Du lịch đặt mục tiêu đón 18 triệu khách quốc tế năm 2019Đặt mục tiêu đón 103 triệu lượt khách năm 2019, trong đó có 18 triệu khách quốc tế, phục vụ 85 triệu khách nội địa, ngành du lịch quyết tâm về đích trước 1 năm so với mục tiêu tại Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị về Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2018 được coi là một năm thành công của du lịch Việt Nam với những kết quả nổi bật, hoàn thành xuất sắc các kế hoạch được giao và vị thế của ngành du lịch không ngừng tăng lên. Nhiều sự án du lịch, khu du lịch có quy mô, chất lượng và phương thức kinh doanh hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế đi vào hoạt động. Công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng như hoạt động kinh doanh du lịch đã có bước chuyển biến rõ rệt theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, tiếp cận với tiêu chuẩn và chuẩn mực thực hành quốc tế. Ngành du lịch đã nỗ lực thực hiện các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL, phát huy nội lực, chủ động, đổi mới trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để phát triển bền vững, được thể hiện qua các chỉ tiêu đạt được về khách quốc tế, khách du lịch nội địa và tổng thu về khách du lịch năm 2018. Năm 2018, ngành du lịch đã đón khoảng 15,6 triệu khách quốc tế đến, phục vụ trên 80 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ du lịch đạt 620.000 tỷ đồng. Các địa phương là trung tâm du lịch lớn của cả nước có tốc độ tăng trưởng mạnh như: TPHCM đón 36,5 triệu lượt khách, trong đó đạt 7,5 triệu lượt khách quốc tế; Hà Nội đón khoảng 28 triệu lượt khách du lịch, trong đó có khoảng 5,5 triệu khách quốc tế, Quảng Ninh đón 12,5 triệu lượt khách, trong đó 5,3 triệu lượt khách quốc tế; Đà Nẵng đón 7,7 triệu lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt gần 3 triệu… Nhiều địa phương khác cũng đón lượng khách khá lớn, từ 6 triệu lượt khách trở lên: Khánh Hoà, Hải Phòng, Kiên Giang, Lâm Đồng, Quảng Nam, Thanh Hoá… Cả nước hiện có 1.985 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, trong đó có 380 doanh nghiệp được cấp phép mới. Có 23.650 hướng dẫn viên, trong đó 14.932 hướng dẫn viên quốc tế, 8.456 hướng dẫn viên nội địa, 262 hướng dẫn viên tại điểm. Chỉ tính riêng năm 2018, có 113 cơ sở lưu trú trong phân khách từ 3-5 sao được công nhận, trong đó 26 cơ sở lưu trú hạng 5 sao, 35 cơ sở lưu trú hạng 4 sao. Hiện nay, cả nước có 28.000 cơ sở lưu trú với trên 550.000 buồng phòng, tăng hơn 2.400 có sở lưu trú so với năm 2017. Trong số này, có 145 khách sạn 5 sao với 47.111 buồng, 267 khách sạn 4 sao với 35.467 buồng phòng. Số lượng buồng phòng khách sạn 4-5 sao tăng nhanh thể hiện một phần việc khách quốc tế cao cấp, phân khúc thị trường có mức chi trả cao tăng. Đồng thời thể hiện khả năng cạnh tranh của Du lịch Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tăng nhanh. Ngành du lịch cũng tham mưu, đề xuất các chính sách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư của xã hội, đặc biệt là các nhà đầu tư chiến lược có tiềm lực tài chính như: SunGroup, VinGroup, Mường Thanh, FLC, Thiên Minh… vào các dự án xây dựng cơ sở lưu trú có quy mô lớn, đẳng cấp và hiện đại. Trong suốt năm 2018, công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, phát động thị trường cũng được đẩy mạnh ở nhiều thị trường nguồn, thị trường trọng điểm của Du lịch Việt Nam như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu, Bắc Âu, ASEAN, New Zealand-Úc, Canada-Mỹ…. Ở trong nước, tổ chức thành công 2 hội chợ du lịch quốc tế VITM (Hà Nội) và ITE (TPHCM) với nhiều điểm mới so với những năm trước. Tham gia 7 hội chợ du lịch quốc tế lớn (CITM, Travex, ITB, MITT,WTM, Top Resa…) Để thực hiện mục tiêu lập được kỳ tích trong việc đón khách quốc tế, đẩy mạnh lượng khách du lịch nội địa, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đề nghị Tổng cục Du lịch thực hiện báo cáo, nhấn mạnh vào việc phân tích các con số, bóc tách khách du lịch quốc tế và khách nội địa, để thấy mức tăng chúng ta có được là do đâu? Chúng ta đang mạnh ở điểm nào, yếu ở điểm nào để có giải pháp khắc phục? Thị trường nào là những thị trường trọng điểm, hàng đầu, cần giữ mức tăng; thị trường nào cần tập trung quảng bá, xúc tiến, khai thác? Những địa phương nào là địa phương dẫn đầu? Đóng góp của các địa phương, doanh nghiệp vào sự phát triển chung của ngành như thế nào?… Bộ trưởng Bộ VHTT&DL cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch tập trung khắc phục tồn tại, siết chặt quản lý điểm đến kiểm soát chất lượng dịch vụ, chấn chỉnh hoạt động tour giá rẻ; nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến; chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên có chất lượng, chuyên nghiệp, nâng cao hiểu biết về nghề và tình yêu nước cho các hướng dẫn viên… để du lịch Việt Nam ngày càng phát triển nhanh và bền vững.
|
Khu du lịch quốc gia được mới được Chính phủ phê duyệtThủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1771/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Đankia – Suối Vàng, tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, Khu du lịch quốc gia (DLQG) Đankia – Suối Vàng thuộc địa phận thị trấn Lạc Dương (huyện Lạc Dương) và phường 7 (thành phố Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng; có diện tích khoảng 4.000 ha, trong đó các khu vực tập trung phát triển du lịch, hình thành các phân khu chức năng chính có diện tích khoảng 760 ha. Mục tiêu đặt ra là phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Đankia – Suối Vàng trở thành Khu du lịch quốc gia, là một trung tâm du lịch của vùng Tây Nguyên và cả nước với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hình thành được thương hiệu và sản phẩm du lịch đặc trưng, có đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; gắn kết chặt chẽ với Khu DLQG Hồ Tuyền Lâm, thành phố Đà Lạt và các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh, trở thành điểm đến quan trọng trên hành trình tham quan du lịch vùng Tây Nguyên. Mục tiêu cụ thể về khách du lịch: Đến năm 2025 đón khoảng 3,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 56 nghìn lượt. Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 5,0 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 100 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch (theo giá hiện hành): Đến năm 2025 đạt trên 1.200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2030 đạt khoảng 3.500 tỷ đồng. Chỉ tiêu việc làm: Phấn đấu tạo việc làm trực tiếp cho khoảng 3.700 lao động vào năm 2025 và khoảng 7.000 lao động vào năm 2030. Sản phẩm du lịch chủ đạo gồm: Sản phẩm du lịch văn hóa (phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng, nhất là Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển thành các sản phẩm du lịch tham quan buôn làng, du lịch tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá, du lịch cộng đồng). Sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng (khai thác các đặc thù về điều kiện khí hậu, cảnh quan để phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng ven hồ, nghỉ dưỡng gắn với thể thao golf, chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp). Sản phẩm du lịch thể thao, vui chơi giải trí (thúc đẩy phát triển các hoạt động thể thao trên mặt nước như bơi, chèo thuyền kayak; thể thao ngoài trời như đua xe địa hình, việt dã, golf). Giải pháp thực hiện Quy hoạch Quyết định cũng nêu rõ về các giải pháp thực hiện Quy hoạch. Về cơ chế chính sách, sẽ nghiên cứu và đề xuất các chính sách ưu tiên phát triển du lịch tại Khu DLQG Đankia – Suối Vàng; trong đó có cơ chế chính sách, ưu đãi tốt nhất về thủ tục, về giải phóng mặt bằng… thích hợp, ổn định, lâu dài để thu hút được các nhà đầu tư có năng lực. Có cơ chế hỗ trợ người dân địa phương trong chuyển đổi nghề nghiệp liên quan tới công tác đào tạo nghề du lịch; hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú tại nhà dân đạt chuẩn. Giải pháp về đầu tư và thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tiếp cận thông tin về quy hoạch, đất đai, chính sách ưu đãi… với hình thức hội thảo kêu gọi đầu tư, các chuyến dã ngoại, nghiên cứu thực địa… tại Khu DLQG Đankia – Suối Vàng. Cam kết và công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin, truyền thông về những ưu đãi và các thủ tục hành chính để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Khu DLQG Đankia – Suối Vàng. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Phối hợp với các trung tâm đào tạo trong tỉnh tăng cường quy mô, ngành nghề đào tạo và các chương trình hợp tác phù hợp với nhu cầu nhân lực và định hướng phát triển của Khu DLQG Đankia – Suối Vàng. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch; khuyến khích đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực địa phương, nhất là người dân tộc thiểu số.
|
Đúc rút kinh nghiệm để ‘nắn chỉnh’ xã hội hoá văn học, nghệ thuậtSáng 19/12 tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động văn học, nghệ thuật ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay”.Đến dự Hội thảo có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; PGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV), Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cùng các nhà nghiên cứu, nhà quản lý, văn nghệ sĩ hoạt động trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật…Động lực cho phát triển văn học, nghệ thuậtPGS. TS. Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho rằng xã hội hoá trong lĩnh vực văn học nghệ thuật là chủ trương lớn, đúng đắn, cần thiết và đã được thể hiện trong các Nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đáp ứng đòi hỏi khách quan của thực tiễn, từng bước lan toả trong đời sống, huy động sự tham gia rộng rãi của các lực lượng trong xã hội.Dưới tác động của chủ trương xã hội hóa, hoạt động văn hóa, nghệ thuật đã có những thay đổi khá toàn diện từ phương thức tổ chức hoạt động đến đầu tư, sáng tạo, thẩm định, đánh giá, phát hành và quảng bá sản phẩm. Dù còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần được quan tâm giải quyết ở tất cả các khâu, các lĩnh vực, song không thể phủ nhận được rằng quá trình xã hội hóa đã đạt được những kết quả quan trọng bước đầu như: Kích thích tinh thần tự chủ, tiềm năng sáng tạo huy động được các nguồn lực của toàn xã hội tạo ra các giá trị văn hóa nghệ thuật đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm lý của người dân và yêu cầu phát triển của đất nước. Rất nhiều mô hình văn học nghệ thuật đã xuất hiện, có phương thức hoạt động đa dạng.Tuy nhiên, thực tiễn sôi động, phong phú và không kém phần phức tạp của hoạt động xã hội hoá văn học nghệ thuật rất cần được tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm một cách kịp thời để tìm kiếm các bài học, các mô hình, xác định nguyên lý cho sự phát triển văn học, nghệ thuật trong tương lai.Các ý kiến trình bày tại hội thảo cũng như các tham luận của đại biểu đã tập trung đề xuất ý kiến về 3 vấn đề chính: Hiểu đúng việc xã hội hóa; phân tích thực tiễn, chỉ ra những thành công và hạn chế, tổng kết và đúc rút các bài học kinh nghiệm; Đề xuất các kiến nghị, giải pháp tiếp tục hoàn thiện chủ trương, cơ chế chính sách xã hội hóa và Dự báo xu hướng, vận động, phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ tiếp theo.Hiểu khác nhau nên triển khai lúng túngĐáng chú ý, nhiều đại biểu cho rằng vẫn còn tồn tại nhiều cách hiểu, nhận thức khác nhau về khái niệm xã hội hóa dẫn đến lúng túng, bất cập, thiếu thống nhất khi triển khai ở các địa phương.Hệ thống quản lý thiếu đồng bộ, cụ thể và chưa phù hợp. Tiêu chí đánh giá thẩm định nghệ thuật chưa có, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Vai trò của Nhà nước và tư nhân trong hoạt động văn học, nghệ thuật chưa được xác định rõ ràng, thiếu định hướng của Nhà nước.Hệ quả là quá trình xã hội hóa chưa xác định được mô hình hợp lý để nhân rộng, phát triển; không ít trường hợp bị đồng nhất với tư nhân hóa đơn thuần. Nhiều đơn vị xã hội hóa hoạt động được một thời gian rồi rơi vào bế tắc. Các tiêu cực như thương mại hóa, nghiệp dư hoá… xuất hiện. Các giá trị nghệ thuật truyền thống như Tuồng, Chèo, Cải lương và nhạc cụ truyền thống không có cơ hội được đầu tư, dẫn đến nguy cơ mai một. Thiếu vắng các tác phẩm nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao.Nguyên nhân được các tham luận phân tích và chỉ ra rất nhiều nhưng bao gồm một số nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là tâm lý dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước của không ít đoàn nghệ thuật. Chủ trương xã hội hóa chưa được thể chế hóa cụ thể, rõ ràng, chưa có chiến lược lâu dài và bước đi cụ thể. Thực tế chưa có các mô hình xã hội hoá văn học nghệ thuật tiêu biểu có thể nhân rộng. Chưa có sự coi trọng hoạt động khảo sát, trao đổi, tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, nhất là những nước có thành tựu về văn hóa, về xã hội hoá trên lĩnh vực này.Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, các tham luận kiến nghị rất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, thực hiện có kết quả chủ trương xã hội hóa tập trung thành 3 nhóm chính.Nhóm giải pháp tăng cường nhận thức lý luận nhằm tạo sự thống nhất về tư tưởng hành động.Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách chú trọng làm rõ vai trò của từng chủ thể, khuyến khích đầu tư.Nhóm giải pháp về hoạt động thực tiễn, xây dựng mô hình tổ chức, nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, tham khảo kinh nghiệm.Xu thế không thể đảo ngượcPhát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh xã hội hoá trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật là một xu thế không thể đảo ngược. Mục tiêu của xã hội hoá văn học, nghệ thuật không chỉ huy động thêm nguồn lực của xã hội mà quan trọng hơn là tăng mức hưởng thụ của người dân. Đồng thời tăng cường vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp. Tuy nhiên, xã hội hóa không phải là Nhà nước buông lơi về lãnh đạo và đầu tư cho văn học, nghệ thuật. Đây là trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, cả hệ thống chính trị.Tuy nhiên, đồng tình với ý kiến nhiều đại biểu, Phó Thủ tướng cho rằng giữa mục tiêu, định hướng xã hội hoá và quá trình thực hiện có rất nhiều bất cập.Điển hình là các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho văn học, nghệ thuật không được như mong muốn. Sử dụng ngân sách rất khó khăn, thủ tục vướng mắc. Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp trong lĩnh vực văn học nghệ thuật chưa chú ý đúng mức đến tầm quan trọng của các thiết chế văn hoá, mà câu chuyện cổ phần hoá Hãng Phim truyện Việt Nam là một ví dụ. Việc đào tạo một số ngành như lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật truyền thống rất khó khăn.“Kinh phí dành cho đặt hàng đào tạo một số ngành văn học, nghệ thuật, hỗ trợ sáng tác đã ít, nhưng thủ tục cũng vô cùng khó khăn”, Phó Thủ tướng trăn trởCùng với đó, sự phối hợp giữa các đoàn thể, chính quyền, các hội văn học, nghệ thuật chưa tốt. Vấn đề giữa bảo tồn truyền thống và chạy theo thị hiếu mang tính thị trường, cũng như bảo tồn, chọn lọc, tiếp thu các yếu tố văn hoá bên ngoài đang có nhiều bức xúc.Nhưng bao trùm hơn hết, theo Phó Thủ tướng là nhận thức về tầm quan trọng của văn hoá trong quá trình phát triển. Kinh nghiệm các nước phát triển cho thấy nếu không coi trọng đúng vấn đề môi trường thì sẽ mất nhiều chục năm, nhiều phần trăm GDP để khắc phục, nhưng đối với những hậu quả về văn hoá xã hội thì đó có thể là nhiều thế hệ và nhiều chục phần trăm GDP.“Văn hóa là nền tảng tinh thần, nhưng có nơi, có lúc bị sức ép kinh tế lấn át. Chúng ta đã nhận ra những vấn đề môi trường nhưng các vấn đề văn hoá xã hội cũng thật sự đáng báo động. Nhìn trong ngắn hạn các hoạt động văn hoá, xã hội nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng, không đóng góp trực tiếp về kinh tế nhưng lâu dài thì sẽ gián tiếp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như du lịch. Chưa kể khi đã nhận diện được những bất cập, hạn chế về văn hoá, xã hội thì thường chưa xử lý được ngay nên tiếp tục tích tụ. Trong giải quyết các vấn đề văn hoá, ý kiến chuyên gia chưa được coi trọng đúng mức”, Phó Thủ tướng chia sẻ và nhấn mạnh để thay đổi nhận thức này không đơn giản.Đánh giá cao sự tâm huyết của các đại biểu cũng như ý nghĩa của hội thảo, Phó Thủ tướng giao Bộ VHTT&DL tiếp thu đầy đủ các ý kiến đóng góp, kết quả tại hội thảo trong quá trình tiến hành tổng kết Chiến lược phát triển văn hoá giai đoạn 1999-2020 và xây dựng dự thảo chiến lược phát triển văn hoá sau năm 2020. |
Bộ VHTTDL thẩm tra dự thảo TCVN về Thể dục thể thaoNgày 13/12/2018, tại trụ sở Tổng cục Thể dục Thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức họp Hội đồng thẩm tra hồ sơ dự thảo TCVN thuộc lĩnh vực thể dục thể thao xây dựng 2017-2018. Buổi họp với sự tham gia đầy đủ của các thành viên Hội đồng thẩm tra theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thế thao và Du lịch, gồm: TS. Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ VHTTDL – chủ tịch hội đồng. Các ủy viên gồm: TS. Trần Đức Phấn – Phó TCT Tổng cục TDTT, ThS. Đinh Nguyễn Phương Thảo – Phó VT Vụ KHCNMT, ThS. Phạm Phương Thảo (Phó VT Vụ Tiêu chuẩn – Tổng cục TCĐLCL – Bộ KHCN, ThS. Ngô Ngọc Hà – Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam - Tổng cục TCĐLCL – Bộ KHCN, ông Nguyễn Trọng Toàn – Trưởng Bộ môn bơi – Tổng cục TDTT, ThS Phạm Băng Tâm – Vụ KHCNMT ủy viên thư ký. Tham gia buổi họp có đại diện lãnh đạo các đơn vị chủ trì xây dựng dự thảo TCVN, đại diện Công ty Cổ phần xây dựng và thiết bị BILICO, Công ty Cổ phần thể thao Động lực. Hội đồng có trách nhiệm thẩm tra 02 hồ sơ gồm: Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn 1: Thiết bị bể bơi – Yêu cầu an toàn và phương pháp thử đối với thang, bậc thang và tay vịn của thang (xây trên cơ sở chấp nhận EN 13451-2:2015); Thiết bị bể bơi – Yêu cầu an toàn cụ thể bổ sung và phương pháp thử đối với cửa hút, xả nước và các chất xử lý nước hoặc không khí (xây trên cơ sở chấp nhận EN 13451-3:2015). Đơn vị thực hiện: Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh. Hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn 2: “Thiết bị tập luyện tại chỗ – Thiết bị tập luyện có động cơ quay, các yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử (xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO 20957-5:2005)“; “Thiết bị tập luyện tại chỗ – Thiết bị chạy bộ, các yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử (xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO 20957-6:2005)“; “Thiết bị tập luyện tại chỗ – Thiết bị kéo tay, các yêu cầu an toàn riêng bổ sung và phương pháp thử (xây dựng trên cơ sở chấp nhận ISO 20957-7:2005)“. Đơn vị thực hiện: Trung tâm HLTTQG thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng đã kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và đóng góp ý kiến đối với các hồ sơ dự thảo TCVN. Sau cuộc họp này, Tiểu ban kỹ thuật chuyên ngành của các dự thảo TCVN sẽ hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của Hội đồng thẩm tra, gửi Vụ KHCNMT rà soát, hoàn thiện trước khi gửi Bộ KHCN thẩm định công bố theo quy định./.
|
Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộngNgày 31/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Văn bản hợp nhất số 4954/VBHN-BVHTTDL ban hành Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộngTheo quy định này, Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ Ban hành Quy chếhoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, được thay thể, bổ sung bởi:1. Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ2. Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ3. Nghị định số 113/2013/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ4. Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ5. Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2012 của Chính phủToàn văn văn bản hợp nhất ở đây >>> |
Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.Ngày 31/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ban hành Văn bản hợp nhất số 4955/VBHN-BVHTTDL Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.Theo quy định này, Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (Nghị định số 79/2012/NĐ-CP) có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 sẽ được điều chỉnh bởi các nghị định1. Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 5 năm 2016.2. Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi quy định về đầu tư kinh doanh thuộc quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực từ ngày 09 tháng 10 năm 2018 .Toàn văn nội dung văn bản hợp nhất ở đây >>> |
Chủ động ứng phó với phòng vệ thương mạiTrước áp lực từ các vụ kiện phòng vệ thương mại, sự chủ động của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quyết định để đối mặt và đứng vững trên thị trường.Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thương mại toàn cầu, các hàng rào thương mại truyền thống dần dần được dỡ bỏ, các cam kết mở cửa thị trường được đẩy mạnh cùng với sự gia tăng của các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Đây được xem là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc các biện pháp phòng vệ thương mại ngày càng được sử dụng nhiều như một công cụ hợp pháp để tăng bảo hộ sản xuất trong nước.Xu hướng bảo hộ gia tăngThống kê từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), tính đến tháng 10, đã có hơn 140 vụ việc khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại liên quan tới hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chủ yếu tập trung vào kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện domino, kiện kép (kiện đồng thời chống bán phá giá và chống trợ cấp).Điển hình một số vụ việc có tác động tiêu cực đến sản xuất của doanh nghiệp trong nước như Hoa Kỳ điều tra áp dụng biện pháp tự vệ với pin năng lượng mặt trời, thép cán nguội và thép carbon chống mòn, tôm, cá da trơn… Australia điều tra chống bán phá giá với dây thép; Canada điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm khớp nối bằng đồng của Việt Nam…Ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hàng hoá là đối tượng bị điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại vô cùng đa dạng, từ các mặt hàng nông, thủy sản cho đến các sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo.Nếu như trước đây, chỉ những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn mới bị kiện thì hiện nay ngay cả những mặt hàng có kim ngạch nhỏ cũng phải đối mặt với các vụ kiện. Có thể nói, bất cứ hàng hoá xuất khẩu nào cũng có khả năng là đối tượng bị điều tra áp dụng phòng vệ thương mại.Cũng theo ông Chu Thắng Trung, trong số các quốc gia “thường xuyên” áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam, Hoa Kỳ nổi lên là thị trường khó tính nhất, chiếm tới 22% tổng số vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp mà hàng hóa xuất khẩu Việt Nam phải đối mặt ở nước ngoài. Tiếp đến là các thị trường khác như: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia, EU, Canada…Thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực như Indonesia, Thái Lan cũng đã đẩy mạnh các vụ kiện phòng vệ thương mại với Việt Nam. Nhiều dòng sản phẩm bị áp thuế bổ sung ở mức 25%, 35%, thậm chí lên tới từ 200-250%.Ở chiều ngược lại, Việt Nam mới chỉ thực hiện điều tra, khởi kiện 4 vụ việc phòng vệ thương mại liên quan tới chống bán phá giá, chống lẩn tránh thuế, chủ yếu từ thị trường Trung Quốc.Theo số liệu mới đây từ Hiệp hội Thép Việt Nam, 9 tháng qua, Việt Nam đã xuất khẩu sắt thép thành phẩm và bán thành phẩm hơn 5,79 triệu tấn với kim ngạch hơn 4,3 tỷ USD, tăng lần lượt 47% về lượng và tăng 42% về giá trị. ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu chính chiếm 55,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thép, tiếp theo là Hoa Kỳ hơn 15%, EU hơn 9%…Rất nhiều vụ kiện đối với ngành thép Việt Nam trong thời gian qua xuất phát từ việc thị trường Trung Quốc lẩn tránh thuế bằng cách chuyển sản phẩm qua Việt Nam gia công để lấy xuất xứ từ Việt Nam.Việc gian lận thương mại này gây ảnh hưởng lớn đến hàng Việt khi xuất khẩu sang các thị trường, làm thu hẹp thị trường hàng Việt. Trong khi đó, hàng gian lận của Trung Quốc lại được hưởng lợi một cách thiếu minh bạch. Điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp làm ăn chân chính bị mất uy tín trên thị trường.Lý giải thêm về nguyên nhân gia tăng các vụ kiện về phòng vệ thương mại, giới phân tích cho rằng các chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu đang ngày càng được mở rộng và liên kết nhiều quốc gia với nhau cũng là lý do tác động đến các biện pháp phòng vệ thương mại. Vì thế, các vụ kiện về phòng vệ thương mại phát sinh những xu hướng mới như kiện chùm, kiện chống lẩn tránh thuế, kiện kép… làm gia tăng số lượng các vụ kiện về phòng vệ thương mại.Cần chủ động ứng phóNhận định từ các chuyên gia cũng cho thấy, trước các rào cản thương mại, doanh nghiệp Việt dường như bị động, thiếu thông tin, thậm chí thiếu nguồn nhân lực có kinh nghiệm về phòng vệ thương mại dẫn đến bị thua thiệt.Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, các doanh nghiệp Việt Nam đã chú ý nhiều hơn tới các biện pháp phòng vệ thương mại, cả trong lĩnh vực khởi kiện và kháng kiện.“Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là trong khi các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận thức rất tốt về phòng vệ thương mại thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại chưa chú ý đúng mức tới công cụ được coi là ‘van an toàn’ của dòng chảy hội nhập”, Bộ trưởng nhận định.Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh, biện pháp phòng vệ thương mại là để bảo vệ cho một ngành sản xuất chứ không phải một doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp cụ thể. Do vậy, cơ quan điều tra cần có đầy đủ thông tin từ tất cả các thành phần liên quan trong ngành sản xuất đó, từ các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu, nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất hạ nguồn và cả người tiêu dùng cuối cùng để có thể đưa ra quyết định khách quan và chính xác về vụ việc.Trong một số vụ việc Việt Nam đã điều tra, có hiện tượng một số doanh nghiệp liên quan không hợp tác đầy đủ trong việc cung cấp thông tin hoặc chỉ “kêu cứu” sau khi cơ quan quản lý Nhà nước đã kết thúc quá trình điều tra và đưa ra kết luận cuối cùng.Còn theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), hầu hết các vụ kiện chống bán phá giá thường có thời hạn rất ngắn, các yêu cầu về kỹ thuật lại phức tạp, trong khi doanh nghiệp Việt Nam không phải lúc nào cũng sẵn sàng cho các vụ kiện ở nước ngoài…Cục Phòng vệ thương mại cho biết, hiện nay tại các vụ kiện phòng vệ thương mại chỉ có sự góp mặt của các doanh nghiệp lớn mà thiếu vắng sự tham gia của những doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp sản xuất tại các lĩnh vực dễ tổn thương. Vì thế, trước bối cảnh Việt Nam tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới thì điều này đã tạo ra những rào cản không nhỏ trong lĩnh vực phòng vệ để bảo vệ chính mình.Một trong những quy định bắt buộc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và pháp luật Việt Nam là các tổ chức, cá nhân đứng đơn yêu cầu áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại phải đáp ứng yêu cầu “đại diện” cho ngành sản xuất trong nước, tức là phải chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành.Đây cũng là yếu tố mà các doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn hơn các doanh nghiệp lớn. Hạn chế về tính đại diện và nguồn lực là hai nguyên nhân căn bản dẫn tới việc trong thời gian vừa qua nguyên đơn của các vụ kiện thường là các doanh nghiệp lớn.Để phòng tránh những thiệt hại từ những vụ kiện phòng vệ thương mại cũng như áp dụng các công cụ phòng vệ thương mại nhằm bảo vệ chính mình, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng: Trong cả khởi kiện và kháng kiện, doanh nghiệp cần xem xét phòng vệ thương mại là một chiến lược kinh doanh dài hạn.Đối với khởi kiện, doanh nghiệp cần theo dõi sát sao tình hình giá cả hàng hóa trên thị trường nội địa, tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật về phòng vệ thương mại để phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước. Cùng với đó, tìm hiểu quy trình thủ tục để có thể tham vấn, sử dụng ngay biện pháp phù hợp khi có hiện tượng hàng hóa nước ngoài gây sức ép cạnh tranh không công bằng.Với kháng kiện, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam cần tập trung nâng cao khả năng cạnh tranh, xem xét chiến lược xuất khẩu để phòng ngừa rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh căng thẳng thương mại gần đây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.Cùng với đó, các doanh nghiệp cần thường xuyên liên lạc với Bộ Công Thương để được tư vấn kịp thời về những thay đổi pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật của các thị trường xuất khẩu. Từ đó, có thể hoạt động kinh doanh trong hành lang pháp lý an toàn, đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài.Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tôn Đông Á cho biết, để khắc phục những khó khăn của các biện pháp bảo hộ, Tôn Đông Á đã tập trung đầu tư công nghệ để sản xuất ra sản phẩm thép có chất lượng cao. Công nghệ tốt sẽ giúp bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm thép Việt Nam thuận lợi và tự tin hơn khi bước ra sân chơi quốc tế. Đồng thời, hạn chế việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại từ các nước. |
Thủ tướng muốn Chính phủ chia sẻ rủi ro với startupNhững nút thắt về cơ chế tài chính, vốn, thủ tục thử nghiệm sản phẩm mới của startup được Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành chia sẻ.Chiều 29/11, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các lãnh đạo Trung ương Đoàn, Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam… lắng nghe kiến nghị từ các startup và nhà đầu tư.Tại Diễn đàn Thanh niên khởi nghiệp 2018 với chủ đề “Tìm giải pháp đột phá cho Khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam” Ban tổ chức đề nghị dành thời gian tối đa cho việc chỉ rõ thực trạng bức tranh khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam và kiến nghị những giải pháp đột phá.Là người đầu tiên nêu ý kiến, bà Thạch Lê Anh, người sáng lập, Chủ nhiệm Vietnam Silicon Valley (VSV) khẳng định Việt Nam đang được đánh giá là quốc gia phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.Từ năm 2012 khái niệm hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam ít người biết đến, nay vươn lên thứ ba trong các nước Asean, chỉ sau Singapore cả về tốc độ phát triển doanh nghiệp cũng như hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.Với vai trò hỗ trợ startup và là nhà đầu tư, bà Lê Anh khẳng định có nhiều khó khăn khiến các nhà đầu tư thiên thần (người bỏ vốn mồi đầu tiên) e ngại. Hiện chưa có chính sách ưu đãi thuế cho đối tượng này và các chính sách đầu tư tài chính để họ sẵn sàng bỏ vốn. Trong khi giai đoạn vốn mồi rất quan trọng với các doanh nghiệp khởi nghiệp.Đồng tình quan điểm này ông Nguyễn Mạnh Dũng, Trưởng Đại diện quỹ đầu tư CyberAgent Ventures tại Việt Nam cho rằng thị trường Việt Nam đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm, chỉ sau Indonesia và Thái Lan.Lý do ở những thị trường hơn như Mỹ, Nhật, Trung Quốc các nhà đầu tư không có cơ hội và không đủ nguồn vốn. Họ hướng đến Việt Nam vì có nhiều cơ hội đầu tư hơnThế nhưng nút thắt không chỉ ở giai đoạn đầu tư ban đầu và khi cần nhiều vốn hơn để doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận các thủ tục lâu, nhiều quy định khó khăn cũng khiến nhà đầu tư e ngại. Nhà đầu tư luôn đặt câu hỏi nếu đầu tư vào doanh nghiệp Việt Nam thì làm sao để họ thoái vốn.“Những khó khăn này khiến doanh nghiệp khởi nghiệp mất đi cơ hội. Đây là những nút thắt cổ chai cho cả từ nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp”, ông Dũng nói.Các ý kiến khó khăn về thu hút vốn được nhiều đại diện nhà đầu tư, startup liên tục gửi đến Thủ tướng. Với doanh nghiệp khởi nghiệp vòng đời ngắn trong khi thủ tục để giải ngân mất 6 tháng đến một năm khiến các nhà đầu tư nản và các startup mất đi cơ hội.Cần không gian riêng ứng dụng công nghệ mớiNêu khó khăn của các startup, ông Đàm Quang Thắng, Trưởng làng Nông nghiệp nói kỹ hơn trong thủ tục đưa sản phẩm vào thử nghiệm.Theo ông Thắng, khởi nghiệp sáng tạo đa số dựa vào giải pháp công nghệ mới. Tuy nhiên các sản phẩm, giải pháp công nghệ của các startup vẫn đang xếp chung với các sản phẩm công nghệ truyền thống nên phải áp dụng đúng quy trình thử nghiệm, ứng dụng mất rất nhiều thời gian.“Nếu không có cơ chế đặc thù thì rất khó ứng dụng công nghệ 4.0 vào thực tế. Cần có một con đường riêng, cơ chế đặc thù để ứng dụng công nghệ mới của startup”, ông Thắng nói về đề nghị Thủ tướng tạo một không gian ứng dụng để các startup có cơ hội ứng dụng thử sản phẩm để người dùng đánh giá trước khi bán ra thị trường. Nếu họ có cơ chế bán sản phẩm trong vòng 2- 3 năm để đo sức hút thị trường thì chắc chắn các startup sẽ phát huy được hết năng lực và nhiệt huyết làm ra sản phẩm mới.Ý kiến này được đại diện Vietinbank bổ sung, đơn vị này rất muốn đầu tư mua sản phẩm công nghệ mới của startup. Tuy nhiên hiện quy trình đấu thầu rất chặt, thủ tục kiểm tra tài chính cũng có nhiều bước.“Nếu áp theo đúng các quy trình truyền thống thì các doanh nghiệp khởi nghiệp khó bán được sản phẩm cho những đơn vị sẵn sàng đầu tư cho họ. Phải có cơ chế để họ bán được giải pháp công nghệ mới”, vị đại diện Vietinbank nói.Phải thay đổi ngay, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12Lắng nghe kiến nghị của nhà đầu tư, startup, ý kiến từ các bộ, ngành Thủ tướng ghi nhận và yêu cầu bằng mọi cách phải tìm ra giải pháp tạo đột phá để các nhà khởi nghiệp sáng tạo bắt kịp xu thế chung.Cho rằng đã khởi nghiệp là phải dám làm, dám chấp nhận thất bại để thành công, song Thủ tướng đồng tình phải có sự vào cuộc của các bên với quyết tâm tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp sáng tạo lớn mạnh.Khẳng định cần có khung pháp lý, giải pháp thiết thực hơn cho khởi nghiệp sáng tạo, từ hạ tầng, thị trường, luật pháp với những điều kiện thuận lợi, Thủ tướng yêu cầu các bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” hơn trong mỗi nhiệm vụ của mình.“Cần đổi mới mạnh mẽ tạo sân chơi cho các nhà khởi nghiệp. Chính phủ các bộ ngành, địa phương tạo mọi điều kiện chính sách, môi trường để các ý tưởng khởi nghiệp thành công”, Thủ tướng nói và chỉ đạo trong tháng 12 các bộ liên quan phải có báo cáo cụ thể những giải pháp tháo gỡ khó khăn đã được nêu.Hướng tháo gỡ theo tinh thần Chính phủ kiến tạo, khởi tạo, chấp nhận chia sẻ một phần rủi ro với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. |
Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạoSáng 30/11 tại Đà Nẵng đã diễn ra Diễn đàn đối thoại chính sách cấp cao về Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Diễn đàn do Bộ KH&CN phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức.Tham dự Diễn đàn có đồng chí Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; đồng chí Đặng Việt Dũng – Phó Chủ tịch thường trực UBND TP. Đà Nẵng.Diễn đàn còn có sự tham dự của lãnh đạo các tổ chức quốc tế lớn như Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN), Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) và lãnh đạo các Bộ KH&CN các nước ASEAN và các Bộ, ngành, địa phương của Việt Nam. Điều này thể hiện sự quan tâm rất lớn của không chỉ của Chính phủ Việt Nam mà của các nước trong khu vực ASEAN và tổ chức quốc tế đến công cuộc xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.Tại Diễn đàn, các nước trong khu vực cũng như các tổ chức quốc tế đã cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và định hướng để thúc đẩy kết nối Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong khu vực ASEAN, hướng tới toàn cầu và kinh nghiệm về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quy mô địa phương, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.Khởi nghiệp sáng tạo cần phải nghĩ khác và làm khácPhó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định, mặc dù việc phát triển cộng đồng startup, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam còn nhiều khó khăn nhưng các cơ quan của Nhà nước, đặc biệt Chính phủ bắt đầu rất quan tâm và thực sự mong muốn thúc đẩy cộng đồng này phát triển.Nêu số liệu hiện 70% dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam có yếu tố nước ngoài hay 39/40 quỹ đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam là của nhà đầu tư nước ngoài, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng không có sự phân biệt các dự án startup ở Việt Nam hay nước ngoài. Quan trọng nhất là các startup cần tìm thấy cơ hội từ những khó khăn, thách thức mà nền kinh tế Việt Nam gặp phải trong quá trình chuyển đổi và đang tăng trưởng.“Những nhu cầu của người dân trong nhiều lĩnh vực thiết yếu như giáo dục, y tế, giao thông, thanh toán điện tử, nông nghiệp… đang đặt ra nhiều vấn đề, thách thức. Và những ‘bài toán’ đó có trở thành cơ hội cho các startup hay không là tuỳ thuộc vào các bạn”, Phó Thủ tướng chia sẻ.Ngoài các vấn đề về vốn, hạ tầng, pháp lý, giáo dục, nguồn nhân lực đã được nhiều chuyên gia, doanh nghiệp startup nêu lên, theo Phó Thủ tướng khó nhất là tạo lập một cơ sở dữ liệu lớn và mở cho cộng đồng. Nguồn dữ liệu này được đóng góp từ Chính phủ, doanh nghiệp và đặc biệt là từ người dân, trước hết tập trung vào những lĩnh vực như giáo dục, y tế, du lịch, thanh toán điện từ, nông nghiệp…Đây là yêu cầu được nêu ra trong Đề án Hệ tri thức Việt số hóa bên cạnh việc phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp. Điểm đáng chú ý trong Đề án Hệ tri thức Việt số hoá là sự đóng góp tri thức của người dân thông qua việc đặt các câu hỏi về những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống. “Khi nhiều người cùng quan tâm về một vấn đề thì đó là cơ hội của các doah nghiệp startup”.Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi suy nghĩ. Đối với người dân đó có thể là chuyển từ thói quen tiết kiệm, gửi tiền vào ngân hàng sang đầu tư, kinh doanh. Còn Nhà nước thì không chỉ là hỗ trợ vốn, hay hoàn thiện hành lang pháp lý mà quan trọng nhất là đặt ra những vấn đề để kêu gọi các ý tưởng startup.“Chúng ta hãy nhìn vào những vấn đề thực tế, người dân muốn gì, doanh nghiệp muốn gì, Chính phủ muốn gì, đó là “bài toán” và khi có “bài toán” nhiều người cùng muốn tìm câu trả lời thì sẽ có ý tưởng, khi ý tưởng đó tốt thì sẽ có khởi nghiệp. Đó là cách tiếp cận mới của Chính phủ”, Phó Thủ tướng nói.“Làm startup không thể đòi hỏi thuận lợi hay nghĩ thoáng qua là làm startup phải gắn ngay với thế giới, toàn cầu hay phải trở thành công ty triệu đô, tỷ đô. Trước hết, các bạn hãy bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực hàng ngày, từ những việc rất nhỏ liên quan đến giáo dục, đi lại, khám chữa bệnh của người dân, nông nghiệp… Và khi có ý tưởng khác với những người khác đang làm thì các bạn hãy bắt đầu. Nghĩ lớn, nghĩ khác nhưng đừng quên phải cụ thể, thiết thực, quan trọng là chúng ta dám nghĩ, dám làm. Cùng với đó là phải có sự kết nối, hình thành mạng lưới, hệ sinh thái khởi nghiệp”, Phó Thủ tướng nhắn nhủ.Kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong khu vựcThực tế tại Việt Nam trong thời gian qua, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo quốc gia đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện với hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã có hoạt động tại Việt Nam trong đó có nhiều tập đoàn lớn trong nước đã tham gia vào đầu tư mạo hiểm như FPT, Viettel, Vingroup, CMC…đã có hơn 40 cơ sở ươm tạo (BI), tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA) và 60 khu không gian làm việc chung trên cả nước. Các hệ sinh thái khởi nghiệp tại địa phương cũng đã được xây dựng và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận như tại các TP. Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh…v.v. qua đó góp phần thúc đẩy hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã gọi thành công những khoản đầu tư lớn và đang mở rộng ra thị trường khu vực và quốc tế như Foody, Kyber Network, Tiki, Sendo…Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Chính phủ Việt Nam đã xác định doanh nghiệp, trong đó có doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng quan trọng của nền kinh tế, là động lực cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. Để hỗ trợ phát triển được các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, chính sách là thành tố không thể thiếu trong quá trình phát triển hệ sinh thái. Các chính sách đúng đắn không chỉ hướng tới việc phát triển, nâng cao chất lượng và kết nối các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, mà còn phải hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo phát triển, liên kết và mở rộng nhanh chóng ra thị trường khu vực và thế giới.“Vai trò của Chính phủ không chỉ là cơ quan hỗ trợ, đồng hành, chăm lo phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo môi trường để có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ còn có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các định hướng, chính sách thúc đẩy, kết nối với cộng đồng quốc tế. Đây cũng là xu hướng chung của thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho dòng chảy vốn, trí thức, công nghệ được liên tục và hiệu quả”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho hay.Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng cho biết, năm 2017, các Bộ trưởng KH&CN ASEAN đã đưa ra tuyên bố chung về đổi mới sáng tạo nhằm thúc đẩy hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Việc tổ chức Diễn đàn chính sách cấp cao lần này là một hoạt động để triển khai tuyên bố chung của các Bộ trưởng ASEAN.Tiến sĩ Susan Amat, Chủ tịch Mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu (GEN) – người có nhiều kinh nghiệm trong việc kết nối các quốc gia về khởi nghiệp sáng tạo cho rằng, việc khơi dậy đam mê khởi nghiệm cho giới trẻ là khát vọng của GEN. Bên cạnh đó, GEN có những chương trình đối thoại giữa Chính phủ và nhà hoạt động chính sách.
