Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi sốTrong tiến trình chuyển đổi số quốc gia, Internet được xác định đóng vai trò huyết mạch để duy trì và phát triển mọi xã hội số.

Tại Hội thảo Ngày Internet Việt Nam 2019 do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Internet Việt Nam: Đổi mới sáng tạo để chuyển đổi số”, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Hồng Hải nhấn mạnh, đổi mới sáng tạo diễn ra thuận lợi nhất trong môi trường Internet, môi trường số vì đây là nhân tố trọng yếu mang tính chiến lược quyết định sự thành công trong chuyển đổi số nền kinh tế.

Năm 2019, nước ta đã và đang chứng kiến sự ra đời và lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp công nghệ, hoạt động trong nhiều lĩnh vực với nhiều mô hình khác nhau, đặc biệt chứng kiến hàng loạt tên tuổi lớn trong “làng Internet Việt Nam” khẳng định rõ quyết tâm chuyển mình để trở thành các nhà cung cấp dịch vụ số và tiên phong kiến tạo xã hội số.

Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, hiện tại, dân số Việt Nam đạt mốc xấp xỉ 97 triệu dân, với 64 triệu người sử dụng Internet, tăng đến 28% so với năm 2017. Theo số liệu thống kê, có tới 58 triệu người dùng mạng xã hội trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019. Thống kê từ WeareSocial và Hootsuite cũng cho thấy, người dùng Việt Nam dành trung bình tới 6 giờ 42 phút mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới mạng Internet. 94% người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hằng ngày. Và 6% số người sử dụng Internet ít nhất một lần trong tuần.

“Nhìn vào số liệu thống kê ta có thể thấy, người dùng Internet ở Việt Nam không tách rời các hoạt động liên quan đến Internet quá một tuần.Về cơ sở hạ tầng, tốc độ truy cập Internet vẫn tăng trưởng hằng năm. Tốc độ truy cập internet trung bình ở điện thoại là 21,56 MBPS (tăng 6,1% so với năm 2018) và ở máy tính là 27.18 MBPS (tăng 9,7%)”, Thứ trưởng chia sẻ.

Thứ trưởng Phạm Hồng Hải cũng cho biết, năm 2019 cũng đánh dấu mốc quan trọng trong nghiên cứu, ứng dụng và phát triển nghệ 5G tại Việt Nam. Bộ Thông tin và Truyền thông đã cấp phép thử nghiệm công nghệ 5G cho 3 doanh nghiệp viễn thông lớn, mục tiêu là hướng tới việc thương mại hóa công nghệ 5G. Điều này sẽ tạo ra một hạ tầng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế số, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về tốc độ và quy mô kết nối.

Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ Đề án Chuyển đổi số quốc gia trong năm 2019.  Đề án sẽ đưa ra một kế hoạch tổng thể để hướng tới một nền kinh tế và xã hội số toàn diện vào năm 2030.

Một trong các nhiệm vụ, giải pháp được dự thảo Đề án xác định là tạo môi trường để phát triển các sản phẩm số, dịch vụ số, mô hình kinh doanh mới, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp công nghệ số.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109