnh vực vận hành, quản lý, cung cấp dịch vụ đô thị được tiến hành một cách thông minh, tăng trưởng bền vững là những yếu tố hội tụ của đô thị thông minh. Mặc dù công nghệ thông minh, phương tiện thông minh, dịch vụ thông minh, hệ thống thông minh… rất quan trọng, nhưng để có thể kết nối tất cả các thành tố trên thành một hệ thống chỉnh thể, vận hành nhịp nhàng, phối hợp hiệu quả thì cần phải có tiêu chuẩn.
Tính liên kết, tính tổng thể
Tiêu chuẩn giúp tạo ra sự kết nối giữa các bộ phận; tiêu chuẩn về dữ liệu sẽ giúp đảm bảo một khuôn mẫu dữ liệu chuẩn, thống nhất áp dụng cho mọi mức độ, nhu cầu khai thác khác nhau, đảm bảo tính bảo mật thông tin truy cập và khai thác; tiêu chuẩn quản lý tạo ra một khuôn khổ giao tiếp chung, các thành tố khác nhau đều có một định dạng kết nối chung. Tất cả những điều này rất có ý nghĩa cho các nhà cung cấp dịch vụ, nhà vận hành và người khai thác để có một ngôn ngữ chung, một cách tiếp cận thống nhất trong triển khai áp dụng, kiểm tra, đánh giá, giao dịch, quản lý chất lượng, liên kết phối hợp, chia sẻ khai thác. Nếu thiếu tiêu chuẩn, thì thành phố thông minh sẽ chỉ là những mảng sáng rời rạc, không có tính liên kết, không có tính tổng thể và tất nhiên là sẽ không thể phát huy hiệu quả cao nhất của một đô thị hiện đại.
Triển khai và áp dụng
Các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hàng đầu như ISO, IEC, ITU, CEN-CENCELEC.. đã rất tích cực nghiên cứu, triển khai dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc tế về thành phố thông minh, trong lĩnh vực tiêu chuẩn chuyên ngành của họ.
Trong thời gian qua, Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng rất quan tâm và chỉ đạo sát sao, đẩy mạnh nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về thành phố thông minh, tập trung xây dựng TCVN trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế ISO, IEC, ITU…
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 13/11
31/ Quy định của Hoa Kỳ về mức độ sử dụng hóa chất gây suy giảm khả năng sinh sản
Ngày 30/10/2018, Hoa Kỳ đưa ra Dự thảo sửa đổi mức độ sử dụng hóa chất gây suy giảm khả năng sinh sản: Tính toán lượng tiêu thụ trung bình của người tiêu dùng trong thông báo mã G/TBT/N/USA/1408.
Cụ thể, khi doanh nghiệp đưa ra “mức độ” hóa chất gây suy giảm chức năng sinh sản trong một sản phẩm thực phẩm, “mức độ” đó không được tính bằng cách lấy trung bình nồng độ của hóa chất trong các sản phẩm thực phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau hoặc được sản xuất ở các cơ sở khác nhau. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian thông qua và thời gian có hiệu lực của Dự thảo. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 19/11/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/USA/18_5662_00_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
32/ Cách tiếp cận của Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 để góp phần nâng hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 sử dụng cách tiếp cận theo quá trình khi xây dựng, áp dụng và cải tiến hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) nhằm nâng cao việc thỏa mãn của khách hàng thông qua việc đáp ứng các yêu cầu của họ.
Việc hiểu và quản lý các quá trình có liên quan lẫn nhau trong một hệ thống sẽ giúp tổ chức kiểm soát tốt mối quan hệ đó và góp phần nâng cao kết quả tổng thể của tổ chức.
Cách tiếp cận quá trình trong HTQLCL giúp tổ chức hiểu và nhất quán trong việc đáp ứng các yêu cầu, xem xét việc tạo giá trị gia tăng cho các quá trình, đạt được kết quả thực hiện quá trình một cách hiệu lực và cải tiến các quá trình trên cơ sở đánh giá dữ liệu và thông tin.
Tuy nhiên, cách tiếp cận này đòi hỏi tổ chức phải xác định, quản lý các quá trình một cách hệ thống và hiểu sự tương tác giữa chúng để đạt được kết quả dự kiến phù hợp với chiến lược và chính sách chất lượng mà tổ chức đã xây dựng. Đồng thời, phải kết hợp chu trình P-D-C-A với tư duy dựa trên việc nhận định các rủi ro nhằm tận dụng những cơ hội và ngăn ngừa những kết quả mà tổ chức không mong đợi.
Việc chấp nhận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 và thực hiện các yêu cầu của tiêu chuẩn này nhằm bổ sung cho các yêu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và là một quyết định chiến lược, giúp cải tiến toàn bộ kết quả hoạt động của tổ chức.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 20/11
33/ Hàn Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn phê duyệt hoạt chất và sản phẩm diệt khuẩn
Ngày 06/11 /2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn phê duyệt hoạt chất và sản phẩm diệt khuẩn trong mã thông báo G/TBT/N/KOR/798. Các nội dung chính của dự thảo như sau:
– Bộ Môi trường công bố tiêu chuẩn phê duyệt hoạt chất và sản phẩm diệt khuẩn theo Điều 12 (2) và Điều 20 (2) của Đạo luật về an toàn hoá chất và chất diệt khuẩn (Luật số 15511, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2019).
– Dự thảo sẽ cung cấp các tiêu chí khoa học để phê duyệt hoạt chất hoặc sản phẩm diệt khuẩn như về tác động bất lợi đối với sức khỏe con người và môi trường, hiệu quả…
Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực vào 01/1/2019. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 26/11/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/KOR/18_5725_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
34/ Đài Loan đưa ra Dự thảo sửa đổi các quy định về quản lý việc xem xét, đăng ký và cấp phép đối với thực phẩm và các sản phẩm liên quan
Ngày 08/11/2018, Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi các quy định về quản lý việc xem xét, đăng ký và cấp phép đối với thực phẩm và các sản phẩm liên quan (Thông báo số 1071302691 ban hành bởi Bộ Y tế và Phúc lợi) trong mã thông báo G/TBT/N/TPKM/341.
Tên của các quy định đã được thay đổi thành “Quy định quản lý việc xem xét, đăng ký và cấp giấy phép cho thực phẩm và các sản phẩm liên quan”. Sửa đổi quan trọng nhất của dự thảo là sửa đổi các điều khoản có liên quan về sữa bột cho trẻ sơ sinh và sữa dành cho trẻ dưới 6 tháng tuổi (sữa formula). Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 07/1/2019.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/TPKM/18_5799_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
35/ Siết chặt quy định về hóa chất, doanh nghiệp xuất khẩu
Khuyến nghị được các chuyên gia từ châu Âu đưa ra tại Hội thảo về các quy định pháp lý liên quan đến hóa chất đối với hàng hóa nhập khẩu vào EU do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội đó chính là Liên minh châu Âu (EU) áp dụng quy định mới về hóa chất có tác động lớn tới nhiều ngành hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam, nhất là dệt may, da giày, nội thất…
Theo TS. Jan Nylund, chuyên gia hóa chất từ Công ty TNHH Chemetors ,quy định REACH liên quan đến các hóa chất, hợp chất và các vật phẩm, được ban hành có hiệu lực từ 1/6/2007 để thay thế cho 40 luật về hóa chất ở EU. Ông khuyến cáo sản phẩm hàng hóa chứa chất Phthalate, Cadimi và Amiăng… đứng đầu về vi phạm quy định REACH của EU. Chính vì vậy, nếu muốn tránh rủi ro xuất hàng sang EU, doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ từng hóa chất có trong sản phẩm của mình và nhận thức đầy đủ về quy định REACH. Không thực hiện đầy đủ quy định REACH, hàng hóa xuất sang EU sẽ bị từ chối thông quan.
Sang năm 2018, quy định REACH càng bị siết chặt khi EU yêu cầu nhà sản xuất và nhà nhập khẩu hàng hóa vào EU phải thông báo cho Cơ quan Hóa chất châu Âu (ECHA) nếu hóa chất trong hàng hóa đó nằm trong Danh mục hóa chất có mức độ quan ngại cao (SVHC), có hàm lượng từ 1 tấn/nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu/năm và chiếm tỷ trọng 0,1% trọng lượng hàng hóa.