|
Yêu cầu công khai giấy xác nhận đủ điều kiện môi trường trong nhập khẩu phế liệuBộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 6352/BTNMT-CNTT đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các Sở Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh việc triển khai cơ chế một cửa quốc gia và công khai Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định đây là các công việc quan trọng, cấp bách để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 27/CT-TTg, Quyết định số 1254/QĐ-TTg, Bộ đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đôn đốc và chỉ đạo thực hiện các công việc sau:Thứ nhất, cập nhật thường xuyên, kịp thời danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận/Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất lên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường và Cổng thông tin Một cửa quốc gia.Đối với 21 tỉnh, thành phố chưa thực hiện cập nhật và công khai các Giấy xác nhận đã cấp, khẩn trương thực hiện các nội dung công việc theo hướng dẫn tại Văn bản 4418/BTNMT-CNTT, hoàn thành trong tháng 11/2018.Thứ hai, chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan phối hợp với đơn vị đầu mối của Bộ để tiếp nhận hệ thống Một cửa quốc gia triển khai tại địa phương, giải quyết các hồ sơ thuộc thẩm quyền được thực hiện theo Cơ chế Một cửa quốc gia cho các thủ tục hành chính liên quan đến cấp Giấy xác nhận khi hệ thống vận hành chính thức.Đối với các hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích phải được cập nhật và công khai đầy đủ thông tin Giấy xác nhận theo hướng dẫn tại Văn bản số 4418/BTNMT-CNTT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Bộ Tài nguyên và Môi trường giao Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu tài nguyên môi trường là đơn vị đầu mối để phối hợp triển khai các công việc trên tại địa phương. Thông tin chi tiết như sau:+ Liên hệ để cập nhật và công khai Giấy xác nhận: Ông Nguyễn Tuấn Anh, số điện thoại: 0978336989, email: ntanh ccntt@monre.gov.vn;+ Liên hệ để triển khai hệ thống Một cửa Quốc gia/Một cửa ASEAN ngành tài nguyên và môi trường: ông Đinh Hải Dương, số điện thoại: 0984585282, email: dhduong ccntt@monre.gov.vn:+ Liên hệ bộ phận hỗ trợ kỹ thuật: số điện thoại (024) 37.548.925, email: dvctt@monre. gov.vn. |
Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với môn Đấu kiếm thể thaoNgày 02/11/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành Thông tư số 34/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Đấu kiếm thể thao.Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn với môn Đấu kiếm thể thao tại Việt Nam.Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Đấu kiếm thể thao; Tiêu chuẩn cơ sở, vật chất, trang thiết bị luyện tập và thi đấu thể thao thành tích cao môn Đấu kiếm thể thao được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao.Vè cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, cần đảm bảo các yêu cầu sau:1. Sàn tập luyện có kích thước từ 20m x 10m trở lên; bằng phẳng, không trơn trượt.2. Độ chiếu sáng bảo đảm từ 150 Lux trở lên.3. Có chỗ gửi đồ, khu vệ sinh; có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.4. Có sổ theo dõi người tham gia tập luyện.5. Có Bảng nội quy bao gồm một số nội dung chủ yếu: Đối tượng tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện, giờ tập luyện, biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện.6. Trang Thiết bị tập luyện: Áo giáp vải (chịu lực 350 N trở lên), áo giáp con (chịu lực 350N trở lên), mặt nạ (chịu lực 350N trở lên), áo giáo điện (đối với kiếm chém và kiếm liễu), găng tay, giày, bít tất. Kiếm tập bao gồm kiếm chém, kiếm liễu và kiếm 3 cạnh. Việc quản lý, sử dụng kiếm thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.Ngoài ra còn các điều kiện khác về cơ sở vật chất trang thiết bị thi đấu, yêu cầu về tập huấn nhân viên chuyên môn…Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2019./. |
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định CPTPPChiều 12/11, với 100% đại biểu Quốc hội có mặt (469 đại biểu) biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng các văn kiện liên quan.Trước khi các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) biểu quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến của ĐBQH. Báo cáo nhấn mạnh, đây là một quyết định chính trị quan trọng, khẳng định nước ta chủ động trong hội nhập quốc tế, nâng cao nội lực, khả năng ứng phó với tác động của kinh tế thế giới, đồng thời thúc đẩy việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do khác.Về đánh giá tác động, lấy ý kiến các nhóm đối tượng chịu sự tác động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá hồ sơ trình và báo cáo thuyết minh của Chính phủ đã đánh giá tác động của Hiệp định CPTPP toàn diện về chính trị, an ninh quốc gia, chiến lược đối ngoại, kinh tế, xã hội. Quá trình đàm phán Hiệp định, bằng các hình thức khác nhau, Chính phủ đã lấy ý kiến rộng rãi các hiệp hội ngành hàng và cộng đồng doanh nghiệp; các bộ, ngành, địa phương cũng tổ chức nhiều cuộc hội thảo để cung cấp thông tin và tiếp thu ý kiến góp ý từ các tổ chức, doanh nghiệp và người dân.Sau khi kết thúc đàm phán, Chính phủ đã chủ động nghiên cứu, đánh giá định lượng về tác động của Hiệp định đối với các chỉ số kinh tế cơ bản và tổng quát như đã được trình bày trong Báo cáo thuyết minh của Chính phủ và ngay sau khi ký kết Hiệp định CPTPP, Chính phủ chỉ đạo đăng tải nội dung của Hiệp định trên Cổng thông tin của Bộ Công Thương.Sau khi nghe trình bày báo cáo, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết Phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan với 100% số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.Nghị quyết yêu cầu Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai hiệu quả các giải pháp xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định và theo khoản 3 Điều 77 Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Chính phủ báo cáo Quốc hội hàng năm về tình hình thực hiện các điều ước quốc tế.Nghị quyết cũng giao Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao và các tổ chức, cơ quan có liên quan theo thẩm quyền tiến hành rà soát các dự án luật và các văn bản pháp luật khác để kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới kịp thời, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và đúng lộ trình thực hiện các cam kết trong Hiệp định CPTPP.Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm phê duyệt và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và địa phương triển khai kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực để bảo đảm tận dụng và phát huy các cơ hội, lợi ích mà Hiệp định CPTPP đem lại.Đồng thời xây dựng, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng ngừa và xử lý những tác động bất lợi có thể phát sinh trong quá trình thực hiện Hiệp định CPTPP; thông tin, tuyên truyền kịp thời, đầy đủ nội dung Hiệp định để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người dân về việc Việt Nam tham gia Hiệp định CPTPP./. |
Bộ VHTTDL công bố 09 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực văn hóaNgày 29 tháng 10 năm 2018, Bộ trưởng Bộ VHTTDL vừa ban hành Quyết định số 4057/QĐ-BVHTTDL công bố 09 thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Thủ tục hành chính cấp trung ương).Theo đó, Bộ VHTTDL sẽ thực hiện 09 thủ tục hành chính mới thuộc lĩnh vực văn hóa gồm:1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam2. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam3. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam4. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam5. Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam6. Thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập và hoạt động của cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam7. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam8. Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt Nam9. Thủ tục gia hạn Giấy chứng nhận thành lập và hoạt động của chi nhánh cơ sở văn hóa nước ngoài tại Việt NamCác thủ tục hành chính trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 11 năm 2018. Trình tự và thủ tục hồ sơ các thủ tục hành chính download ở đây >>> |
Bộ VHTTDL cung cấp Dịch vụ công trực tuyến về Cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975Hiện nay, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đang cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với thủ tục hành chính “Cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài” trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ tại địa chỉ: dichvucong.bvhttdl.gov.vn.Theo đó, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin “Cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài” có thể gửi qua mạng Internet các hồ sơ, tài liệu điện tử liên quan đến thủ tục này qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của Bộ VHTTDL.Trước đây, để xin cấp phép, tổ chức và cá nhân phải mang đơn và hồ sơ, tài liệu đến nộp trực tiếp tại địa chỉ của Cục Nghệ thuật biểu diễn. Điều này đã gây khó khăn và vất vả cho tổ chức, cá nhân rất nhiều do phải đi lại nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ xin cấp phép. Gây tốn kém chi phí đi lại cũng như làm tăng các chi phí xã hội.Nhờ có hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ dichvucong.bvhttdl.gov.vn, tổ chức và cá nhân xin cấp phép có thể đăng ký hoặc đăng nhập (trường hợp đã đăng ký tài khoản trên hệ thống) và gửi đơn, hồ sơ, tài liệu điện tử theo mẫu được niêm yết (có thể tải về từ hệ thống) theo trình tự như sau:Bước 1: Công dân chọn lĩnh vực và lựa chọn đúng dịch vụ công theo nhu cầu để thực hiện trực tuyến qua mạng.Bước 2: Đăng ký thông tin với hệ thống gồm: Họ và tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân/hộ chiếu…Bước 3: Công dân điền toàn bộ thông tin cần thiết trên biểu mẫu hồ sơ điện tử và đính kèm các tệp bản quét/bản mềm đối với những văn bản, tài liệu đi kèm của hồ sơ rồi nhấn nút Gửi thông tin yêu cầu.Bước 4: Thông tin về quá trình giải quyết hồ sơ sẽ được cập nhật trực tiếp trên trang dịch vụ công để Công dân biết. Khi hồ sơ hợp lệ và đầy đủ điều kiện giải quyết, Công dân sẽ nhận được thông báo về thời gian giải quyết hồ sơ.Theo đó, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Nghệ thuật biểu diễn sẽ thẩm định hồ sơ, nội dung tác phẩm và cấp giấy phép phổ biến tác phẩm. Trường hợp không cấp giấy phép sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.>> Chi tiết Mẫu khai thủ tục “Cấp phép phổ biến tác phẩm sáng tác trước năm 1975 hoặc tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài” |
Đề xuất về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạngBộ Công an đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng.Dự thảo nêu rõ về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng như sau: Chủ quản hệ thống thông tin quyết định việc thực hiện ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin do mình quản lý, trừ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.Khi phát hiện sự cố an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia: Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thông báo bằng văn bản tới chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Trường hợp khẩn cấp, thông báo bằng điện thoại hoặc các hình thức khác trước khi thông báo bằng văn bản.Chủ quản hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia có trách nhiệm khắc phục sự cố an ninh mạng ngay sau khi nhận được thông báo, trừ trường hợp theo quy định. Trường hợp vượt quá khả năng xử lý, kịp thời thông báo cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng để điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.Trường hợp cần thiết, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng quyết định trực tiếp điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng.Điều phối, ứng phó khắc phục sự cố an ninh mạng của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng gồm: Đánh giá, quyết định phương án ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; điều hành công tác ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; chủ trì tiếp nhận, thu thập, xử lý, trao đổi thông tin về ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng; huy động các tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng trong trường hợp cần thiết; chỉ định đơn vị đầu mối phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng phó, xử lý các sự cố liên quốc gia; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị liên quan ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng.Tổ chức, cá nhân tham gia ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng có trách nhiệm thực hiện các biện pháp, hoạt động ứng phó, khắc phục sự cố theo sự điều phối của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.Doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet bố trí mặt bằng, cổng kết nối và các biện pháp kỹ thuật cần thiết để lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh mạng.Dữ liệu phải lưu trữ tại Việt NamĐiều 24 dự thảo Nghị định nêu rõ, dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức danh, nơi cư trú, địa chỉ liên hệ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, mã số định danh cá nhân, số căn cước công dân, số hộ chiếu, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng, tình trạng sức khỏe, hồ sơ y tế, sinh trắc học.Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra, gồm: thông tin chọn tải lên, đồng bộ hoặc nhập từ thiết bị.Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, gồm: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác.Nghị định nêu rõ, Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam: a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Thương mại điện tử; Thanh toán trực tuyến; Trung gian thanh toán; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; Mạng xã hội và truyền thông xã hội; Trò chơi điện tử trên mạng; Thư điện tử; b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này; c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng; d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng.Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây. |
Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị môn Bóng rổBộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Thông tư số 32/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng rổ.Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng rổ tại Việt Nam.Theo Thông tư quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với bộ môn này phải có: Sân bóng rổ có chiều dài ít nhất là 28m và chiều rộng ít nhất là 15m. Mặt sân phẳng, cứng, không trơn trượt và không có chướng ngại vật.Đối với sân bóng rổ ngoài trời, phải có hàng rào, lưới chắn hoặc tường bao quanh sân cách đường biên dọc của sân ít nhất là 2m và cách đường biên ngang của sân ít nhất là 5m. Trường hợp sân bóng rổ ngoài trời liền kề nhà ở, trường học, công trình công cộng hoặc đường giao thông, hàng rào, lưới chắn hoặc tường bao quanh sân bóng rổ cao ít nhất là 3m. Đối với sân bóng rổ trong nhà, chiều cao tính từ mặt sân đến trần nhà ít nhất là 8 m; tường nhà không được làm bằng vật liệu chói, lóa.Cột và vành rổ được làm bằng kim loại; Bảng ổ đường làm bằng nhựa tổng hợp hoặc bằng gỗ, lưới rổ được làm bằng sợi nylon. Khoảng cách tính từ mép trên của vành rổ xuống mặt sân bóng rổ theo chiều thẳng đứng là 3.050m đối với người tập trên 12 tuổi hoặc ít hơn 3.050m đối với người tập từ 12 tuổi trở xuống. Quả bóng rổ phải được sử dụng phù hợp với từng loại đối tượng theo quy định của Luật thi đấu bóng rổ…Độ chiếu sáng bảo đảm trên sân ít nhất là 300 lux; Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế; có nơi thay đồ, cất giữ đồ và khu vệ sinh; có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu: Giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, trang phục, trang thiết bị khi tham gia tập luyện, các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn trong tập luyện.Thông tư cũng quy định cơ sở vật chất, trang thiết bị đấu; mật độ hướng dẫn tập luyện và tập huấn nhân viên chuyên môn. Theo đó, Tổng cục Thể dục thể thao, Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Bóng rổ; Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn luyện, trình Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2018. |
Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với môn Bắn súng thể thaoNgày 05/10/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ban hành Thông tư số 31/2018/TT-BVHTTDL quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bắn súng thể thao.Thông tư áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn với môn Bắn súng thể thao tại Việt Nam.Theo quy định chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện: Có tường bao quanh trường bắn dày ít nhất 20cm, chiều cao trên 03m; Ánh sáng chung ít nhất 500lux, ánh sáng mặt bia tối thiểu 1.500lux; Có kho, nơi cất giữ súng, đạn thể thao bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; có khu vực kiểm tra trang thiết bị tập luyện và thi đấu; Trường bắn phải có tuyến bắn và tuyến bia song song với nhau, lối đi riêng từ tuyến bắn lên tuyến bia có vách ngăn an toàn dày ít nhất 02 cm, cao ít nhất 02m; Khu vực dành cho khán giả ở phía sau tuyến bắn, cách tuyến bắn ít nhất là 05m; có sổ theo dõi quá trình sử dụng súng, đạn thể thao; Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.Ngoài ra, phải có bảng hướng dẫn cách sử dụng súng thể thao; có bảng nội quy quy định những nội dung chủ yếu sau: trích dẫn quy định của pháp luật về trách nhiệm của người tập luyện, người hướng dẫn tập luyện và các cá nhân có liên quan trong việc sử dụng và bảo quản súng thể thao; đối tượng tham gia tập luyện được phép sử dụng súng thể thao, giờ tập luyện, trang phục tập luyện; người tham gia tập luyện được sử dụng súng thể thao thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.Bên cạnh đó, Thông tư cũng quy định cụ thể cơ sở, vật chất đối với trường bắn cự ly 50m; trường bắn cự ly 25 m; trường bắn cự ly 10 m dùng cho các loại súng hơi và trường bắn cự ly 10 m dùng cho bia di động.Đối với trường bắn đĩa bay: Theo quy định, trường bắn có kích thước an toàn mỗi chiều không nhỏ hơn 150m; Lưới an toàn cao 03m đặt ở phía trên tường bao quanh trường bắn; đảm bảo chiều dài từ hào phóng đĩa đến vị trí đứng bắn cách nhau không nhỏ hơn 15 m; Khoảng cách từ vị trí đứng bắn theo hướng bắn đến tường bao quanh ít nhất 70cm; có rào chắn cách ít nhất 07 m ở phía sau đường di chuyển chắn giữa khán giả và khu vực bắn.Đối với trường bắn đạn sơn: Trường bắn có kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 100 m; Bên trong trường bắn đặt ít nhất 03 mục tiêu bắn bằng một trong các chất liệu đất, gỗ, nhựa.Theo Thông tư, Tổng cục Thể dục thể thao hoặc Liên đoàn Bắn súng Việt Nam tổ chức tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện môn Bắn súng thể thao. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm xây dựng nội dung, chương trình tập huấn chuyên môn cho người hướng dẫn tập luyện, trình Bộ trưởng Bộ VHTTDL quyết định.Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15/12/2018. |
4.0 là cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn về công nghệNgày 24/10/2018, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Kinh tế Trung ương và Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) phối hợp cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức Hội thảo và Triển lãm quốc tế Smart IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường IoT của Việt Nam”.Tham dự sự kiện có UVBCT, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình, Bộ trưởng, Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng; Bộ trưởng Bộ KH-CN Chu Ngọc Anh, cùng gần 1.200 đại biểu, đại diện các tổ chức quốc tế, chuyên gia hàng đầu khu vực và thế giới, các doanh nghiệp trong nước và quốc tế cùng đông đảo các cơ quan thông tấn báo chí.IoT phải thúc đẩy sản xuất, đẩy nhanh chuyển đổi số quốc giaPhát biểu chỉ đạo hội nghị, Trưởng ban Kinh tế TƯ Nguyễn Văn Bình nhận định: “Cần quan niệm IoT phải là cuộc cách mạng về chính sách và công nghệ. Dưới góc độ quốc gia, IoT phải thúc đẩy, nâng cấp mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh.”Trưởng ban Kinh tế TƯ cho rằng Việt Nam cần sớm triển khai đề án kinh tế số quốc gia và chiến lược chuyển đổi số đối với các ngành kinh tế quan trọng khác trong nền kinh tế quốc dân.Việt Nam đang có lợi thế về phát triển IoTPhát biểu đề dẫn mở đầu hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Đến năm 2020, nếu mỗi hộ gia đình Việt Nam có một đường tryền cáp quang, mỗi người dân một máy smartphone và hạ tầng 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT thì Việt Nam sẽ là một trong số ít nước đảm bảo tốt về hạ tầng kết nối cho IoT. Thuận lợi lớn nhất của Việt Nam là chúng ta có hạ tầng viễn thông tốt, có một số doanh nghiệp viễn thông mạnh, có khả năng đầu tư trước về hạ tầng phủ sóng toàn quốc. Bộ TT&TT cũng đã quy hoạch đủ số điện thoại, đủ số địa chỉ IP cho hàng tỷ thiết bị IoT. IoT sẽ tạo ra nhiều dữ liệu nhất. Nếu chúng ta coi dữ liệu là dầu thì IoT chính là các mỏ dầu với trữ lượng vô cùng lớn. Khai thác các dữ liệu này sẽ tạo ra các giá trị mới. Khai thác IoT càng nhanh bao nhiêu thì càng nhiều dầu mỏ bấy nhiêu.Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “IoT chính là cách để chúng ta chuyển thế giới vật lý thành thế giới ảo và làm cho xã hội của chúng ta sáng tạo hơn, toàn bộ thế giới được ảo hóa. Toàn bộ quá trình sáng tạo bao gồm thiết kế, tạo sản phẩm mẫu, thử nghiệm sẽ được thực hiện trong thế giới ảo, nhanh hơn và đỡ tốn kém hơn so với khi chúng ta thực hiện điều đó trong thế giới thực.”“Chi phí sáng tạo có thể nhỏ tới mức, từng cá nhân có thể sáng tạo bằng chi phí của mình. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng trong sáng tạo. IoT chính là cách để giúp người Việt Nam có thể sáng tạo. Điều này rất phù hợp với tính cách đa dạng của người Việt Nam chúng ta.”Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nêu ra những thách thức mà IoT mang lại: “IoT phải đi liền với an toàn, an ninh thông tin. Điều gì sẽ xảy ra nếu thế giới ảo bị kẻ xấu xâm nhập và điều khiển. Thế giới càng bị ảo hóa bao nhiêu, chúng ta càng sống trong thế giới ảo nhiều bao nhiêu thì tầm quan trọng của an ninh, an toàn thông tin càng lớn bấy nhiêu.”“Việt Nam phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng. Người Việt Nam trên toàn cầu, có rất nhiều người giỏi về an ninh mạng. Đây cũng là cơ hội của chúng ta để đảm bảo an ninh mạng cho các thiết bị IoT. Việc sớm ứng dụng, và ứng dụng rộng rãi IoT sẽ góp phần giúp Việt Nam thành cường quốc về an ninh mạng.”Cần chấp nhận những mô hình kinh doanh mớiTrong phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Cuộc cách mạng CN 4.0 là một cuộc cách mạng về chính sách nhiều hơn là một cuộc cách mạng về công nghệ. Đầu tiên phải là chấp nhận các mô hình kinh doanh mới, các công nghệ mới thay đổi ngành, gọi là X-Tech, như Fintech, EduTech, AgriTech. Đó thường là sự sáng tạo mang tính phá huỷ cái cũ.”“Chúng ta chấp nhận cái mới thì công nghệ sẽ về, con người sẽ về, và nền công nghiệp mới sẽ xuất hiện, và cái nôi Việt Nam sẽ tạo ra các sản phẩm có thể xuất khẩu được. Nhưng đó phải là sự chấp nhận sớm, sớm hơn người khác. Đi sau người khác, đi cùng người khác thì sẽ không có cơ hội thay đổi thứ hạng Việt Nam. Khi chấp nhận cái mới, chúng ta có thể mất một số thứ. Nhưng chúng ta không có quá nhiều thứ để mất, và đó là cơ hội của chúng ta.”“Cách tiếp cận chính sách theo kiểu truyền thống thì thường là quản được thì mở, quản đến đâu thì mở đến đó, không quản được thì đóng. Cách tiếp cận mới mà nhiều nước theo, gọi là cách tiếp cận sandbox: Cái gì không biết quản thế nào thì không quản, cho tự phát triển, nhưng giới hạn trong một không gian nhất định, trong một thời gian nhất định, để các vấn đề được bộc lộ một cách rõ ràng, mà thường sẽ không nhiều như lúc đầu các nhà quản lý dự đoán. Sau đó nhà quán lý mới hình thành chính sách, quy định quản lý”, người đứng đầu ngành TT&TT chia sẻ.“Đây là một trong những cách tiếp cận phù hợp với cuộc CMCN 4.0, phù hợp để đón nhận các mô hình kinh doanh mới, để đón nhận các sáng tạo đổi mới, các sáng tạo mang tính phá hủy cái cũ.”“Và cuối cùng, khi một cuộc cách mạng công nghiệp xảy ra thì tương lai không nằm trên đường kéo dài của quá khứ. Các nước như Việt Nam chúng ta có cơ hội để bứt phá, nhưng phải là một tư duy mới, không truyền thống, không tuần tự. Cả quản lý nhà nước, cả doanh nghiệp, cần một sự đột phá trong tư duy, trong chính sách, trong cách tiếp cận.” |
Ký kết thỏa thuận hợp tác xây dựng Cổng thông tin du lịch thông minhTối 23/10, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch, Đài truyền hình Việt Nam (VTV), Tập đoàn Công nghiệp- Viễn thông quân đội (Viettel) và Công ty CP Đầu tư và Phát triển công nghệ truyền thông Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác về xây dựng Cổng thông tin du lịch thông minh – VTV Travel.Tới dự lễ ký kết có Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện, Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam Trần Bình Minh, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Lê Quang Tùng.Du lịch là một trong những ngành kinh tế được ưu tiên xây dựng chiến lược chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin nhằm thúc đẩy du lịch thông minh ở Việt Nam. Đây cũng là xu hướng được nhiều nước trên thế giới triển khai.Việc ký thỏa thuận hợp tác này nhằm đạt được mục tiêu phát triển một kênh quảng bá cho du lịch Việt Nam, cung cấp các nội dung, thông tin một cách toàn diện tới người dùng, đem lại cho du khách những trải nghiệm du lịch thông minh trong thời đại công nghệ số 4.0.Với VTV Travel, du khách có thể trải nghiệm kho video khổng lồ về du lịch và các điểm đến mà VTV đang sở hữu, cũng như hưởng thụ các dịch vụ tra cứu, đặt phòng, đặt chỗ, khuyến mãi, được hỗ trợ giải quyết các vấn đề khiếu nại (kết nối trực tiếp với cơ quan chức năng để giải quyết trực tiếp)…Đáng chú ý, trong ứng dụng truyền hình lai ghép, người xem tivi có thể trải nghiệm sản phẩm ngay trên màn hình tivi đồng thời với các chương trình về du lịch đang được phát trên các kênh sóng của VTV.Viettel sẽ giúp xây dựng và hoàn thiện hệ sinh thái du lịch với nhiều dịch vụ, ứng dụng, tiện ích như: hệ thống thanh toán, dịch vụ viễn thông và internet nhằm đảm bảo liên lạc… góp phần làm tăng trải nghiệm của du khách khi đến Việt Nam cũng như hỗ trợ người Việt Nam khi đi du lịch nước ngoài.Phát biểu tại buổi ký kết, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn cho biết: “Khi mà kỷ nguyên công nghệ 4.0 với các ứng dụng công nghệ mới đã làm thay đổi toàn diện cách thức giao dịch giữa người cung cấp dịch vụ và khách du lịch, Tổng cục Du lịch cùng các đơn vị liên quan đã kịp thời nắm bắt và cùng nhau hợp tác xây dựng Cổng thông tin Du lịch thông minh. Đây là công nghệ mới nhất trong việc truyền tải thông tin về du lịch đến du khách đồng thời cũng là kênh tiếp nhận, xử lý kịp thời các phản ánh từ khách du lịch đến Tổng cục.”Các nền tảng chính sẽ được triển khai bao gồm: ứng dụng VTV Travel, cổng thông tin: www.dulich.vtv.vn, www.travel.vtv.vn và tổng đài hỗ trợ 1039. Sau buổi Lễ ký kết, Cổng thông tin du lịch thông minh VTV Travel dự kiến sẽ chính thức ra mắt người dùng vào tháng 12/2018./. |
Hội thảo – Triển lãm sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tại các cơ sở lưu trú, khu du lịchSáng ngày 19/10, tại thành phố Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch đã tổ chức Hội thảo -Triển lãm Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường tại cơ sở lưu trú, khu du lịch. Tham dự hội thảo có Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công Nghệ & Môi trường (Bộ VHTTDL) Từ Mạnh Lương, Giám đốc Sở Du lịch Đà Nẵng Ngô Quang Vinh, các đơn vị cung ứng sản phẩm cùng đại diện gần 100 cơ sở lưu trú du lịch, khu du lịch đến từ các tình/thành duyên hải miền Trung. Những năm qua ngành Du lịch Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt. Hạ tầng du lịch và cơ sở vật chất ngành Du lịch ngày càng phát triển. Loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Du lịch đã và đang góp phần thức đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xuất khẩu tại chổ; bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên; tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam. Tuy nhiên, các điểm du lịch của Việt Nam đang đối mặt với những thách thức về chất lượng dịch vụ, trong đó bảo vệ môi trường là điểm yếu. Nhiều cơ sở lưu trú du lịch và khu du lịch đã có ý thức sử dụng sản phẩm, công nghệ thân thiện với môi trường…nhưng vẫn còn đó nhiều cơ sở lưu trú du lịch và khu du lịch chưa tiếp cận hoặc chưa biết cách sử dụng hợp lý, chưa có quy trình quản lý xanh, chưa tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu, chưa xứ lý chất thải đúng quy đinh… Chính vì vậy, hội thảo lần này tổ chức nhằm trao đổi, giới thiệu và thảo luận những vấn đề về: Bối cảnh và xu hướng phát triển bền vững. Những cơ hội, thách thức và yêu cầu đặt ra cho cơ sở lưu trú; Nghiên cứu các sản phẩm thân thiện với môi trường trong phòng tắm, phòng ngủ, bếp, nhà hàng; Nghiên cứu các đồ vải thân thiện với môi trường, sản phẩm, công nghệ làm sạch theo hướng bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, xử lý chất thải trong cơ sở lưu trú, khu du lịch; Công nghệ quản lý cơ sở lưu trú theo hướng bền vững. Nhận diện cơ sở lưu trú du lịch thân thiện với môi trường thông qua các chứng nhận nhãn du lịch bền vững, Nhãn xanh, Nhãn hiệu về công trình xanh, chứng nhận tiết kiệm năng lượng. Trong khuôn khổ hội nghị, các đại biểu cũng đã đưa ra các giải pháp quản lý cơ sở lưu trú du lịch và khu du lịch theo hướng thân thiện với môi trường. Qua hội thảo, hy vọng mỗi cá nhân, đơn vị sẽ thể hiện quyết tâm thực hiện các hoạt động có trách nhiệm của ngành du lịch bằng những hành động thiết thực nhất, phù hợp với xu hướng phát triển du lịch trên thế giới./ |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngNgày 14 tháng 09 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 09/2018/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, với ba (03) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, bao gồm:1. QCVN 65:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu thủy tinh nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;2. QCVN 66:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;3. QCVN 67:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu xỉ hạt lò cao (xỉ hạt nhỏ, xỉ cát từ công nghiệp luyện sắt hoặc thép) nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.Phế liệu thủy tinh, kim loại màu và xỉ hạt lò cao quy định tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 10 năm 2018.Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./. |
Sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchNgày 09 tháng 10 năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 142/2018/NĐ-CP sửa đổi một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, bao gồm:- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa.- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 54/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật điện ảnh số 62/2006/QH11 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện ảnh số 31/2009/QH12.- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 106/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 168/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch.- Sửa đổi một số quy định tại Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu (Nghị định số 79/2012/NĐ-CP) và Nghị định số 15/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP (Nghị định số 15/2016/NĐ-CP).- Sửa đổi một số quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ.Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký ban hành./. |
Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn WushuNgày 28/9/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Thông tư số 29/2018/TT-BVHTTDL Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Wushu.Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên viên chuyên môn đối với môn Wushu tại Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 11 năm 2018. Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Wushu. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn Wushu được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao.Trong đó, yêu cầu về Cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện phải đảm bảo:- Sân tập, sàn tập bằng phẳng, không trơn trượt, có diện tích 60m2 trở lên đối với nội dung tập đối kháng (Sanshau) và 80m2 trở lên đối với nội dung quyền (Taolu)- Độ chiếu sáng sân tập, sàn tập bảo đảm từ 200 Lux trở lên.- Có túi sơ cứu theo quy định của Bộ Y tế.- Có khu vực thay đồ, túi gửi đồ, nhà vệ sinh- Có sổ theo dõi võ sinh tham gia tập luyện.- Trang thiết bị tập luyện gồm: Thảm tập có độ dày ít nhất 2 cm và có tính đàn hồi; võ phục, găng, giáp, mũ, kuki trong nội dung đối kháng; võ phục, các loại vũ khí thể thao thô sơ: Kiếm, đao, côn, thương đối với các bài quyền như: Kiếm thuật, Côn thuật, Thương thuật, Nam đao, Nam côn, Thái cực kiếm trong nội dung quyền. Việc đăng ký, sử dụng kiếm, đao, côn, thương thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.- Có bảng nội quy những nội dung chủ yếu: Đối tượng tham gia tập luyện, trang phục khi tập luyện, giờ luyện tập, biện pháp đảm bảo an toàn khi tập luyệnNgoài ra còn có các quy định đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị thi đấu, mật độ tập luyện, tập huấn chuyên môn. Toàn bộ nội dung Thông tư ở đây >>>. |
Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Leo núi thể thaoNgày 26/9/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Thông tư số 28/2018/TT-BVHTTDL Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Leo núi thể thao.Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Leo núi thể thao. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn Leo núi thể thao được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao.Theo đó, một số từ ngữ được sử dụng tại Thông tư như:- Leo núi thể thao bao gồm leo núi nhân tạo và leo núi tự nhiên;- Leo dẫn đường (Lead) là hinh thức leo có sử dụng dây bảo vệ, người leo mang theo dây từ dưới, vừa leo lên cao vừa móc dây vào các chốt bảo vệ được lắp cố định sẵn trên tuyến treo.- Leo với dây neo sẵn (Top-Rope) là hình thức leo có sử dụng dây bảo vệ được cố định sẵn từ trên đỉnh tuyến treo.- Leo khối đá (Bouldering) là hình thức leo theo các tuyến leo ngắn, không sử dụng dây bảo vệ mà sử dụng các tấm đệm bảo hộ dưới đất.Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Leo núi thể thao tại Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 12 năm 2018. Toàn bộ nội dung Thông tư ở đây >>> |
Quy định về CSVC, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng némNgày 19/9/2018, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký ban hành Thông tư số 27/2018/TT-BVHTTDL Quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đối với môn Bóng ném.Thông tư này quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị và tập huấn nhân viên chuyên môn đáp ứng yêu cầu hoạt động tập luyện và thi đấu môn Bóng ném. Tiêu chuẩn cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện và thi đấu thể thao thành tích cao môn Bóng ném được thực hiện theo quy định tại Điều 43 Luật Thể dục, thể thao.Thông tư này quy định cụ thể các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, cơ sở vật chất trang thiết bị thi đấu, mật độ tập luyện, tập huấn nhân viên chuyên môn. Việc tổ chức thực hiện được giao cho Tổng cục Thể dục thể thao (Bộ VHTTDL), Cơ quan thanh tra của Bộ VHTTDL, Sở VHTTDL, Sở VHTT các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương.Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tổ chức tập luyện, thi đấu và tập huấn nhân viên viên chuyên môn đối với môn Bóng ném tại Việt Nam và có hiệu lực từ ngày 30 tháng 10 năm 2018. Nội dung Thông tư ở đây >>> |
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trườngNgày 14 tháng 09 năm 2018, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 08/2018/TT-BTNMT quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Theo đó, Ban hành kèm theo Thông tư này ba (03) quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, bao gồm:1. QCVN 31:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;2. QCVN 32:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu nhựa nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;3. QCVN 33:2018/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.Phế liệu sắt, thép, nhựa và giấy quy định tại Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 73/2014/QĐ-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ là hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 10 năm 2018 và thay thế Thông tư số 43/2010/TT-BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.Điều 10 Thông tư số 41/2015/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và Khoản 9 Điều 1 Thông tư số 03/2018/TT-BTNMT ngày 14 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính liên quan đến kiểm tra chuyên ngành thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành./. |
Khai mạc Hội thảo – Tập huấn khoa học và công nghệ năm 2018Ngày 10/10/2018, tại Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã khai mạc Hội thảo – Tập huấn khoa học và công nghệ năm 2018.Tham dự Hội thảo – Tập huấn về khoa học và công nghệ năm 2018 có TS. Lê Yên Dung, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học Xã hội Nhân văn và Tự nhiên, Bộ Khoa học và Công nghệ, TS. Từ Mạnh Lương, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng hơn 150 đại biểu là đại diện Lãnh, cán bộ phụ trách khoa học, chủ nhiệm nhiệm vụ KHCN, TCVN, kế toán của các đơn vị trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Toàn cảnh Hội thảo – Tập huấnKhai mạc Hội thảo – Tập huấn thay mặt Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, TS. Từ Mạnh Lương phát biểu chào mừng các đại biểu về tham dự. Ông nhấn mạnh “Hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ đã đạt được kết quả đáng tự hào, đồng thời đã có nhiều đổi mới trong phương thức xây dựng nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp, đổi mới phương thức tổ chức thực hiện, đặc biệt là trong công tác định hướng, quản lý và triển khai nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm hiện thực hóa các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, nhà nước. Các đơn vị chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã chủ động triển khai các hoạt động nghiên cứu đảm bảo đúng tiến độ, đến nay đã không còn tình trạng đề tài quá hạn, chất lượng và kết quả đạt được ngày càng có tính ứng dụng cao. Các công trình nghiên cứu trong những năm qua đã đưa ra một bức tranh tương đối toàn diện về thực trạng công tác quản lý nhà nước và hoạt động phát triển sự nghiệp; làm rõ những vấn đề lý luận và tổng kết thực tiễn về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình; những vấn đề đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hệ thống các giải pháp phát triển cho từng ngành, lĩnh vực”TS. Lê Yên Dung trao đổi với Hội nghị về quy định, quy trình đề xuất, đặt hàng nhiệm vụ cấp Nhà nướcTrong chương trình Hội thảo sau khi nghe 02 nội dung báo cáo “Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch” của TS. Từ Mạnh Lương và “Một số quy định về quy rình quản lý nhiệm vụ cấp quốc gia” của TS. Lê Yên Dung, các đại biểu đã cùng nhau thảo luận các nội dung sau:Thứ nhất: Nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2021 phải tiếp tục tập trung hướng nghiên cứu góp phần thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết số 33-NQ/TW về Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về Thể dục thể thao đến năm 2020 và Nghị quyết số 92/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.Thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng kết quả nghiên cứu trong xây dựng chế độ chính sách, hoạt động sự nghiệp của ngành và công tác đào tạo nguồn nhân lực văn hóa, thể thao và du lịch.Thứ ba: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ 4.0 vào các lĩnh vực của ngành nhất là lĩnh vực Du lịch, Điện ảnh, Nghệ thuật biểu diễn, hoạt động bảo tồn di sản, tu bổ di tích và thể thao thành tích cao.Thứ tư: Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các lĩnh vực thuộc Bộ, ưu tiên lĩnh vực Du lịch và Thể dục thể thao.Thứ năm: Nâng cao chất lượng các đề xuất nhiệm vụ khoa học và tăng cường ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động quản lý, phát triển sự nghiệp của ngành. Coi đây là tiêu chuẩn cơ bản để xem xét, quyết định việc triển khai nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.Chiều cùng ngày, Hội thảo chia thành 03 nhóm để thảo luận theo các lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và du lịch. PGS.TS. Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì nhóm văn hóa; PGS.TS. Lê Đức Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng chủ trì nhóm Thể dục thể thao; TS. Đỗ Thị Thanh Hoa, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch.Kết thúc các phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung tại Hội trường nghe báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm.Kết luận, tổng kết Hội thảo, TS. Đặng Thị Bích Liên, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá cao tinh thần làm việc khoa học, chuyên nghiệp của các đại biểu và những kết quả thảo luận có chất lượng của Hội thảo.Thông qua Hội thảo, chúng ta đã có được những đánh giá xác đáng về thành tựu và tồn tại trong hoạt công tác quản lý, hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Bộ:1. Thành tựu- Về cơ bản các đề tài, dự án khoa học đều tập trung hướng nghiên cứu làm rõ cả về lý luận và thực tiễn những vấn đề về phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình đã được ghi trong các Nghị quyết của Đảng, các luật, nghị định, thông tư của Nhà nước và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành; những vấn đề thực tiễn đặt ra trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất hệ thống các giải pháp cho từng ngành, lĩnh vực.Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên, Phát biểu tổng kết Hội thảo khoa học- Kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học là tài liệu tham khảo có giá trị cho cơ quan quản lý Nhà nước trong việc hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, hoạch định các chính sách, chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực và là tài liệu hữu ích phục vụ đào tạo đại học và sau đại học cho các trường, viện nghiên cứu trong và ngoài Bộ.- Chất lượng độị ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học, giảng viên được nâng cao, tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ, giảng viên trẻ tham gia vào nghiên cứu khoa học ngày càng nhiều. Đây chính là tiền đề quan trọng cho việc đào tạo đội ngũ kế cận trong nghiên cứu khoa học của các đơn vị.- Công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu khoa học và công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của các đơn vị ngày càng bài bản góp phân nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của Bộ.- Công tác xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia đang nhận được sự quan tâm, tham gia của nhiều các đơn vị trực thuộc Bộ.2.Những vấn đề còn tồn tại- Tính ứng dụng trong thực tiễn của nhiều đề tài còn hạn chế. Kết quả nghiên cứu đa phần mới chỉ dừng lại ở việc là tài liệu tham khảo, in sách, giáo trình giảng dạy… hoặc có chăng mới chỉ ứng dụng trong phạm vi nhỏ hẹp của đơn vị chủ trì. Việc sử dụng kết quả nghiên cứu trong việc xây dựng những chính sách, chiến lược phát triển mang tính vĩ mô còn rất khiêm tốn. Chưa có đề tài nào chuyển giao kết quả nghiên cứu cho các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp sử dụng có giá trị về kinh tế. Các công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn có thể lập dự án sản xuất thử nghiệm với sự hỗ trợ kinh phí của Nhà nước nhưng chưa có đơn vị nào mạnh dạn thực hiện.- Việc phổ biến kết quả nghiên cứu của các công trình còn rất hạn chế. Thực tế trong những năm qua, việc tiếp cận, khai thác kết quả những công trình nghiên cứu đã được nghiệm thu của Bộ là rất khó khăn, việc tổng hợp, lưu trữ trong điều kiện hiện nay không thể tránh được hư hại, thất thoát theo thời gian, trang thiết bị để phục vụ công tác phổ biển qua mạng Internet, trên tạp chí hầu như không có, các công trình nghiên cứu khi hoàn thành có rất ít chủ nhiệm và đơn vị chủ trì nộp bản mềm theo quy định để thuận lợi trong lưu trữ.- Nguồn vốn nghiên cứu khoa học hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học của Bộ. Các đơn vị chủ trì nghiên cứu khoa học chưa chủ động sử dụng các nguồn vốn khác như: nguồn thu của các đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp sau khi trừ chi phí được để lại theo chế độ được phép trích 10% cho công tác nghiên cứu khoa học của đơn vị theo quy định của Nhà nước hay các nguồn vốn viện trợ của các tổ chức và cá nhân khác.Sau Hội thảo này, đề nghị Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tiếp tục triển khai các nhiệm vụ theo định hướng:1. Tiếp tục nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn và đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các luật, nghị định…của Nhà nước và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về phát triển ngành văn hóa thể thao và du lịch, gia đình.2. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học tại các đơn vị, đặc biệt là các tổ chức khoa học và công nghệ. Cần coi đây là hoạt động có ý nghĩa then chốt nhằm phát triển về số lượng và chú trọng chất lượng các nghiên cứu. Đối với những tổ chức khoa học và công nghệ cần lấy tiêu chí thực hiện việc nghiên cứu khoa học các cấp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành công việc của giảng viên, cán bộ nghiên cứu.3. Khuyến khích gắn nghiên cứu với nhu cầu thực tiễn cần giải quyết một hoặc nhiều vấn đề cụ thể, tại địa chỉ nhất định. Các công trình nghiên cứu phải có sự kết hợp nghiên của nhiều nhà khoa học, trong đó chủ nhiệm đề tài có vai trò quyết định và chịu trách nhiệm chính về công trình.4. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại trong xu hướng Cách mạng công nghệ lần thứ 4 tập trung vào cáclĩnh vực của ngành; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia cho các lĩnh vực thuộc Bộ, ưu tiên lĩnh vực dịch vụ và hệ thống trang thiết bị thể thao thuộc nhóm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.5. Phát triển công tác nghiên cứu khoa học hài hòa, đồng bộ giữa các lĩnh vực trong Bộ. Khuyến khích các nghiên cứu mang tính liên ngành trong Bộ. Với một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực thì việc có những nghiên cứu liên ngành là rất cần thiết, đặc biệt là những lĩnh vực có những mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: giữa bảo tồn di sản văn hóa và phát triển du lịch, giữa du lịch và thể thao…6. Kết hợp chặt chẽ giữa nghiên cứu với đào tạo đại học và đào tạo sau đại học nhằm thông qua công tác nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.7. Trẻ hóa đội ngũ cán bộ nghiên cứu và từng bước đào tạo cán bộ nghiên cứu có khả năng thay thế những nhà khoa học đầu ngành của Bộ và đất nước ngày càng cao tuổi. Kết hợp nghiên cứu khoa học giữa các nhà khoa học đầu đàn với các thế hệ nghiên cứu khoa học trẻ là cần thiết trong những năm tới.8. Tiếp tục hướng dẫn các Viện nghiên cứu khoa học hoạt động theo cơ chế tự chủ về tổ chức và tài chính phù hợp yêu cầu mới. |
Khai mạc Đại hội đồng ISO lần thứ 41 tại Geneva, Thụy SĩTừ ngày 26-28/09/2018, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra phiên họp của Đại hội đồng ISO và các sự kiện liên quan. Hơn 500 đại biểu từ 150 nước thành viên của ISO đã đến tham dự phiên họp Đại hội đồng. Đoàn Việt Nam do bà Vũ Thị Tú Quyên, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế làm trưởng đoàn và đại diện của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, Trung tâm Thông tin; đại diện Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các doanh nghiệp tham gia các sự kiện này.Chủ đề nổi bật của phiên họp Đại hội đồng năm nay là “Thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu” trong đó gắn kết vai trò của tiêu chuẩn với việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030. Từ lâu, ISO đã và đang tham gia tích cực vào các hoạt động này. Hiện nay, có 600 tiêu chuẩn của ISO trực tiếp góp phần thực hiện 17 mục tiêu trên.Các phiên họp bên lề Đại hội đồng bao gồm: Phiên họp lần thứ 52 Ủy ban ISO về vấn đề của các nước đang phát triển (DEVCO); Hội nghị về Tiêu chuẩn đối với các mục tiêu phát triển bền vững; Các phiên họp thảo luận về thành phố và cộng đồng bền vững, hành động vì biến đổi khí hậu, vệ sinh và nước sạch, năng lượng sạch, công nghệ, tiêu chuẩn và đổi mới sáng tạo, các xu hướng trong thương mại quốc tế và vai trò của tiêu chuẩn, kết nối các cơ quan tiêu chuẩn hóa và các cơ quan chính phủ …Đại hội đồng thảo luận và bàn bạc và thông qua Nghị quyết về nhân sự vị trí Chủ tịch ISO nhiệm kỳ 2020-2021, sắp xếp tổ chức thành viên Hội đồng ISO, các vấn đề về tài chính cũng như kế hoạch thực hiện trong thời gian tới.Ngoài ra, phiên họp Đại hội đồng cũng là dịp để thúc đẩy các hoạt động song phương. Đoàn Việt Nam đã tiếp nhận Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Hiệp hội Tiêu chuẩn hóa Cộng hòa Pháp và Tổng cục đã được ông Chủ tịch Olivier Peyrat ký kết và trao đổi với đoàn Pháp về định hướng triển khai hoạt động hợp tác tiếp theo. |
17 mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030Đại hội đồng ISO lần thứ 41 tại Geneva, Thụy Sĩ đã đặt ra chủ đề “Thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu” với việc thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc đến năm 2030, bao gồm:Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơiMục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo anh ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi.Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững. |
Đoàn Việt Nam tham dự Đại hội đồng WIPO 2018Kỳ họp lần thứ 58 của Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đã khai mạc sáng nay 24/9/2018 tại Geneva, Thụy Sĩ. Trước khi khai mạc kỳ họp, toàn thể Đại hội đồng WIPO đã dành một phút mặc niệm Chủ tịch nước Trần Đại Quang.Hội nghị thu hút sự tham gia của hơn 1200 đại biểu từ 191 quốc gia thành viên. Đoàn công tác Việt Nam gồm 7 đại biểu do ông Phạm Công Tạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ dẫn đầu.Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực của Việt Nam tại Geneva đã chủ trì Phiên họp. Đây là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự có đại diện đảm nhận trọng trách Chủ tịch Đại hội đồng WIPO.Kỳ họp lần này sẽ thông qua các báo cáo của các Ủy ban, Hội đồng của WIPO như Ủy ban Sở hữu trí tuệ và phát triển (CDIP), Ủy ban thường trực về quyền tác giả và quyền liên quan (SCCR), Ủy ban liên chính phủ về sở hữu trí tuệ và nguồn gen, tri thức truyền thống và văn hóa dân gian (IGC), Ủy ban thường trực về luật sáng chế (SCP), Ủy ban thường trực về nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp và chỉ dẫn địa lý (SCT), Ủy ban thường trực về công nghệ thông tin (SCIT), Ủy ban tư vấn về thực thi (ACE), Hội đồng Liên minh PCT, Hội đồng Liên minh Madrid; và rà soát báo cáo của WIPO về các hoạt động của Tổ chức từ kỳ họp Đại hội đồng lần trước.Một số nội dung chính dự kiến sẽ thu hút được sự quan tâm của các Thành viên bao gồm: (i) vấn đề mở rộng số lượng Thành viên của Ủy ban PBC; (ii) vấn đề triệu tập Hội nghị Ngoại giao để thông qua DLT và (iii) vấn đề mở các văn phòng đại diện của WIPO trong năm tài khóa 2018-2019.Phát biểu tại phiên khai mạc của Đại hội đồng WIPO, Thứ trưởng Phạm Công Tạc đánh giá cao các hoạt động WIPO gần đây cũng như những phát triển mới trong lĩnh vực xây dựng các thể chế bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế mới. Thứ trưởng cam kết Việt Nam sẽ tích cực hợp tác với các Thành viên khác để xây dựng một hệ thống sở hữu trí tuệ thế giới công bằng và bao trùm. Việt Nam ghi nhận những trợ giúp kỹ thuật của WIPO trong năm vừa qua và mong muốn tiếp tục hợp tác với WIPO triển khai dự án xây dựng hệ thống quản trị đơn sở hữu công nghiệp WIPO IPAS tại Cục Sở hữu trí tuệ, xây dựng Chiến lược sở hữu trí tuệ quốc gia và sớm hoàn thành thủ tục gia nhập Thỏa ước La Hay về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp.Bên lề hội nghị, Đoàn Việt Nam còn có một số cuộc họp và làm việc song phương với các đối tác như Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sáng chế châu Âu (EPO), Tổng cục Sáng chế Nhật Bản (JPO), Viện Sở hữu công nghiệp Pháp (INPI), Cơ quan Sở hữu trí tuệ Mexico và Cơ quan Sở hữu trí tuệ Vương quốc Anh (UK IPO) để mở rộng quan hệ hợp tác.Cuộc họp Đại hội đồng WIPO dự kiến sẽ kết thúc vào ngày 02/10/2018./. |
Định định mức kinh tế – kỹ thuật cho trạm quan trắc môi trường không khíNgày 06/08/2018 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư 11/2018/TT-BKHCN quy định định mức kinh tế – kỹ thuật hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.Theo đó, định mức kinh tế – kỹ thuận bao gồm các định mức thành phần sau:- Định mức lao động công nghệ: Quy định thời gian lao động trực tiếp thực hiện bước công việc hoặc toàn bộ công việc theo quy trình kiểm định, hiệu chuẩn.- Định mức thiết bị: 250 ca máy ngoại nhập, 500 ca máy nội nhập sử dụng một năm.- Định mức dụng cụ: Mức cho các dụng cụ nhỉ, phụ được tính bằng 5% mức dụng cụ trong Bảng định mức dụng cụ.- Định mức vật liệu: Mức vật liệu nhỏ và hao hụt được tính bằng 8% mức vật liệu trong Bảng định mức vật liệu.Định mức kinh tế – kỹ thuật này không bao gồm việc vận chuyển phục vụ hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo cho trạm quan trắc môi trường không khí tự động, liên tục.Thông tư này có hiệu lực từ 15/09/2018. |
Cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chung làm nền tảng cho đô thị thông minhCốt lõi thành phố thông minh là Chính phủ điện tửTrong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh về Thành phố thông minh Asocio Hà Nội và các sự kiện bên lề vừa diễn ra, ông Đặng Vũ Tuấn, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết với diện tích hơn 3.340km2, dân số 7.5 triệu, bao gồm cả khách vãng lai khoảng 10 triệu người, thành phố có 27 sở, ban, ngành, 30 quận huyện cùng 584 xã phường.“Đây là những dữ liệu quan trọng để Thành phố đưa ra các chính sách, trong đó, trọng tâm xây dựng chính quyền điện tử của Hà Nội là cung cấp các dịch vụ công tốt nhất, thuận tiện nhất để phục vụ người dân, đáp ứng nhu cầu và lợi ích người dân”, ông Đặng Vũ Tuấn khẳng định.Cũng theo ông Tuấn, thời gian qua, Thành phố đã triển khai các hệ thống thông tin trên một nền tảng ứng dụng đồng bộ, dùng chung, thống nhất, tạo tiền đề thuận lợi trong việc liên thông, trao đổi, chia sẻ dữ liệu. Cụ thể, cơ sở dữ liệu cho 7,5 triệu người dân đã được xây dựng xong, làm nền tảng cho cung câp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3, 4. Hiện Thành phố đã cung cấp 556 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đạt gần 30% tổng số thủ tục hành chính.“Cốt lõi của Thành phố thông minh là Chính phủ điện tử, bên cạnh các cấu phần như giao thông, y tế, giáo dục, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống giám sát, cảnh báo trực tuyến”, ông Tuấn cho biết.Cần chú trọng đặc biệt đến hạ tầng thông tinTheo nhận định của nhiều chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều điều kiện để phát triển đô thị thông minh.Đặc biệt, Việt Nam hiện có 52 triệu người dùng internet, 55% người dân dùng điện thoại thông minh; phủ sóng 4G. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều khó khăn, thách thức trong phát triển đô thị thông minh. Trong đó có vấn đề nhận thức chung của xã hội cũng như các địa phương, bộ, ngành về phát triển đô thị thông minh còn nhiều khác biệt.Ông Phạm Quốc Thái, Phó Cục trưởng Cục Phát triển đô thị, Bộ Xây dựng cho rằng, hầu hết các địa phương hiện mới chú trọng đến các ứng dụng đơn lẻ chứ chưa chú trọng hoàn thiện hệ thống cơ sở, hạ tầng của đô thị thông minh. Cách thức tiếp cận này đã khiến cho việc sử dụng hiệu quả các ứng dụng thông minh còn nhiều hạn chế.“Do đó muốn phát triển đô thị thông minh cần tập trung vào 3 lĩnh vực chính gồm: Quy hoạch đô thị thông minh; xây dựng và quản lý đô thị thông minh, trong đó có nền tảng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị và hệ thống ICT được kết nối; cung cấp các tiện ích đô thị thông minh cho tổ chức và cá nhân trong đô thị”, ông Thái nhấn mạnh.Liên quan tới vấn đề trên, ông Nguyễn Nam Hải, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) cho biết, Việt Nam hiện đã có cả một Đề án cụ thể về xây dựng, phát triển đô thị thông minh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.Trên cơ sở đó, Việt Nam cần phải xây dựng được hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn chung, nhằm bảo đảm tích hợp một cách có hệ thống, hiệu quả các công nghệkhác nhau trong một hệ thống nền tảng củađô thị thông minh.Còn Phó Tổng Giám đốc VNG Vũ Minh Trí thì cho rằng, mấu chốt của việc xây dựng, sử dụng hiệu quả hạ tầng đô thị thông minh là phải có sự kết nối tốt, toàn diện các lĩnh vực của đô thị.Bên cạnh đó, hạ tầng công nghệ thông tin phải được xây dựng song song với quá trình đô thị hoá của các thành phố. Nếu hạ tầng công nghệ thông tin đi sau sẽ khó đồng bộ và không phát huy được hết hiệu quả trong việc cung cấp các tiện ích đến người dân. |
Đối thoại đặc biệt của Thủ tướng tại hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt NamHội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam (VBS) 2018 có chủ đề: Việt Nam – Đối tác kinh doanh tin cậy: Kết nối và sáng tạo.Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) 2018.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende đã đối thoại, trả lời các vấn đề mà DN quan tâm trong nhiều lĩnh vực như hiệp định CPTPP, cách mạng công nghiệp 4.0, chính phủ điện tử, năng lượng tái tạo…Một thành viên của AmCham nêu quá trình phê chuẩn CPTPP tại Việt Nam và kết quả hiệp định này sẽ mang lại cho Việt Nam. Thủ tướng cho biết, CPTPP là một hiệp định tự do thương mại (FTA) thế hệ mới, dự kiến mang tới những cơ hội phát triển như tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ cao hơn, tăng xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư nước ngoài…Dự kiến, trong kỳ họp tới của QH, Chính phủ sẽ trình QH xem xét thông qua hiệp định này.Để hiệp định mang lại hiệu quả, nhiều vấn đề được đặt ra như phải sửa đổi một số thể chế. DN phải phát triển để có sản phẩm, dịch vụ tốt, nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng lao động.Trả lời câu hỏi của DN về quá trình xây dựng chính phủ điện tử, Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam xác định rõ tầm quan trọng của việc xây dựng chính phủ điện tử trong bối cảnh CMCN 4.0 và đã quan tâm chỉ đạo từ nhiều năm qua.Để thành công trong xây dựng chính phủ điện tử, Thủ tướng cho rằng, khâu tổ chức thực hiện là quan trọng nhất.Bên cạnh đó, xây dựng thể chế pháp luật về xác thực, định danh điện tử; về chia sẻ dữ liệu, về bảo vệ dữ liệu cá nhân và tiến tới xây dựng luật Chính phủ điện tử.Đồng thời xây dựng cơ sở dữ liệu. Hoàn thiện nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước, địa phương về dân cư, đất đai, DN, bảo hiểm xã hội, tài chính…Ứng dụng CMCN 4.0 trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hạ tầng viễn thông. Khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào xây dựng và triển khai chính phủ điện tử.Một đại diện DN nước ngoài nêu câu hỏi về kế hoạch mà Chính phủ sẽ làm với lĩnh vực năng lượng tái tạo.Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam khuyến khích năng lượng tái tạo, hướng đến một nền năng lượng sạch mà Việt Nam có nhiều tiềm năng như năng lượng mặt trời.Thủ tướng nêu 2 việc phải làm. Thứ nhất, quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo. Thứ hai là công bố mức giá công khai, minh bạch, khuyến khích các nhà đầu tư và lĩnh vực năng lượng điện gió, điện khí hóa lỏng để người mua chấp nhận được, người sản xuất cũng chấp nhận được. |
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018)Dự phiên khai mạc có Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới Klaus Schwab, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hồ Xuân Hoa và Phó Thủ tướng Thái Lan Prajin Juntong.Hội nghị thu hút sự tham dự của khoảng 50 bộ trưởng và cấp tương đương của các nước, lãnh đạo các tổ chức quốc tế và gần 1.000 lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực, giới học giả và truyền thống quốc tế…Với chủ đề “ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, tại phiên khai mạc, các nhà lãnh đạo đã có nhiều ý kiến đánh giá, nhận định về phát triển và hội nhập của các nước ASEAN trong bối cảnh CMCN 4.0.Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã cử Trợ lý Tổng thư ký LHQ về điều phối chiến lược làm Đặc phái viên đọc thông điệp của ông gửi hội nghị.Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh bên cạnh thách thức về giải quyết việc làm, gia tăng bất bình đẳng thu nhập, các nước ASEAN có cơ hội rất lớn trong CMCN 4.0.Thủ tướng đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác để thúc đẩy ASEAN tranh thủ tốt cơ hội của CMCN nhằm thực hiện thành công Tầm nhìn ASEAN 2025.Về kết nối và chia sẻ dữ liệu, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN tăng cường “kết nối số” trong tổng thể kết nối ASEAN, trong đó chú trọng phát triển thương mại điện tử, thanh toán điện tử, chính phủ điện tử…Thủ tướng đưa ra sáng kiến về xây dựng các Quy tắc của ASEAN về hợp tác chia sẻ dữ liệu nhằm tạo khuôn khổ cho chia sẻ và sử dụng hiệu quả dữ liệu.Về môi trường kinh doanh, Thủ tướng đề nghị cần xây dựng Cơ chế hài hòa môi trường kinh doanh nhằm hài hòa hóa pháp luật, quy định giữa các thành viên ASEAN để các doanh nghiệp khu vực phát huy được lợi thế hiệu quả nhờ quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh toàn cầu.Thủ tướng cũng cho biết tại hội nghị WEF ASEAN, Việt Nam sẽ đưa ra các sáng kiến mới về hòa mạng di động một giá cước toàn ASEAN, hợp tác an ninh mạng, hợp tác đào tạo nhân lực công nghệ thông tin chất lượng cao…Về đổi mới sáng tạo, Thủ tướng đề nghị xây dựng Khuôn khổ kết nối các vườn ươm sáng tạo quốc gia vào mạng lưới vườn ươm rộng lớn hơn của cả khu vực; xây dựng Chiến lược ươm mầm các tài năng của các nước ASEAN.Hình thành Kết nối mạng lưới giáo dục và xây dựng hệ thống học tập suốt đời ở các nước ASEAN nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0.Thủ tướng mong muốn ASEAN cùng các đối tác trong và ngoài khu vực xây dựng một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường, dựa trên luật lệ, hướng tới người dân, lấy người dân làm trung tâm; tiếp tục nỗ lực khẳng định vai trò trung tâm ở khu vực, cùng các đối tác duy trì hòa bình và ổn định và phát triển khu vực thịnh vượng.Phát biểu của Thủ tướng được lãnh đạo nhiều nước, nhiều doanh nghiệp ASEAN và toàn cầu đồng tình và đánh giá cao.Các đề xuất, sáng kiến Thủ tướng nêu tại phiên khai mạc khẳng định tầm nhìn về một Cộng đồng ASEAN đoàn kết, tự cường và sáng tạo, phát huy sức mạnh nội khối, tăng cường kết nối, chủ động và tích cực tranh thủ CMCN 4.0, đồng thời khẳng định vai trò, vị thế và đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào xây dựng Cộng đồng ASEAN trong bối cảnh CMCN 4.0. |
WEF ASEAN 2018: Chia sẻ tầm nhìn, khơi nguồn ý tưởng, kết nối giao thươngHội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN 2018) sẽ chính thức diễn ra từ ngày mai (11/9), tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội, thu hút sự quan tâm từ nhiều nhà lãnh đạo, nhiều doanh nghiệp, nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế.Với chủ đề “Tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, Hội nghị WEF ASEAN 2018 đóng vai trò là một diễn đàn lớn và có uy tín trong khu vực, có sự tham dự của hơn 1.000 đại biểu là lãnh đạo nhiều nước trong và ngoài khu vực, nhiều tổ chức quốc tế lớn và đông đảo lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu thế giới. Đáng chú ý, đây sẽ là nơi hội tụ của 80 start-up hàng đầu khu vực ASEAN, trong đó, phần lớn là các start-up accelerator (tăng tốc khởi nghiệp), các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo truyền thông.Cổng Thông tin điện tử Chính phủ sẽ tường thuật trực tuyến phiên khai mạc toàn thể với chủ đề “Những ưu tiên của ASEAN trong Cách mạng công nghiệp 4.0″ với sự tham dự của các nhà lãnh đạo ASEAN, quốc tế và Diễn đàn kinh tế thế giới diễn ra vào lúc 10h15 ngày 12/9 và Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – sự kiện bên lề Hội nghị diễn ra vào 14h30 ngày 13/9.Bao gồm khoảng gần 60 phiên thảo luận, Hội nghị WEF ASEAN là diễn đàn để các nhà lãnh đạo và các doanh nghiệp hàng đầu thế giới và khu vực chia sẻ ý tưởng, chính sách, biện pháp về phát triển khởi nghiệp, tranh thủ cơ hội cũng như hợp tác giải quyết các vấn đề cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho các nước ASEAN và khu vực.Một số hoạt động chính của Hội nghị là Diễn đàn mở có chủ đề “ASEAN 4.0 vì mọi người dân”; Chiêu đãi chào mừng đại biểu; Lễ đón chính thức Hội nghị WEF-ASEAN 2018; Phiên Khai mạc toàn thể Hội nghị; Dạ hội Văn hóa Việt Nam; Phiên Bế mạc Hội nghị và trao chuông cho nước chủ nhà Hội nghị WEF-ASEAN 2019, Chương trình tham quan quảng bá du lịch Việt Nam.Khung chương trình nghị sự với các phiên họp, hoạt động, trong đó có nhiều phiên toàn thể được truyền hình, phát trực tiếp trên trang web của Diễn đàn Kinh tế thế giới và các hãng thông tấn có uy tín trên thế giới. Trong thời gian Hội nghị, dự kiến sẽ diễn ra các cuộc gặp, chuyến thăm chính thức của các nhà lãnh đạo cấp cao các nước trong khu vực đến Việt Nam nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ song phương cũng như tăng cường phối hợp trong các vấn đề khu vực và quốc tế.Đặc biệt, trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018 cũng sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam. Dự kiến, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende sẽ phát biểu khai mạc và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.Với nỗ lực điều phối của Việt Nam, Hội nghị dành không gian riêng cho quảng bá các nước ASEAN với nội dung phong phú, hình thức sinh động, thể hiện thông điệp về Ngôi nhà chung Cộng đồng ASEAN đa văn hóa, đa dân tộc, thắm tình đoàn kết, cùng chung tầm nhìn, cùng chung bản sắc. Đây là điểm độc đáo và chưa từng có ở các hội nghị WEF trước đây.Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 là cơ hội để thúc đẩy các đối tác tăng cường hợp tác với Việt Nam, các tập đoàn hàng đầu thế giới có tiềm lực tài chính, công nghệ và thị trường quan tâm, tăng cường đầu tư vào Việt Nam, góp phần tích cực mở rộng thị trường, tranh thủ nguồn vốn có chất lượng, công nghệ hiện đại phục vụ tiến trình cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.Việc Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị quan trọng này không chỉ khẳng định vị thế, uy tín ngày càng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, mà còn tạo cơ hội “vàng” để đưa hình ảnh Việt Nam đến với đông đảo doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới, thúc đẩy hợp tác giữa các đối tác với Việt Nam.Là nước chủ nhà và đồng tổ chức Hội nghị WEF ASEAN, Việt Nam đã tạo được dấu ấn khi đưa vấn đề Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào nội hàm chủ đề của Hội nghị, cũng như lồng ghép nhiều vấn đề Việt Nam và các nước ASEAN quan tâm vào nội dung nghị sự của Hội nghị như khởi nghiệp sáng tạo, hạ tầng và đô thị thông minh, lao động- việc làm trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp công nghệ cao…Đây là các chủ đề thời sự rất thiết thực đáp ứng quan tâm chung của các nước ASEAN, với nhiều nước trên thế giới và đặc biệt là với Việt Nam, đồng thời cũng gắn kết chặt chẽ với chủ đề của ASEAN năm nay là Xây dựng một Cộng đồng ASEAN tự cường sáng tạo. Hội nghị WEF ASEAN 2018 sẽ là cơ hội rất tốt để các bên có thể gặp gỡ chia sẻ kinh nghiệm cũng như chuẩn bị tốt nhất để bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 một cách hiệu quả.Hội nghị sẽ góp phần mở rộng cánh cửa hợp tác cho các nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời củng cố sự đoàn kết và quảng bá hình ảnh một ASEAN phát triển năng động và sáng tạo trong thời đại Cách mạng 4.0. |
