Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn, Diều bay

Ngày 30/01/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Thông tư số 06/2018/TT-BVHTTDL Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn, Diều bay.

Trong Thông tư này từ ngữ Dù lượn và Diều bay như sau:

1. Dù lượn là môn thể thao hàng không, có người điều khiển. Dù lượn có hai loại sau đây:

a) Dù lượn không có động cơ (Paragliding): Người điều khiển dù ngồi trong đai ngồi treo dưới cánh dù có hình dạng của cánh bay, điều khiển bay bằng hai dây lái và cất cánh bằng cách sải bước chân chạy;

b) Dù lượn có động cơ (Paramotor): Người điều khiển dù đeo một động cơ ở sau lưng tạo lực đầy đủ để cất cánh và bay lên bằng cánh dù lượn.

2. Diều bay là môn thể thao hàng không, có người điều khiển, sử dụng cánh diều hình tam giác có cấu trúc khung cứng để bay. Diều bay có hai loại sau đây:

a) Diều bay không có động cơ (Hang gliding): Có thể gấp lại để mang vác, cất cánh bằng chân chạy và hạ cánh bằng chân của người điều khiển. Trong khi bay, người điều khiển sử dụng sự dịch chuyển trọng lượng cơ thể của mình để điều khiển diều;

b) Diều bay có động cơ (Microlight): Được gắn với hệ thống bánh xe hoặc phao nổi để có thể cất cánh, hạ cánh như máy bay trên mặt đất hoặc mặt nước. Động cơ để tạo lực đẩy khi cất cánh, hạ cánh và khi bay được gắn vào hệ thống khung của diều bay.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu, biểu diễn và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Dù lượn và môn Diều bay tại Việt Nam. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 4 năm 2018./.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97