Đề xuất mới về giám sát và đánh giá đầu tưBộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 84/2015/NĐ-CP của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, dịch vụ tư vấn đánh giá dự án đầu tư và dịch vụ đào tạo đánh giá dự án đầu tư không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do đó, quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư tại Chương IX Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tư không còn phù hợp.

Bên cạnh đó, Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư không quy định về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án. Do đó, cần bãi bỏ các quy định về cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP cho phù hợp.

Căn cứ các nội dung nêu trên, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2015/NĐ-CP cho phù hợp với Luật Đầu tư công, Nghị định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, quy định về ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, thực tế triển khai là hợp lý và cần thiết.

Sửa quy định về chi phí giám sát, đánh giá đầu tư

Dự thảo Nghị định bổ sung thêm quy định về phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công. Khoản 6 Điều 73 Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13/6/2019 đã giao Chính phủ quy định phương pháp, tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tư các chương trình, dự án đầu tư công. Đây là nội dung quan trọng và cần thiết.

Bên cạnh đó, dự thảo cũng sửa đổi quy định về chi phí giám sát, đánh giá đầu tư. Thực tế triển khai quy định tại Điều 52 Nghị định số 84/2015/NĐ-CP về chi phí thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư nhận thấy việc quy định chung chi phí cho công tác giám sát, đánh giá đầu tư bằng 20% chi phí quản lý chương trình, dự án là chưa hợp lý.

Dự thảo Nghị định tách riêng chi phí giám sát và đánh giá đầu tư theo hướng: Chi phí cho công tác giám sát đầu tư bằng 10% chi phí quản lý chương trình, dự án; Chi phí cho công tác đánh giá đầu tư được tính bằng % chi phí quản lý chương trình, dự án theo quy định hiện hành như sau: Chi phí đánh giá ban đầu: 2%; Chi phí đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn: 2%; Chi phí đánh giá kết thúc: 3%; Chi phí đánh giá tác động: 5%; Chi phí đánh giá đột xuất: 3%.

Trường hợp vận dụng định mức chi phí không phù hợp hoặc chương trình, dự án có quy mô lớn hoặc trường hợp cần phải thuê tư vấn nước ngoài thực hiện thì tổ chức lập dự toán để xác định chi phí.

Quy định mới này sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan, đơn vị huy động các nguồn lực thực hiện đánh giá đầu tư toàn diện hơn.

Ngoài ra, dự thảo cũng bãi bỏ quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư. Theo Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, dịch vụ tư vấn đánh giá dự án đầu tư và dịch vụ đào tạo đánh giá dự án đầu tư không còn là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Do đó, dự thảo Nghị định bãi bỏ Chương IX Nghị định số 84/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện tư vấn đánh giá dự án đầu tư cho phù hợp.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109