Công nghệ và đổi mới có vai trò quan trọng trong phát triển du lịchChiều ngày 4/9/2018, Tổng cục Du lịch phối hợp với Trung tâm ASEAN – Nhật Bản (AJC) tổ chức Hội thảo với chủ đề “Cách mạng công nghiệp 4.0 – Tầm quan trọng của công nghệ và đổi mới trong du lịch”.Hội thảo thu hút sự tham gia của gần 100 đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp du lịch, cơ sở đào tạo du lịch tại Hà Nội, các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch tại Việt Nam và đại diện các công ty công nghệ của Việt Nam và Nhật Bản.Phát biểu khai mạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Thị Thanh Hương nhấn mạnh, cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng kỹ thuật số, trong đó các công nghệ được kết hợp với nhau làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Đây được coi là nền tảng tạo ra những thay đổi lớn, đem đến thách thức cũng như cơ hội phát triển cho tất cả các ngành nghề, trong đó có du lịch.Du lịch Việt Nam xác định ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng phát triển tất yếu, cần được đẩy mạnh nhằm tạo bước đột phá, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển doanh nghiệp. Tại Việt Nam, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch đã và đang được chú trọng bởi hầu hết các chủ thể thuộc cả khối công và tư.Đánh giá cao lĩnh vực công nghệ của Nhật Bản, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Thanh Hương cho rằng, ngành du lịch Việt Nam có thể học hỏi rất nhiều từ những bài học thành công của xứ sở mặt trời mọc.Tại Hội thảo, các diễn giả đại diện cho các công ty du lịch và công nghệ của Việt Nam và Nhật Bản đã chia sẻ về tình hình thực tế ứng dụng marketing online, du lịch trực tuyến, vai trò của truyền thông xã hội cũng như xu hướng du lịch số tại hai nước và trên thế giới. Đồng thời các đại biểu tham dự Hội thảo cũng thảo luận và đóng góp ý kiến liên quan tới cách thức ứng dụng công nghệ thông tin, những tiện ích của công nghệ hỗ trợ cho công tác quản lý, đào tạo và kinh doanh du lịch cũng như giúp khách du lịch dễ dàng tiếp cận với các sản phẩm du lịch. |
Thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạoThủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ các nguồn trong và ngoài nước.Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục triển khai Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến năm 2025″ (Đề án 844) hỗ trợ các tổ chức ươm tạo, đào tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh để nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Nghiên cứu đề xuất ban hành các chính sách cần thiết nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển. Thông qua Ban Điều hành Đề án 844, tổ chức các cuộc gặp thường niên với các nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nước, quốc tế.Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng dự thảo Điều lệ tổ chức, hoạt động của Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia (NATIF), bổ sung quy định doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo là đối tượng nhận hỗ trợ của Quỹ, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Cụ thể, bổ sung hoạt động tài trợ, cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo để ươm tạo công nghệ, phát triển ý tưởng, mô hình kinh doanh. Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần đảm bảo các điều kiện được hỗ trợ theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời đảm bảo các tiêu chí do Quỹ đề ra đối với từng ngành, lĩnh vực.Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài Chính xây dựng tiêu chí xác định nhà đầu tư cá nhân và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; hỗ trợ việc thành lập, hoạt động của các câu lạc bộ, mạng lưới các “nhà đầu tư thiên thần” trong nước và kết nối với mạng lưới các “nhà đầu tư thiên thần” toàn cầu để tăng cường đầu tư cho khởi nghiệp trong và ngoài Việt Nam.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, xây dựng ban hành cơ chế tài chính thực hiện Đề án 844 nhằm thúc đẩy môi trường khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hoạt động và phát triển, trong đó có các nội dung chi phù hợp với khởi nghiệp sáng tạo như chi cho đại diện các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiêu biểu tham gia các vườn ươm/khu làm việc chung nổi tiếng trên thế giới; cho các hoạt động của đại diện khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo; cho phép việc tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đối với các nội dung quan trọng như tìm hiểu thị trường, thuê chuyên gia, trả công lao động và thương mại hóa công nghệ, sản phẩm và dịch vụ mới.Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế tài chính cho Quỹ NATIF, trình Chính phủ ban hành trong năm 2019. Theo đó, đối với các hoạt động hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần quy định cụ thể về các hình thức hỗ trợ, hạn mức hỗ trợ cho các nhóm dự án. Xây dựng các nội dung chi và định mức chi phù hợp với hoạt động đặc thù của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Đồng thời, xây dựng quy trình đánh giá, thẩm định các dự án để đảm bảo việc hỗ trợ có hiệu quả.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, đề xuất phương án cải thiện quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sao cho nhanh chóng và thuận lợi hơn đối với các trường hợp ngành nghề chưa có trong các điều ước quốc tế về đầu tư mà Việt Nam là thành viên.Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài chính, Khoa học và Công nghệ xây dựng cơ chế đặc thù liên quan đến mua sắm công từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tiếp tục triển khai đưa hoạt động đào tạo khởi nghiệp vào các trường đại học.Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Ngoại giao phối hợp với các Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương nghiên cứu, trình Chính phủ phương án cử nhân lực chuyên trách hỗ trợ khởi nghiệp Việt Nam tại một số hệ sinh thái khởi nghiệp lớn trên thế giới; phương án thuê không gian làm việc chung tại các địa điểm đó để hỗ trợ một số doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng Việt Nam đặt cơ sở làm việc, kết nối với nhà đầu tư, chuyên gia, mở rộng thị trường quốc tế.Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là nội dung liên quan tới bằng cấp tương tự tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho nhân lực nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp khởi nghiệp. |
Thủ tướng gặp mặt Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 18Chiều 3/9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện có buổi gặp mặt Đoàn Thể thao Việt Nam (TTVN) vừa tham dự ASIAD 2018 ở Indonesia.Luôn thể hiện sự đoàn kết, tinh thần thi đấu hết sức mìnhTại cuộc gặp mặt, ông Trần Đức Phấn, Trưởng đoàn TTVN tại ASIAD 18 đã báo cáo kết quả của Đoàn TTVN tại Indonesia. Với 423 thành viên trong đó có hơn 300 vận động viên tham gia, sau hơn 2 tuần tranh tài Đoàn TTVN đã giành được 4 Huy chương vàng (HCV), 16 Huy chương bạc (HCB) và 18 Huy chương đồng (HCĐ), xếp thứ 17/45 quốc gia và vùng lãnh thổ.Ông Trần Đức Phấn đánh giá, đây là kỳ đại hội thành công của Thể thao Việt Nam. Lần đầu tiên Điền kinh, Đua thuyền (Rowing) là các môn tham gia Olympic đã giành được HCV. Đoàn cũng giành được nhiều HCB, HCĐ danh giá, trong đó có nhiều vận động viên trẻ, là thế hệ kế tiếp để có thể tranh tài ở các giải thi đấu lớn khác và đây cũng là lần đầu tiên, đội bóng đá nam Olympic Việt Nam đã lọt vào vòng bán kết.Đặc biệt, dù như thế nào, các vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) của Đoàn TTVN luôn thể hiện sự đoàn kết, tinh thần thi đấu hết sức mình.Trong bài phát biểu của mình, Trưởng đoàn TTVN cũng đã gửi lời cảm tới Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tới các lãnh đạo bộ, ngành và sự quan tâm lớn lao của người hâm mộ dành cho đoàn; cảm ơn các HLV, chuyên gia, VĐV… đã làm nên kỳ tích trong thời gia qua.Tại cuộc gặp mặt, HLV Nguyễn Mạnh Hiếu, môn Điền kinh và VĐV môn Rowing Tạ Thanh Huyền đã thay mặt toàn thể HLV, VĐV, gửi lời cảm ơn tới Thủ tướng những ngày qua đã luôn theo dõi, động viên, khích lệ cho Đoàn TTVN.Đoàn TTVN đã truyền cảm hứng tới người dânTại buổi gặp mặt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao Đoàn TTVN đã tham gia thi đấu tại Asiad. Có thể nói, Đoàn TTVN đã thể hiện hành động với ý chí khát khao, đặc biệt thể hiện tinh thần đoàn kết, lòng tự hào dân tộc ta trong thể thao. Cũng không có tiếng kêu ca nào về Đoàn TTVN về đạo đức, lối sống tại đại hội này.Về mặt toàn diện, Thủ tướng đánh giá thành tích Đoàn TTVN là xuất sắc đã thể hiện màu cờ sắc áo của Việt Nam.Trước nhất, lần đầu tiên tại Asiad- một giải lớn của châu lục, không dễ gì đạt được huy chương và lần đầu đội bóng đá nam Olympic Việt Nam vào tới bán kết. Đây là đội bóng duy nhất của các nước Đông Nam Á vào vòng bán kết.Thứ hai, là điền kinh, đua thuyền Việt Nam đạt HCV, đó là những điều bất ngờ.Đây cũng là lần đầu tiên, Việt Nam tham gia số môn đông nhất và số vận động viên nhiều nhất, thể hiện sự phong phú của TTVN, thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm của HLV, VĐV. Những tấm gương của các VĐV, HLV như HLV Park Hang-seo, HLV Mai Đức Chung, đội đua thuyền Việt Nam… thể hiện ý chí quyết tâm của chúng ta.“Tôi được biết 2 vận động viên Pencat Silat bị đau nhưng đã vượt qua để có huy chương vàng”- Thủ tướng bày tỏ.Thủ tướng cũng đánh giá, không khí đất nước những ngày qua hết sức sôi động. Thủ tướng cho biết, ông đã xem những hình ảnh về lễ đón Đoàn TTVN hôm qua với ấn tượng mạnh mẽ về tình cảm nhân dân dành cho đoàn và thành tích của đoàn đã “mang lại cảm giác lâng lâng khó tả”, với một khí thế mới trên toàn xã hội.“Đây là tình cảm thực sự chân thành, khi đội tuyển bóng đá vào sâu vòng trong thì hàng ngàn người dân đi cả đêm trên các con phố lớn ở những thành phố trên cả nước, nhưng không có ai va chạm, cãi cọ nhau”- Thủ tướng nhấn mạnh và khẳng định: chiến thắng lớn là chiến thắng trong lòng người hâm mộ Việt Nam.Đánh giá cao các HLV, VĐV, Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT, các liên đoàn và các cơ quan liên quan, Thủ tướng cho hay, việc này đã góp phần làm nên chiến thắng vào đúng dịp kỷ niệm 73 năm Quốc khánh nước ta.Mặc dù đất nước còn khó khăn, nhưng theo Thủ tướng, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đối với ngành thể dục thể thao, thể hiện qua nhiều chính sách, chế độ đối với vận động viên, huấn luyện viên.Tại cuộc gặp mặt, Thủ tướng đã giao Bộ VHTTDL, Tổng cục TDTT đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm từ ASIAD lần này để có biện pháp duy trì và phát triển thành tích đạt được, phát huy thế mạnh, tiếp tục đưa thể thao Việt Nam lên tầm cao mới.“Phải chăng chúng ta đã đào tạo lớp trẻ tốt, phải chăng chúng ta có những huấn luyện viên nổi tiếng, tâm huyết, trách nhiệm, phải chăng chúng ta có những liên đoàn đã làm công việc vận động tốt để có nhiều nguồn lực, nhiều kinh nghiệm bổ trợ cho cơ quan Nhà nước trong phát triển thể thao…”- Thủ tướng nhấn mạnh, tất cả những điều đó đều cần tổng kết, đánh giá.Thủ tướng nêu rõ, cần tiếp tục thực hiện chính sách, pháp luật về thể thao, nhất là Luật TDTT, trong đó có việc hoàn thiện chế độ, chính sách cho huấn luyện viên, vận động viên; chăm lo, bồi dưỡng đào tạo đội ngũ huấn luyện viên trình độ cao; Nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, huấn luyện; Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút nguồn lực tham gia phát triển thể thao; Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Cần quan tâm đến cả thể thao quần chúng và thể thao thành tích cao trong chỉ đạo.Về vấn đề mua bản quyền một số giải thể thao trong thời gian tới, Thủ tướng cho biết đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý, kịp thời báo cáo Thủ tướng.“Về phần mình, Chính phủ, Thủ tướng luôn tạo điều kiện, quan tâm, lắng nghe ý kiến của các Bộ, Tổng cục, Liên đoàn, HLV, VĐV… để tạo điều kiện tốt hơn trong đào tạo, thi đấu, bền vững hơn, đạt nhiều thành tích cao hơn nữa… Tiếp tục truyền niềm tin, cảm hứng, chúc Đoàn TTVN phấn đấu hơn nữa, thành công và không phụ niềm tin của nhân dân…”- Thủ tướng nhấn mạnh.Tại buổi gặp mặt, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và khẳng định, Bộ sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất, nghiên cứu cơ chế cho Thể thao Việt Nam, chăm lo cho VĐV, HLV thành tích cao, để nâng cao thành tích trên đấu trường quốc tế… |
Sở hữu trí tuệ hỗ trợ đắc lực doanh nghiệp khởi nghiệpKhởi nghiệp sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu doanh nghiệp chú trọng đến sở hữu trí tuệ, bởi lẽ đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam.Ông Phan Ngân Sơn, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ chia sẻ thông tin tại hội thảo chuyên đề về sở hữu trí tuệ trong khởi nghiệp sáng tạo, do Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ với phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.Theo ông Phan Ngân Sơn, tại Việt Nam, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo đang phát triển ngày một mạnh mẽ. Tuy nhiên, có một thực trạng chung đó là các nhóm khởi nghiệp chỉ tập trung vào hình thành doanh nghiệp, kêu gọi vốn đầu tư mà chưa nghĩ đến việc đăng ký quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ hoặc ngại đăng ký vì nhiều lý do.“Đôi khi điều này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết về kiến thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp, vì vậy các doanh nghiệp này thường không nắm được tầm quan trọng của quyền sở hữu trí tuệ và vẫn còn “thờ ơ” với việc đăng ký sở hữu trí tuệ” – ông Phan Ngân Sơn nhận định.Do đó, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho xã hội về sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tuyên truyền sâu rộng về vai trò và sự gắn kết giữa đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp.Thực tế cũng cho thấy, chỉ có một số ít trường Đại học có quan tâm về sở hữu trí tuệ đã đưa một số môn về sở hữu trí tuệ, một số chủ đề về sở hữu trí tuệ vào trong quá trình đào tạo. Nhưng để nhận thức rõ ràng, chính xác và hiểu sâu về quyền sở hữu trí tuệ, có thể khai thác và ứng dụng được những quyền đó, xa hơn nữa là có ý thức sáng tạo ra các tài sản trí tuệ và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác lại chưa được đầu tư đúng mức.Theo các chuyên gia, khởi nghiệp sẽ có hiệu quả hơn nhiều nếu doanh nghiệp chú trọng đến sở hữu trí tuệ vì đây là công cụ rất tích cực trong việc tạo ra giải pháp mới, áp dụng những ý tưởng chưa có ở Việt Nam.Thực tế, sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội. Giá trị tài sản trí tuệ có thể lớn hơn rất nhiều so với giá trị các tài sản hữu hình. Việc bảo hộ và khai thác hiệu quả giá trị tài sản trí tuệ góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các doanh nghiệp, tổ chức khoa học giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị lớn, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong và ngoài nước.Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ đã đồng ý thực hiện một số dự án liên quan tới đào tạo chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, trong đó có dự án nâng cao nhận thức về đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ trong cộng đồng sinh viên và doanh nghiệp khởi nghiệp. Các dự án này thực hiện thành công thì vấn đề nhân lực sở hữu trí tuệ sẽ đáp ứng được nhu cầu từ thực tế.Trước đó, Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1062/QĐ-TTg ngày 14/6/2016. Chương trình được phê duyệt nhằm đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về sở hữu trí tuệ cho các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp. Chương trình đã hỗ trợ khai thác, áp dụng vào thực tiễn các sáng chế/ giải pháp hữu ích của Việt Nam; hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm đặc thù của địa phương, sản phẩm làng nghề mang địa danh; hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ xây dựng và triển khai mô hình quản lý và phát triển tài sản trí tuệ; hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong và ngoài nước đối với các sản phẩm quốc gia. |
Nhận biết mã độc tấn công mạng và dự báo xu hướng 2019Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Đáng chú ý, hơn 46% người sử dụng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cũng cho biết, họ đã từng gặp rắc rối liên quan tới mất dữ liệu trong năm qua.Ông Ngô Tuấn Anh, Phó Chủ tịch phụ trách An ninh mạng Bkav cho biết, hiện có 2 dòng mã độc phổ biến tại Việt Nam khiến người dùng bị mất dữ liệu là dòng mã độc mã hóa tống tiền ransomware và dòng virus xóa dữ liệu trên USB. Các mã độc mã hóa tống tiền lây chủ yếu qua email, tuy nhiên có tới 74% người dùng tại Việt Nam vẫn giữ thói quen mở trực tiếp file đính kèm từ email mà không thực hiện mở trong môi trường cách ly an toàn Safe Run, điều này rất nguy hiểm. Trong khi đó, do USB là phương tiện trao đổi dữ liệu phổ biến nhất tại Việt Nam nên số máy tính bị nhiễm mã độc lây qua USB luôn ở mức cao. Thống kê của Bkav cho thấy, có tới 77% USB tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ít nhất 1 lần trong năm.“Comment dạo” để trộm tài khoản FacebookNăm 2018 nổi lên hiện tượng lấy cắp tài khoản Facebook thông qua các comment dạo (bình luận). Theo nghiên cứu của Bkav, hơn 83% người sử dụng mạng xã hội Facebook đã gặp các comment kiểu này.Chuyên gia Bkav phân tích, kẻ xấu đã dùng các tài khoản Facebook với hình đại diện là các hotgirl xinh đẹp, sexy để comment vào các bài viết hoặc group đông người quan tâm. Các nội dung comment thường rất hấp dẫn, mời gọi như: “chat với em không”, “kết bạn với em nhé”, “làm quen nha anh”… Nếu tò mò bấm vào xem trang cá nhân của tài khoản “bẫy” này, nạn nhân có thể bị lừa mất tài khoản Facebook. Để phòng tránh, người dùng tuyệt đối không bấm vào đường link đến từ những người chưa tin tưởng. Ngay cả khi link được gửi từ bạn bè, người dùng cũng cần chủ động kiểm tra lại thông tin trước khi bấm xem.Lỗ hổng an ninh mạng tăng đột biến về số lượngTrong hai năm 2017 và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần mềm, ứng dụng được công bố tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ hổng, gấp khoảng 2,5 lần những năm trước đó. Đặc biệt, nhiều lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên các phần mềm phổ biến như Adobe Flash Player, Microsoft Windows… và cả trong nhiều dòng CPU của Intel, Apple, AMD…Mặc dù bản vá an ninh đều nhanh chóng được các nhà sản xuất công bố sau khi lỗ hổng xuất hiện, nhưng việc cập nhật bản vá lại chưa kịp thời, thậm chí nhiều năm sau đó vẫn chưa được cập nhật. Điển hình như lỗ hổng SMB, sau 2 năm vẫn có tới hơn 50% máy tính tại Việt Nam chưa được vá lỗ hổng này. Đây là lỗ hổng từng bị khai thác bởi mã độc mã hóa tống tiền WannaCry, lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới trong vài giờ. Việc cập nhật bản vá chưa kịp thời tạo điều kiện cho hacker lợi dụng lỗ hổng để tấn công hệ thống mạng, từ đó lây nhiễm virus, cài phần mềm gián điệp, thực hiện tấn công có chủ đích APT.Bkav khuyến cáo, bên cạnh giải pháp phòng chống mã độc tổng thế, các cơ quan, doanh nghiệp cần trang bị giải pháp kiểm soát chính sách an ninh, đảm bảo các máy tính trong hệ thống cập nhật đầy đủ bản vá lỗ hổng phần mềm để tránh nguy cơ bị khai thác. Người dùng nên bật chế độ tự động cập nhật và thực hiện kiểm tra, cài đặt các bản vá cho máy tính của mình.Mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo có thể xuất hiện năm 2019Các chuyên gia của Bkav cũng dự báo, mã độc sử dụng trí tuệ nhân tạo AI có thể sẽ xuất hiện trong năm tới, ban đầu dưới hình thức những mẫu thử nghiệm PoC (Proof of Concept). Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất của người dùng Internet đến từ mã độc mã hóa tống tiền, mã độc xóa dữ liệu, mã độc đào tiền ảo và tấn công APT. Các loại mã độc này có thể kết hợp nhiều con đường lây nhiễm khác nhau để tăng tối đa khả năng phát tán, trong đó phổ biến nhất là khai thác lỗ hổng phần mềm, hệ điều hành và qua email giả mạo.Tình trạng spam lừa đảo trên Facebook sẽ có nhiều biến tướng, không chỉ với hình thức “comment dạo”, kẻ xấu có thể sẽ sử dụng triệt để các hình thức khác như chat messenger, mời kết bạn hay tag vào các bài viết, xem chung… Hình thức tung tin đồn thất thiệt về tấn công mạng như vụ việc của Thế giới di động, FPT Shop… nhằm gây hoang mang, trục lợi có thể sẽ gia tăng. Người dùng mạng xã hội cần đề cao cảnh giác hơn nữa với những “chiêu bài” này của kẻ xấu. |
Quản trị dữ liệu – Thách thức mới của nhân loạiNếu như trước đây, Big Data (dữ liệu lớn) và AI (trí tuệ nhân tạo) chỉ trong tầm nhìn của các chuyên gia máy tính, thì ngày nay đã ảnh hưởng đến xã hội với sự phát triển chóng mặt về kiến thức. Xung quanh chúng ta đang được bao quanh bởi một lượng lớn dữ liệu đo lường mọi thứ về cuộc sống, đó là Big Data.Tại Hội thảo Quản lý dữ liệu -Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0, tổ chức tại Hà Nội ngày 13/12, TS. Nguyễn Xuân Hoài, Giám đốc Học viện AI Việt Nam chia sẻ, AI (trí tuệ nhân tạo) đang hiện hữu mọi ngóc ngách của cuộc sống con người, thậm chí nó có thể thay đổi cả chính sách kinh doanh và phát triển của một doanh nghiệp, nó có thể tối ưu mọi thông tin, thay con người nghe, đọc, nhìn, đưa ra chiến lược, cách tiếp cận vấn đề…Mặc dù AI rất khó khái niệm cụ thể, nhưng hiện nay, cuộc sống của chúng ta đang phụ thuộc rất nhiều vào AI, và nó được ví như một thứ “dầu mỏ” mới. Một ví dụ đơn giản nhất là khi chúng ta sử dụng mạng xã hội facebook, AI tự động nhận dạng người trong ảnh và tự gắn tên người đó trong các bức ảnh, tài liệu có người đó. Để làm được việc này, AI phải có dữ liệu, càng nhiều dữ liệu càng tốt và đặc biệt phải là dữ liệu có chất lượng.“Khi có nhiều dữ liệu có chất lượng, doanh nghiệp đó sẽ chiến thắng, ngược lại nếu dữ liệu không chất lượng, khi AI nhận dạng hoặc đưa ra kết luận có sự nhầm lẫn thì lúc này rất khó “đổ lỗi” cho ai”, ông Nguyễn Xuân Hoài chia sẻ.Ông Pierre Bonnet, Giám đốc điều hành công ty Orchestra Networks Việt Nam – một trong ba công ty trên thế giới có cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu MDM cũng cho biết, dữ liệu biết nhiều về chúng ta hơn chúng ta biết về dữ liệu và chúng phát triển nhanh đến mức chúng ta đang phải “vật lộn” để theo sát được quá trình đó. Nếu sử dụng đúng cách, chúng có thể hỗ trợ làm tăng khả năng trí tuệ của con người. Tuy nhiên, nó có mặt trái khó lường khi quản trị không tốt dữ liệu.Cụ thể, khi sử dụng dữ liệu mà không có kiểm soát, chính dữ liệu sẽ quay lại bủa vây chúng ta, thậm chí có thể dẫn tới một sự phát triển không bền vững.Quản trị dữ liệu là một lĩnh vực rất mới ở châu Á cũng như Việt Nam, trong đó, thách thức đầu tiên là làm sao để các doanh nghiệp, tổ chức… hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị dữ liệu trong sự phát triển của doanh nghiệp.Theo các chuyên gia công nghệ, sự thiếu sót trong công nghiệp 4.0 hiện nay đó là rất khó quản lý dữ liệu vì hiện dữ liệu có mặt khắp mọi nơi, chưa có sự kết nối dữ liệu với dữ liệu, dữ liệu với con người, cách phân biệt dữ liệu thật hay giả… Điều này cần phải được các cơ quan quản lý, doanh nghiệp…đặc biệt chú trọng trong hiện tại và tương lai. |
Google coi Việt Nam là đối tác tốt trong khởi nghiệp sáng tạoPhó Chủ tịch Google Kent Walker khẳng định với Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ rằng Việt Nam sẽ là đối tác tốt của Google trong phát triển khởi nghiệp sáng tạo.Chiều 11/12 tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Kent Walker, Phó Chủ tịch tập đoàn Google (Hoa Kỳ) đang sang thăm và làm việc với các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam.Ông Kent Walker cho biết, đã được tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ tại Việt Nam và thấy khích lệ về mức độ ứng dụng công nghệ của họ, cùng mục tiêu của Việt Nam trong đào tạo 1.000.000 kỹ sư công nghệ chất lượng quốc tế.“Đây là thông tin rất thú vị với chúng tôi và chúng tôi coi Việt Nam là đối tác tốt của Google trong khởi nghiệp sáng tạo”, ông Walker nói.Phó Chủ tịch Google cũng bày tỏ đánh giá cao cách tiếp cận của Chính phủ Việt Nam trong phát triển ở 2 phương diện tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi và thúc đẩy hợp tác đa phương.Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ hoan nghênh chuyến thăm của ông Kent Walker tới Việt Nam và nêu rõ, Google đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam trong nhiều năm qua.Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao thiện chí của Google trong hỗ trợ phát triển kinh tế số thông qua đào tạo kỹ năng lập trình cho nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam. Đây là những giải pháp quan trọng, góp phần để Việt Nam phát triển 1 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2020.“Quan điểm của Việt Nam là mạnh lên về CNTT, mạnh lên bằng CNTT và coi CNTT là nền tảng cho phát triển. Chúng tôi muốn Google nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam và hỗ trợ cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo”, Phó Thủ tướng nói và bày tỏ Chính phủ ủng hộ Google hiện diện lâu dài và tiếp tục đầu tư kinh doanh thành công tại Việt Nam.Về việc triển khai Luật An ninh mạng tại Việt Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ đánh giá cao sự hợp tác của Google với Bộ Thông tin và Truyền thông cùng các bên liên quan trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng và góp ý xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật. Đây là điều kiện cần và đủ để tạo môi trường phát triển thuận lợi không chỉ cho lĩnh vực CNTT mà còn cho các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, góp phần xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi của Việt Nam.“Tôi cho rằng lợi thế về thị trường và khả năng thích ứng của nguồn nhân lực trẻ đủ để tạo nên sức hấp dẫn cho Google mở văn phòng đại diện tại Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.Phó Chủ tịch Kent Walker cho biết, Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế.Ông Kent Walker cũng bày tỏ đồng tình với Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh mạng, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, chan hoà và khẳng định Google sẽ phối hợp với các cơ quan, hướng tới đáp ứng các mục tiêu này. |
Quản trị dữ liệu – Thách thức vượt công nghiệp 4.0Xu thế mới là sự hội tụ số của tất cả những công nghệ sẽ định nghĩa lại cách các đồ vật kết nối với nhau, hay nói cách khác, số hóa là ngôn ngữ chung của tất các vật kết nối với nhau. Khi đó sẽ tạo nên một lượng Data (dữ liệu) khổng lồ, với những thách thức mới trong quản trị dữ liệu.Dữ liệu được ví như một nguồn tài nguyên lớn của thế giới, đó là dầu mỏ. Tuy nhiên, dữ liệu khác với dầu mỏ là nó không còn biên giới, do đó việc quản trị dữ liệu càng trở nên quan trọng.Trao đổi với phóng viên, ông Piere Bonnet, Giám đốc điều hành Orchestra Networks Việt Nam – một trong ba công ty trên thế giới có cung cấp giải pháp quản trị dữ liệu MDM, cho biết, châu Á đang là “điểm nóng” phát triển rất mạnh về công nghệ, trong đó có Việt Nam, vì vậy việc quản trị dữ liệu càng quan trọng.Quản trị dữ liệu là một lĩnh vực rất mới ở châu Á cũng như Việt Nam, trong đó, thách thức đầu tiên là làm sao để các doanh nghiệp, tổ chức… hiểu được tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu trong sự phát triển của doanh nghiệp.Tại sự kiện Internet day 2018 vừa được tổ chức mới đây ở Hà Nội, ông Vũ Minh Trí, Phó Tổng Giám đốc VNG kiêm Tổng Giám đốc VinaData cũng cho biết, theo dự đoán, đến năm 2020, khối lượng dữ liệu trên thế giới sẽ đạt 44.000 tỷ Gigabytes, khoảng 50,1 tỷ thiết bị IoT sẽ kết nối với nhau, tức là trung bình mỗi người sở hữu 6 thiết bị IoT.Ở nước ta, dữ liệu có rất nhiều nhưng không kết nối với nhau, mà khu trú ở những nơi khác nhau, đặc biệt là có nhiều dữ liệu cá nhân không có cấu trúc và không được phân tích, cũng không có khung pháp lý rõ ràng là được sử dụng dữ liệu đến mức nào… Đây là thử thách lớn nhất của hệ sinh thái số ở nước ta hiện nay.Thực tế, dữ liệu đang hiện hữu như là một phần trong tất cả các khía cạnh cuộc sống: giáo dục, thể thao và giải trí, tổ chức thành phố, y tế và tài chính. Có mặt trong các vật dụng hàng ngày, từ chiếc xe được kết nối đến tivi thông minh, dữ liệu trở thành một phần quan trọng và khó để thay thế trong sự tồn tại và tạo ra những kiến thức mới cho chính bản thân chúng ta.Vào ngày 13/12 tới, tại Hà Nội, Công ty Orchestra Networks Việt Nam và Tổ chức Smart-up.org đồng tổ chức hội thảo “Quản trị dữ liệu – Thách thức vượt tầm công nghiệp 4.0” , với các diễn giả, chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực Quản Trị Dữ Liệu (Data Management), Dữ Liệu Lớn (Big Data), Trí Tuệ Nhân Tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối (Blockchain), iOT (Internet Vạn Vật) trong và ngoài nước.Sự kiện nhằm cung cấp những kiến thức và thông tin thiết thực về Quản trị dữ liệu cùng những áp dụng của AI, Blockchain, iOT, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý dữ liệu hiệu quả cũng như những mối nguy hại và hệ quả của dữ liệu kém chất lượng, từ đó đưa ra định hướng phát triển doanh nghiệp, đất nước và môi trường một cách thông minh và bền vững trong thời đại công nghiệp 4.0. |