Nhìn lại 10 năm áp dụng quy định REACH, việc thực hiện REACH đem lại những kết quả có lợi, giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường, khuyến khích nhà sản xuất áp dụng các biện pháp tái chế hóa chất.
Đối với những quốc gia không phải thành viên EU như Việt Nam, các nhà sản xuất ở đây có thể thuê một đại diện duy nhất (OR) để tiến hành đăng ký thực hiện REACH, triển khai các bước đàm phán, tư vấn và thực hiện các dịch vụ liên quan đến REACH khi muốn xuất hàng vào EU.Bằng việc tuân thủ quy định REACH, các nhà xuất khẩu phải điều chỉnh sản xuất cho phù hợp. Nếu thực hiện tốt quy định REACH thì nhà sản xuất cũng là đối tượng được hưởng lợi nhiều
Quy định và thủ tục thực hiện REACH tác động trực tiếp tới các nhà sản xuất, xuất khẩu hóa chất và các sản xuất như gỗ, sơn và dệt may…Hiện còn nhiều doanh nghiệp chưa xác định được liệu sản phẩm của họ có được xuất vào EU không. Do đó, cần công bố rộng rãi các quy định pháp lý liên quan đến hóa chất đối với hàng nhập khẩu vào EU và thủ tục thực hiện quy định REACH.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 22/11
36/ Đặc tính thấm khí của cửa sổ bằng nhựa, cửa kính và mái nhà
EU bổ sung Quy định (EU) Số 305/2011 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến đặc tính thấm khí của cửa sổ bằng nhựa, cửa kính và mái nhà.
Ngày 15/11/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban bổ sung Quy định (EU) Số 305/2011 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu liên quan đến đặc tính thấm khí của cửa sổ bằng nhựa, cửa kính và mái nhà trong thông báo mã G/TBT/N/EU/619.
Dự thảo quy định này dựa theo EN 1873, EN 1873-1 , EN 1873-2, EN 1873-3 và EN 14963. Thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực của Dự thảo vào Quý I năm 2019. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 14/1/2019. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/EEC/18_5894_01_e.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
37/ Tiêu chuẩn Quốc gia của Trung Quốc về đặc tính trắc quang của đèn ban ngày dành cho xe điện
Ngày 07/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về đặc tính trắc quang của đèn ban ngày dành cho xe điện trong thông báo mã G/TBT/N/CHN/1289.
Cụ thể, Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính trắc quang, phương pháp thử, quy tắc kiểm tra và các quy định khác của đèn ban ngày dành cho xe điện.
Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho WTO và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019. Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/CHN/18_5748_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
38/ 2 phương thức kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/12/2018.
Theo đó, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau: 1. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; 2. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất.
Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau: Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa; cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp sau: Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa.
Nguồn baophapluat.vn
Ngày 26/11
39/ Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường
Ngày 26/9/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Thông tư này quy định các yêu cầu đối với sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020”. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường để lưu hành tại Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Việc ghi nhãn sản phẩm sữa tươi phục vụ Chương trình Sữa học đường thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhãn hàng hóa. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo đảm sức khoẻ và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 10/12/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký chính thức. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 25/11/2018.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
Nguồn tbt.gov.vn
40/ Trung Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi thông số kỹ thuật an toàn Mỹ phẩm
Ngày 12/10/2018, Trung Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Sửa đổi thông số kỹ thuật an toàn Mỹ phẩm. Sửa đổi này đáp ứng một số yêu cầu đối với các chất bị cấm/hạn chế cũng như phương pháp thử và đánh giá của những chất này. Mục đích của dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hiện tại Trung Quốc chưa xác định thời gian dự kiến thông qua sau và thời gian dự kiến có hiệu lực. Các nước Thành viên WTO có 60 ngàykể từ ngày thông báo để tham gia góp ý kiến.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/CHN/18_5362_00_x.pdf
Mã thông báo: G/TBT/N/CHN/1287
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 27/11
41/ Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi danh mục các chất độc hại
Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi danh mục các chất độc hại. Cụ thể, theo quy định của Đạo luật kiểm soát các chất độc hại, Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi chỉ định thêm 4 chất vào danh mục các chất độc hại. Mục đích của Dự thảo nhằm kiểm soát cần thiết đối với các chất có hại với sức khoẻ. Thời gian dự kiến thông qua vào ngày 15/12/2018. Thời gian dự kiến có hiệu lực là ngày 01/1/2019. Hạn cuối cùng đểcác nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 14/12/2018. Thông tin chi tiết của
Mã thông báo: G/TBT/N/JPN/609
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 28/11
42/ Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi “Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất thiết bị y tế tốt”
Ngày 10/10/2018, Hàn Quốc thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi “Tiêu chuẩn về thực hành sản xuất thiết bị y tế tốt”. Cụ thể, dựa theo Tiêu chuẩn ISO 13485: 2016, sẽ yêu cầu bổ sung kiểm tra QMS,chỉnh sửa định nghĩa thuật ngữ và sửa đổi biểu mẫu kiểm tra. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hàn Quốc chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực.
Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 10/12/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
43/ EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với cho máy rửa bát gia dụng
Ngày 15/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với cho máy rửa bát gia dụng dựa theo Chỉ thị 2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu, sửa đổi Quy định của Ủy ban (EC) số 1275/2008 và bãi bỏ Quy định của Ủy ban (EU) số 1016/2010. Dự thảo đưa ra yêu cầu tối thiểu về hiệu suất năng lượng, đặc biệt là năng lượng tối đa ở chế độ hoạt động và chế độ năng lượng thấp của máy rửa bát gia dụng. Cụ thể, các yêu cầu này bao gồm các mục tiêu đảm bảo kinh tế, hiệu quả tài nguyên, sửa chữa và bảo trì, phục hồi và tái chế; yêu cầu về làm sạch và các yêu cầu về thông tin. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125/EC, máy rửa bát gia dụng không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành trên thị trường EU. Dự thảo dựa trên kết quả nghiên cứu kỹ thuật, môi trường, kinh tế và có tham khảo ý kiến của các bên liên quan khác nhau. Mục đích của dự thảo nhằm bảo vệ môi trường. Dự thảo sẽ thông qua vào tháng 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU.
Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến vào 14/12/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 29/11
44/ EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với các sản phẩm chiếu sáng
Ngày 08/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy định Ủy ban đối với các sản phẩm chiếu sáng dựa theo Chỉ thị 2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và bãi bỏ Quy định Ủy ban (EC) số 244/2009, (EC) số 245/2009 và (EU) Số 1194/2012. Dự thảo này đặt ra các yêu cầu về hiệu suất năng lượng, chức năng và thông tin tối thiểu nhằm đáp ứng mục tiêu hiệu quả về chi phí, hạn chế tiêu thụ năng lượng và cải thiện chất lượng. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125/EC, những sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành trên thị trường EU. Dự thảo sẽ thông qua vào Quý 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 07/12/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
45/ EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chế Ủy ban đối với sản phẩm cung cấp điện EPS
Ngày 05/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Quy chế Ủy ban đối với sản phẩm cung cấp điện EPS theo Chỉ thị 2009/125/EC của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu và bãi bỏ Quy định của Ủy ban (EC) số 278/2009. Cụ thể, Dự thảo này đưa ra các yêu cầu liên quan đến hiệu suất năng lượng và các yêu cầu thông tin đối với bộ cung cấp điện. Theo Chỉ thị Ecodesign 2009/125 / EC, những sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu này sẽ không được phép lưu hành thị trường EU. Dự thảo dựa trên kết quả của các nghiên cứu kỹ thuật, môi trường và kinh tế và có tham khảo ý kiến của các bên liên quan. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Dự thảo sẽ thông qua vào tháng 01 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày
đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ýkiến là ngày 04/12/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 30/11
46/ Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với các sản phẩm sinh học
Ngày 05/10/2018, Nhật Bản thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi một phần các yêu cầu tối thiểu đối với các sản phẩm sinh học
Cụ thể, sẽ sửa đổi tiêu chuẩn cho “Albumin” (một loại protein huyết tương trong cơ thể người) và ” Human Normal Immunoglobulin được xử lý với axit có độ ph-4″ (Thuốc human normal immunoglobulin có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể để giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người suy giảm miễn dịch). Mục đích của Dự thảo nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn của con người. Hiện tại Nhật Bản chưa xác định thời gian dự kiến thông qua sau và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 07/11/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
47/ EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Dự thảo sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) Số 1925/2006
Ngày 03/10/2018, EU thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Dự thảo sửa đổi Phụ lục III Quy định (EC) Số 1925/2006 của Nghị viện và Hội đồng Châu Âu về chất béo chuyển hoá, trừ chất béo chuyển hóa tự nhiên trong mỡ động vật, trong thực phẩm dành cho người tiêu dùng. Dự thảo này đưa ra mức tối đa chất béo chuyển hoá công nghiệp được phép sử dụng trong thưc phẩm dành cho con người, phù hợp với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người. Dự thảo sẽ thông qua vào Quý 02 năm 2019 và sẽ có hiệu lực sau 20 ngày kể từ ngày đăng trên Công báo của EU. Hạn cuối cùng để các nước thành viên tham gia góp ý kiến là ngày 02/12/2018.
