Tăng cường hàng rào kỹ thuật để tránh rủi ro khi gia nhập CPTPP

CPTPP mang theo nhiều thách thức

Nói về thách thức của Việt Nam khi tham gia ký kết Hiệp định Đối tác và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), ông Hà Duy Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Tài chính) cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường mới, tăng trưởng xuất khẩu, từ đó tăng đầu tư và việc làm. Tuy nhiên thách thức từ cạnh tranh cũng tăng lên, điển hình là thách thức về nguồn cung nguyên phụ liệu của ngành dệt may để đáp ứng nguyên tắc xuất xứ từ “sợi trở đi”.

Một khó khăn khác được ông Tùng chỉ ra là đối với các mặt hàng của một số nước thành viên CPTPP có nhiều nét tương đồng với những mặt hàng vốn được coi là lợi thế xuất khẩu của Việt Nam, do đó, các nước này sẽ tìm cách bảo hộ sản phẩm trong nước bằng cách tạo ra các rào cản kỹ thuật, gây khó khăn cho hàng hóa của Việt Nam.

Ở một ý kiến khác, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch đánh giá hiện doanh nghiệp nước ngoài có những thuận lợi hơn doanh nghiệp trong nước về trình độ quản trị, chuỗi phân phối toàn cầu, tài chính tốt… Tuy nhiên, cũng nên nhìn thẳng vào sự thật là tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước còn rất yếu, liên kết với nhau rất kém.

Do vậy, để tận dụng cơ hội từ CPTPP, khối doanh nghiệp trong nước phải xây dựng chiến lược dài hạn, liên kết mới có thể giúp nhau tham gia vào chuỗi giá trị, trong đó doanh nghiệp lớn dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ vào chuỗi giá trị của mình.

Theo Tiến sĩ Huỳnh Thanh Điền – Thành viên nhóm Tư vấn chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh, để tận dụng được cơ hội CPTPP đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng lực thâm nhập hàng hóa, phát triển kinh doanh ra bên ngoài bằng việc cải tiến công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế với giá cả cạnh tranh, tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bên cạnh đó, các biện pháp bảo vệ doanh nghiệp nội địa cần trọng tâm vào việc tạo lập các “hàng rào kỹ thuật , kiểm soát chặt chẽ hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài, không để tình trạng doanh nghiệp nước ngoài có lợi thế tiếp cận nguồn lực kinh doanh nhiều hơn doanh nghiệp nội địa như trong thời gian qua.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97