Bàn về Internet và hệ sinh thái số Việt NamVới dân số xấp xỉ 95 triệu người, tỉ lệ sử dụng Internet chiếm hơn 60%, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 16 trên thế giới về số lượng người sử dụng Internet. Internet Việt Nam đặt ra những thách thức và mục tiêu mới, đó là xây dựng hệ sinh thái số với các sản phẩm dịch vụ nền tảng số do người Việt tự phát triển và làm chủ.Phải xây dựng một “luật chơi” công bằng!Hội thảo và Triển lãm Ngày Internet Việt Nam – Internet Day 2018 được Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) tổ chức ngày 5/12 tại Hà Nội. Đây là sự kiện quan trọng nổi bật trong năm với cộng đồng Internet Việt Nam.Chủ đề của Ngày Internet Việt Nam năm nay là “Internet và hệ sinh thái số Việt Nam”, hướng tới mục tiêu tạo mối liên hệ hiểu biết, hỗ trợ và kết nối giữa doanh nghiệp, người sử dụng và cơ quan nhà nước trong ngành công nghiệp Internet.Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng cho biết, có một thống kê đáng chú ý là thời gian sử dụng Internet trung bình của người Việt lên tới gần 7 giờ/ngày. Điều này cho thấy người Việt Nam đã dành lượng thời gian đáng kể cho các hoạt động trên không gian mạng phục vụ các nhu cầu khác nhau. Do vậy, phát triển hệ sinh thái số phục vụ người dân Việt Nam là hướng đi lâu dài, cần thiết, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội và người dân.Hiện, các doanh nghiệp Việt đã đủ năng lực và khát khao để làm chủ công nghệ, làm chủ thị trường trong nước, thậm chí mang sản phẩm tiến ra khu vực nếu nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ chính sách, từ thị trường cũng như người dùng. Việt Nam cũng trở thành một điểm đến thu hút nhiều doanh nghiệp công nghệ nước ngoài vào đầu tư kinh doanh, hoạt động xuyên biên giới.Tuy nhiên, cái chúng ta đang còn lúng túng là “luật chơi”. Thời gian gần đây, vụ kiện thu hút nhiều sự chú ý của dư luận giữa Vinasun và Grab chính là một minh chứng. Đó không chỉ đơn giản là sự “xung đột” giữa một doanh nghiệp taxi truyền thống với một hãng vận tải công nghệ hoạt động xuyên biên giới, mà về bản chất đó là sự va chạm của các mô hình kinh doanh truyền thống với mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ.Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho biết, mặc dù các cơ quan quản lý đã có những nỗ lực điều chỉnh, nhưng chúng ta cần thừa nhận có một độ trễ nhất định trong chính sách, khi mà thực tiễn diễn biến quá nhanh và chính sách không thể theo kịp. Đây là vấn đề chung không chỉ ở Việt Nam mà còn của các nước trên thế giới, trong đó có cả các quốc gia phát triển.Vậy phải làm thế nào để doanh nghiệp truyền thống, doanh nghiệp Việt Nam vẫn có thể tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các nhà cung cấp dịch vụ dựa trên công nghệ? Không có cách nào khác ngoài việc phải xây dựng một luật chơi công bằng và bình đẳng, với hiệu lực đủ mạnh để tất cả “người chơi” đều phải tuân thủ.Xu hướng nhóm công nghệ trong tương laiÔng Vũ Minh Trí, Phó Tổng giám đốc VNG, một trong ba diễn giả của sự kiện đã có những chia sẻ mang tính toàn cảnh về Hệ sinh thái số Việt Nam, nhận định, 3 nhóm công nghệ lớn sẽ có xu hướng phát triển trong tương lai đó là Bigdata (lưu trữ và quản lý được số lượng dữ liệu khổng lồ); AI (trí tuệ nhân tạo) và IoT (mạng lưới vạn vật kết nối Internet).Tuy nhiên, “Bigdata được ví như một nguồn tài nguyên lớn nhưng khác ở dầu mỏ là không còn biên giới. Ở Việt Nam, dữ liệu rất lớn nhưng không có sự kết nối, không có khung pháp lý rõ ràng là dùng data đến mức nào, sử dụng như thế nào. Đây là vấn đề Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn nhất”, ông Vũ Minh Trí chia sẻ.Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng cho biết, sẽ rất khó có thể nói đến những thành phần chính của hệ sinh thái số trong tương lai là gì, có thể không phải là mạng xã hội như Facebook, không phải mạng tìm kiếm như Google hiện nay. Hệ sinh thái số trên thế giới cũng như tại Việt Nam đang thay đổi từng ngày và sẽ dịch chuyển sang các hình thái khác. Sẽ có những yếu tố buộc các loại hình dịch vụ này phải thay đổi để tồn tại, cạnh tranh và phát triển.Thứ trưởng cũng chỉ ra 2 yếu tố đóng vai trò chính cho sự thay đổi này thời gian tới là trí tuệ nhân tạo (AI) và bảo mật cá nhân (Privacy). AI là công nghệ, các doanh nghiệp buộc phải ứng dụng AI để tăng sức cạnh tranh, thay đổi sản phẩm của mình nhanh hơn nữa để thu hút khách hàng; Privacy lại liên quan đến con người và xã hội, đến chính sách.Các doanh nghiệp nội địa muốn sống sót, phát triển để chiếm lĩnh thị trường nội địa và xa hơn nữa là vươn ra khu vực thì không thể không quan tâm đến hai yếu tố này, Thứ trưởng Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh.Để xây dựng hệ sinh thái số Việt Nam, doanh nghiệp trong nước vẫn cần đóng vai trò nòng cốt trong việc thực thi. Các sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp trong nước phát triển cần đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam, mang lại lợi ích chung cho xã hội và được đông đảo người dân đón nhận.Các doanh nghiệp lớn cần dẫn dắt thị trường, tạo nền tảng cho các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia, cùng phát triển.Thứ trưởng cũng cho biết, trong thời gian tới, cả ba phía cơ quan quản lý, hiệp hội và doanh nghiệp cần cởi mở, chia sẻ, trao đổi và thảo luận nhiều hơn để cùng đồng hành và cùng hướng tới sứ mệnh phục vụ quốc gia, người dân Việt Nam.Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cũng bày tỏ, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu sắc, Việt Nam rất hoan nghênh và chào đón sự đầu tư của các nhà đầu tư quốc tế, các tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia. Đồng thời, mong muốn được lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng hệ sinh thái số để có hướng đi phù hợp cho Việt Nam, cập nhật xu thế mới về phát triển hạ tầng, điện toán đám mây và không kém phần quan trọng là làm thế nào để đảm bảo an toàn không gian mạng khi mà Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ. |
Thành lập ủy ban nghiên cứu về chỉnh sửa geneTổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sẽ thành lập một ủy ban chuyên nghiên cứu về việc chỉnh sửa gene. Quyết định trên được đưa ra sau khi nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê thông báo tạo ra một cặp bé gái song sinh “biến đổi gene” đầu tiên trên thế giới, gây chấn động cộng đồng khoa học quốc tế.Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định không thể tiến hành chỉnh sửa gene mà không có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể. Chính vì vậy, WHO đang bàn bạc với giới chuyên gia cũng như hợp tác với các nước thành viên để thảo luận các tiêu chuẩn và hướng dẫn, trong đó có các vấn đề an toàn xã hội và đạo đức liên quan đến việc chỉnh sửa gene.Theo ông Tedros, hiện WHO đang trong quá trình thành lập ủy ban chuyên nghiên cứu việc chỉnh sửa gene, bao gồm các học giả cũng như chuyên gia y tế của các Chính phủ và WHO. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc WHO không cho biết sáng kiến này có nhằm phản ứng với việc thử nghiệm mới đây của nhà khoa học Trung Quốc Hạ Kiến Khuê hay không cũng như từ chối bình luận việc liệu WHO có thể cho phép chỉnh sửa một số gene có lợi cho sức khỏe cộng đồng trong tương lai hay không.Trước đó, tại Hội nghị quốc tế về biến đổi gene người diễn ra ngày 27/11 tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), nhà khoa học Hạ Kiến Khuê đã làm chấn động giới khoa học khi thông báo về sự ra đời của cặp song sinh “biến đổi gene” đầu tiên trên thế giới.Ông Hạ nói rằng đã chỉnh sửa thành công ADN của cặp bé gái song sinh từ một người cha dương tính với HIV. Cặp song sinh này có ADN được chỉnh sửa bằng kỹ thuật CRISPR nhằm ngăn ngừa khỏi bị nhiễm HIV. CRISPR cho phép các nhà khoa học thay đổi một vài tế bào của một cơ quan cụ thể, song chưa bao giờ được sử dụng để chỉnh sửa tất cả các tế bào của cả cơ thể.Thông tin này lập tức vấp phải sự phản đối kịch liệt của cộng đồng quốc tế. Ngày 28/11, ông Hạ cho biết cuộc thử nghiệm đã phải tạm dừng.Công nghệ chỉnh sửa gene mở ra hướng điều trị đầy hứa hẹn đối với một số căn bệnh di truyền nhưng nó cũng đặc biệt gây tranh cãi vì những biến đổi như vậy có nguy cơ truyền tiếp cho những thế hệ sau những gene đã bị chỉnh sửa. Ở nhiều nước, kỹ thuật biến đổi ADN ở người được kiểm soát chặt chẽ.Nhiều chuyên gia cảnh báo việc chỉnh sửa các phôi thai người có thể tạo ra những đột biến không lường trước hay còn gọi là “tác dụng ngoài mong muốn”, coi thử nghiệm này là một “bước thụt lùi” đối với giới khoa học và là ví dụ về một “phương pháp không được nghiên cứu cẩn thận một cách đầy đủ và thích đáng”. |
Hàn Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ 5GNgày 1/12, ba hãng viễn thông di động của Hàn Quốc bắt đầu cung cấp dịch vụ mạng viễn thông di động thế hệ thứ 5 (5G) đầu tiên trên thế giới.Truyền thông Hàn Quốc đưa tin 3 hãng viễn thông, gồm SKT, KT và LG Uplus Corp. (LG U+), sau khi triển khai thí điểm dịch vụ 5G trong thời gian diễn ra Thế vận hội mùa Đông PyeongChang hồi tháng 2/2018 đã chính thức cung cấp dịch vụ này.Đài KBS cho hay điểm mạnh nhất của mạng 5G là “siêu nhanh”, “gián đoạn tín hiệu ở mức tối thiểu”, nên có thể khắc phục hạn chế về khoảng cách ở hầu như mọi lĩnh vực.Theo đó, sẽ không còn xảy ra hiện tượng gián đoạn khi truyền dữ liệu, một điều rất quan trọng để áp dụng các công nghệ như xe tự lái, phẫu thuật từ xa. Ngoài ra, các dịch vụ truyền thông công nghệ số như thực tế ảo (VR), thực tế ảo tăng cường (AR), sẽ càng được thúc đẩy hơn nữa.Các hãng viễn thông Hàn Quốc lên kế hoạch bắt đầu bằng việc cung cấp dịch vụ nhà máy thông minh sử dụng môi trường mạng 5G nhằm đưa các dịch vụ liên quan trở thành động lực tăng trưởng mới.Cũng theo KBS, không phải người tiêu dùng thông thường nào cũng có thể sử dụng ngay lập tức dịch vụ mạng 5G.Việc xây dựng mạng lưới 5G ở 6 tỉnh, thành phố lớn, như Seoul và khu vực lân cận sẽ được hoàn tất vào tháng 3/2019. Phải tới khi đó, điện thoại di động dùng mạng 5G mới được ra mắt.Khu vực phủ sóng mạng 5G mở rộng ra toàn bộ các thành phố lớn tại Hàn Quốc dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2019. |
Hệ sinh thái khởi nghiệp không thể thiếu nội lựcPhát triển hệ sinh thái địa phương gắn với các sản phẩm bản địa, sử dụng KH&CN làm đòn bẩy để xây dựng ngành sản xuất theo chuỗi giá trị là nội dung được thảo luận tại hội thảo Thúc đẩy phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại địa phương bên lề Techfest 2018.Không có nội lực không thể phát triểnChia sẻ về kinh nghiệm xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại TP Đà Nẵng, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Đặng Việt Dũng cho rằng, mặc dù hệ sinh thái mới hình thành và phát triển được hơn 3 năm nhưng hành lang pháp lý đã cơ bản hoàn thiện, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo cũng đạt được một số kết quả nổi bật.Để thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp đi vào thực chất, Đà Nẵng thành lập Hội đồng điều phối mạng lưới khởi nghiệp thành phố, quy tụ được một mạng lưới thành viên đa đạng và rộng khắp. Hội đồng tập hợp được nhiều nguồn lực nhằm phân phối, chia sẻ mô hình để phát triển hệ sinh thái.Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn là nơi thành thành lập vườn ươm doanh nghiệp đầu tiên của cả nước theo hình thức công –tư, sử dụng nguồn quỹ hỗ trợ của thành phố và kêu gọi được 12 doanh nhân góp vốn. Hiện, đã xuất hiện nhiều đươn vị ươm tạo lớn như PISI-CIT, Songhan Incubator…Đà Nẵng hiện ươm tạo 50 công ty khởi nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, 100 doanh nghiệp khởi nghiệp tự thành lập và phát triển. Nhiều công ty ươm tạo như Hekate ứng dụng trí tuệ nhân tạo đóng góp vào phát triển du lịch thành phố, Zody hoạt động trong lĩnh vực sinh học cho người tiêu dùng… đều gọi vốn thành công và cạnh tranh được với thị trường.Các sự kiện về khởi nghiệp cũng được Đà Nẵng liên tục triển trai. Với phương châm hệ sinh thái khởi nghiệp không giới hạn, hoạt động khởi nghiệp sáng tạo ở đây đã thực sự thu hút được sự quan tâm của giới khởi nghiệp trong và ngoài nước.Ông Đặng Việt Dũng cũng nhấn mạnh, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo phải dựa vào nội lực, nếu không có nội lực không thể phát triển, các vấn đề khác như Hội đồng điều phối, hoạt động vườn ươm…chỉ tạo la bàn, định hướng hỗ trợ cho phát triển khởi nghiệp.Thách thức mà Đà Nẵng gặp khi phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp là thách thức về con người, hạ tầng không gian, huyến luyện viên hỗ trợ khởi nghiệp. Đặc biệt là thiếu vốn đầu tư sẵn sàng cho khởi nghiệp, mặc dù có những quỹ sẵn sàng hỗ trợ như Flying, nhưng con vẫn còn rất nhỏ. Chính sách vĩ mô về hệ sinh thái khởi nghiệp vẫn đang trong quá trình hoàn thiện như sàn giao dịch dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp, chính sách ưu đãi về thuế…Chia sẻ kinh nghiệm về phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp tại TPHCM, Giám đốc Sở KH&CN Nguyễn Việt Dũng cho biết, từ khi TPHCM ban hành chính sách cho khởi nghiệp sáng tạo thì hệ sinh thái cũng phát triển mạnh.Theo ông Nguyễn Việt Dũng, qua 3 năm triển khai tập trung đào tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tinh thần khởi nghiệp sáng tạo đã được hình thành từ cấp phổ thông. Hiện, TPHCM có 4.000 nhóm khởi nghiệp được huấn luyện, 140 giáo viên của 20 trường đại học được trang bị kiến thúc về khởi nghiệp sáng tạo.Không có lợi thế như TPHCM, Đà Nẵng, Hà Nội, ông Trần Quốc Thành – Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Nghệ An cho rằng, với Nghệ An, cộng đồng khởi nghiệp vẫn còn tư tưởng ngại thay đổi, ngại chấp nhận rủi ro khó có thể thay đổi được ngày một ngày hai.Vì vậy, Nghệ An phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp dựa trên cơ sở nguồn lực KH&CN sẵn có của địa phương. Hiện, Nghệ An được Bộ KH&CN hỗ trợ hình thành điểm kết nối cung cầu công nghệ, coi đây lợi thế giúp cho khởi nghiệp phát triển, sử dụng đặc sản tại địa phương để thu hút đầu tư.Hình thành mạng lưới hệ sinh thái giữa các địa phươngTheo ông Dominic Mellor – Chuyên gia đầu tư cao cấp, khối tư nhân và chương trình đầu tư mạo hiểm của ADB, hệ sinh thái khởi nghiệp khỏe mạnh cần bao gồm nhiều thành phần như nhà nghiên cứu, viện, trường, cơ quan quản lý, doanh nghiệp… mới có thể tạo thành công.Hiện, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ mang tính khích lệ, Chính phủ đang đóng một vai trò hết sức quan trọng, chỉ đạo tạo không gian, hạ tầng cứng giúp Việt Nam trên con đường hướng hệ sinh thái khởi nghiệp từ địa phương ra quốc tế.Đồng quan điểm trên, bà Martin Webber – Phó Chủ tịch Thường trực của Công ty J.E. Austin cho rằng, để thúc đẩy quy mô khởi nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và thương mại hóa, vấn đề hỗ trợ hệ sinh thái sáng tạo địa phương rất quan trọng. Bản chất hệ sinh thái địa phương cần có một mạng lưới, và chúng ta cần làm thế nào để nó tương tác được với nhau, hỗ trợ nhau, kết nối cùng phát triển.Từ góc nhìn của UNDP, bà Caitlin Wiesen – Giám đốc quốc gia Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng, liên quan đến hệ sinh thái khởi nghiệp thì chính sách và môi trường đóng vai trò hết sức quan trọng. Môi trường sẽ tạo không gian cho doanh nghiệp làm việc hiệu quả. Bà Caitlin Wiesen nêu ra 4 khía cạnh để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả chính là: tạo vườm ươm, tiếp cận thị trường, định chế tài chính cấp độ quốc gia và địa phương; sự hợp tác cộng hưởng giữa tư nhân và nhà nước, nhà đổi mới sáng tạo.Từ góc nhìn của một trong những địa phương dẫn đầu về hoạt động khởi nghiệp, ông Đặng Việt Dũng cũng đồng ý với các ý kiến chia sẻ của các diễn giả. Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho rằng khởi nghiệp đồng nghĩa với quan niệm cộng sinh, tức là làm sao để các thành phần hệ sinh thái phải làm việc cùng nhau mới có thể phát triển bền vững. Mặc dù vậy, nhìn nhận thực tế tại VIệt Nam, với văn hóa của Việt Nam cũng tạo nhiều rào cản cho phát triển hệ sinh thái, trong đó hạn chế lớn nhất chính là Việt Nam còn quá ít các doanh nghiệp đầu đàn đóng vai trò dẫn dắt, trong khi đó hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên cứu và doanh nghiệp còn hạn chế.Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, hiện Bộ KH&CN đã và đang cùng với các địa phương chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp. Đặc biệt, được sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ KH&CN đã kết nối các địa phương bằng cơ chế chính sách và các dự án như: Chương trình Nông thôn miền núi, Đề án 844, Chương trình Quốc gia phát triển các sản phẩm chủ lực địa phương… |
Xây dựng trung tâm kết nối với 12.000 nhà khoa học toàn cầuTrung tâm Đổi mới sáng tạo sẽ kết nối các nhu cầu đổi mới sáng tạo của các tập đoàn, công ty tại Việt Nam với mạng lưới hơn 12.000 nhà khoa học, nhà sáng tạo toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các kỹ sư Việt Nam tiếp cận với những phương thức thúc đẩy đổi mới sáng tạo mới của thế giới.Nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động đổi mới sáng tạo năm 2018, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và Tập đoàn Xinova đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác thành lập, quản lý và vận hành Trung tâm Đổi mới sáng tạo trực thuộc Bộ KH&CN tại Hà Nội. Bộ KH&CN và Xinova thống nhất cùng nhau xây dựng thỏa thuận thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo với đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu của các dự án và hoạt động của Trung tâm, cung cấp quyền tiếp cận với các tài năng trong nước và cơ hội dự án tại Việt Nam, cung cấp dịch vụ quản lý đổi mới sáng tạo để đồng quản lý Trung tâm, phát triển các dự án của Trung tâm bằng cách tìm nguồn cung ứng của các nhà sáng tạo và công nghệ toàn cầu. Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Việt Nam (thuộc Bộ KH&CN) sẽ là cơ quan đầu mối thực hiện Bản ghi nhớ này với Xinova để tiến tới những thỏa thuận tiếp theo. Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ KH&CN với chức năng quản lý nhà nước về đổi mới sáng tạo, đã phối hợp với các bộ, ngành ban hành nhiều chính sách quan trọng tạo thuận lợi cho hoạt động đổi mới sáng tạo như các quy định mới về thúc đẩy chuyển giao công nghệ trong Luật chuyển giao công nghệ, quy định về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, quy định về đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, quy định về giao tài sản trí tuệ hình thành từ nhiệm vụ KH&CN sử dụng vốn của Nhà nước. Bên cạnh đó Bộ KH&CN đã triển khai các hoạt động phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia qua nhiều dự án, đề án như: Dự án IPP hợp tác với Phần Lan đã hỗ trợ tài chính cho 35 dự án về khởi nghiệp, hỗ trợ đào tạo hơn 150 giảng viên nguồn về khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo từ 50 trường đại học; Đề án quốc gia 844 với các nội dung phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo như xây dựng chính sách, đào tạo giảng viên nguồn, đến việc hỗ trợ thành lập các câu lạc bộ khởi nghiệp, tổ chức ươm tạo, tổ chức thúc đẩy kinh doanh, phát triển các quỹ đầu tư… Bộ trưởng Chu Ngọc Anh khẳng định, Bộ KH&CN luôn xác định, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực phát triển của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế của doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững. Sự kiện ký kết thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo là kết quả của một quá trình nỗ lực không ngừng của Bộ KH&CN nhằm xây dựng, thúc đẩy và phát triển đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, Trung tâm này sẽ kết nối các nhu cầu đổi mới sáng tạo của các tập đoàn, công ty trong nước với mạng lưới hơn 12.000 nhà khoa học, nhà sáng tạo toàn cầu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các nhà khoa học, các kỹ sư Việt Nam tham gia mạng lưới này, cũng như đào tạo đội ngũ cán bộ làm quản lý công nghệ và đổi mới sáng tạo tiếp cận với những phương thức thúc đẩy đổi mới sáng tạo mới của thế giới. Theo ông Yong Sung Kim, Chủ tịch của Xinova tại Hàn Quốc và Khu vực Đông Nam Á, với hơn 12.000 thành viên trong mạng lưới đổi mới sáng tạo, Xinova đào tạo và kết nối các nhà sáng tạo trên toàn cầu, họ có thể sử dụng sự sáng tạo và trí thông minh của mình để giải quyết các vấn đề lớn trên thế giới. Mạng lưới hoạt động bằng cách tìm và sắp xếp các nguồn tài năng, vốn và nhu cầu với các đối tác và khách hàng của mình. Trung tâm Đổi mới sáng tạo sẽ cung cấp cho các nhà sáng tạo của Việt Nam kinh nghiệm thực tế trong thương mại hóa đổi mới sáng tạo tại thị trường thế giới. Trung tâm Đổi mới sáng tạo sẽ thu hẹp khoảng cách từ ý tưởng đến tác động, vượt qua giới hạn và miền. Nó thu hút những người đổi mới cùng chí hướng với năng lượng, niềm đam mê và động lực để giải quyết các vấn đề trên toàn thế giới. Với mạng lưới đối tác của Xinova, các nhà sáng tạo tại nước sở tại có thể nhanh chóng đưa ra những ý tưởng xuất sắc và học hỏi từ những thất bại. |
Biến kết quả nghiên cứu thành tài sản hữu hìnhĐây là vấn đề được đặt ra tại hội thảo “Xây dựng chính sách sở hữu trí tuệ cho các trường đại học và viện nghiên cứu” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức ngày 27/11. Có thể thấy, trong các năm qua, các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam đã tích lũy được năng lực, đóng góp nhiều cho sự phát triển KH&CN của Việt Nam, các công bố quốc tế, đặc biệt các bài báo trên tạp chí ISI cũng đã tăng nhanh. Tuy nhiên, có một “điểm yếu” của viện nghiên cứu, trường đại học Việt Nam là gần như chưa cụ thể hóa các kết quả, chưa biến các kết quả thành tài sản. Hiện trạng này thể hiện thông qua số lượng đăng ký sáng chế hàng năm ở Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) chỉ 200-300 đơn đăng ký sáng chế của người Việt Nam chủ yếu ở khu vực tư nhân và các chủ thể khác. Một vấn đề đặt ra là các kết quả nghiên cứu của trường đại học, viện nghiên cứu được cộng đồng khoa học trong nước và quốc tế thừa nhận, thậm chí nhiều kết quả góp phần phát triển KT-XH, nhưng kết quả hữu hình lại hạn chế. Có một thực tế, các các kết quả nghiên cứu chưa được bảo hộ để biến thành các tài sản trí tuệ có giá trị, thành tiền thông qua thương mại hóa. Kết nối với với chuỗi hội thảo năm 2017, hội thảo lần này có mời các chuyên gia WIPO sang giới thiệu việc xây dựng chính sách SHTT cho các trường, viện nghiên cứu trong bối cảnh các viện, trường còn khá “lúng túng”, chưa xác định được định hướng xây dựng chiến lược SHTT cho riêng mình, chưa hiểu rõ kết quả nào nên đăng ký SHTT, nên biến thành tài sản hữu hình…, qua đó giúp cho các viện, trường sẽ định hình được một chính sách phù hợp nhất với điều kiện của đơn vị mình và đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên, khuyến khích các hoạt động chuyển giao công nghệ và thương mại hóa tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, Bộ KH&CN cũng sẽ triển khai xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tại Việt Nam, phối hợp với một số tập đoàn đa quốc gia trên thế giới xây dựng mô hình kết nối giữa trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp để hình thành nên mạng lưới ĐMST, từ đó giúp cho các nhà nghiên cứu ở các trường đại học, viện nghiên cứu Việt Nam tham gia xây dựng mạng lưới SHTT. Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, thời gian tới Bộ sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để Mạng lưới trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học vận hành ổn định, giúp cho các trường đại học,viện nghiên cứu tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ Cho đến thời điểm này, Bộ KH&CN đã kết nối được mạng lưới gồm 30 trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ (TISC) trong các trường đại học/viện nghiên cứu. Trong số 30 thành viên này, có 20 viện nghiên cứu/trường đại học đăng ký tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ” do WIPO hỗ trợ. Sau lần phỏng vấn thứ nhất, WIPO đã sơ bộ chọn 12 đơn vị tham gia Dự án. Sau cuộc họp tham vấn lần này, WIPO sẽ chính thức ký kết và triển khai các hoạt động của Dự án Khởi tạo môi trường SHTT. Trong giai đoạn tới, Bộ KH&CN cũng sẽ tập trung nguồn lực để mạng lưới trung tâm SHTT và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, trường đại học vận hành ổn định, giúp cho các trường đại học,viện nghiên cứu tăng cường năng lực nội tại trong việc xác lập quyền SHTT và chuyển giao công nghệ, đặc biệt là chú trọng vào việc tăng số lượng sáng chế của Việt Nam cũng như thúc đẩy các hoạt động chuyển giao công nghệ, thương mại hóa tài sản trí tuệ. Sự gia tăng số lượng sáng chế của người Việt Nam và tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ sẽ giúp gia tăng thành quả sáng tạo và chỉ số lan tỏa tri thức. Ông Richard S. Cahoon, Chủ tịch, BioProperty Strategy Group Inc cho rằng, dự án khởi tạo này phải được đặt vào tay những “thợ xây” có năng lực. Bởi không thể xây dựng một cấu trúc trên nền móng yếu kém. Một ý tưởng sáng tạo, tạo ra một hệ thống sáng tạo, một sản phẩm dịch vụ, một công ty về ĐMST phải dựa trên nền móng vững chắc về chính sách và SHTT. Cũng theo bà Lien Verbauwhede Koglin, Cố vấn Phòng hỗ trợ khởi nghiệp và doanh nghiệp nhỏ và vừa của WIPO, trong bối cảnh mới, cần hướng sự tập trung toàn cầu kết nối viện, trường thúc đẩy, chia sẻ kiến thức thực tiễn, rời khỏi phòng thí nghiệm đi đến thực tế, chọn tình huống thực tế để nghiên cứu. Lấy dẫn chứng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu Việt nam đứng thứ 45/126 quốc gia và nền kinh tế, số 2 trong các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Bà LienVerbauwhede Koglin cho rằng, thực tế vẫn còn nhiều rào cản để sức sáng tạo, chính sách của Chính phủ chưa thể giải quyết được hết hết. Chính vì vậy, rất cần sự kết nối từ xã hội- doanh nghiệp- dân sự- Chính phủ. Tại hội thảo, các chuyên gia đã trình bày các nội dung chính như: bối cảnh chung về SHTT và chuyển giao công nghệ trong các trường đại học, viện nghiên cứu; chính sách của cơ quan SHTT; các điều kiện tiên quyết cần thiết cho chuyển giao, bí quyết thành công và thương mại hóa tài sản trí tuệ; các yếu tố quan trọng của nền tảng chính sách SHTT; chuyển giao công nghệ dựa trên SHTT: quản trị, quản lý, hoạt động và tài trợ; cơ chế thực thi chính sách SHTT; khuyến khích cho nhà nghiên cứu và nhân viên tổ chức quản lý SHTT; hướng đi của dự án Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Bên lề Hội thảo, ngày 29-30/11 tại Hà Nội và ngày 3-4/12 tại TPHCM, WIPO sẽ tổ chức cuộc họp tham vấn lần 2 với các đơn vị được lựa chọn tham gia Dự án “Khởi tạo môi trường sở hữu trí tuệ”. Các đơn vị được lựa chọn tham gia Dự án sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ WIPO và Cục SHTT để phát triển tài sản trí tuệ đối với công nghệ mà mình tạo ra. |
Mỹ ‘trình làng’ máy quét 3D toàn thân đầu tiên trên thế giớiTạp chí Desgin Boom mới đây đưa tin, các nhà khoa học tại Đại học UC Davis, Mỹ đã phát triển thành công máy quét toàn thân đầu tiên trên thế giới có thể tạo ra bản quét 3D chi tiết về giải phẫu người.Chiếc máy này có tên EXPLORER, có thể quét nhanh gấp 40 lần so với máy chụp cắt lớp phát xạ positron (PET scan) hiện nay. EXPLORER kết hợp kỹ thuật PET scan với chụp cắt lớp vi tính tia X (CT scan), cho phép tạo ra bản quét 3D toàn bộ cơ thể chỉ trong khoảng 20-30 giây. Máy được phát triển trên nền tảng công nghệ mới nhất với nhiều cải tiến vượt bậc so với những máy quét hiện hành. EXPLORER không chỉ nhanh hơn mà còn có khả năng quét với liều bức xạ thấp hơn đáng kể. Điều này giúp giảm ảnh hưởng của bức xạ đối với những bệnh nhân cần chụp cắt lớp nhiều lần, đồng thời là tin vui trong nghiên cứu nhi khoa, nơi việc kiểm soát liều bức xạ tích lũy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bên cạnh đó, độ nhạy cao hơn còn cho phép thiết bị tạo ra bản quét với chất lượng hình ảnh tốt hơn. Với sự hỗ trợ của máy quét toàn thân EXPLORER, các bác sĩ lâm sàng có thể đánh giá được những gì đang diễn ra trong tất cả các mô và cơ quan trong cơ thể. Nó có thể đo được lưu lượng máu và xác định cách cơ thể hấp thụ glucose. Nhóm nghiên cứu hy vọng cỗ máy sẽ đem tới những đột phá trong việc nghiên cứu và điều trị ung thư. EXPLORER được trang bị gần 2.000 đầu dò khối, có thể thu thập 40 Terabyte (40.000 GB) chỉ trong một ngày. Cỗ máy nặng hơn 10 tấn và tiêu thụ xấp xỉ 60 kW điện. Nhóm nghiên cứu tin rằng thiết bị sẽ sớm được ứng dụng rộng rãi trên toàn thế giới. |
Đà Nẵng xây dựng thành phố thông minh sử dụng trí tuệ nhân tạoĐà Nẵng đã xây dựng thành công Hệ thống thông tin chính quyền điện tử, trong đó bao gồm một nền tảng ứng dụng trực tuyến cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích cho người dân, từ các dịch vụ công trực tuyến đến các ứng dụng cho phép người dân góp ý, phản ánh các vấn đề xã hội còn tồn tại.TP. Đà Nẵng vừa tổ chức chương trình Tọa đàm với chủ đề “Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong xây dựng thành phố thông minh”. Đây là diễn đàn tương tác, kết nối giữa các đơn vị, doanh nghiệp nghiên cứu, ươm tạo, cung cấp giải pháp về CNTT, trí tuệ nhân tạo với cơ quan Nhà nước có vai trò tham mưu, hoạch định lộ trình, khung kiến trúc xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng. Ông Lê Sơn Phong, Phó Giám đốc Sở TT&TT TP. Đà Nẵng cho biết, trong những năm qua, chính quyền thành phố không ngừng đầu tư xây dựng và mở rộng chính quyền điện tử tại Đà Nẵng với thành tích 7 năm liền đứng đầu cả nước về chỉ số ICT – chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT. Đà Nẵng đã xây dựng thành công Hệ thống thông tin chính quyền điện tử, trong đó bao gồm một nền tảng ứng dụng trực tuyến cung cấp nhiều dịch vụ hữu ích cho người dân, từ các dịch vụ công trực tuyến đến các ứng dụng cho phép người dân góp ý, phản ánh các vấn đề xã hội còn tồn tại. Để tiếp tục duy trì vị thế này, TP. Đà Nẵng tiếp tục đầu tư mạnh vào chính quyền điện tử tập trung xây dựng thành phố thông minh. Thành phố Đà Nẵng đã hoàn tất việc xây dựng Khung kiến trúc thành phố thông minh. Đây là điều kiện cần và đủ để địa phương ứng dụng trí tuệ nhân tạo mà trước hết là Chatbot hỗ trợ trong việc xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh tại Đà Nẵng. Tháng 4/2018, Sở Du lịch TP. Đà Nẵng đã hợp tác cùng Công ty Cổ phần công nghệ Hekate xây dựng, phát triển và thí điểm kênh tra cứu thông tin du lịch tự động mới trên tin nhắn đầu tiên tại Việt Nam, có tên Chatbot Danang Fanstaticity. Hiện nay, so với các Chatbot thông thường khác đang hoạt động tại Việt Nam, Chatbot Danang FantastiCity đã được cập nhật và phát triển thêm nhiều tính năng mới và mang lại nhiều thú vị cho du khách. Theo Sở Du lịch Đà Nẵng, từ khi triển khai đến nay, ứng dụng Chatbot Danang Fanstaticity đã hỗ trợ hơn 21.000 lượt người với 285.900 tin nhắn hỗ trợ, tương tác giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận các thông tin phù hợp. Từ bước mở đường này, trí tuệ nhân tạo sẽ tiếp tục được ứng dụng trong các lĩnh vực ưu tiên xây dựng thành phố thông minh tại Đà Nẵng như giao thông, y tế, giáo dục, môi trường… để đối phó với sự tăng trưởng dân số, giảm sức ép lên hạ tầng đô thị. |
Nguồn nhân lực CNTT chưa đáp ứng đủ nhu cầuNhu cầu nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, tuy nhiên nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực này tại Việt Nam chưa đủ để đáp ứng nhu cầu.Đó là vấn đề được nêu tại Hội nghị “Kết nối sản phẩm, dịch vụ và nguồn nhân lực công nghệ thông tin phục vụ sản xuất sản phẩm, dịch vụ CNTT thương hiệu Việt 2018” do Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Đà Nẵng tổ chức vào ngày 14/11. Theo ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong những năm gần đây, nhu cầu nhân lực cho ngành CNTT tăng đáng kể. Theo số liệu báo cáo từ các địa phương về công nghiệp CNTT, số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp CNTT (bao gồm ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số, phần cứng điện tử và dịch vụ CNTT) năm 2017 tăng 16,01% so với năm 2016. Ước tính trong năm 2017, tổng số lao động của ngành công nghiệp CNTT khoảng 922.000 người (tăng 22,5% so với năm 2016). Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel… đây là yếu tố đẩy ngành công nghiệp CNTT Việt Nam phát triển, tăng nhu cầu về nhân lực. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội như giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn an ninh mạng … nên nhu cầu nhân lực hoạt động trong ngành này sẽ tiếp tục tăng. Cũng theo ông Tâm, lao động ngành CNTT Việt Nam được đánh giá cao và tiềm năng. Cụ thể theo HackerRank, năm 2017, lập trình viên Việt Nam xếp hạng 23 thế giới, sinh viên Việt Nam xếp thứ 34/128 tại kỳ thi lập trình quốc tế ACM/ICPC. Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận lại rằng, nguồn nhân lực CNTT Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0. Trong báo cáo về mức độ sẵn sàng cho nền sản xuất trong tương lai do Diễn đàn Kinh tế thế giới mới đây công bố, Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia chưa sẵn sàng cho cuộc CMCN 4.0, chỉ xếp thứ 70/100 về nguồn nhân lực và 81/100 về lao động có chuyên môn cao. Cũng theo báo cáo này, so sánh với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á về nguồn nhân lực, Việt Nam xếp sau Malaysia, Thái Lan, Philippines. Hiện nay, cơ cấu lao động trong các doanh nghiệp CN CNTT được phân chia thành 3 nhóm: Nhóm nhân lực cao cấp, nhóm lao động có đào tạo, nhóm lao động đào tạo nghề. Trong đó lao động cao cấp có số lượng rất ít, nhân lực qua đào tạo không đáng kể, lao động đào tạo nghề hiện nay rất lớn. CMCN 4.0 sẽ tạo ra sự dịch chuyển mô hình kinh tế từ tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức, thay đổi trong các dây chuyền sản xuất nhờ đổi mới công nghệ. Trong cuộc cách mạng này, nhiều ngành nghề sẽ biến mất, nhưng lại có những công việc mới ra đời. Điều đó đòi hỏi nguồn nhân lực phải được trang bị kiến thức, kỹ năng phù hợp để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. “Do đó, từ phía các doanh nghiệp công nghiệp CNTT cần đào tạo nâng cao cho nhóm lao động đã qua đào tạo, đào tạo lại và trang bị các kỹ năng, kiến thức cho nhóm lao động đào tạo nghề. Từ phía các cơ sở đào tạo, đào tạo nhân lực CNTT cần gắn kết chặt chẽ với ngành công nghiệp CNTT. Có như vậy, chúng ta mới sẵn sàng bước vào cuộc cách mạng số”, ông Phan Tâm nói. Ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết, hiện nay tỉ lệ trường đại học, cao đẳng đào tạo CNTT chiếm 37,5%. Nhu cầu nhân lực CNTT của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần, tuy nhiên nguồn nhân lực hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu. Theo ông Nam, nhân lực CNTT hiện nay có chất lượng đầu vào cao và tăng dần, chất lượng đào tạo được nâng lên, nhưng năng suất lao động chưa cao do hạn chế về kỹ năng mềm, ngoại ngữ và thực hành. Vì thế cần tiếng nói chung giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo để cải thiện chất lượng nhân lực CNTT trong bối cảnh hiện nay. Đề cập về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà trường, ông Võ Đình Bảy, Trưởng Khoa CNTT (Đại học Công nghệ TPHCM) cho biết: “Ở Việt Nam hiện nay mối quan hệ này còn rất hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chỉ đóng vai trò “săn bắt” hơn là “nuôi trồng”, thiếu thông tin từ cả hai phía”. Theo ông Bảy, sự gắn kết này cần đi vào thực tế, có chiều sâu. Doanh nghiệp cần trực tiếp tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tài trợ cho các cuộc thi học thuật, học bổng, cho sinh viên tham quan thực tập… Trong khi đó, nhà trường có vai trò đào tạo, tư vấn hoặc chuyển giao kết quả nghiên cứu. Khắc phục lỗ hổng hợp tác này sẽ giúp doanh nghiệp có nguồn tài nguyên trí tuệ nhiều hơn, khơi gợi tinh thần nghiên cứu của giảng viên, sinh viên. Là doanh nghiệp đã trực tiếp đào tạo sinh viên các trường đại học qua nhiều năm, ông Đặng Ngọc Hải, Giám đốc Công ty Axon Active Việt Nam cho rằng nhà trường và doanh nghiệp cần ngồi lại với nhau, đưa ra một quy trình đào tạo thật chặt chẽ, doanh nghiệp xem xét những thiếu sót gì trong chương trình đào tạo của nhà trường để bổ sung, những yêu cầu đầu ra của doanh nghiệp… để bảo đảm nguồn đầu ra phù hợp với nhu cầu của công ty. “Giáo dục trong nhà trường cần chú trọng vào tính chuyên nghiệp trong môi trường doanh nghiệp cho sinh viên, tạo lập cho sinh viên thói quen tuân thủ kỷ luật, đó là điều trước nay các doanh nghiệp không hài lòng nhất ở sinh viên Việt Nam”, ông Hải lưu ý. |