Nguồn tbt.gov.vn
48/ Tiếp cận thành tựu CMCN 4.0- con đường ngắn nhất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm
‘Tiếp cận thành tựu CMCN 4.0- con đường ngắn nhất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm’. Đó là một trong những nội dung của Hội thảo “Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp Việt trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” diễn ra vào ngày 29/11.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên hệ thống kết nối số hóa – vật lý – công nghệ sinh học, trong đó sự đột phá của Internet và trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi nền sản xuất, tác động mạnh mẽ tới doanh nghiệp (DN).
Là một trong những nước đang phát triển, việc Việt Nam tiếp cận những thành tựu của CMCN 4.0 là con đường ngắn nhất để các DN Việt Nam bứt phá, tận dụng các cơ hội để giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường…
Một trong những thành tựu nổi bật của CMCN 4.0 là sự “nở rộ” của thương mại điện tử, nếu biết tận dụng DN có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn so với kênh bán lẻ truyền thống.
DN cần chủ động tìm hiểu, cập nhật công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực của mình; xây dựng chiến lược bán hàng phù hợp với thời đại mới; thay đổi công nghệ, ứng dụng bán hàng đa kênh. Nâng cao năng lực quản trị DN và quản lý rủi ro về công nghệ thông tin; xây dựng và khai thác phân tích cơ sở dữ liệu; tăng cường đào tạo cho nhân viên. Ứng dụng công nghệ mới; tự động hoá dây chuyền sản xuất; giảm chi phí tiêu hao nguyên, nhiên liệu; tăng tính linh hoạt cho sản phẩm… từ đó tạo sự đồng nhất cho sản phẩm, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Để bắt kịp với xu hướng phát triển của cuộc CMCN 4.0, DN cần thay đổi tư duy dựa trên nền tảng sáng tạo, đổi mới và tích luỹ, chia sẻ tri thức.
Hội thảo đã đưa ra những ích lợi, nhận thấy được tầm quan trọng trong việc tiếp cận những thành tựu CMCN 4.0. Doanh nghiệp thông qua đó phải nắm bắt được cơ hội ,cũng như hiểu rõ đâu là điểm mạnh, lợi thế cần được phát huy nếu muốn nhanh chóng bắt kịp, đi cùng và trụ vững với các công nghệ đặc trưng 4.0.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 03/12
49/ Mỹ, Canada, Mexico ký thỏa thuận thay thế NAFTA
Ba nước bắc Mỹ ngày 30-11 đã giải quyết được những bất đồng trong Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada (USMCA), phiên bản mới của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA), vào phút cuối.
Lễ ký diễn ra bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thủ đô Buenos Aires của Argentina.
“Đây là một hiệp định mẫu làm thay đổi vĩnh viễn toàn cảnh nền thương mại” – tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh tại buổi ký kết, gọi đây là thỏa thuận “lớn nhất và quan trọng nhất” trong lịch sử Mỹ.
“Thỏa thuận thương mại tự do bắc Mỹ mới sẽ duy trì sự ổn định của kinh tế Canada, sự ổn định quan trọng đối với hàng triệu việc làm và các gia đình trung lưu khắp đất nước, với mối quan hệ thương mại đáng tin cậy với các láng giềng thân cận nhất” – thủ tướng Canada Justin Trudeau nói.
Ba nước đã thống nhất về nguyên tắc về thỏa thuận trị giá hơn 1.000 tỉ USD vào phút chót ngày 30-9 sau hơn một năm rưỡi đàm phán. Tuy nhiên kể từ đó đến nay, những bất đồng về từ ngữ trong thỏa thuận cũng như một số điểm vẫn chưa được giải quyết.
Theo Reuters, thỏa thuận cuối cùng được chốt chỉ vài giờ trước khi các nhà lãnh đạo đặt bút ký vào thỏa thuận.
Dù vậy, thỏa thuận vẫn phải chờ sự thông qua của quốc hội các nước trước khi chính thức có hiệu lực. Tại Mỹ, nhiều thành viên hai đảng Cộng hòa lẫn Dân chủ vẫn còn nhiều lo ngại về USMCA.
USMCA đã có những thay đổi kỹ thuật căn bản về các quy tắc sản xuất ôtô và xe tải, vấn đề mở cửa thị trường ngành công nghiệp sữa Canada, phạm vi trải rộng của tác quyền và quy tắc giải quyết tranh chấp…
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Mexico, với kim ngạch thương mại song phương lên đến 557 tỷ USD trong năm 2017, tăng 10,4% so với năm 2016 và thặng dư 71 tỷ USD nghiêng về Mexico.
Nguồn: Tuổi Trẻ Online
50/ G20 kết thúc, tuyên bố chung không đạt được như kỳ vọng
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại sau 2 ngày làm việc khẩn trương.
Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã chính thức khép lại tại thủ đô Buenos Aires của Argentina. Mặc dù nội dung trong Tuyên bố chung không đạt được như các mục tiêu như kì vọng, nhưng với việc các nước đạt được sự đồng thuận tại Hội nghị cho thấy thành công của nước chủ nhà Argentina khi có quá nhiều sự chia rẽ trong các vấn đề như thương mại quốc tế, bảo vệ môi trường và di cư…
Tuyên bố chung đạt được sau các cuộc đối thoại tích cực của các nhà ngoại giao trong bối cảnh có sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước thành viên. Các quan chức Liên minh châu Âu cho biết Mỹ dường như bất đồng về mọi vấn đề và các bên đã cố gắng thỏa hiệp để đạt được sự đồng thuận.
Đối với các vấn đề gai góc như khí hậu, cả 19 thành viên G20 đều nhắc lại cam kết ủng hộ Thỏa thuận trong khi Mỹ khẳng định quyết tâm rút khỏi Hiệp ước này. Tuyên bố cũng cảnh báo những tác động của tình trạng ấm nóng toàn cầu đang tồi tệ hơn dự báo, đồng thời bày tỏ ủng hộ cho Hội nghị khí hậu Liên hợp quốc diễn ra tại Ba Lan sẽ xác định rõ được các cam kết của các quốc gia trong Thỏa thuận khí hậu Paris.
Đối với vấn đề thương mại toàn cầu, Tuyên bố cho biết 20 thành viên G20 ủng hộ thương mại đa phương, đồng thời kêu gọi cải cách Tổ chức Thương mại thế giới. Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực chung ủng hộ người tị nạn và giải quyết các vấn đề khiến người dân các nước đi sơ tán. Tuyên bố cũng thể hiện cam kết ủng hộ các trật tự quốc tế dựa trên các qui tắc, mặc dù Tổng thống Donald Trump lên tiếng phản đối một số qui tắc trong trật tự này.
