Chấn chỉnh hoạt động tu bổ, phục hồi di tích

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có văn bản về việc tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Kể từ khi Nghị định 70/2012/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có hiệu lực thi hành đã đáp ứng tốt yêu cầu thực tiễn góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý và chuyên môn của hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nhờ có trình tự, thủ tục rõ ràng và quy định cụ thể về việc lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế… nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương và tổ chức tư vấn triển khai thực hiện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động quản lý và tu bổ di tích, góp phần phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, tại một số địa phương đã để xảy ra tình trạng tu bổ di tích không hoàn toàn đúng với hồ sơ đã được thẩm định hoặc xây dựng công trình phục vụ bảo vệ, phát huy giá trị di tích khi chưa có ý kiến thẩm định, phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch như trường hợp xây dựng trái phép tại Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể danh thắng Tràng An, tỉnh Ninh Bình; xây dựng Tam quan chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang; xây dựng tượng Bà Chúa Xứ tại Núi Sam, tỉnh An Giang.

Trước tình trạng nêu trên, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao tăng cường công tác quản lý nhà nước, chủ động kiểm tra, rà soát và hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tu bổ di tích đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật về Di sản văn hóa.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97