Từ 16/11, chuyển mạng giữ nguyên số di độngNgày 16/11 tới đây, 3 nhà mạng viễn thông lớn nhất Việt Nam là VinaPhone, Viettel và MobiFone sẽ triển khai cung cấp dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số (Mobile Number Portibility – MNP) cho khách hàng. Đây là dịch vụ giúp người dùng di động có thể lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ di động mà không phải thay đổi số thuê bao. Như vậy, một số thuê bao di động của mạng này khi chuyển sang sử dụng mạng khác thì được giữ nguyên dãy 10 số. Việc chuyển mạng giữ số sẽ góp phần tăng tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, đồng thời bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng khi họ muốn thay đổi nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Đây cũng là một trong số những nội dung mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Theo thống kê của Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến tháng 5/2018, Việt Nam có xấp xỉ 124 triệu thuê bao di động. Trong đó, số thuê bao trả sau chiếm khoảng 8 triệu thuê bao, tương đương 7% tổng số thuê bao. Đến thời điểm này, các nhà mạng VinaPhone, Viettel và MobiFone đều khẳng định sẽ triển khai chuyển mạng giữ số theo đúng lộ trình cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông. Trước hết, 3 nhà mạng sẽ cung cấp dịch vụ này cho các thuê bao trả sau từ ngày 16/11 tới. Các thuê bao trả trước sẽ được triển khai tiếp vào đầu năm 2019. Đại diện Cục Viễn thông cho biết, cước dịch vụ chuyển mạng sẽ do nhà mạng tự quy định. Cước dịch vụ chuyển mạng không được hoàn trả trừ trường hợp chuyển mạng không thành công do lỗi kỹ thuật của hệ thống. Mức cước dịch vụ chuyển mạng có thể sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, doanh nghiệp viễn thông được quyền từ chối chuyển mạng đối với các thuê bao có thông tin đăng ký dịch vụ không chính xác, đang có khiếu nại, tranh chấp việc sử dụng dịch vụ hoặc vi phạm hợp đồng. Do đó, đây cũng là công cụ khuyến khích người sử dụng dịch vụ đăng ký chính xác thông tin thuê bao, góp phần giảm thiểu sim rác, giúp công tác quản lý thuê bao được chặt chẽ hơn. Dự kiến phí rời mạng là 60.000 đồng và mức phí chuyển đến sử dụng mạng mới là 60.000 đồng. Như vậy, tổng chi phí chuyển mạng giữ số là 120.000 đồng. Thủ tục chuyển đổi là 45 ngày để thuê bao hoàn tất các thủ tục, cam kết với nhà mạng đang sử dụng trước khi chuyển sang nhà mạng mới. Lưu ý là sau khi chuyển mạng giữ số thành công thì tất cả các dịch vụ mà thuê bao đang sử dụng của nhà mạng trước đều bị hủy hết, khách hàng phải đăng ký mới mọi dịch vụ, kể cả dịch vụ dữ liệu 3G/4G. Ngoài ra, thời gian tối thiểu giữa 2 lần chuyển mạng giữ số liên tục của một thuê bao là 90 ngày (bao gồm cả ngày nghỉ). |
DN toàn cầu vẫn thiếu phòng bị với rủi ro an ninh mạngKhảo sát Digital Trust Insights (tạm dịch “Niềm tin Kỹ thuật số”) của Bộ phận Dịch vụ An ninh mạng và Bảo mật tại PwC công bố mới đây đã chỉ ra rằng, mặc dù việc phòng, chống các mối đe dọa an ninh mạng là rất quan trọng song các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều chưa có sự chuẩn bị đầy đủ để bảo vệ chính họ và khách hàng. Khảo sát Niềm tin Kỹ thuật số là phiên bản mới của Khảo sát Thực trạng An toàn Thông tin Toàn cầu® (GSISS) mà PwC đã thực hiện 20 năm qua. Khảo sát này đã trở thành một nguồn thông tin tin cậy giúp các doanh nghiệp thành công trong môi trường rủi ro an ninh mạng đầy biến động. Cuộc khảo sát năm nay đã đưa ra quan điểm của 3.000 lãnh đạo doanh nghiệp thuộc nhiều ngành nghề đa dạng đến từ 81 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo đó, chỉ có khoảng 53% DN chủ động thực hiện quản trị rủi ro một cách bài bản ngay từ khi bắt đầu quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Chỉ một số ít công ty (23%) trong nhóm các công ty được định giá trên 100 triệu USD cho biết họ có kế hoạch điều chỉnh các biện pháp an toàn thông tin cho phù hợp với các mục tiêu kinh doanh. Chỉ 27% các giám đốc điều hành tin rằng hội đồng quản trị nhận được đầy đủ thông tin dữ liệu về việc quản lý rủi ro bảo mật và an ninh mạng. Chưa đến một nửa các công ty được định giá trên 100 triệu USD trên toàn cầu nói rằng họ sẵn sàng tuân thủ Quy định chung về bảo vệ dữ liệu (GDPR), có hiệu lực kể từ tháng 5/2018. Mặc dù 81% giám đốc điều hành cho rằng Internet vạn vật kết nối (IoT) là rất cần thiết với DN họ, nhưng chỉ có 39% tự tin rằng họ đã xây dựng đầy đủ các chốt kiểm soát để bảo đảm niềm tin kỹ thuật số khi ứng dụng IoT. Cũng theo khảo sát của PwC, nhân lực, quy trình và công nghệ đáng tin cậy là những yếu tố quan trọng để xây dựng một thế giới kỹ thuật số an toàn. Ngoài việc giảm thiểu rủi ro, các DN cần phải tích hợp các vấn đề về an ninh mạng vào chiến lược kinh doanh của họ. DN có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách trở thành nhà cung cấp có uy tín về sự an toàn, tính bảo mật, độ tin cậy, quyền riêng tư và đạo đức dữ liệu. Ông Sean Joyce, người đứng đầu Dịch vụ An ninh mạng và Bảo mật của PwC Hoa Kỳ bình luận: “Đứng trước các rủi ro an ninh mạng, các DN đang dần chuyển dịch từ việc chỉ tập trung vào bảo mật thông tin sang triển khai tổng thể quản trị rủi ro kỹ thuật số. Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm hiểu cách mà các nhà lãnh đạo có thể đối mặt với các thách thức của tương lai. Trong một thế giới kết nối, các công ty dẫn đầu về an toàn, bảo mật, độ tin cậy, quyền riêng tư và đạo đức dữ liệu sẽ trở thành những gã khổng lồ về công nghệ trong tương lai.” Khảo sát Niềm tin Kỹ thuật số cũng chỉ ra 10 cơ hội để DN cải thiện tình hình an ninh và bảo mật, đồng thời xây dựng niềm tin với khách hàng: Thu hút các chuyên gia về an ninh thông tin ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi kỹ thuật số; nâng cấp nhân sự và đội ngũ lãnh đạo; nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ nhân sự; cải thiện khả năng truyền tải thông tin và tương tác với hội đồng quản trị; gắn kết an ninh và bảo mật với các mục tiêu kinh doanh; xây dựng niềm tin lâu dài dựa vào dữ liệu; tăng cường khả năng ứng phó của hệ thống mạng; nhận biết được các rủi ro; chủ động tuân thủ; cập nhật với sự đổi mới. Ông Robert Trọng Trần, người đứng đầu Dịch vụ An ninh mạng và Bảo mật tại PwC Việt Nam nhấn mạnh: “Trước xu thế của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như chuyển đổi số đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, không gian mạng của các tổ chức và DN Việt Nam đang ngày càng mở rộng, dẫn tới các nguy cơ mất an toàn an ninh mạng ngày càng gia tăng nhanh chóng. Trước tình hình đó, các DN Việt Nam cần chú trọng xây dựng chiến lược an ninh bảo mật tổng thể phù hợp, theo hướng các yêu cầu kiểm soát về an ninh mạng phải được chú ý thiết kế ngay từ những bước đầu và xuyên suốt quá trình chuyển đổi số nhằm góp phần giảm thiểu rủi ro, giảm thiểu thiệt hại và hướng tới phát triển bền vững”. |
Ứng dụng KHCN để giải quyết nhiều vấn đề “nóng”Qua 3 ngày chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV (30/10-1/11), Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã trả lời nhiều vấn đề “nóng” được các đại biểu quốc hội quan tâm như: ứng dụng KH&CN ứng phó với BĐKH; ô nhiễm môi trường tại một số nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ lạc hậu; ứng phó với sự cố về an toàn phóng xạ. Bộ trưởng cho biết, nếu như trước đây khoa học công nghệ (KHCN) thường dùng khẩu hiệu “gắn với kinh tế-xã hội”, thì hiện nay, KHCN đã tập trung vào hoàn thiện cơ chế, chính sách theo yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn của các ngành, lĩnh vực. Sự chuyển hướng từ chính sách có thể thấy trong tinh thần các Nghị quyết và sự chỉ đạo của Chính phủ đưa doanh nghiệp trở thành trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia. Bên cạnh những thuận lợi, Bộ trưởng cũng trăn trở về việc thiếu vắng các nhà khoa học đầu ngành đảm nhiệm các nhiệm vụ trọng điểm Nhà nước. Để khắc phục tình trạng này, vừa qua Bộ KH&CN cũng tập trung cao độ những chính sách thiết thực nhất trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Theo đó, đã có gần 100 nhóm nghiên cứu từ các quốc gia trên thế giới cùng phối hợp với các nhóm nghiên cứu trong nước, sẵn sàng đem công nghệ từ các quốc gia tiên tiến để chung sức giải quyết các vấn đề của thực tiễn trong nước. Trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội về vị trí của KHCN Việt Nam so với thế giới, Bộ trưởng đã nêu đánh giá của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới thông qua xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam hiện đang ở vị trí dưới 50, điểm số xếp hạng cao hơn nếu so với trung bình của các chỉ số khác liên quan đến lĩnh vực kinh tế. Và để có được kết quả nêu trên thì không chỉ là nỗ lực của riêng ngành KHCN mà còn là sự song hành của các chính sách đầu tư, chính sách kinh tế. Nêu ví dụ về việc thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra khắp thế giới, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, Trung ương Đảng và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời để định hướng phù hợp với một quốc gia đang phát triển. Năm 2017, Chỉ thị 16 của Thủ tướng về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã chỉ rõ từ nhận thức đến hành động của các bộ, ngành, địa phương để tận dụng được cơ hội và giảm thiểu các tác động tiêu cực do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 gây ra. Bộ trưởng đã lấy dẫn chứng việc ứng dụng công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 thành công thông qua việc sử dụng công nghệ BIM trong lĩnh vực xây dưng để thiết kế, thi công, vận hành các công trình cao tầng. Tương tự như vậy trong lĩnh vực ngân hàng tài chính, trong nông nghiệp và y tế cũng đã minh chứng được hiệu quả bước đầu. Cũng tại buổi chất vấn, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đã làm rõ một số vấn đề lớn được đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước quan tâm. Về ứng dụng KHCN liên ngành trong thích ứng với biến đổi khí hậu, theo Bộ trưởng, đối với lĩnh vực này, dù là sử dụng giải pháp nào đều đòi hỏi sự liên ngành rất cao. Trong thời gian qua, Bộ KH&CN tập trung nhất quán, không chỉ xoay sang phục vụ phát triển kinh tế mà còn tập trung cho các chương trình về phòng, chống thiên tai và Chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) trực tiếp chủ trì và Bộ KH&CN phối hợp thực hiện. Kết quả bước đầu cho thấy, các nhà khoa học đã đóng góp cho kịch bản và nâng cao độ tin cậy của kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đánh giá được thực trạng, xu thế, biến động và cơ chế, nguyên nhân xói lở và bồi đắp. Các nhà khoa học cũng đã đưa ra giải pháp chung cũng như công nghệ về mặt nguyên tắc để bảo vệ bờ biển; mô hình thử nghiệm để chống xói lở cho một số tỉnh và một số vùng đồng bằng; các giống lúa chịu mặn, chịu hạn và giống vật nuôi để thích ứng; mô hình canh tác và nhiều hoạt động khác, kể cả bản đồ Atlat biến đổi khí hậu để ứng dụng thực tiễn. Tương tự như vậy, về tình hình khô hạn tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng đã chỉ đạo theo tinh thần Quyết định 264 và có 3 dự án giao cho 3 ngành là TN&MT, KH&CN và NN&PTNT. Bộ trưởng nói: “Chúng tôi cũng đã triển khai và có những kết quả chuyển giao để Bộ NN&PTNT đưa vào thực hiện tại vùng này”. Về sinh kế, cũng có những chỉ dẫn địa lý như chỉ dẫn địa lý cho thịt cừu của Ninh Thuận năm 2017. Tương tự như vậy, các giống lúa chống ngập mặn như ÔM1, ÔM2, 5/000 nước mặn bây giờ đã phổ biến ở ĐBSCL và phục vụ cho xuất khẩu. Liên quan đến vấn đề một số nhà máy nhiệt điện than sử dụng công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho biết, Bộ KH&CN đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ để ban hành Quyết định số 78/2013/QĐ-TTg về danh mục và lộ trình phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng phải loại bỏ và các tổ máy phát điện hiệu suất thấp không được xây dựng mới. Nội dung gồm 2 vế: Tiết kiệm năng lượng và xử lý vấn nạn công nghệ lạc hậu. Cũng trong năm qua, Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi đã được Quốc hội thông qua với tinh thần, tất cả các dự án đầu tư xây dựng mới sẽ được điều chỉnh chặt chẽ bởi Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, để có phân cấp, điều chỉnh và sửa đổi cụ thể, đảm bảo không có nguy cơ công nghệ lạc hậu trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&CN đảm nhận thêm 2 vai trò: Một là làm sao chủ động được nguồn lực trong nước, đặc biệt các dự án mà người Việt Nam làm tổng thầu EPC; thí điểm ở một số dự án đã cho phép sự tham gia của cộng đồng khoa học và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hai là: Chính phủ cũng giao Bộ KH&CN phối hợp với các bộ nghiên cứu hướng sử dụng tro, xỉ của các nhà máy nhiệt điện sản xuất ra vật liệu xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Trên thực tế, nhiều kết quả ban đầu đạt được khá tốt như dự án DAP Đình Vũ đã nghiên cứu sử dụng tối đa tro, xỉ, thạch cao, thay thế đất sét và làm phụ gia để sản xuất xi măng, từ đó sản xuất vật liệu xây dựng thay thế nhập khẩu (công suất khoảng 700 nghìn tấn/năm). Một vấn đề được đại biểu quốc hội quan tâm là ứng phó kịp thời khi xảy ra sự cố về an toàn phóng xạ. Theo Bộ trưởng KH&CN, Bộ đã phối hợp với cơ quan chức năng đánh giá lại công nghệ của phế liệu nhập khẩu đầu vào làm nguyên liệu sản xuất. Về kiểm soát phế liệu nghi nhiễm chất phóng xạ, hiện cảng Cái Mép và Thị Vải đã được trang bị mỗi cảng 8 cổng có thiết bị đo phóng xạ, vì thế, phế liệu sắt, thép qua đây được kiểm soát. Ngoài ra, Bộ KH&CN cũng tiến hành rà soát, quản lý chặt chẽ hoạt động kiểm tra chất lượng trên toàn lãnh thổ, phối hợp với Bộ TN&MT có danh sách các nhà nhập khẩu, danh sách doanh nghiệp sản xuất. Đồng thời, Bộ đã chỉ đạo Sở KH&CN tại địa bàn phối hợp với Sở TN&MT và cơ quan chức năng rà soát, phát hiện trên địa bàn để đánh giá và kịp thời có biện pháp xử lý. Với việc ứng phó nguy cơ phóng xạ hạt nhân, trên cơ sở tham mưu của Bộ KH&CN, Thủ tướng đã phê duyệt mạng lưới quan trắc phóng xạ và mạng lưới quản lý sự cố. Mạng lưới này đã triển khai được 5 điểm tại Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng và Hà Nội và kết nối online về Bộ. Năm sau, mạng lưới này sẽ được mở rộng ra một số tỉnh. Hiện, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch ứng phó quốc gia và 45 tỉnh, thành phê duyệt kế hoạch ứng phó của địa phương. Bộ KH&CN cũng đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí vốn để Bộ có nguồn mở rộng mạng lưới trên ra toàn quốc vào năm 2021. Ngoài ra, Bộ trưởng cũng thông tin, năm 2017, cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam và Trung Quốc đã ký thoả thuận trao đổi về an toàn bức xạ hạt nhân để kịp thời phối hợp trong lĩnh vực này. Một vấn đề khác là thời gian cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hiện đang chậm trễ, Bộ trưởng cho biết: Bộ đang quyết tâm xử lý vấn đề này. Cụ thể, ngay trong quý II năm 2019, Bộ sẽ trình Thủ tướng Chính phủ Chiến lược quốc gia về Sở hữu trí tuệ (SHTT) với một giải pháp tiếp cận mới về SHTT, có biện pháp thực sự để SHTT phục vụ tốt hơn cho sự phát triển KT-XH. Thống kê cho thấy 9 tháng đầu năm 2018, Bộ KH&CN đã cấp gần 20.000 văn bằng bảo hộ, trong đó sáng chế tăng 60%, độc quyền giải pháp hữu ích tăng 144%… với tinh thần chung là ưu tiên xử lý các vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý, tạo thuận lợi thương mại hóa cho các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt sản phẩm hàng hóa xuất sang các thị trường như EU và Nhật Bản.
|
Hệ thống thông minh đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công ở Bình DươngHệ thống này có danh sách, hình ảnh của lãnh đạo và cán bộ phụ trách bộ phận một cửa của phường, cập nhật tức thời thông tin đo lường sự hài lòng của người dân. Ngày 25/10, UBND phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, đã khánh thành hệ thống thông minh đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công. UBND phường Phú Cường là đơn vị đầu tiên được thí điểm lắp đặt hệ thống thông minh đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công của thành phố Thủ Dầu Một. Hệ thống này có danh sách, hình ảnh của lãnh đạo và cán bộ phụ trách bộ phận một cửa của phường, cập nhật tức thời thông tin đo lường sự hài lòng của người dân. Trong trường hợp có đánh giá kém hoặc có góp ý, máy chủ sẽ chủ động gửi tin nhắn cảnh báo đến người chịu trách nhiệm để có thể kịp thời khắc phục những thiếu sót trong quá trình phục vụ nhân dân và doanh nghiệp. Hệ thống cũng cho phép điều tra nhanh chóng nguyên nhân những mặt còn tồn tại để chính quyền phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Theo bà Nguyễn Thu Cúc – Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một, việc UBND phường Phú Cường sớm đưa vào hoạt động hệ thống thông minh để đánh giá chất lượng phục vụ của lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức sẽ giúp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức càng tích cực hơn trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, cũng như khi tiếp xúc, làm việc với người dân, với doanh nghiệp đến liên hệ công tác, giải quyết thủ tục hành chính. Mục đích cuối cùng của việc trang bị hệ thống thông minh đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công chính là đem đến sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp. Hệ thống này là bước đột phá trong công tác cải cách hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hoạt động của tổ chức, công dân và doanh nghiệp. Theo kế hoạch năm 2018, UBND phường Phú Cường và UBND phường Chánh Nghĩa của thành phố Thủ Dầu Một là 2 đơn vị cấp phường trên địa bàn của tỉnh Bình Dương được thí điểm đưa vào hoạt động hệ thống thông minh này. Hệ thống thông minh đánh giá chất lượng phục vụ hành chính công do Công ty Hệ thống thông minh Smart Sys – một công ty chuyên nghiên cứu, áp dụng công nghệ mới, cung cấp giải pháp đột phá áp dụng cho thành phố thông minh, giao thông thông minh, chính quyền thông minh… thực hiện.
|
Khai phá thị trường IoT của Việt NamNgay từ bây giờ, các giải pháp phải được triển khai thì mới có thể hiện thực hóa chiến lược của Việt Nam: Đến năm 2020, mỗi hộ gia đình cơ bản có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone (điện thoại thông minh) và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho Internet vạn vật.Từ ngày 23-24/10, Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội hội thảo và Triển lãm quốc tế về Smarst IoT Việt Nam 2018 với chủ đề “Hiện thực hóa tiềm năng và khai phá thị trường Internet vạn vật của Việt Nam”. Hội thảo có sự tham dự của gần 1.200 đại biểu trong và ngoài nước, trong đó có nhiều chuyên gia quốc tế, tập trung vào các vấn đề: “Bảo đảm an toàn và an ninh mạng trong kỷ nguyên IoT Việt Nam”, “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh” và “IoT và cuộc cách mạng trong ngành sản xuất”. Theo các đại biểu, IoT phải là cuộc cách mạng chính sách và công nghệ, thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số quốc gia và xây dựng xã hội thông minh. Hiện nay, Việt Nam cần sớm hoàn thiện thể chế theo hướng tạo sự thuận lợi cho các hoạt động kinh tế số, đổi mới, sáng tạo các mô hình kinh doanh mới hình thành từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Do đó, ngay từ bây giờ, các giải pháp đó phải được triển khai thì mới có thể hiện thực hóa chiến lược của Việt Nam: Đến năm 2020, mỗi hộ gia đình cơ bản có một đường truyền cáp quang, mỗi người dân một smartphone (điện thoại thông minh) và hạ tầng di động 5G phủ rộng, ưu tiên cho IoT. Khi đó, Việt Nam sẽ là số ít các nước bảo đảm cho hạ tầng kết nối IoT. Ngoài ra, nhiều ý kiến quan tâm đến đến việc phải phát triển một nền công nghiệp về an ninh mạng, đồng thời coi IoT là một ngành công nghiệp, trước hết là công nghiệp sản xuất sensor… Trong phiên hội thảo chuyên đề về “Ứng dụng IoT trong đô thị thông minh”, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở TT&TT TPHCM cho biết, đang triển khai đề án xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh, giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến 2025 với mục tiêu là giải quyết các bức xúc của thành phố như giảm ùn tắc giao thông, giảm 70% ô nhiễm không khí.
|
Quy định mới về sản phẩm CNTT cũ bị cấm nhập khẩuBộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa công bố chi tiết danh mục sản phẩm công nghệ thông tin (CNTT) cũ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, từ ngày 30/11, nhiều sản phẩm máy in cũ sẽ bị cấm nhập khẩu vào nước ta. Bộ TT&TT vừa ban hành Thông tư 11/2018/TT-BTTTT (Thông tư 11) công bố chi tiết danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 30/11/2018 và áp dụng với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động nhập khẩu sản phẩm CNTT đã qua sử dụng. Cụ thể, danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam bao gồm các sản phẩm như: máy in sử dụng các bộ phận in như khuôn in (bát chữ), trục lăn và các bộ phận in của nhóm 84.42; máy in khác, máy copy (copying machines) và máy fax, có hoặc không kết hợp với nhau; bộ phận và các phụ kiện của chúng; máy tính và các loại máy ghi, tái tạo và hiển thị dữ liệu loại bỏ túi có chức năng tính toán; máy kế toán, máy đóng dấu bưu điện, máy bán vé và các loại máy tương tự, có gắn bộ phận tính toán, máy tính tiền; máy xử lý dữ liệu tự động và các khối chức năng của chúng; đầu đọc từ tính hay đầu đọc quang học, máy truyền dữ liệu lên các phương tiện truyền dữ liệu dưới dạng mã hóa và máy xử lý những dữ liệu này, chưa được chi tiết hay ghi ở nơi khác; Bộ điện thoại, kể cả điện thoại cho mạng di động tế bào hoặc mạng không dây khác; thiết bị khác để truyền hoặc nhận tiếng, hình ảnh hoặc dữ liệu khác, kể cả các thiết bị viễn thông nối mạng hữu tuyến hoặc không dây (như loại sử dụng trong mạng nội bộ hoặc mạng diện rộng), trừ loại thiết bị truyền hoặc thu của nhóm 84.43, 85.25, 85.27 hoặc 85.28 cũng bị cấm nhập khẩu. Các sản phẩm khác như Ra đa, các thiết bị dẫn đường bằng sóng vô tuyến và các thiết bị điều khiển từ xa bằng vô tuyến; mạch in; mạch điện tử tích hợp; dây điện, cáp điện (kể cả cáp đồng trục) có cách điện (kể cả loại đã tráng men cách điện hoặc mạ lớp cách điện) và dây dẫn có cách điện khác, đã hoặc chưa gắn với đầu nối; cáp sợi quang, làm bằng các bó sợi đơn có vỏ bọc riêng biệt từng sợi, có hoặc không gắn với dây dẫn điện hoặc gắn với đầu nối…cũng không được nhập khẩu. Cũng tại Thông tư này, Bộ TT&TT nêu rõ nguyên tắc xây dựng và quy định áp dụng danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu kèm theo mã số HS. Các sản phẩm CNTT tân trang có mã số HS thuộc danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cũng bị cấm nhập khẩu.
|
Ban hành tiêu chuẩn quốc gia về thịt mátQuá trình bảo quản thịt mát giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn bảo đảm các quá trình sinh hóa của thân thịt. Theo đó, bảo đảm miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn bảo đảm an toàn thực phẩm. Chiều 17/10, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) đã thông tin cho báo chí về việc Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành Quyết định về việc công bố Tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát. Đây là sự kiện quan trọng nhằm giúp ngành chăn nuôi cũng như các doanh nghiệp có đủ điều kiện tiến tới xuất khẩu thịt lợn. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, việc ban hành bộ tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát là bước đột phá cho ngành chăn nuôi, hệ thống giết mổ, chế biến của Việt Nam. Thịt mát là giải pháp khoa học lớn, khi làm mát đúng quy trình sẽ làm giảm và kìm hãm toàn bộ vi sinh vật gây hại; giúp cho thời gian lưu giữ thịt lớn hơn (7 ngày) mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Ông Đàm Xuân Thành, Phó cục trưởng Cục Thú y thông tin, hiện cả nước có 52/63 tỉnh, thành phố đã phê duyệt quy hoạch giết mổ. Tại khu vực Đồng bằng sông Hồng, 11 tỉnh đã có quy hoạch giết mổ. Tuy nhiên, toàn bộ khu vực này có tới 12.400 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Trong khi đó, các cơ sở giết mổ tập trung lại thường xuyên hoạt động dưới công suất bởi đầu vào thấp, không cạnh tranh được với các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ. Tại khu vực Đông Nam bộ, mặc dù số lượng cơ sở giết mổ tập trung và nhỏ lẻ ít hơn (307 cơ sở) nhưng các cơ sở giết mổ tập trung cũng hoạt động không hết công suất. Hiện đã có 5 tỉnh trong khu vực này tiến tới xoá bỏ các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ; xây dựng vùng an toàn dịch bệnh… Ông Trần Đăng Ninh, Giám đốc trung tâm Kiểm nghiệm kiểm chứng và tư vấn chất lượng nông lâm thuỷ sản cho biết, theo tiêu chuẩn quốc gia về thịt mát vừa được công bố thì thân thịt lợn ngay sau khi giết mổ ở dạng nguyên con hoặc xẻ đôi trải qua quá trình làm mát bảo đảm tâm thịt ở phần thịt dày nhất đạt nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C trong thời gian không quá 24 giờ sau giết mổ. Các dạng sản phẩm như cắt miếng hoặc xay được pha lọc thân thịt đã qua quá trình làm mát. Thịt lợn mát phải được vận chuyển và bảo quản ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C. Trong quá trình pha lọc và đóng gói, nhiệt độ sản phẩm thịt luôn được duy trì ở mức thấp hơn 7 độ C. Nhiệt độ phòng pha lọc và đóng gói luôn được duy trì dưới 12 độ C. Quá trình bảo quản này giúp ức chế hoạt động của hệ vi sinh vật trên miếng thịt trong khi đó vẫn đảm bảo các quá trình sinh hóa của thân thịt (chết mềm, tê cứng, chín sinh hóa) diễn ra và đảm bảo miếng thịt tới tay người tiêu dùng ở trạng thái sinh hóa tốt nhất mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm. Cách thức sản xuất, bảo quản và kinh doanh dạng thịt lợn này đã rất phổ biến từ lâu và được chuẩn hóa trên thế giới (chilled meat)… Theo Cục trưởng Cục quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, hiện nay chất lượng thịt lợn còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặc dù, đã có các tiêu chuẩn về thịt tươi, thịt muối… nhưng so với các chuẩn mực quốc tế thì thịt lợn của Việt Nam chưa có tiêu chuẩn mà quốc tế đang áp dụng. Gần đây, có rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, giết mổ có quy mô lớn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, để đạt được tiêu chuẩn để xuất khẩu thì chưa có. Chính vì vậy, việc Bộ Khoa học và Công nghệ có Quyết định công bố về tiêu chuẩn quốc gia đối với thịt mát là một sự kiện quan trọng đối với ngành chăn nuôi và tác động tới thói quen tiêu dùng để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
|
Kiểm soát nhập khẩu lúa mỳ có nguy cơ nhiễm cỏCục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) giữ quan điểm cỏ kế đồng có khả năng thích nghi và phát triển tại nhiều vùng sinh thái khác nhau và gây hại tại vùng khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới và nhiệt đới giống Việt Nam. Còn các doanh nghiệp và cả các chuyên gia lại đưa ra quan điểm khác. Ngày 17/10, tại Hà Nội, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN& PTNT) tổ chức cuộc họp với các doanh nghiệp nhập khẩu để bàn giải pháp khắc phục tình trạng các lô hàng lúa mì nhập khẩu từ các nước nhiễm cỏ kế đồng. Theo TS Dương Minh Tú, Giám đốc Trung tâm Phân tích kiểm dịch thực vật, Cục Bảo vệ thực vật, cho biết cỏ kế đồng chỉ bằng sinh sản vô tính, 1 cây cỏ ban đầu có thể nhanh chóng tạo ra quần thể cỏ rộng xâm lấn hàng chục mét vuông. Mỗi cây có thể tạo ra 5.000 hạt cỏ rất nhỏ, dễ phát tán. Hạt cỏ có thể trôi dạt theo dòng nước và có thể nảy mầm sau khi nằm trong đất hoặc trong nước 20 năm. Theo thống kê từ 40 quốc gia đã bị xâm lấn, cỏ kế đồng là loài cỏ có khả năng xâm hại cao, có thể gây hại nghiêm trọng cho hơn 27 loại cây trồng như ngô, đậu tương, các loại đậu đỗ, hành, tỏi, ớt, các loại dưa, bông, cải bắp, cà rốt, các loại cây họ hoa thập tự, bầu bí, cà chu, khoai tây, cà, nho… Nhiều nước như Australia, Argentina, Hàn Quốc… xếp loại cỏ kế đồng là đối tượng kiểm dịch thực vật phải kiểm soát nghiêm ngặt để không cho chúng xâm nhập, lây lan theo hàng hoá nhập khẩu vào trong nước. Còn tại Mỹ, dù loài cỏ này đã xuất hiện và gây hại phổ biến nhưng vẫn được xếp vào danh sách nhóm 1 – các loài cỏ gây hại nguy hiểm và xâm hại, nếu kiểm tra trên mẫu lấy từ các lô hàng nhập khẩu mà bị phát hiện có từ 3 hạt cỏ kế đồng trở lên thì lô hàng đó sẽ không được cho phép nhập khẩu. Ở Canada, từ năm 1865, quốc gia này đã ban hành đạo luật về phòng trừ cỏ kế đồng và phạt tiền những cá nhân vi phạm, không phòng trừ loài cỏ nguy hại này. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết, dù phát hiện từ tháng 5, tháng 6 và cảnh báo đến doanh nghiệp, nhưng số lượng các lô hàng nhiễm cỏ không giảm mà còn có xu hướng gia tăng. Nếu tháng 5 chỉ có vài lô hàng thì đến tháng 8 kiểm đếm đã có khoảng 1,6 triệu tấn lúa mì nhiễm cỏ. Nếu không kiểm soát chặt chẽ, cỏ kế đồng xâm nhập vào Việt Nam trước hết sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và môi trường, sau nữa là nguy cơ một loạt thị trường các nước nhập khẩu nông sản Việt Nam sẽ lần lượt đóng sập lại hoặc bị kiểm soát gắt gao hơn, trong bối cảnh cỏ kế đồng đã được đưa vào danh mục thực vật nguy hại, bị cấm ở nhiều quốc gia. Tại cuộc họp, các doanh nghiệp đang nhập khẩu lúa mỳ đã nêu những khó khăn khi tìm nguồn nguyên liệu với yêu cầu 100% không nhiễm cỏ kế đồng, nhiều doanh nghiệp đưa ra ý kiến việc tái xuất này cũng ngang như một lệnh cấm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng trong thời gian tới. Tuy vậy, chia sẻ với nguy cơ từ loại cỏ này, Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm TP Hồ Chí Minh đại điện các doanh nghiệp cũng đề xuất việc lùi thời hạn thực hiện việc tái xuất các lô hàng nếu phát hiện cỏ kế đồng từ 1/11 tới đây. Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho biết: “Tôi rất chia sẻ và biết khó khăn của doanh nghiệp. Chúng tôi cũng đã cân nhắc đến tác động của quy định này khi báo cáo lãnh đạo Bộ NN&PTNT. Tuy nhiên phải nhìn toàn cục, để đảm bảo hàng xuất khẩu của chúng ta thì phải làm chặt chẽ công tác kiểm dịch, không thể vì một, hai lô hàng mà mất hết toàn bộ thị trường”. Ghi nhận những kiến nghị của doanh nghiệp, ông Trung cho biết sẽ xem xét và báo cáo xin tạm thời chưa áp dụng biện pháp tái xuất từ 1/11/2018. Trong thời gian này, Cục Bảo vệ thực vật cũng sẽ tích cực làm việc với các đơn vị kiểm dịch Nga, Mỹ và Canada để thống nhất các biện pháp và chỉ tiêu kiểm dịch. Biện pháp trước mắt Cục Bảo vệ thực vật sẽ siết chặt kiểm dịch đối với mặt hàng lúa mỳ nhập khẩu. Tại hội nghị, đồng tình với những ý kiến của các nhà khoa học về khả năng xâm hại của cây cỏ kế đồng nhưng nhiều doanh nghiệp cho rằng đó là với các quốc gia khác. Ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp nhập khẩu lúa mì mấy chục năm qua nhưng chưa thấy xuất hiện cây này trên đồng ruộng. Điều đó chứng tỏ khí hậu của Việt Nam có thể không phù hợp để cây phát triển. Doanh nghiệp cũng đề xuất phía Cục nên có tiêu chí tỉ lệ phần trăm (ví dụ được lẫn 0,5%) cỏ kế đồng thì được chấp nhận vào Việt Nam. Việc đảm bảo tuyệt đối không nhiễm một hạt cỏ kế đồng nào trong lúa mì nhập khẩu là không khả thi và bạn hàng không chấp nhận. Trước đó, tại một hội thảo ngày 5/10, chuyên gia nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng thông tin: Cỏ Cirsium arvense có chứa một chút độc tố nhưng không đáng kể. Loại cỏ này mọc khắp nước Nga từ nhiều năm nay. Có những nơi xen lẫn với cây lúa mì. Khi thu hoạch lúa mì người ta sẽ gặt luôn cả cỏ này. “Tôi thấy ngay các nước láng giềng của ta như Thái Lan, Indonesia… họ đâu có cấm lúa mì lẫn cỏ này. Chưa kể, lúa mì nhập vào nước ta, xay ra bột, làm thực phẩm tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi thì nguy cơ cỏ này có thể lây lan lại cực thấp” – chuyên gia Nguyễn Lân Hùng nói.