Với căng thẳng Mỹ- Trung tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo châu Âu đã tìm cách làm nhà hòa giải và cố gắng giảm mục tiêu đưa ra trong Tuyên bố chung như tránh sử dụng từ “chủ nghĩa bảo hộ gia tăng”. Trong phiên họp toàn thể cuối cùng của hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 cũng nhất trí cho rằng cuộc cách mạng công nghệ là một thách thức tác động tới việc làm và không thể tách rời khỏi giáo dục và đào tạo thường xuyên. Cùng với đó, hội nghị cũng thảo luận và thống nhất việc thúc đẩy bình đẳng giới, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm chứ không chỉ là một thực tế của công bằng xã hội và phát triển.
Phát biểu tại phiên bế mạc, Tổng thống nước chủ nhà Mauricio Macri khẳng định việc các nước thành viên đạt được sự đồng thuận để ra tuyên bố chung của hội nghị phản ánh sự cần thiết phải hồi sinh thương mại quốc tế và những lo ngại về hậu quả của biến đổi khí hậu, trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gọi đây là một chiến thắng khi Mỹ ký vào Tuyên bố chung sau hàng loạt các bất đồng. Một quan chức Nhà trắng cho biết, Tuyên bố chung đáp ứng được nhiều mục tiêu của Mỹ, trong đó đặc biệt là vấn đề cải cách Tổ chức Thương mại thế giới.
Kết thúc hội nghị, Argentina đã chuyển giao vai trò Chủ tịch luân phiên cho Nhật Bản, nước chủ nhà của hội nghị G20 năm 2019. Bên cạnh các nội dung chính của Hội nghị, các vấn đề như căng thẳng giữa Nga và Ucraina, cuộc xung đột tại Syria và việc Anh ra khỏi Liên minh châu Âu được sự quan tâm đặc biệt tại Hội nghị lần này. Phát biểu tại họp báo sau Hội nghị, đề cập những căng thẳng gần đây với Ucraina, Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: “Ukraine đã áp đặt thiết quân luật tại 10 khu vực sau căng thẳng với Nga. Chính sách của Tổng thống Ukraine không được sự ủng hộ của tất cả những người dân tại khu vực này. Và điều đó có nghĩa là sẽ làm chia rẽ đất nước. Nga cũng sẽ không áp đặt bất cứ giới hạn nào liên quan đến các công dân Ukraine. Trái lại chúng tôi sẽ theo đuổi con đường đảm bảo tự do cho họ ở lãnh thổ của chúng tôi”.
Lãnh đạo Nga và Đức trong cuộc gặp song phương bên lề cũng nhất trí tiếp tục các cuộc thảo luận về những căng thẳng gần đây giữa Nga và Ukraine ở cấp cố vấn của 4 nước bao gồm Nga, Ucraina, Đức và Pháp.
Về cuộc chiến Syria, lãnh đạo nhiều nước ủng hộ nỗ lực hướng đến việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được về Syria giữa Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga tại Hội nghị thượng đỉnh ở Istanbul vào tháng 10/2018./.
Nguồn: VOV
51/ Hội nghị G20 giữa căng thẳng và kỳ vọng
Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nước thành viên vẫn đang thảo luận căng thẳng để có thể đạt được một thỏa thuận trong các vấn đề then chốt như thương mại, di cư và biến đổi khi hậu trước khi các lãnh đạo G20 chính thức nhóm họp vào ngày 30/11.
Việc Mỹ quyết tâm buộc Trung Quốc phải “hành động thay đổi” như tuyên bố của Phó Tổng thống Mike Pence tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 ở Papua New Guinea mới đây, trong khi Trung Quốc tiếp tục bảo vệ chính sách thương mại của mình, khiến dư luận lo ngại về những tác động tới sự thành công của Hội nghị thượng đỉnh G20.
Chính vì vậy, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung sắp tới bên lề hội nghị G20 tại Argentina được kì vọng sẽ tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại hiện nay. Mặc dù giới quan sát cho rằng cuộc gặp này khó có thể giải quyết ngay lập tức những căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, song đây có thể sẽ là một tín hiệu tích cực hướng tới tương lai.
Một sự kiện khác trong khuôn khổ hội nghị lần này cũng thu hút sự quan tâm của dư luận là những căng thẳng giữa Nga và phương Tây sau sự cố trên biển Azov. Tổng thống Mỹ Trump đã chính thức tuyên bố hủy cuộc gặp với người đồng cấp Nga Vladimir Putin cho dù phía Nga vẫn khẳng định đây là cơ hội cần thiết đối với cả hai bên để giải quyết những bất đồng trong một loạt vấn đề.
Một nguồn tin của Chính phủ Đức khi đề cập tới khả năng thông qua một tuyên bố chung của hội nghị đã thừa nhận “đây không phải là năm tốt đẹp đối với chủ nghĩa đa phương”, đồng thời khẳng định các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra một cách hết sức khó khăn.
Mặc dù không không chỉ rõ những điểm vướng mắc song giới quan sát đều nhận định đó chính là cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay. Cùng với đó, sự “thờ ơ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với vấn đề Trái Đất nóng lên cũng khiến cho dư luận e ngại về khả năng các nền kinh tế thành viên đạt được sự đồng thuận trong văn kiện cuối cùng của hội nghị.
Một quan chức giấu tên cho biết, sau hơn 2 ngày đàm phán gần như liên tục, vẫn còn nhiều tranh cãi về các vấn đề liên quan và đến nay các bên mới chỉ thống nhất được gần 2/3 số nội dung của tuyên bố chung. Các vấn đề vẫn đang còn bỏ ngỏ và chưa đạt được sự đồng thuận bao gồm thương mại, khí hậu, di cư, người tị nạn và chủ nghĩa đa phương.
Trong bối cảnh đó, mặc dù còn một số chủ đề cơ bản khác được nước chủ nhà Argentina đề xuất và các nền kinh tế thành viên G20 thống nhất thảo luận tại hội nghị lần này như tương lai của việc làm, hạ tầng phục vụ phát triển hay tương lai của lương thực bền vững, song giới quan sát đều cho rằng những vấn đề liên quan đến thương mại, biến đổi khí hậu và một số căng thẳng mang tính song phương nhưng có khả năng tác động lớn tới cục diện thế giới mới thực sự là những chủ đề “nóng” trong 2 ngày diễn ra tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Buenos Aires. Nước chủ nhà Argentina nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đồng thuận tại một diễn đàn đa phương như G20, song sự chia rẽ trong các vấn đề toàn cầu cho thấy con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
Nguồn: Báo Tin tức
52/ Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu và kiểm tra đối với đèn LED có ballast
Ngày 17/9/2018, Đài Loan thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo sửa đổi tiêu chuẩn về hiệu suất năng lượng tối thiểu và kiểm tra đối với đèn LED có ballast nhằm mục đích nângcao hiệu suất năng lượng của các bóngđèn LED. Đài Loan chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực vào tháng 01 năm 2020. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến là ngày 16/11/2018
Nguồn tbt.gov.vn
53/ Thông tin mã code dán trên thực phẩm liệu có an toàn
Trong thời đại xu hướng quốc tế hóa, người tiêu dùng có thể an tâm việc minh bạch thông tin thực phẩm qua mã code, tuy nhiên bên cạnh đó, chuyên gia ẩm thực đã khuyến cáo, thực phẩm có mã vạch vẫn còn tồn tại những rủi ro đi kèm.
Nhà nước bước đầu đã triển khai ứng dụng dán tem quét mã code truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở và doanh nghiệp với mục đích minh họa thông tin về nguồn gốc, chất lượng thực phẩm. Mặt hàng tiêu dùng như rau, củ, quả, thịt, cá, tôm.. hiện đã được dán tem về truy xuất nguồn gốc.
Niềm tin từ người tiêu dùng khi nhận ra tiện ích trong việc ứng dụng công nghệ quản lý an toàn thực phẩm. Các thực phẩm bày bán ở khắp nơi như siêu thị, chợ… bắt đầu được dán nhãn mác chứa mã vạch. Với một chiếc điện thoại thông minh người tiêu dùng có thể cài đặt phần mềm quét mã vạch, truy cập vào internet, chụp lại mã code của thông tin thực phẩm là đã có thể biết chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm mình cần mua.