|
Thành phố thông minh: Người dân là đối tượng ưu tiên thụ hưởngNhân tố then chốt trong việc phát triển thành phố thông minh là người dân – những người được coi là ưu tiên hàng đầu thụ hưởng các dịch vụ này. Tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Đô thị khoa học thế giới (WTA) năm 2018 tổ chức từ ngày 10-12/10 tại Bình Dương, với chủ đề “Thành phố thông minh – Động lực đổi mới sáng tạo cho phát triển bền vững”, các diễn giả là các giáo sư, chuyên gia đầu ngành trong phát triển đô thị đã có những tham luận góp ý, chia sẻ những quan điểm của mình về những nền tảng để thúc đẩy sự phát triển của thành phố, đô thị thông minh. Theo các chuyên gia, thành phố là một nền tảng bao gồm con người, không gian và cơ sở hạ tầng tạo thành một mạng lưới kết nối khổng lồ và cần phải có một mục tiêu bao quát để quản lý thành phố một cách có hệ thống và hiệu quả. Thực tế hiện nay cho thấy, các vấn đề xuất hiện ngày một nhiều tại các thành phố như thất nghiệp, ùn tắc giao thông, thiếu hụt năng lượng… sẽ đe dọa môi trường thành phố, đặc biệt khi dân số tăng trưởng nhanh. Theo đó, thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để quản trị thành phố hiệu quả và bền vững. Để giải quyết vấn đề này, mô hình thành phố thông minh đang được nhiều đô thị hướng tới. GS.Richard A.Levao, Hiệu trưởng Đại học Bloomfield, Hoa Kỳ cho biết, thành phố thông minh có thể hiểu là nơi cung cấp các dịch vụ trí tuệ sử dụng khoa học và công nghệ để tận dụng tối đa nền tảng của mình. Thành phố thông minh là một nền tảng thành phố tương tác được trang bị đầy đủ các công nghệ tiên tiến như dữ liệu lớn và Internet vạn vật (IoT). Chia sẻ về vấn đề này, GS.Deog-Seong Oh, Hiệu trưởng Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc nhấn mạnh, một khía cạnh thiết yếu của thành phố thông minh là sự đổi mới. Các chiến lược đổi mới sẽ tạo nên môi trường thành phố tốt hơn và thông minh hơn và từ đó thúc đẩy cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng nền tảng cho trao đổi thông tin và gắn kết các dịch vụ này ở cấp thành phố. Theo GS.Deog-Seong Oh, thành phố thông minh nên phát triển vượt ra ngoài khái niệm thực tế bằng cách làm cho mọi thứ thông minh hơn và toàn diện hơn. Nhân tố then chốt trong việc phát triển thành phố thông minh là người dân – những người được coi là ưu tiên hàng đầu thụ hưởng các dịch vụ này. Đồng quan điểm trên, TS. Nguyễn Đỗ Dũng, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn Encity (Singapore), cho rằng phát triển đô thị thông minh đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển của địa phương. Để phát triển đô thị thông minh, công nghệ và hạ tầng đóng vai trò rất quan trọng, nhưng điều quan trọng nhất chính là con người để biến những dự án đầu tư hạ tầng và công nghệ phục vụ sự phát triển bền vững của thành phố, tạo ra sự tiện lợi nhất cho cộng đồng người dân đang sinh sống và làm việc tại thành phố đó. Đi vào vấn đề cụ thể hơn, ông Ngô Viết Nam Sơn, Chủ tịch Công ty Tư vấn thiết kế Ngô Viết (Việt Nam) cho biết, hiện nay, các tỉnh, thành phố ở Việt Nam các lãnh đạo rất quan tâm thành phố thông minh, nhưng mỗi địa phương lại có những hoàn cảnh khác nhau. Thành phố thông minh phải chọn lọc, mỗi địa phương có cách tiếp cận và trọng tâm khác nhau. Cần những chuyên gia am hiểu địa phương đó, để ứng dụng công nghệ tốt nhất phát triển thành phố thông minh phải đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho địa phương. Ở góc độ địa phương, TS. Nguyễn Đỗ Dũng cho rằng, Bình Dương muốn phát triển thành phố thông minh cần hướng tới trở thành trung tâm về công nghệ. Tạo hệ sinh thái và môi trường tốt cho các DN nhỏ và vừa các cơ hội phát triển; để mọi người dân thành phố cùng tiếp cận hạ tầng một cách thuận tiện nhất. Thời gian gần đây, mô hình “thành phố thông minh” và “chính quyền điện tử” được tỉnh Bình Dương đặc biệt lưu tâm. Việc gia nhập WTA không chỉ thúc đẩy kinh tế Bình Dương phát triển, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp hiện thực hóa mô hình thành phố thông minh và chính quyền điện tử, qua đó góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho người dân. Trên thực tế, hiện nay Bình Dương đã hoàn thiện cơ sở vật chất cho thành phố mới với nhiều công trình khang trang và đang xúc tiến thành lập chính quyền điện tử. Những bước đi đó đã mở ra cho Bình Dương nhiều triển vọng phát triển, trở thành một vùng đất thu hút dân cư đến sinh sống, làm việc, cũng như thu hút đầu tư từ nước ngoài.
|
Thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trườngBộ Tài nguyên và Môi trường đang dự thảo Thông tư quy định thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. Thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường là quá trình xác định yêu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin đáp ứng yêu cầu và thực hiện thu nhận, tập hợp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. Mục tiêu thu thập, quản lý thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường là thu thập đầy đủ, toàn diện và đánh giá chính xác thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; quản lý, bảo quản, lưu trữ, xây dựng cơ sở dữ liệu bảo đảm sử dụng lâu dài, an toàn thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường; công bố, công khai, cung cấp, khai thác sử dụng thuận tiện, phù hợp cho mọi đối tượng theo quy định của pháp luật. Các bộ, ngành quy định chức năng, nhiệm vụ, phân công đơn vị trực thuộc làm đầu mối quản lý thông tin, lưu trữ tài nguyên và môi trường và các đơn vị thông tin, lưu trữ tài nguyên và môi trường theo thẩm quyền. Nội dung thu thập thông tin, dữ liệu Theo dự thảo, nội dung thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường bao gồm: 1. Giao nộp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường: cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước để thu thập thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường hoặc thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường có được trong quá trình hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm giao nộp theo quy định của pháp luật. Giấy xác nhận giao nộp sản phẩm của đơn vị tiếp nhận thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ nghiệm thu tổng thể dự án và phê duyệt quyết toán dự án theo quy định. 2. Thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường được các tổ chức, cá nhân cung cấp, hiến tặng cho nhà nước phục vụ lợi ích chung của đất nước. 3. Thu thập, cập nhật thông tin mô tả về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường tại các cơ quan, tổ chức đang lưu trữ, bảo quản thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý. Khuyến khích, tạo điều kiện các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin mô tả về thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường đang sở hữu. Dự thảo nêu rõ, hàng năm các bộ, ngành có liên quan đến thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường và ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo lập, phê duyệt và triển khai thực hiện Kế hoạch thu thập, tập hợp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường. Thời gian lập, phê duyệt phải bảo đảm việc phê duyệt, giao dự toán kinh phí thực hiện theo quy định. Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao đơn vị đầu mối quản lý thông tin, lưu trữ tài nguyên và môi trường tổng hợp đề xuất kế hoạch thu thập, giao nộp thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường theo phạm vi quản lý. Trường hợp do đặc thù về phạm vi quản lý và quy mô, khối lượng thu thập, quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường có thể giao các đơn vị thông tin, lưu trữ tài nguyên và môi trường đề xuất nhu cầu về thu thập, cập nhật thông tin, dữ liệu tài nguyên và môi trường chuyên ngành nhưng cần có sự đánh giá, thẩm định của đơn vị đầu mối quản lý thông tin, lưu trữ tài nguyên và môi trường. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
|
Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực Đo đạc và Bản đồHoạt động đo đạc và bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản, đặc biệt quan trọng, làm nền tảng để triển khai các nghiên cứu khoa học về trái đất, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; phục vụ quy hoạch, quản lý lãnh thổ, giám sát tài nguyên, môi trường; phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn. Phát biểu tại Hội nghị KH&CN toàn quốc ngành Đo đạc và Bản đồ ngày 5/10, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Phương Hoa cho biết, đây là lần đầu tiên Hội nghị được tổ chức trên quy mô toàn quốc, tạo diễn đàn để các nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ, viễn thám và các ngành có liên quan trao đổi, báo cáo thành tựu, kết quả nghiên cứu khoa học chuyển giao công nghệ đo đạc và bản đồ toàn quốc trong giai đoạn vừa qua. Đồng thời Hội nghị sẽ tổng kết đánh giá các thành tựu của ngành đo đạc, bản đồ và định hướng cho công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của ngành trong thời gian tới phục vụ xây dựng Chiến lược phát triển ngành đo đạc và bản đồ, chiến lược phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030 tạo nền tảng để ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa khẳng định, hoạt động đo đạc và bản đồ là hoạt động điều tra cơ bản, đặc biệt quan trọng, làm nền tảng để triển khai các nghiên cứu khoa học về trái đất, cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh; phục vụ quy hoạch, quản lý lãnh thổ, giám sát tài nguyên, môi trường; phòng chống thiên tai và cứu hộ cứu nạn; góp phần bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia, góp phần nâng cao dân trí. Thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ được sử dụng rộng rãi trong hoạt động hàng ngày của đời sống xã hội. Tại Hội nghị, các nhà khoa học, nhà quản lý đã tổng kết những kết quả nổi bật trong hoạt động khoa học, công nghệ. Đáng chú ý là việc nghiên cứu hoàn thiện hệ thống tọa độ, độ cao quốc gia trên quan điểm hiện đại có kết nối với Hệ quy chiếu động quốc tế (ITRF); nghiên cứu, ứng dụng và khai thác hiệu quả công nghệ định vị vệ tinh toàn cầu (GNSS); nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo trọng lực tuyệt đối độ chính xác cao nhằm hoàn thiện mạng lưới trọng lực quốc gia. Đặc biệt, đã đạt được những thành tựu về nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo vẽ ảnh số, công nghệ LiDAR trong thành lập bản đồ địa hình, bản đồ địa chính, mô hình số độ cao; Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo sâu chùm tia trong đo đạc, thành lập bản đồ địa hình đáy biển; nghiên cứu ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, kết quả nghiên cứu đã được áp dụng trong hai dự án lớn của Chính phủ: Dự án xây dựng hệ thống dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/2000, 1/5000 ở các khu vực kinh tế trọng điểm, khu vực thành phố và Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu nền địa lý tỷ lệ 1/10.000 phủ trùm toàn quốc; nghiên cứu các nội dung liên quan đến phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia. Một hoạt động nổi bật khác là tiếp nhận và khai thác Trạm thu ảnh viễn thám thuộc Hệ thống giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại Việt Nam. GS Đặng Hùng Võ cho rằng, hiện nay thế giới đang nỗ lực chuyển từ giai đoạn “điện tử” sang giai đoạn “thông minh”, lĩnh vực trắc địa và bản đồ có vai trò khá lớn từ nhu cầu của con người, nhưng từ lịch sử công nghệ đã không cho phép thỏa mãn được nhu cầu đặt ra. Kể từ khi công nghệ thông tin và công nghệ vệ tinh được vận hành, lĩnh vực này mới tạo được bước phát triển mạnh mẽ, tiệm cận được tới việc thỏa mãn các nhu cầu đặt ra. Bước sang thế hệ “thông minh”, lĩnh vực trắc địa bản đồ đã khẳng định được vai trò và có nhiệm vụ chính là sản xuất thông tin không gian, thời gian, tạo dựng hạ tầng thông tin cho phát triển. TS Trần Bình Trọng, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết một số định hướng nghiên cứu chính về khoa học công nghệ bản đồ đến năm 2025. Cụ thể, nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về đo đạc bản đồ, trong đó tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và định mức kinh tế kỹ thuật trong đo đạc và bản đồ. Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu cơ bản về Trái đất bằng phương pháp đo đạc và bản đồ tiên tiến, hiện đại gồm: nghiên cứu chuyển dịch vỏ trái đất phục vụ dự báo, cảnh báo tai biến thiên nhiên và các hiện tượng cực đoan, nghiên cứu xây dựng mô hình địa động lực phần đất liền, vùng biển Việt Nam và lân cận. Đồng thời, nghiên cứu phát triển ứng dụng chuyển giao công nghệ cao để phòng chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với biến đổi khí hậu. Ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ ảnh số, công nghệ quét LiDAR, công nghệ viễn thám, GIS, GNSS… Đặc biệt, đẩy mạnh nghiên cứu để xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách liên quan đến việc thu nhận, lưu trữ, cập nhật, tích hợp và chia sẻ dữ liệu không gian địa lý, phát triển ứng dụng, khai thác hiệu quả hạ tầng dữ liệu không gian địa lý. TS Nguyễn Đại Đồng, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam cho rằng, để tránh được sự tụt hậu về công nghệ, giữ trình độ ngang tầm khu vực về công nghệ đo đạc bản đồ cần phải có chính sách đầu tư hợp lý, đồng bộ từ phương tiện đến các trang thiết bị, phần cứng, phần mềm khảo sát, xử lý số liệu, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Sự thay đổi công nghệ như công nghệ định vị vệ tinh, công nghệ số đã và đang làm thay đổi phương pháp thu nhận, xử lý thông tin và sử dụng sản phẩm đo đạc và bản đồ ngày càng chính xác, nhanh chóng, thúc đẩy kết nối vạn vật trên cơ sở dữ liệu không gian địa lý.
|
Quy định về chữ ký số và chứng thư sốChính phủ vừa ban hành Nghị định số 130/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung: Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; tên của thuê bao; số hiệu chứng thư số; thời hạn có hiệu lực của chứng thư số; khóa công khai của thuê bao; chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số… Tất cả các cơ quan, tổ chức và chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị như quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Chứng thư số cấp cho chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức phải nêu rõ chức danh và tên cơ quan, tổ chức của người đó. Chữ ký số của đối tượng được cấp chứng thư số theo quy định trên chỉ được sử dụng để thực hiện các giao dịch theo đúng thẩm quyền của cơ quan, tổ chức và chức danh được cấp chứng thư số. Về giá trị pháp lý của chữ ký số, Nghị định quy định, trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn theo quy định. Về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số, Nghị định nêu rõ, chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi đáp ứng các điều kiện sau: Chữ ký số được tạo ra trong thời gian chứng thư số có hiệu lực và kiểm tra được bằng khoá công khai ghi trên chứng thư số đó; chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số; khóa bí mật chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký. Chữ ký số được tạo ra bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng; Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan, tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng được quy định tại Điều 40 của Nghị định này. Nghị định quy định rõ, chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam có giá trị pháp lý và hiệu lực như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cấp. Điều kiện sử dụng chứng thư số nước ngoài là: 1- Chứng thư số còn hiệu lực sử dụng; 2- Được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép sử dụng tại Việt Nam hoặc chấp nhận trong giao dịch quốc tế. Trường hợp sử dụng chứng thư số nước ngoài cho máy chủ và phần mềm không cần giấy phép.
|
Phát hiện khảo cổ chấn động ở Tây NguyênSau hàng trăm năm với rất nhiều các cuộc khai quật, lần đầu tiên Việt Nam tìm được di cốt người trong hang động núi lửa tại Đăk Nông, Tây Nguyên. Các nhà khảo cổ đang tiến hành giám định thành phần chủng tộc người, phân tích niên đại tuyệt đối, bào tử phấn hoa… để phác dựng cuộc sống của cư dân tiền sử. Ngày 18/9, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam tổ chức công bố phát hiện khảo cổ chấn động tìm thấy di cốt người tiền sử ở Tây Nguyên. Theo PGS.TS Nguyễn Trung Minh, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, trong đợt khai quật năm 2018 tại hang động núi lửa Krong Nô, tỉnh Đắk Nông, các nhà khoa học đã thu được những kết quả rất quan trọng với nhiều di vật được phát hiện như đồ đá, đồ gốm, răng xương động vật. Đặc biệt là tìm thấy di cốt của người tiền sử có niên đại cách đây 7.000 năm. Theo ông Nguyễn Trung Minh, việc phát hiện này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi đây là những phát hiện khảo cổ học người tiền sử đầu tiên ở hang động núi lửa ở Tây Nguyên. Đặc biệt, đối với giới khoa học, đây là phát hiện chấn động bởi hệ thống hang động núi lửa Krong Nô là một trong những hang động núi lửa lớn nhất và duy nhất phát hiện dấu tích sự sống của con người thời tiền sử ở Đông Nam Á và rất hiếm gặp trong hang động núi lửa trên thế giới. Chia sẻ về hành trình tìm thấy di cốt người tiền sử, PGS Nguyễn Lân Cường, Tổng Thư ký Hội khảo cổ học Việt Nam cho biết, 3 di cốt người đã được tìm thấy trong hang động núi lửa gồm 2 di cốt người trưởng thành và một di cốt trẻ em khoảng 4 tuổi, sống ở niên đại cách đây khoảng 7.000 năm. Phát hiện này, mở ra một chương mới trong ngành nhân cổ học Việt Nam. “Trước đây, chúng ta tìm kiếm được rất nhiều công cụ của người cổ đại tại Tây Nguyên nhưng chưa bao giờ tìm được di cốt của người do môi trường núi lửa. “Tôi đã gửi thư cho các nhà khảo cổ có uy tín ở 5 nước có nhiều thành tựu về khảo cổ trên thế giới. Họ đều cho biết, đây là phát hiện cực kỳ hiếm gặp, họ chưa từng thấy”, PGS Nguyễn Lân Cường cho biết. Đây cũng là chứng cứ khoa học đầy thuyết phục, rất có giá trị để bổ sung một cách đầy đủ, chi tiết hơn vào hồ sơ trình UNESCO xem xét công nhận danh hiệu toàn cầu đối với công viên địa chất Đắk Nông và đây sẽ là điểm tham quan thú vị cho du khách. Việc phát hiện ra di cốt của người tiền sử là kết quả của Đề tài nghiên cứu giá trị di sản hang động , đề xuất xây dựng bảo tàng tại chỗ ở Tây Nguyên, lấy thí dụ hang động núi lửa Krong Nô, tỉnh Đắk Nông do TS La Thế Phúc thuộc Bảo Tàng thiên nhiên Việt Nam làm chủ nhiệm. Kết quả khảo cổ cho thấy, cư dân tiền sử đã chọn một số hang động núi lửa phục vụ cho những mục đích khác nhau. Hang C6.1 được người xưa cư trú lâu dài, tầng văn hóa dày 1,85m, phản ánh nhiều giai đoạn khác nhau. Đây là di tích khảo cổ có địa tầng dày nhất được phát hiện ở Tây Nguyên. Vết tích còn sót lại đều là xương, răng động vật hoang dã do con người săn bắt và vứt lại sau bữa ăn. Thời gian tới, Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia, địa phương và cơ quan hữu quan tiếp tục nghiên cứu chi tiết để bổ sung loại hình cư trú mới của cư dần tiền sử ở vùng đất đỏ basalt Tây Nguyên và hướng nghiên cứu mới về khảo cổ học hang động núi lửa ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Theo TS La Thế Phúc, cần có hành lang pháp lý bảo vệ, bảo tồn và phát huy di sản khảo cổ hang động núi lửa độc đáo duy nhất ở Việt Nam và Đông Nam Á. Những kết quả khai quật ở đây mới chỉ là bước đầu, cần tiếp tục mở rộng diện tích khai quật, phân tích ADN, giám định thành phần chủng tộc người, làm rõ chủ nhân các nền văn hóa cổ nơi đây, phân tích niên đại tuyệt đối, bào tử phấn hoa… để phác dựng cuộc sống của cư dân tiền sử. Bên cạnh đó, hiện vật khai quật cần được bảo quản, lưu giữ trong điều kiện tối ưu để sử dụng lâu dài, những hiện vật quý hiếm, độc bản cần được chế tác thành nhiều phiên bản để phục vụ công tác trưng bày, bảo tồn, khai thác phát triển.
|
Chuyển đổi số để ASEAN trở nên ‘phẳng’ hơn, mạnh hơnPhát biểu tại phiên họp “ASEAN số” trong khuôn khổ Hội nghị WEF ASEAN 2018, Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh cần sử dụng cơ hội chuyển đổi số để làm cho ASEAN trở nên phẳng hơn, tạo ra sức mạnh mới cho từng thành viên và cho cả cộng đồng ASEAN. Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, số hóa đang làm thay đổi cuộc sống. “ASEAN số” nghĩa là đang nỗ lực sử dụng cơ hội chuyển đổi số để làm cho ASEAN trở nên “phẳng” hơn, tạo ra sức mạnh mới cho từng thành viên và cho cả Cộng đồng ASEAN, xóa bỏ các khoảng cách vật lý và làm cho ASEAN trở nên gắn kết hơn. Quyền Bộ trưởng Bộ TT&TT nhấn mạnh chuyển đổi số là yếu tố quan trọng nhất để tăng năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng, khả năng cạnh tranh của các nền kinh tế. Trong những thập kỷ tới đây, các cơ hội và thách thức của chuyển đổi số sẽ đòi hỏi những hành động tổng lực của các thành phần xã hội (người dân, doanh nghiệp, nhà nước, các nhà nghiên cứu, trí thức…). Các chính phủ phải dự đoán, lường trước được sự phát triển công nghệ và có các hành động quyết liệt bảo đảm các điều kiện tiên quyết, đặc biệt là hạ tầng, nhân lực, an toàn, an ninh thông tin, khung pháp lý phù hợp. Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu 3 sáng kiến mà theo các đại biểu dự phiên họp, đây là những sáng kiến táo bạo, nêu bật quyết tâm chuyển đổi ASEAN, hiện thực hóa ý tưởng về ASEAN phẳng. Cụ thể, sáng kiến “ASEAN – Roam Like Home” nhằm tăng cường kết nối khu vực thông qua việc giảm mạnh cước chuyển vùng quốc tế thông tin di động, hướng tới mục tiêu người dân ASEAN chỉ phải trả phí chuyển vùng quốc tế trong phạm vi ASEAN như ở nhà. Để hiện thực hóa mục tiêu này một cách thống nhất và có lộ trình đến năm 2020, các nước cần cam kết nhanh chóng thúc ép mạnh mẽ, tạo động lực mạnh để các nhà mạng di động của mình tiến hành đàm phán giảm cước chuyển vùng. Thứ hai là thành lập Đại học thực nghiệm ASEAN 4.0 để hiện thực hóa được mục tiêu đào tạo 4.0. Lĩnh vực này cần có sự hợp tác chặt chẽ với khối doanh nghiệp trong công tác đào tạo. Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước ASEAN và các doanh nghiệp thành viên WEF để thành lập Đại học thực nghiệm ASEAN 4.0 (Digital ASEAN 4.0 University Model Labs). Đây sẽ là nơi các nước ASEAN thực nghiệm và thực hiện sử dụng công nghệ 4.0 trong đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số. Thứ ba là xây dựng mạng lưới chia sẻ nguy cơ mất an toàn thông tin chung cho ASEAN. Trung tâm này sẽ là nền tảng kết nối các cơ quan, tổ chức liên quan của các quốc gia thành viên, cung cấp, chia sẻ thông tin hai chiều về nguy cơ, rủi ro tấn công mạng. Trung tâm thể hiện nỗ lực chung tay bảo vệ chủ quyền không gian mạng của ASEAN để mọi hệ thống, mọi kết nối và mọi công dân được đảm bảo an toàn. Ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định Việt Nam sẵn sàng bảo đảm hỗ trợ về hạ tầng và nền tảng phục vụ hoạt động của mạng lưới. Kết thúc phát biểu, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi ASEAN chung tay triển khai các sáng kiến trên. Đó là vì khi thực hiện được các sáng kiến này, ASEAN sẽ là nơi đầu tiên trên thế giới trở nên phẳng./.
|
Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong công tác dân tộcChiều 18/12 tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị Sơ kết 3 năm Chương trình KH&CN cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số (DTTS) và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số CTDT/16-20 (Chương trình).Tham dự và chủ trì Hội nghị có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Phạm Công Tạc; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Phan Văn Hùng; Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành và đại diện các ban, bộ, ngành liên quan, nhà khoa học, nhà nghiên cứu,…Theo báo cáo tại Hội nghị, Chương trình đã được UBDT triển khai thực hiện đúng quy định của Luật KH&CN và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan với tổng số 50 nhiệm vụ được triển khai thực hiện. Các chỉ tiêu của các nhiệm vụ của Chương trình đều bằng hoặc cao hơn so với chỉ tiêu được duyệt. Đồng thời thu hút sự tham gia của các cá nhân nhà khoa học và tổ chức nghiên cứu lớn như: Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương,… Tuy nhiên, vẫn còn một số khó khăn, hạn chế trong quá trình triển khai, thực hiện như: công tác triển khai thực hiện trong quản lý nhiệm vụ; quản lý tài chính; tiến độ thực hiện;… Báo cáo chỉ rõ, trong thời gian tới, Chương trình sẽ tập trung hoàn thiện các thủ tục cũng như tổ chức triển khai thực hiện 02 nhiệm vụ: “Tổng quan những vấn đề cơ bản, cấp bách về dân tộc và chính sách dân tộc sau đổi mới đến nay, đề xuất chính sách dân tộc 2021- 2030 và “xây dựng hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về các dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc phục vụ quản lý nhà nước về công tác dân tộc”. Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc đánh giá cao ý nghĩa của Chương trình, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ UBDT tiếp tục triển khai Chương trình để có những nghiên cứu căn cơ, bài bản, phục vụ công tác hoạch định chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Phát biểu kết luận Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Đỗ Văn Chiến khẳng định: việc sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình CTDT/16-20 là cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản cấp bách về công tác dân tộc. Để triển khai thực hiện nhiệm vụ quan trọng như việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và tham gia vào Văn kiện Đại hội XIII của Đảng, Chương trình cần có sự đổi mới. Các đề tài nghiên cứu phải hỗ trợ các nhiệm vụ quan trọng của UBDT như: xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi; xác định tiêu chí phân định vùng dân tộc thiểu số, miền núi; nghiên cứu mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở Trung ương và địa phương… Đồng thời đề nghị cần đẩy nhanh tiến độ, chuyển giao từng phần kết quả của đề tài cho UBDT cũng như tổ chức một số hội thảo để tranh luận, phản biện, phát huy tính hiệu quả của đề tài,… Cũng tại Hội nghị, phần lớn các đại biểu đều thống nhất qua các đánh giá, những kết quả đạt được trong quá trình triển khai Chương trình. Các đề tài đã bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cơ bản đảm bảo tiến độ. Đặc biệt đã tập hợp và thu hút sự tham gia của các tổ chức chủ trì uy tín, có năng lực, của các nhà khoa học tâm huyết cho công tác quản lý và hoạch định chính sách dân tộc. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến góp ý, chia sẻ xuất phát từ nhu cầu thực tế đến từ các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành,… đã gợi mở nhiều giải pháp thiết thực nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học về lĩnh vực công tác dân tộc giai đoạn tới./.
|
Gần 20.000 tiêu chuẩn quản lý chất lượng đã được ban hànhCác tiêu chuẩn quản lý chất lượng được ban hành giúp cho các cơ quan quản lý thuận lợi hơn trong việc giám sát. quản lý chất lượng và kiểm soát chặt chẽ doanh nghiệp. Hiện nay, Tổng cục TCĐLCL đang là đơn vị đầu mối tổ chức triển khai thực hiện công tác tiêu chuẩn, phối hợp cùng các bộ ngành, địa phương và các đơn vị trực thuộc xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hàng đối với sản phẩm, hàng hóa. Tổng cục cũng chủ động xây dựng kế hoạch, định hướng, hướng dẫn, hỗ trợ cho các bộ, ngành rà soát, sửa đổi, xây dựng mới các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Đại diện Viện Tiêu chuẩn Chất lượng đã chia sẻ, cơ quan đang nỗ lực trong các hoạt động xây dựng tiêu chuẩn để phục vụ tốt hơn trong công tác quản lý chất lượng. Tính từ năm 1962 đến nay, đã có gần 20.000 TCVN được công bố, trong số đó có khoảng 800 TCVN là của năm 2018. Từ khi các tiêu chuẩn được ban hành, việc quản lý, giám sát, kiểm tra chất lượng trở nên dễ dàng hơn, doanh nghiệp có thể tự kiểm soát được qu trình sản xuất. Ngoài ra, việc ban hành tiêu chuẩn quản lý chất lượng giúp cho các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và tự khẳng định được mình. Áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng đúng quy định trong sản xuất sẽ giảm được rủi ro lỗi sản phẩm, hoặc bị sản phẩm bị thu hồi. Bên cạnh đó, áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vào sản phẩm hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng cơ hội lưu thông vào thị trường quốc tế./.
|
Hội nghị lần thứ 50 của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) và các cuộc họp có liên quanTừ ngày 10-14/12/2018, hội nghị lần thứ 50 của Ủy ban Tư vấn về Tiêu chuẩn và Chất lượng của ASEAN (ACCSQ) và các cuộc họp có liên quan đã được tổ chức tại Viêng – chăn, Lào. Đại diện cơ quan Tiêu chuẩn hóa của 10 nước ASEAN đến dự cuộc họp với sự điều hành luân phiên của Chủ tịch ACCSQ, ông Choon Siong Sim, Cơ quan Tiêu chuẩn hóa của Singapore (ESG Singapore) và Phó Chủ tịch ACCSQ, ông Chaiyavat Tangkrock-olan, đại diện Cơ quan Tiêu chuẩn hóa của Thái Lan. Đoàn Việt Nam gồm đại diện của các đơn vị trực thuộc Tổng cục và Bộ Giao thông Vận tải đã tham dự Hội nghị. Ông Viengthong VONGTHAVILAY, Cục trưởng Cục Tiêu chuẩn và Đo lường Lào đã đến phát biểu khai mạc Hội nghị. Hội nghị lần này đánh dấu một thời điểm quan trọng của ACCSQ. Trải qua 50 kỳ họp luân phiên ở các nước ASEAN, ACCSQ đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào quá trình xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và đang hướng đến quá trình thúc đẩy hơn nữa quá trình hội nhập trong ASEAN bằng kế hoạch chiến lược trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp giai đoạn 2016-2025. Các nước thành viên ASEAN đã rà soát lại kết quả thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ACCSQ trong năm 2018 và đề ra kế hoạch của ACCSQ trong năm 2019. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2019 sẽ là các nước thành viên ASEAN tập trung thảo luận để đi đến ký kết MRA của ASEAN về Vật liệu xây dựng, MRA về Sản phẩm ô tô, thống nhất nội dung Thỏa thuận ASEAN trong lĩnh vực y học cổ truyền và Thỏa thuận ASEAN trong lĩnh vực thực phẩm chức năng của ASEAN tiến tới ký kết vào năm 2020. Một số vấn đề mới được thảo luận bao gồm xây dựng Điều lệ thành lập 2 nhóm công tác mới thuộc ACCSQ như Nhóm công tác về xây dựng của ASEAN, nhóm công tác về Thương mại số và thương mại điện tử. Tại cuộc họp lần này, Hội đồng các ngành công nghiệp hóa chất của ASEAN (ACIC) cũng có tiếp xúc với các thành viên của ACCSQ để phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong hoạt động tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp đối với hóa chất. Trong thời gian qua, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng của ASEAN (ACCP) và Ủy ban điều phối của ASEAN về các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có tương tác tương tự với ACCSQ. Điều đó cho thấy các tổ chức này dần dần đánh giá cao vai trò tư vấn chuyên môn của ACCSQ về tiêu chuẩn, quy chuẩn và đánh giá sự phù hợp trong khu vực. Nhân dịp này, các cuộc họp liên quan bao gồm: Đối thoại chuyên gia ASEAN-EU về STRACAP; Hội thảo của EU ARISE về các nguyên tắc hài hòa quy chế quản lý của ASEAN và Thỏa thuận khung sửa đổi của ASEAN về Thừa nhận lẫn nhau; Cuộc họp ACCSQ với các bên đối tác đối thoại như EU, PTB (Đức); Cuộc họp lần thứ tư của Ủy ban STRACAP – Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản; Phiên đối thoại lần thứ nhất FTA ASEAN-Hàn Quốc về vấn đề tiêu chuẩn và đánh giá sự phù hợp./.