Tuy nhiên, người tiêu dùng đang băn khoăn về độ an toàn , tính trung thực của các tem nhãn mang mã code. Những sản phẩm đã qua chế biến, mã code truy xuất được in ngay trên bao bì còn những mặt hàng tươi sống lại dán trực tiếp lên sản phẩm hoặc dán lên bao bì có thể bóc ra rất dễ dàng. Như vậy, việc gắn mã code của thực phẩm rõ ràng nguồn gốc lên những sản phẩm không rõ nguồn gốc là không khó.
Bên cạnh băn khoăn của người tiêu dùng, Ths chuyên gia thực phẩm cho rằng: Hiện tem nhãn liên quan đến chứng nhận thực phẩm được thẩm định bởi những đơn vị khách quan, sản xuất theo quy trình Global Gap, Viet Gap. Tuy nhiên, từng sản phẩm cụ thể không được test để cấp chứng nhận, đơn vị sản xuất phải tự chịu trách nhiệm chất lượng sản phẩm trên cơ sở tuân thủ quy trình.
Quy trình sản xuất tốt chưa chắc tất cả sản phẩm đều tốt bởi vẫn có những sự cố xảy ra khiến sản phẩm không đạt chất lượng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Nhưng lợi dụng quy trình được chứng nhận, nhiều đơn vị sản xuất khi đóng gói từng sản phẩm cụ thể đã dùng từ ngữ “đạt tiêu chuẩn” ghi công bố trên tem nhãn, điều này là đánh tráo khái niệm, gây hiểu lầm cho người tiêu dùng.
Mặt khác, trên tem nhãn thông tin mã code cần phải công bố các chất nguy cơ gây dị ứng để tránh nguy hiểm cho từng cá nhân nhưng chưa có nhiều mặt hàng thực phẩm chú trọng đến vấn đề này.
Ngoài những giải pháp siết chặt quản lý thực phẩm từ khâu đầu vào thì hơn ai hết người sản xuất kinh doanh cần phải đảm bảo uy tín của mình và có trách nhiệm chung vì sức khỏe cộng đồng.
Nguồn: Tổng cục TCĐLCL
Ngày 12/12
54/ Indonesia thông báo cho các nước thành viên WTO về việc sửa đổi Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia bắt buộc đối với cà phê hòa tan
Ngày 03/12/2018, Indonesia thông báo cho các nước thành viên WTO về việc sửa đổi Tiêu chuẩn quốc gia Indonesia bắt buộc đối với cà phê hòa tan trong mã thông báo G/TBT/N/IDN/86/Add.3.
Tiêu chuẩn này đã có hiệu lực kể từ ngày 19/01/2016
Sửa đổi này bao gồm:
1. Bổ sung các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống trực tuyến
2. Sửa đổi quy định về lấy mẫu cà phê hòa tan nhập khẩu bằng hệ thống chứng nhận 1b
Mục đích của hành động này nhằm để bảo vệ sức khoẻ và sự an toàn của con người.
Thông tin chi tiết của Dự thảo xem tại:
https://members.wto.org/crnattachments/2018/TBT/IDN/18_6176_00_x.pdf
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 19/12
55/ Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định tiêu chí xác định sản phẩm, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt
Ngày 18/10/2018, Việt Nam thông báo cho các nước thành viên WTO về việc đưa ra Dự thảo Thông tư Quy định tiêu chí xác định sản phẩm, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm trong sinh hoạt. Thông tư này quy định các tiêu chí xác định và biện pháp đánh giá sản phẩm, thiết bị sử dụng nước tiết kiệm.
Danh mục các sản phẩm, thiết bị thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này được quy định tại Điều 4 của Thông tư này. Thông tư này áp dụng đối với:
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, thiết bị sử dụng nước.
– Cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Việc đánh giá các sản phẩm và thiết bị tiết kiệm nước theo tiêu chí tại Điều 4 của dự thảo Thông tư này sẽ được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của tổ chức và cá nhân.
Nhãn tiết kiệm nước phải có các thông tin sau:
– Số chứng nhận, được thể hiện dưới dạng mã số/mã vạch do tổ chức chứng nhận cấp. Số chứng nhận này phải thể hiện theo đúng quy định của mã số/mã vạch và phải cung cấp tối thiểu các thông tin sau:
– Tên và địa chỉ của tổ chức chứng nhận;
– Thông tin về tổ chức/cá nhân được cấp nhãn tiết kiệm nước;
– Thông tin về sản phẩm được dán nhãn tiết kiệm nước;
Cấp hiệu quả sử dụng nước của sản phẩm được thể hiện dưới dạng dấu sao. Cấp 1 ứng với một sao, cấp 2 ứng với hai sao và cấp 3 ứng với ba sao.Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua và thời gian dự kiến có hiệu lực. Hạn cuối cùng để các nước Thành viên WTO đưa ra góp ý là ngày 17/12/2018
Mã thông báo: G/TBT/N/VNM/136
Nguồn tbt.gov.vn
56/ Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về đặc tính trắc quang của đèn trước, đèn sau, đèn đánh dấu đường biên cuối và đèn báo hiệu dừng dành cho xe cơ giới
Ngày 05/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về đặc tính trắc quang của đèn trước, đèn sau, đèn đánh dấu đường biên cuối và đèn báo hiệu dừng dành cho xe cơ giới.
Cụ thể, Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính trắc quang, phương pháp thử, quy tắc kiểm tra và các quy định khác của đèn. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho WTO và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019.
Nguồn tbt.gov.vn
57/ Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giới hạn và phương pháp đo lường tiếng ồn của phương tiện cơ giới
Ngày 05/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giới hạn và phương pháp đo lường tiếng ồn của phương tiện cơ giới. Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại xe được phân loại M và N.
Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của con người. Chưa xác định thời gian dự kiến thông qua. Thời gian dự kiến có hiệu lực là ngày 01/7/2020. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019
Nguồn tbt.gov.vn
58/ Mercosur và Liên minh Kinh tế Á-Âu ký bản ghi nhớ hợp tác kinh tế
Đại diện khối Thị trường Chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) ngày 17/12 đã ký Bản ghi nhớ hợp tác kinh tế và thương mại, trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 53 của Hội đồng Mercosur vừa diễn ra tại thủ đô Montevideo, Uruguay.
Phát biểu sau lễ ký, Ngoại trưởng Uruguay Rodolfo Nin Novoa nêu bật ý nghĩa việc ký kết văn bản trên giữa Mercosur và EAEU nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, hội nhập, cũng như tạo cơ hội kinh doanh giữa hai khối – hiện chiếm hơn 6,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Khối Mercosur hiện gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, trong khi EAEU bao gồm các nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Ủy ban Kinh tế của EAEU, bà Veronika Nikishina đánh giá đây là bước tiến đầu tiên trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Mercosur và EAEU. Bản ghi nhớ trên là cơ sở cho sự hợp tác, là động lực để mở rộng và đa dạng hóa thương mại giữa hai nhóm.
Ngoại trưởng Argentina, Brazil và Uruguay, Thứ trưởng Ngoại giao Paraguay cùng với bảy Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên liên kết của Mercosur – gồm Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Guayana, Peru và Surinam – đã tham dự sự kiện trên.
Dự kiến, Tổng thống của Argentina, Brazil và Paraguay sẽ tới Uruguay khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Mercosur và các quốc gia liên kết vào ngày 18/12 này tại Montevideo./.
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
59/ Đại diện khối Thị trường Chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) ngày 17/12 đã ký Bản ghi nhớ hợp tác kinh tế và thương mại, trong khuôn khổ cuộc họp lần thứ 53 của Hội đồng Mercosur vừa diễn ra tại thủ đô Montevideo, Uruguay.
Phát biểu sau lễ ký, Ngoại trưởng Uruguay Rodolfo Nin Novoa nêu bật ý nghĩa việc ký kết văn bản trên giữa Mercosur và EAEU nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại, hội nhập, cũng như tạo cơ hội kinh doanh giữa hai khối – hiện chiếm hơn 6,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.
Khối Mercosur hiện gồm Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay, trong khi EAEU bao gồm các nước Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan.
Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Ủy ban Kinh tế của EAEU, bà Veronika Nikishina đánh giá đây là bước tiến đầu tiên trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa Mercosur và EAEU. Bản ghi nhớ trên là cơ sở cho sự hợp tác, là động lực để mở rộng và đa dạng hóa thương mại giữa hai nhóm.
Ngoại trưởng Argentina, Brazil và Uruguay, Thứ trưởng Ngoại giao Paraguay cùng với bảy Bộ trưởng Ngoại giao của các nước thành viên liên kết của Mercosur – gồm Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Guayana, Peru và Surinam – đã tham dự sự kiện trên.
Dự kiến, Tổng thống của Argentina, Brazil và Paraguay sẽ tới Uruguay khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Mercosur và các quốc gia liên kết vào ngày 18/12 này tại Montevideo./.
Nguồn: TTXVN/ Vietnam+
60/ Các thành viên của WTO đã áp dụng tới 137 biện pháp hạn chế thương mại mới trong 1 năm
Theo báo cáo công bố ngày 11/12 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), các thành viên của WTO đã áp dụng tới 137 biện pháp hạn chế thương mại mới bao gồm tăng thuế quan, các hạn chế định lượng, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, trong giai đoạn một năm từ tháng 10/2017 đến hết tháng 10/2018
Báo cáo được tổng hợp trên cơ sở dữ liệu của 164 thành viên WTO, bao gồm cả Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ và Anh.
Sự gia tăng các biện pháp hạn chế thương mại mới này tương đương với trung bình 11 biện pháp mỗi tháng, cao hơn so với mức trung bình của giai đoạn trước là 9 biện pháp mỗi tháng (từ tháng 10/2016 đến giữa tháng 10/2017). Giá trị thương mại của các biện pháp hạn chế nhập khẩu là 588,3 tỷ USD, cao hơn 7 lần so với giá trị ghi nhận trong giai đoạn rà soát hàng năm trước đó.
Chính vì vậy, nhận xét về báo cáo, Tổng giám đốc WTO – Roberto Azevedo cho rằng, sự gia tăng của các biện pháp hạn chế thương mại và những bất ổn từ các hành động này có thể gây nguy hiểm cho sự phục hồi kinh tế. “Sự leo thang hơn nữa các hạn chế thương mại sẽ mang lại rủi ro lớn cho thương mại toàn cầu, với các tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế, việc làm và giá tiêu dùng trên toàn thế giới”- ông Azevedo nhấn mạnh.
WTO kêu gọi các thành viên sử dụng tất cả các công cụ có thể để làm giảm tình hình này. Tuy nhiên, trong cùng kỳ rà soát, các thành viên WTO cũng thực hiện 162 biện pháp nhằm tạo thuận lợi cho thương mại, bao gồm xóa bỏ hoặc giảm thuế và đơn giản hóa thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Báo cáo nêu rõ “gần 14 biện pháp thuận lợi hóa thương mại mỗi tháng, đây là mức tăng so với mức trung bình của 11 biện pháp trong tổng quan hàng năm trước đó”.
Nguồn: Báo Công Thương
61/ Bộ Công thương thêm 5 thủ tục mới kết nối Cơ chế một cửa quốc gia
5 thủ tục mới của Bộ Công Thương đã được kết nối Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) vào ngày 18/12, nâng số lượng thủ tục tham gia NSW của Bộ lên 11 thủ tục.
5 thủ tục mới kết nối gồm: Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ; thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (xuất khẩu) tiền chất công nghiệp; thủ tục nhập khẩu thuốc lá nhằm mục đích phi thương mại; thủ tục đề nghị chấp thuận tham gia thí điểm tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN; thủ tục thông báo chỉ tiêu nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá, giấy cuốn điếu thuốc lá.
Theo Bộ Công Thương, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (Nghị định số 61); Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 về ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP (Quyết định 985); và Quyết định số 1254/QĐ-TTg ngày 26/9/2018 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy NSW, Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020 (Quyết định 1254), thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp triển khai.
Cụ thể, ngày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3501/QĐ-BCT về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị định số 61 tại Bộ Công Thương; ngày 5/12/2018, Văn phòng Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 1030/VP-THCC gửi các đơn vị có thủ tục hành chính, đề nghị thực hiện rà soát, lập danh mục thực hiện qua Bộ phận một cửa, ủy quyền cho địa phương giải quyết và nhận giúp qua dịch vụ bưu chính công ích… Cho đến nay, các nội dung thuộc kế hoạch đã và đang được các đơn vị thuộc Bộ triển khai, đảm bảo tiến độ đề ra.
Đối với việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) của Bộ Công Thương, ngay từ đầu năm, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 74/QĐ-BCT ngày 09/1/2018 về việc phê duyệt kế hoạch thực hiện. Tính đến hết tháng 11/2018, tất cả 291 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai DVCTT mức độ 2 trở lên; 108 DVCTT mức độ 3, 35 DVCTT mức độ 4 và tất cả 143 DVCTT mức độ 3,4 đã được tích hợp trên Cổng DVCTT của Bộ tại địa chỉ online.moit.gov.vn. Tính đến hết tháng 11/2018, Cổng DVCTT đã tiếp nhận hơn 900.000 hồ sơ trực tuyến.
Hiện nay, các DVCTT như: Cấp Giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp; cấp Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; cấp Giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn; cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D; cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô… đã được kết nối với. Trong 11 tháng năm 2018, Bộ Công Thương xử lý 43.905 hồ sơ điện tử trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cung cấp các DVCTT mức độ cao cho người dân, tổ chức; tăng cường kết nối trên NSW và ASW.
Theo Tổng cục Hải quan, đến đầu tháng 12/2018, đã có 135 thủ tục của 11 bộ, ngành được kết nối NSW; hơn 1,66 triệu bộ hồ sơ của hơn 25.300 doanh nghiệp được xử lý trên NSW.
Nguồn: Báo Công Thương
Ngày 24/12
62/ Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của hiệu quả năng lượng đối với thiết bị đông lạnh thương mại
Ngày 05/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của hiệu quả năng lượng đối với thiết bị đông lạnh thương mại – Phần 3: Máy bán đồ uống lạnh tự động. Tiêu chuẩn này quy định các giá trị giới hạn của hiệu quả năng lượng và phương pháp thử của các máy bán đồ uống lạnh, đồ uống đóng chai, đóng hộp và đóng gói khác.
Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ môi trường. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho WTO và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019
Nguồn tbt.gov.vn
Ngày 25/12
63/ Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của hiệu quả năng lượng đối với Điều hoà tổ hợp gọn
Ngày 05/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của hiệu quả năng lượng đối với Điều hòa tổ hợp gọn. Tiêu chuẩn là bắt buộc và quy định các giá trị tối thiểu cho phép của hiệu quả năng lượng và phương pháp thử. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ môi trường. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho WTO và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019
Nguồn tbt.gov.vn
64/ Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước đối với máy rửa bát
Ngày 05/11/2018, Trung Quốc đưa ra Dự thảo Tiêu chuẩn Quốc gia về giá trị tối thiểu cho phép của tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước đối với máy rửa bát. Tiêu chuẩn là bắt buộc và quy định các giá trị giới hạn của tiêu thụ năng lượng, hiệu quả tiêu thụ nước và phương pháp thử. Mục đích của Dự thảo nhằm bảo vệ môi trường. Thời gian dự kiến thông qua sau 90 ngày kể từ ngày thông báo cho WTO và thời gian dự kiến có hiệu lực sau 06 tháng kể từ ngày thông qua. Hạn cuối cùng để các nước thành viên WTO tham gia góp ý kiến vào trước ngày 06/1/2019.
Nguồn tbt.gov.vn
65/ Thủ tướng Anh tuyên bố thời gian tổ chức bỏ phiếu về Brexit tại Quốc hội
Thủ tướng Anh Theresa May cho biết sẽ đưa thỏa thuận Brexit trở lại quốc hội để bỏ phiếu trong giữa tháng 1/2019.Ngày 17/12, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết bà sẽ đưa thỏa thuận Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), còn được gọi là Brexit, trở lại quốc hội để bỏ phiếu trong giữa tháng 1/2019, cam kết giành được những đảm bảo từ EU để phá vỡ thế bế tắc hiện nay liên quan tới vấn đề Brexit.
Phát biểu trước Hạ viện, Thủ tướng May nói: “Tôi biết đây không phải là một thỏa thuận hoàn hảo đối với tất cả mọi người. Đó là một thỏa hiệp. Chỉ có thể tránh được tình trạng không có thỏa thuận nếu chúng ta đạt được sự nhất trí hoặc nếu chúng ta từ bỏ hoàn toàn Brexit”.
Bà cho biết, EU đã đề nghị “làm rõ hơn” về những khía cạnh gây tranh cãi nhất trong thỏa thuận ly hôn và chính phủ của bà đang tìm kiếm “những đảm bảo hơn nữa về mặt chính trị và pháp lý”.
Cùng ngày, người phát ngôn của bà May cho hay, nội các Anh gồm các bộ trưởng hàng đầu sẽ ủng hộ thủ tướng trong việc giành được sự chấp thuận của quốc hội cho thỏa thuận Brexit./.
Nguồn: TTXVN/ Bnews
66/ Thủ tướng phê duyệt quy hoạch Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1771/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Khu du lịch quốc gia (DLQG) Đankia – Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha.
Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Đankia – Suối Vàng trở thành Khu du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hình thành được thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; gắn kết chặt chẽ với Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh, trở thành điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan du lịch vùng Tây Nguyên.
Mục tiêu cụ thể về khách du lịch: Đến năm 2025 đón khoảng 3,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt trên 1.200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng.
Chỉ tiêu việc làm: Phấn đấu tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3.700 lao động vào năm 2025 và khoảng 7.000 lao động vào năm 2030.
Sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Sản phẩm du lịch văn hóa (phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, nhất là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển thành các sản phẩm du lịch tham quan buôn làng, du lịch tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá, du lịch cộng đồng).
Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng (khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp). Sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí (thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao trên mặt nước như bơi, chèo thuyền kayak; thể thao ngoài trời như đua xe địa hình, việt dã, golf).
Giải pháp thực hiện Quy hoạch
Quyết định cũng nêu rõ về các giải pháp thực hiện Quy hoạch. Về cơ chế chính sách, sẽ nghiên cứu và đề xuất các chính sách ưu tiên phát triển du lịch tại Khu DLQG Đankia – Suối Vàng; trong đó có cơ chế chính sách, ưu đãi tốt nhất về thủ tục, về giải phóng mặt bằng… thích hợp, ổn định, lâu dài để thu hút được các nhà đầu tư có năng lực. Có cơ chế hỗ trợ người dân địa phương trong chuyển đổi nghề nghiệp liên quan tới công tác đào tạo nghề du lịch; hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại nhà dân đạt chuẩn.
Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin về quy hoạch, đất đai, chính sách ưu đãi… với hình thức hội thảo kêu gọi đầu tư, các chuyến dã ngoại, nghiên cứu thực địa… tại Khu DLQG Đankia – Suối Vàng. Cam kết và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông về những ưu đãi và các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Khu DLQG Đankia – Suối Vàng.
Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Phối hợp với các trung tâm đào tạo trong tỉnh tăng cường quy mô, ngành nghề đào tạo và các chương trình hợp tác phù hợp với nhu cầu nhân lực và định hướng phát triển của Khu DLQG Đankia – Suối Vàng. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số.
Nguồn: Báo Tổ quốc
67/ Phát triển Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương thành điểm đến hàng đầu của miền Trung
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy hoạch, Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương nằm trong Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, thuộc thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có diện tích khoảng 9.490 ha. Trong đó, diện tích vùng lõi tập trung phát triển du lịch là 1.350 ha.
Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2025, Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên – Huế và khu vực miền Trung, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, đáp ứng các tiêu chí và được công nhận là Khu du lịch Quốc gia; phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Lăng Cô – Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế.
Khu du lịch Quốc gia phấn đấu năm 2025 đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 600 nghìn lượt; năm 2030 đón trên 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 950 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng và tạo việc làm cho 7.000 lao động trực tiếp.
Theo định hướng, Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương sẽ phát triển các sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Nghỉ dưỡng; sinh thái; du lịch golf, thể thao, vui chơi giải trí công nghệ cao và phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ.
Khu du lịch Quốc gia sẽ tập trung phát triển 08 phân khu du lịch chính. Trong đó, Phân khu du lịch đầm Lập An tại Đầm Lập An, thị trấn Lăng Cô (Phân khu A, diện tích khoảng 70 ha) là trung tâm dịch vụ du lịch của Khu du lịch Quốc gia Lăng Cô – Cảnh Dương, ưu tiên phát triển trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, ẩm thực trên cơ sở khai thác lợi thế mặt nước của đầm Lập An.
Phân khu du lịch biển Lăng Cô, dải ven biển Lăng Cô thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô và một phần diện tích xã Lộc Vĩnh (Phân khu C, diện tích khoảng 540 ha) là phân khu du lịch động lực của Khu du lịch Quốc gia; ưu tiên phát triển du lịch biển và du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm cuộc sống của người dân khu vực thị trấn Lăng Cô.
Phân khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân, phía Nam đèo Hải Vân (Phân khu H, diện tích khoảng 40ha) là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt về cảnh quan, các loài động thực vật của khu vực phía Nam đèo Hải Vân; tổ chức các hoạt động trải nghiệm về sinh thái, du lịch mạo hiểm và tham quan thắng cảnh, di tích…
Bên cạnh đó, Khu du lịch Quốc gia phát triển đa dạng các loại hình lưu trú, chú trọng phát triển các loại hình lưu trú cao cấp tiêu chuẩn 4 – 5 sao. Trong đó, Khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự du lịch, khách sạn cao cấp gắn với chăm sóc sức khỏe và vui chơi giải trí cao cấp tập trung chủ yếu tại khu vực Cù Dù – Cảnh Dương, Lăng Cô, khu vực bãi Cả, bãi Chuối, đầm Lập An. Khách sạn thấp tầng và các dịch vụ gắn với đô thị, bến du thuyền, các khu vui chơi giải trí đêm phát triển tại khu vực phía Nam đầm Lập An.
Khách sạn nghỉ dưỡng, công viên vui chơi giải trí, thể thao và các dịch vụ gắn với cảng du lịch tập trung phát triển tại khu vực ven biển Lăng Cô, khu vực cảng Chân Mây; phát triển bến du thuyền, nhà nghỉ nổi trên biển gắn với các hoạt động thể thao biển như lặn biển, ngắm san hô, lướt ván, chèo thuyền, vui chơi giải trí cao cấp phát triển tại khu vực đảo Sơn Chà. Các dịch vụ homestay gắn với dịch vụ du lịch phát triển tập trung ở khu vực thị trấn Lăng Cô, khu dân cư Hói Mít, Hói Dừa.
Phê duyệt Quy hoạch Khu du lịch quốc gia Hồ Thác Bà
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà, tỉnh Yên Bái đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quy hoạch, Khu u du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà nằm trên địa phận hành chính các xã: Ngọc Chấn, Phúc Ninh, Cẩm Nhân, Mỹ Gia, Yên Thành, Phúc An, Vũ Linh, Vĩnh Kiên, Đại Đồng, Tân Hương, Thịnh Hưng, Hán Đà, Mông Sơn, thị trấn Yên Bình và thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái; có diện tích khoảng 28.800 ha, trong đó khu vực tập trung phát triển của Khu du lịch Hồ Thác Bà (không tính phần mặt nước) khoảng 1.200 ha.
Quan điểm phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà dựa trên lợi thế cảnh quan mặt nước và vùng ven hồ, giá trị của danh thắng Hồ Thác Bà và bản sắc văn hóa vùng sông Chảy để hình thành sản phẩm du lịch chủ đạo, đặc trưng, tạo thương hiệu riêng cho du lịch Hồ Thác Bà; bảo đảm phù hợp, thống nhất với các Chiến lược, Quy hoạch liên quan đã được các cấp phê duyệt; phát triển du lịch hài hòa với lợi ích các ngành kinh tế khác và các chức năng khác của Hồ Thác Bà, bảo đảm an toàn tuyệt đối quá trình vận hành, bảo vệ chất lượng môi trường nước hồ, phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái, lợi ích của các bên liên quan, an ninh quốc phòng, thích ứng biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; phù hợp, thống nhất với các chiến lược, quy hoạch liên quan đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trong khu vực.
Phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà trong không gian kết nối với các khu du lịch, điểm du lịch quan trọng của tỉnh Yên Bái, thủ đô Hà Nội; hình thành mối liên kết chặt chẽ với các khu du lịch quốc gia, trọng điểm phát triển du lịch khác trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để phát triển, gắn với chuyển đổi và sử dụng hiệu quả lao động nông thôn để phát triển bền vững Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Mục tiêu đến trước năm 2025, Khu du lịch Hồ Thác Bà đáp ứng các tiêu chí để được công nhận là Khu du lịch quốc gia; phấn đấu đến năm 2030, phát triển Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà thành một trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí của tỉnh Yên Bái và vùng du lịch trung du và miền núi Bắc Bộ với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, có sản phẩm chủ đạo, đặc trưng, hình thành thương hiệu cho Khu du lịch Quốc gia Hồ Thác Bà.
Đến năm 2025 đón khoảng 380 nghìn lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 40 nghìn lượt; phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 1,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 140 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch: Đến năm 2025 đạt 300 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 900 tỷ đồng.
Về việc làm, năm 2025 tạo việc làm cho trên 1.000 lao động trực tiếp; phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động trực tiếp…
Nguồn: Báo Tin tức/TTXVN
68/ Việt Nam lần đầu trúng cử vị trí thành viên của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL)
Với số phiếu 157/193, Việt Nam hôm nay trúng cử vị trí thành viên của Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên Hợp Quốc (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết. Kết quả này được công bố sau cuộc bầu cử trong khuôn khổ Khóa họp 73 của Đại hội đồng LHQ tại New York, Mỹ
UNCITRAL là cơ quan chuyên môn pháp lý của LHQ, được Đại hội đồng lập ra từ năm 1966. Cơ quan này hướng tới đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong thúc đẩy quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật thương mại quốc tế, thông qua đó giảm thiểu những rào cản đối với sự phát triển của thương mại quốc tế.
“Việc Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên UNCITRAL thể hiện uy tín quốc tế ngày càng cao, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với thành tựu của công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế, thương mại. Việt Nam cũng đóng góp tích cực đối với các công việc chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có lĩnh vực luật thương mại quốc tế”, thông cáo cho biết.
Theo Bộ Ngoại giao, vai trò thành viên UNCITRAL sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường tham khảo kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, vì mục tiêu phát triển bền vững. Việt Nam ứng cử làm thành viên UNCITRAL với chủ trương đẩy mạnh đối ngoại đa phương, đóng góp vào thúc đẩy hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam, khu vực cũng như toàn thế giới.
Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm, việc lựa chọn thành viên UNCITRAL được thực hiện thông qua bỏ phiếu tại Đại hội đồng do có nhiều ứng cử viên hơn số ghế tại Nhóm châu Á- Thái Bình Dương và Nhóm các nước Tây Âu.
Hồi 2016, đại diện của Việt Nam đã trúng cử vào Ủy ban luật pháp quốc tế của LHQ.
Nguồn: Vnexpress
Ngày 28/12
69/ Ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020, thực thi vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam
Chiều 24/12 tại Hà Nội, đã chính thức ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020và tiến hành phiên họp đầu tiên về việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam vào năm 2020.
Trước đó, ngày 14/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh làm Chủ tịch Ủy ban, các Phó Chủ tịch bao gồm: Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng làm Tổng Thư ký Ủy ban. Các Ủy viên của Ủy ban gồm đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành liên quan.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc, điều phối, hướng dẫn các Bộ, cơ quan, địa phương về các lĩnh vực công tác có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện vai trò Chủ tịch ASEAN của Việt Nam năm 2020.
Cụ thể, Ủy ban có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Đồng thời giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề liên quan; giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ, vấn đề liên quan đến nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 gồm 5 Tiểu ban: Nội dung, Lễ tân, Tuyên truyền-Văn hóa, Vật chất-Hậu cần, An ninh-Y tế; và Ban Thư ký ASEAN Quốc gia 2020.
Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nhiệm vụ được giao; chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Ủy ban; triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ủy ban; ban hành quy chế làm việc và phối hợp của Ủy ban…
Phát biểu tại Lễ ra mắt, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá: Có thể nói Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia ASEAN 2020 hôm nay là thời khắc chính thức khởi động “Đồng hồ đếm ngược”, tôi mong rằng mỗi tiếng đồng hồ “tik-tăk” từ lúc này sẽ thúc dục mỗi chúng ta phải khẩn trương trong công việc với tinh thần trách nhiệm cao, sự sáng tạo, linh hoạt trong thực hiện, tuyệt đối không được chủ quan, không được lơi lỏng trong từng công việc để sau 2 năm nữa chúng ta có thể cùng nhau tự hào về Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công của Việt Nam.
Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn, tất cả sẽ cùng nỗ lực hành động để tổ chức Năm Chủ tịch ASEAN 2020 thành công toàn diện với 3 thành công: (1) thành công về nội dung; (2) thành công trong bảo đảm an ninh, an toàn, trọng thị về lễ tân và (3) thành công về quảng bá hình ảnh, bản sắc văn hóa, đất nước, con người Việt Nam.
ASEAN đã trải qua hơn năm thập kỷ hình thành và phát triển. Năm 2020 đánh dấu chặng đường 25 năm Việt Nam trở thành một thành viên trong “đại gia đình” ASEAN và Việt Nam luôn tự hào rằng trong mỗi thành công của ASEAN thời gian qua đều có dấu ấn đóng góp đậm nét của Việt Nam – một thành viên tích cực, chủ động, trách nhiệm. Với thế và lực mới, Việt Nam mong muốn tiếp tục phát huy vai trò, đóng góp thực chất hơn nữa vào tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN tự cường, sáng tạo.
Nguồn: Báo Công Thương
70/ Hệ thống giải quyết tranh chấp là trụ cột của WTO
Thông cáo đưa ra trong một cuộc họp của WTO cũng đồng thời tái khẳng định cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương, và nhấn mạnh rằng hệ thống giải quyết tranh chấp vẫn là trụ cột của WTO.
Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, ngày 12/12, Liên minh châu Âu (EU) và Trung Quốc cùng các thành viên khác của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nêu bật sự cần thiết phải ngừng phong tỏa việc bổ nhiệm thẩm phán mới của Cơ quan Phúc thẩm (AB) thuộc Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO.
Thông cáo chung của các nước trên đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về sự thiếu vắng kéo dài các thành viên của AB. Thông cáo đưa ra trong một cuộc họp của WTO cũng đồng thời tái khẳng định cam kết đối với hệ thống thương mại đa phương, và nhấn mạnh rằng hệ thống giải quyết tranh chấp vẫn là trụ cột của WTO.
Hiện nay, chỉ có 4 trong số 7 thẩm phán của AB còn trong nhiệm kỳ công tác tại cơ quan này, song các nước đã không thể đạt được đồng thuận về các ứng cử viên mới.
Hồi tháng 11, hơn 10 thành viên WTO, trong đó có Trung Quốc và EU, đã đưa ra đề xuất 2 điểm để cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Một là, tìm giải pháp thích hợp cho các quy định bổ nhiệm thành viên mới của AB. Hai là, nâng cao tính độc lập của AB.
Sự phong tỏa của Mỹ đối với quá trình bổ nhiệm các thẩm phán mới cho AB đang làm các vụ kiện tại WTO bị đình đốn. Theo giới chức ngoại giao địa bàn, việc bổ nhiệm thành viên cho AB và rộng hơn là cải tổ WTO là một trong nhiều mặt trận của đối đầu thương mại Mỹ-Trung hiện nay./.
Nguồn: TTXVN/ Bnews