|
Hội thảo “Thực trạng và giải pháp chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”Sáng ngày 28/11/2018, Viện Khoa học sở hữu trí tuệ phối hợp với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) và Hiệp hội Sở hữu trí tuệ Nhật Bản (JIPA) tổ chức Hội thảo “Thực trạng và giải pháp chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu”. Tham dự Hội thảo, về phía Nhật Bản có ông Osamu Ikemura, Giám đốc Ban Sở hữu trí tuệ, Tập đoàn Ajinomoto, thành viên của JIPA làm trưởng đoàn cùng các chuyên gia của JETRO cũng như các chuyên gia về sở hữu trí tuệ của một số công ty lớn tại Nhật Bản (Ajinomoto, Sapporo, GS, Honda và Yonex); về phía Việt Nam có ông Nguyễn Hữu Cẩn – Phó Viện trưởng Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, đại diện của các cơ quan thực thi, cơ quan quản lý tại một số tỉnh thành phía Bắc (Tổng cục Hải Quan, Quản lý thị trường, Thanh tra Bộ KH&CN, Sở KH&CN Bắc Giang…) và các luật sư, đại điện sở hữu công nghiệp. Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Hữu Cẩn và ông Osamu Ikemura nhấn mạnh về những tổn thất do hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây ra cho doanh nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung, cũng như sự cần thiết phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu để từng bước ngăn chặn vấn đề này. Tại Hội thảo, các đại diện của Nhật Bản đã trình bày tham luận về Thực trạng và giải pháp chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu – kinh nghiệm của Nhật Bản, trong đó đã đưa ra các dẫn chứng, vụ việc cụ thể, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp để hạn chế hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại Việt Nam. Đại diện của Viện Khoa học sở hữu trí tuệ, ông Nguyễn Hữu Cẩn đã trình bày tham luận về Thực trạng và giải pháp chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu – kinh nghiệm của Việt Nam, làm rõ các tổn thất kinh tế do hàng hóa giả mạo nhãn hiệu gây ra, cách thức tính toán tổn thất trực tiếp do hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đối với các ngành công nghiệp, trong đó có trường hợp ngành công nghiệp dược của Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp để hạn chế những tổn thất trên. Hội thảo đã dành nhiều thời gian để các đại biểu tham gia ý kiến, thảo luận về các nội dung được trình bày tại Hội thảo, chia sẻ thêm về thực trạng giả mạo nhãn hiệu tại Việt Nam, thực trạng thực thi quyền đối với nhãn hiệu và đề xuất một số giải pháp để tăng cường hiệu quả thực thi đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu…. Kết thúc Hội thảo, ông Kenichi Kobiki – đại diện của JETRO khẳng định Hội thảo đã cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp về sự cần thiết của việc hợp tác, phối hợp giữa doanh nghiệp và các cơ quan hữu quan trong việc chống hàng hóa giả mạo nhãn hiệu tại Nhật Bản và Việt Nam.
|
Nâng cao chất lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ qua công cụ quản lýNâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh của hàng hóa là mục tiêu của các doanh nghiệp. Trong đó, việc áp dụng hệ thống quản lý và các công cụ quản trị hiện đại được coi là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ nâng cao chất lượng, kỹ năng hoạt động; trong 02 ngày 23 – 24/11/2018, Sở KH&CN Hải Phòng tổ chức Hội thảo “Áp dụng các công cụ quản lý nhằm nâng cao chất lượng các tổ chức doanh nghiệp khoa học công nghệ trên địa bàn thành phố” và khóa đào tạo “Thực hành Kaizen và 5S nhằm nâng cao hiệu suất lao động trong doanh nghiệp”. Các doanh nghiệp khoa học công nghệ Hải Phòng là đối tượng chính của chương trình. Tại Hội thảo, sau phát biểu khai mạc của bà Lê Thị Tố Uyên – Phó Giám đốc Sở KH&CN, các đại biểu được thông tin về thực trạng và một số định hướng, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức, doanh nghiệp; một số mô hình hoạt động hiệu quả của các tổ chức KH&CN trên thế giới và Việt Nam do ông Tạ Hữu Thanh – Phó Trưởng phòng Quản lý KH&CN cơ sở trình bày. Bên cạnh đó, các chuyên gia đến từ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hội nhập KH&CN quốc tế và Công ty TNHH chứng nhận TQCSI Việt Nam cũng trao đổi chuyên sâu về các công cụ quản lý gắn liền với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cách thức áp dụng Kaizen và 5S trong doanh nghiệp mang lại hiệu quả tối ưu. Khóa đào tạo về thực hành Kaizen và 5S cung cấp cho 50 học viên đến từ 17 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố 4 chuyên đề: Tổng quan về Kaizen và hệ thống sản xuất ứng dụng Kaizen, Tiết kiệm chi phí bằng Kaizen, 5S và Kaizen và hướng dẫn đánh giá hoạt động và ứng dụng quy trình 5S vào doanh nghiệp. Qua 4 chuyên đề này, học viên có cái nhìn tổng quan nhất về Kaizen và 5S cũng như hiệu quả, cách thức triển khai thực tế tại doanh nghiệp. Kết thúc khóa đào tạo, các học viên được cấp Giấy chứng nhận tham gia của Sở KH&CN.
|
Trao Giải thưởng KOVA lần thứ 16 cho 3 công trình nghiên cứuGiải thưởng KOVA năm nay đã được trao cho các tác giả của 3 công trình khoa học (Hạng mục Kiến tạo), 9 tập thể và cá nhân (Hạng mục Sống đẹp), 12 sinh viên xuất sắc có thành tích nghiên cứu khoa học (Hạng mục Triển vọng). Giải thưởng còn trao 151 suất học bổng (mỗi suất trị giá 8 triệu đồng) cho các sinh viên giàu nghị lực đến từ 60 trường đại học công lập. Sáng ngày 24/11/2018, Lễ trao Giải thưởng KOVA lần thứ 16 đã diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội), với sự tham dự của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan – Chủ tịch Ủy ban Giải thưởng KOVA, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng – Thành viên Ủy ban Giải thưởng cùng lãnh đạo các Bộ và các cơ quan nhà nước. Phó Thủ tướng chia sẻ khát vọng vươn lên về chất lượng sống, đề cao tính nhân văn trong mỗi hành động sống của từng cá nhân vì sự phát triển kinh tế đất nước đồng thời vẫn giữ được những giá trị tốt đẹp của mỗi người. Giải thưởng KOVA suốt những năm qua là một trong những niềm khích lệ cho những giá trị tốt đẹp đó và những tấm gương đạt Giải thưởng rất cần được nhân rộng trong xã hội. Phó Thủ tướng tin tưởng Giải thưởng tiếp tục phát triển, mở rộng cả về quy mô cũng như lĩnh vực, nhân lên hơn nữa những tấm gương sáng, nhiều hơn nữa những người được tôn vinh. Hạng mục Kiến tạo được trao cho 3 nghiên cứu, sáng kiến khoa học đã được ứng dụng gồm: Nghiên cứu “Chuẩn đoán nguyên nhân và điều trị hồi phục chức năng thận ở bệnh nhân suy thận tiến triển nhanh” do PGS.TS Trần Thị Bích Hương (Khoa Thận, Bệnh viện Chợ Rẫy) làm chủ nhiệm; Nghiên cứu “Phẫu thuật bảo tồn chi trong điều trị ung thư xương” của PGS.TS.BS Lê Chí Dũng, nguyên Trưởng Khoa Cơ – Xương – Khớp, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP. Hồ Chí Minh; Nghiên cứu trồng và phát triển cây dược liệu an toàn tại vùng đất Phú Yên của Kỹ sư Lê Thị Tuyết Anh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất dược liệu miền Trung và các cộng sự. Hạng mục Sống đẹp được trao cho 9 tập thể và cá nhân tiêu biểu có các hành động đẹp, thực hiện các nhiệm vụ thiêng liêng, góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giải thưởng KOVA lần thứ 16 cũng trao tặng Hạng mục Triển vọng với giá trị 10 triệu đồng mỗi giải cho 12 sinh viên có học lực xuất sắc cùng những triển vọng trong nghiên cứu khoa học; 151 Học bổng Nghị lực (trị giá 8 triệu đồng/học bổng) cho các sinh viên đến từ 60 trường đại học công lập trên cả nước. Chia sẻ về Giải thưởng KOVA, PGS.TS Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn sơn KOVA cho biết, bà cũng từng là sinh viên nghèo khó vượt khó, đam mê học tập nghiên cứu để đi đến thành công. Chính ước mơ “kiếm thật nhiều tiền” để giúp đỡ những người nghèo cũng như hỗ trợ cho những công trình nghiên cứu khoa học, những tấm gương “sống tốt” trong xã hội… mà Giải thưởng KOVA đã thành công và ngày càng phát triển. Giải thưởng KOVA là giải thưởng thường niên có uy tín do Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Bình và PGS.TS Nguyễn Thị sáng lập vào năm 2002. Từ năm 2012 đến nay, Ủy ban Giải thưởng KOVA do Nguyên Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan đảm nhiệm vị trí Chủ tịch, ngoài ra còn có sự tham gia của Lãnh đạo các cơ quan với vai trò thành viên Ủy ban Giải thưởng. Trải qua 16 năm, Giải thưởng KOVA đã tôn vinh những cá nhân, tập thể xuất sắc, những tấm gương sáng trên khắp cả nước trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội. Đặc biệt, Giải thưởng không hạn chế tuổi tác. Tính đến nay, người đoạt giải trẻ nhất là 19 tuổi và người lớn tuổi nhất là 101 tuổi. Giải thưởng KOVA dành cho những sinh viên nghèo vượt khó học giỏi, sinh viên có những công trình nghiên cứu triển vọng, những người “sống đẹp,” những nhà khoa học, những người âm thầm nỗ lực và đam mê nghiên cứu trong các lĩnh vực để có những công trình nghiên cứu khoa học được ứng dụng, mang lại lợi ích cho cộng đồng.
|
Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịchSáng 24/11, tại Phú Yên, Hội LHTN Việt Nam, Bộ KH&CN, Câu lạc bộ Đầu tư khởi nghiệp – Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức tọa đàm “Xây dựng doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch, phát huy thế mạnh của Phú Yên”. Chương trình nằm trong chuỗi Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi”. Các đồng chí Phan Đình Phùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Thu Vân, Phó Chủ tịch thường trực Trung ương Hội LHTN Việt Nam cùng 40 thanh niên, sinh viên (TNSV) ưu tú có dự án, ý tưởng khởi nghiệp tham gia hành trình và TNSV Phú Yên dự. Các TNSV nghe diễn giả Lưu Đức Kế, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Du lịch Việt; Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Văn phòng Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng) chia sẻ các chủ đề về du lịch Việt Nam, du lịch địa phương và những khó khăn thực tế; nguyên nhân dẫn đến những khó khăn cho phát triển doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong du lịch; giải pháp đổi mới sáng tạo nào nên áp dụng cho ngành du lịch Việt Nam và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực này. Các TNSV đặt câu hỏi với các diễn giả như: Để thu hút khách du lịch, ngoài chất lượng sản phẩm, dịch vụ thì cần quan tâm đến điều gì?; để tồn tại, thích nghi và phát triển các doanh nghiệp du lịch cần phải “nâng cấp”, tăng năng lực cạnh tranh như thế nào cho hiệu quả?; Phú Yên cần có những cơ chế, chính sách như thế nào để thu hút khách du lịch?… Các câu hỏi của TNSV đã được các diễn giả giải thích và chia sẻ kinh nghiệm một cách thỏa đáng. Phát biểu tại buổi tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Đình Phùng đã thông tin, giới thiệu về vùng đất, con người, các điểm đến hấp dẫn ở Phú Yên đến các đại biểu, TNSV. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao các đại biểu, TNSV có những ý tưởng mới, sáng tạo, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, góp phần đưa ngành du lịch Phú Yên ngày càng phát triển.
|
Thương mại điện tử: Cơ hội cho bạn trẻ khởi nghiệp sáng tạoTheo nhận định của các chuyên gia, kinh tế số hóa của Việt Nam hiện mới chỉ tập trung vào khía cạnh liên lạc, giải trí và thông tin, trong khi nhiều lĩnh vực khác như thương mại điện tử vẫn còn nhiều thách thức. Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán rất tiềm năng và sẽ bùng nổ trong thời gian tới. Nhận định trên được đưa ra tại chương trình Tọa đàm “Thương mại điện tử trong khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 20/11/2018. Tọa đàm do Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2018 (Techfest 2018) do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức dành cho cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam. Buổi tọa đàm có sự tham gia đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; các chuyên gia, doanh nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử và 50 bạn thanh niên là thành viên chính thức của Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 – những chủ dự án, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng 200 bạn thanh niên, sinh viên đã và đang có dự án, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia, doanh nhân trong lĩnh vực thương mại điện tử đã trao đổi, chia sẻ với các bạn trẻ có đam mê khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Việt Nam hiện có 40 triệu người sử dụng Internet và gần 60% trong số đó từng mua sắm trực tuyến. Thực tế này đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức thông qua mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử từ số vốn nhỏ. Đây là cơ hội tốt cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Yeah1 Nguyễn Ảnh Nhượng Tống chia sẻ, Việt Nam hiện có 40 triệu người sử dụng Internet và gần 60% trong số đó từng mua sắm trực tuyến. Thực tế này đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các cá nhân, tổ chức thông qua mạng xã hội hay các trang thương mại điện tử từ số vốn nhỏ. Đây là cơ hội tốt cho những bạn trẻ muốn khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo sẽ mang đến nhiều lựa chọn nhờ vào việc phân tích dữ liệu về khách hàng. Điều này giúp cho các doanh nghiệp tạo lập chuỗi giá trị và cung cấp các loại hàng hóa theo đúng sở thích của từng khách hàng. Công nghệ số có thể tính toán, phân tích được xu hướng nhu cầu của khách hàng… Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Mắt Bão Lê Hải Bình cho rằng, Việt Nam đang dần chuyển dịch sang nền kinh tế số để bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0, trong quá trình chuyển dịch đó, thương mại điện tử đang trở thành một công cụ không thể thiếu đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Khởi nghiệp trong thương mại điện tử không đơn thuần là một cuộc chơi mà là một hành trình đầy gian khổ. Để khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử, người khởi nghiệp cần xác định mình bán gì trên Internet, rồi sử dụng hai kênh bán hàng phổ biến là mạng xã hội và website, trong quá trình thực hiện cần sử dụng hiệu quả các tính năng quảng cáo, hiểu khách hàng của mình, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp. Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề “Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên đã và đang có nhu cầu khởi nghiệp, giúp các thành viên tham gia Hành trình có được kiến thức, sự hiểu biết và các mối quan hệ cần thiết để trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công. Đồng thời, tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh; hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
|
Công nghệ 4.0 đã thay đổi cách khởi nghiệp truyền thốngCuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) sẽ tạo ra cuộc chơi của công nghệ, của những người làm chủ tri thức, nắm bắt được thế mạnh của công nghệ. Công nghệ 4.0 sẽ khiến việc vận hành, quản trị doanh nghiệp sẽ khác rất nhiều lối mòn truyền thống. Nhận định được đưa ra tại tọa đàm “Ứng dụng Công nghệ thông tin để đổi mới sáng tạo trong khởi nghiệp” tổ chức tại Hải Phòng sáng 20/11/2018. Đây là một trong các hoạt động trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động của Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia 2018 (Techfest 2018), Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với các đơn vị tổ chức Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Ứng dụng CNTT là vấn là sống còn của doanh nghiệp Buổi tọa đàm có sự tham gia của 50 bạn thanh niên, sinh viên là thành viên chính thức của đoàn Hành trình Tôi yêu Tổ quốc tôi – những chủ dự án, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cùng lãnh đạo đại diện các Quận, Huyện đoàn, Đoàn trực thuộc; các doanh nhân trẻ là hội viên Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng. Và đặc biệt là sự có mặt của trên 200 bạn thanh niên, sinh viên – là những người đã và đang có dự án, ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Tại Tọa đàm, ông Dương Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở KH&CN Hải Phòng cho biết, nhận thức rõ xu thế và tiềm năng của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ngày 05/6/2017, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Quyết định số 1394/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch Phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng đến năm 2020 và xác định nhiều nội dung, giải pháp cần tập trung thực hiện nhằm khuyến khích, hỗ trợ các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; xây dựng và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thành phố Hải Phòng. Tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhất là đối với những người trẻ tại Hải Phòng đang phát triển mạnh mẽ, đã và đang nhận được sự ủng hộ của xã hội. Từ những kinh nghiệm quản trị và điều hành doanh nghiệp, ông Bùi Xuân Tuấn, Tổng giám đốc cty cổ phần đào tạo HPM nhận định: nếu chỉ hiểu đơn thuần việc ứng dụng công nghệ thông tin cho doanh nghiệp thì đây là giải pháp đã lỗi thời. Hiện nay, chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) bao gồm tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, Big Data… Đây là cuộc chơi của công nghệ, của những người làm chủ tri thức, nắm bắt được thế mạnh của công nghệ. Chính vì vậy, việc vận hành, quản trị doanh nghiệp sẽ khác rất nhiều lối mòn truyền thống. Công nghệ sẽ nâng cao chất lượng cạnh tranh hành hóa, giải phóng sức lao động, sáng tạo không giới hạn các sản phẩm dịch vụ, hành hóa… Điều này cũng được ông Điền Văn Giáp, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Machinex Việt Nam cũng nhấn mạnh: từ những ứng dụng mang tính đột phá của công nghệ 4.0, các cách khởi nghiệp theo truyền thống đã rất lỗi thời, khiến doanh nghiệp rất mất thời gian. Trong bối cảnh công nghệ phát triển thì điều kiện phát triển như vậy là lạc hậu. Và rõ ràng, thế mạnh cạnh tranh đã bị hạn chế đáng kể. Từ câu chuyện thực tế từ sự phát triển của doanh nghiệp mình, khởi nghiệp cách đây 17 năm nhưng chỉ thành công cách đây 4 năm khi đưa công nghệ vào trong điều hành sản xuất, ông Giáp đưa ra lời khuyên đối với các bạn trẻ khởi nghiệp, đặc biệt là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo: Ứng dụng công nghệ thông tin nói riêng và công nghệ nói chung vào vận hành doanh nghiệp thực sự là rất quan trọng, thậm chí là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp đi sau, họ cần tìm ra điểm khác biệt, cần có ưu thế khác biệt mới tạo ra sức cạnh tranh với đối thủ. Và để làm được điều này, không có cách nào nhanh và tối ưu nhất đó chính là công nghệ. “Cá nhanh nuốt cá chậm” Ông Dương Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở KH&CN Hải Phòng đã trích dẫn câu nói của một chuyên gia về tầm quan trọng của công nghệ mà bản thân rất tâm đắc: nếu như trước đây, trong nền kinh tế thị trường người ta có câu “cá lớn nuốt cá bé” thì với thời đại khoa học và công nghệ bùng nổ, người ta có câu “cá nhanh nuốt cá chậm”. Ông Tuấn nhấn mạnh lại, muốn nhanh phải có công nghệ. Trước lo lắng của nhiều starup về chất lượng hạ tầng công nghệ thông tin, khả năng lưu trữ, chất lượng dữ liệu… các diễn giả tại tọa đàm cũng đưa ra lời khuyên: trong kinh doanh vấn đề chiến lược rất quan trọng, bao gồm cả bối cảnh khách quan và chủ quan. Trước khi quyết định đưa sản phẩm công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao ra thị trường phải tính toán hoàn cảnh khách quan đã phù hợp với sản phẩm của mình hay chưa? Khi hạ tầng chưa sẵn sang thì rất khó triển khai phát triển sản phẩm đại trà, dù đó là công nghệ nào đi chăng nữa. Các diễn giả cũng cho rằng, đây là những thắc mắc rất đáng lưu tâm, đặc biệt dành cho các nhà quản lý để có những chính sách hỗ trợ ứng dụng, phát triển công nghệ cao. Một kinh nghiệm nữa cũng được các diễn giả chia sẻ đó là sự liên kế để tạo ra sức mạnh về sản xuất, truyền thông, marketing… “Nếu đi bộ mình, bạn sẽ đi nhanh nhưng đi cùng nhiều người, bạn sẽ đi xa”. Bên cạnh đó, ngay tại buổi tọa đàm, các vướng mắc cụ thể của một số doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cũng được các diễn giả giải đáp và cam kết đồng hành cùng hợp tác. Một số starup cũng giới thiệu mô hình kinh doanh của mình trong buổi tọa đàm và nhận được sự phản hồi tích cực từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp… Điều này đã phần nào đúng với mục tiêu của Hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” 2018 với chủ đề: Thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được tổ chức nhằm khơi dậy tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên đã và đang có nhu cầu khởi nghiệp, giúp các thành viên tham gia Hành trình có được kiến thức, sự hiểu biết và các mối quan hệ cần thiết để trở thành các nhà quản trị, điều hành thành công; Tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh, sinh viên phát huy tinh thần sáng tạo, áp dụng những kiến thức đã lĩnh hội để lập ra những dự án khởi nghiệp có tính khả thi trong đời sống kinh doanh, đồng thời hỗ trợ tìm kiếm và tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
|
Lễ trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018Tối 20/11, Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 đã diễn ra tại Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội, chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 – Đài Truyền hình Việt Nam. Các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư; Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã gửi lẵng hoa chúc mừng. Tham dự Lễ trao giải thưởng có ông Võ Văn Thưởng – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bà Nguyễn Thị Doan – Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam; Ông Phan Xuân Dũng- Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội; Ông Chu Ngọc Anh – Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN; Ông Đào Ngọc Dung- Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH; Ông Đặng Vũ Minh- Chủ tịch Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Đêm trao giải còn có sự hiện diện của Ban tổ chức Giải thưởng, các thành viên Hội đồng giám khảo, các Nhà tài trợ, các cơ quan báo chí truyền hình. Và đặc biệt là các thí sinh là tác giả của 20 sản phẩm Công nghệ thông tin vào Chung khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 và thành viên các công trình trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Bước sang năm thứ 14, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt tiếp tục khẳng định được sức sống và vị thế của một giải thưởng uy tín nhất trong lĩnh vực CNTT. Giải thưởng Nhân tài Đất Việt không ngừng được mở rộng, tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh tài năng ở các lĩnh vực: Công nghệ Thông tin, Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường và Khuyến tài. Giải thưởng CNTT năm nay có chủ đề là “Sức mạnh Công nghệ số” đã thu hút nhiều thí sinh tham gia với đa dạng đề tài. Trong lĩnh vực CNTT, đã có tổng cộng 318 sản phẩm dự thi với 3 hệ thống sản phẩm: Ứng dụng Kết nối- Di động; Khởi nghiệp; Số triển vọng. Năm nay, lần đầu tiên hệ thống Sản phẩm Số triển vọng được đưa vào trong Giải thưởng Nhân tài đất Việt với mục tiêu hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số phát triển nhất hiện nay. Hội đồng giám khảo đã tuyển chọn được 20 sản phẩm vào vòng chung khảo. Theo Ban tổ chức, năm nay, Hội đồng Giám khảo đã quyết định không có giải Nhất vì chưa tìm thấy sản phẩm xứng đáng đứng đầu. Tại Lễ trao giải, Ban Tổ chức (BTC) Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 đã trao 2 giải nhì, 5 giải ba và 7 giải khuyến khích ở lĩnh vực công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, BTC trao 1 giải thưởng dành cho 1 nhóm tác giả. Trong lĩnh vực y dược, BTC trao 1 giải thưởng dành cho 1 nhóm tác giả. Trong lĩnh vực môi trường, BTC trao 1 giải thưởng dành cho 1 nhóm tác giả. Trong lĩnh vực khuyến tài, BTC quyết định trao 6 giải thưởng cho 6 cá nhân. Phát biểu khai mạc lễ trao giải, Nhà báo Phạm Huy Hoàn, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Tổng Biên tập Báo điện tử Dân trí, Trưởng Ban Tổ chức Giải thưởng Nhân tài Đất Việt nhấn mạnh: Giải thưởng Nhân tài Đất Việt do Hội Khuyến học Việt Nam khởi xướng từ năm 2005 với cuộc thi đầu tiên trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Qua 14 năm, giải thưởng không ngừng mở rộng các lĩnh vực, nét mới của năm nay là giá trị giải thưởng lần đầu tiên được tăng gấp hai lần giải nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng, y dược và môi trường là 200 triệu đồng. Giải nhì là 100 triệu đồng; giải ba và giải khuyến tài là 50 triệu đồng. “Đó là thành công của những bạn trẻ yêu thích công nghệ thông tin, các nhà nghiên cứu “tự học thành tài”. Đó là những Giáo sư, những kỹ sư, bác sĩ, những nhà khoa học mẫn tuệ ngày đêm thầm lặng cống hiến trí tuệ sáng tạo của mình cho xã hội qua những công trình nghiên cứu xuất sắc trong các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, khoa học ứng dụng, Y học và lĩnh vực Môi trường, Nhà báo Phạm Huy Hoàn nhấn mạnh. Nhà báo Phạm Huy Hoàn cho biết thêm: Riêng lĩnh vực Công nghệ thông tin luôn là một cuộc thi với các thí sinh ở mọi lứa tuổi. Bước vào năm 14 năm nay công nghệ thông tin có trên 1000 thí sinh gửi tới 318 sản phẩm dự thi. Hội đồng giám khảo đã tuyển chọn được 20 sản phẩm vào vòng chung khảo. Thí sinh nhỏ tuổi nhất là Vũ Hải Ngân 13 tuổi, thí sinh cao tuổi nhất là tác giải Đặng Văn Cơ 76 tuổi. Có thể nói sân khấu trao giải thưởng Nhân tài đất Việt tại nơi đây, từ 14 năm qua đã được coi là bệ phóng cho nhiều sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ thông tin thành công, không chỉ ở Việt Nam mà đã vươn ra tầm thế giới. Nhiều sản phẩm dù không được giải nhất vẫn tiếp tục phát sáng ở nước ngoài. Như thí sinh Hùng Trần được trao Giải ba từ năm 2014 về ứng dụng di động Snap & See, đến nay anh đã là người lãnh đạo cao cấp của Got IT – một Startup hàng đầu về giáo dục khởi nghiệp thành công ở nước ngoài tại thung lũng Silicon – Hoa Kỳ. Điều đó cho thấy các sản phẩm tiềm năng được trao giải Nhân tài đất Việt đã góp phần thúc đẩy năng lực sáng tạo, nâng cao uy tín thương hiệu Việt Nam không chỉ trong nước mà đã được thế giới công nhận sử dụng và trao giải thưởng quốc tế. 14 năm qua, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt không ngừng được mở rộng, tìm kiếm, phát hiện và tôn vinh tài năng ở các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Khoa học Công nghệ, Y dược, Môi trường và Khuyến tài. Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ngày một mạnh mẽ và quyết liệt, tác động trực tiếp đến mọi doanh nghiệp, tổ chức và toàn xã hội, Giải thưởng Nhân tài Đất Việt đã có những bước chuyển biến đột phá phù hợp với xu thế phát triển công nghệ của thời đại, cũng như bám sát chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về phát triển khoa học và công nghệ. Kết thúc lễ trao giải, ông Huỳnh Quang Liêm, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Chủ tịch Tổng công ty Truyền thông VNPT-Media, đồng Trưởng Ban tổ chức Giải thưởng lên phát động Giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2019.
|
Bỏ quy định doanh nghiệp viễn thông giải quyết khiếu nại của khách hàng trong nhiều nhất 5 ngàyTheo Thông tư 16 của Bộ TT&TT, thay cho quy định doanh nghiệp viễn thông phải giải quyết khiếu nại của khách hàng trong 5 ngày, nội dung hợp đồng theo mẫu sẽ chỉ quy định việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo thời hạn quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ TT&TT ngày 5/12/2018 đã ký ban hành Thông tư 16/2018/TT-BTTTT (Thông tư 16) sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2016/TT-BTTTT ngày 26/12/2016 quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông (Thông tư 39). Cụ thể, Thông tư 16 sửa đổi, bổ sung điểm b, khoản 4 Phụ lục 1 của Thông tư 39 quy định “Thông tin về nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông” trong nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông theo mẫu. Theo đó, về nội dung tối thiểu của hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông theo mẫu, Thông tư 16 vẫn giữ nguyên các quy định: doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng theo đúng chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố; đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng và chỉ được chuyển giao thông tin cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của khách hàng, trừ các trường hợp khác theo quy định của pháp luật; Cùng với đó, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng với khách hàng, trừ các trường hợp được quy định tại Điều 26 Luật Viễn thông; phải thông báo cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trong trường hợp ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông ít nhất 30 ngày trước khi chính thức ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông; thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp quy định tại Khoản 4, Điều 18, Nghị định 99 ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Điểm mới của Thông tư 16 so với Thông tư 39 ban hành năm 2016 là nội dung quy định thời hạn giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ viễn thông tại hợp đồng theo mẫu đã được sửa đổi. Thay vì quy định doanh nghiệp viễn thông phải iải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ viễn thông trong vòng nhiều nhất 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, quy định mới được sửa thành “giải quyết khiếu nại của người sử dụng dịch vụ viễn thông theo thời hạn quy định của pháp luật”. Thông tư 16 của Bộ TT&TT sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39 ngày 26/12/2016 quy định về hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong lĩnh vực viễn thông sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/1/2019. Về điều khoản chuyển tiếp, Thông tư 16 quy định rõ, trong vòng 90 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm rà soát, chỉnh sửa, bổ sung hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đang áp dụng giao kết với người sử dụng dịch vụ viễn thông để đảm bảo tuân thủ các quy định tại Thông tư 16; Thực hiện việc đăng ký/ đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền đối với các dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung ban hành kèm theo Quyết định 02 ngày 13/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung, đã được sửa đổi, bổ sung theo Quyết định 35 ngày 20/8/2015 và Quyết định 38 ngày 5/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ; thông báo việc áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông đã được chỉnh sửa, bổ sung theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39 năm 2016 của Bộ TT&TT trước khi áp dụng để giao kết với khách hàng. Cũng theo hướng dẫn tại Thông tư mới, trong vòng 90 ngày kể từ ngày gửi văn bản thông báo áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hoặc kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận đăng ký lại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được sửa đổi, bổ sung của các cơ quan có thẩm quyền, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm: áp dụng hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung đã được chỉnh sửa, bổ sung để giao kết với khách hàng mới; thông báo với khách hàng đang sử dụng dịch vụ về các nội dung đã được chỉnh sửa, bổ sung tại hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; ký lại hợp đồng với khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu ký lại theo mẫu hợp đồng mới đã được chỉnh sửa, bổ sung.
|
Việt Nam có hơn 51 triệu thuê bao 3G và 4GTheo con số thống kê của Bộ TT&TT, tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng 130 triệu thuê bao di động. Trong số đó, thuê bao băng rộng di động (3G và 4G) là hơn 51 triệu thuê bao. Tính đến thời điểm này, Việt Nam có khoảng 130 triệu thuê bao di động. Trong số đó, thuê bao băng rộng di động (3G và 4G) là hơn 51 triệu thuê bao. Theo thống kê của Bộ TT&TT, số thuê bao băng rộng di động phát triển trong tháng 10/2018 tăng gần 1,4% so với tháng 9/2018 và tăng 23% so với cùng kỳ năm 2017. Thuê bao băng rộng di động tiếp tục giữ được đà tăng trưởng nhưng không lớn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng thuê bao di động băng rộng nằm trong xu thế chuyển từ thuê bao chỉ sử dụng dịch vụ thoại sang sử dụng cả dịch vụ data. Theo số liệu thống kê của Cục Viễn thông, Bộ TT&TT, nếu tính cả thuê bao di động băng rộng và băng rộng cố định thì hiện Việt Nam có 64,2 triệu thuê bao. Trong đó, 3 nhà mạng lớn Viettel, VNPT, MobiFone vẫn chiếm tới 93% thị phần băng rộng tại Việt Nam. Ông Trần Tuấn Anh, Trưởng phòng Chính sách và kế hoạch, Cục Viễn thông cho biết, nhìn chung về tổng thể, viễn thông thế giới có công nghệ nào thì đều được triển khai tại Việt Nam. Mạng viễn thông băng rộng tại Việt Nam hiện tương đối đáp ứng được yêu cầu cung cấp dịch vụ cho người dân. Hiện nay băng rộng tại Việt Nam về vô tuyến băng rộng có mạng 3G, 4G, phủ sóng tới 95% dân số. Đại diện Cục Viễn thông cũng cho hay, xét về tổng băng thông quốc tế, hiện nay dung lượng sử dụng dữ liệu Data trên mạng Internet của Việt Nam chỉ ở mức trung bình. Bộ TT&TT cho biết, số thuê bao di động phát triển trong tháng 10/2018 giảm 2,4% so với tháng 9/2018, nhưng vẫn tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2017. Sở dĩ tỷ lệ giảm thuê bao di động giảm nhưng không quá biến động là do doanh nghiệp siết chặt hơn đăng ký thông tin thuê bao làm giảm lưu thông SIM thay thẻ cào. Mới đây, Bộ TT&TT đã chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông sử dụng các biện pháp kỹ thuật phát hiện các SIM kích hoạt sẵn; thực hiện nghiêm Nghị định số 49/2017/NĐ-CP đối với các SIM không tuân thủ đúng quy định.
|
Lệnh của Chủ tịch nước công bố 9 luật mới
Sáng 11/12, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước đã họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước về công bố 9 luật: Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Bảo vệ bí mật nhà nước; Luật Đặc xá; Luật Công an nhân dân; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch; Luật Giáo dục đại học; Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi. Mở rộng hoạt động phòng, chống tham nhũng ra khu vực ngoài nhà nước Với 10 chương, 96 điều, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. So với Luật hiện hành, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng” nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật năm 2018 đã quy định thành một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hóa và đề cao vai trò của người đứng đầu. Theo đó, quy định nội dung trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng, chống tham nhũng (Điều 70); quy định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc áp dụng biện pháp tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác (Điều 71); quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách (Điều 72 và Điều 73). Đồng thời, Luật cũng có nhiều quy định mới liên quan đến việc phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước; xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới Có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2020, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước gồm 5 chương, 28 điều. Theo quy định của Luật, bí mật nhà nước có ba thuộc tính cơ bản: Bí mật nhà nước là thông tin quan trọng; là thông tin chưa được công khai, nếu bị lộ, bị mất sẽ gây nguy hại đến quốc gia, dân tộc; phải được người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác định theo quy định của Luật này. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định hình thức chứa bí mật nhà nước, bao gồm tài liệu, vật, địa điểm, lời nói, hoạt động hoặc các dạng khác. Luật quy định thời hạn bảo vệ đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là 30 năm, độ Tối mật là 20 năm, độ Mật là 10 năm, đây là quy định tiến bộ của Luật nhằm bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân. Luật cũng quy định khi hết thời hạn bảo vệ, nếu xét thấy việc giải mật gây nguy hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức xác định bí mật nhà nước quyết định gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước, mỗi lần gia hạn không quá thời hạn bảo vệ nêu trên. Khắc phục khó khăn, bất cập khi thực hiện đặc xá Luật Đặc xá có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019. Luật gồm 6 chương, 39 điều, tăng 3 điều (bỏ 2 điều, bổ sung 5 điều), sửa đổi, bổ sung 34 điều so với Luật Đặc xá năm 2007. Về đặc xá nhân sự kiện trọng đại hoặc ngày lễ lớn của đất nước, Luật gồm 14 điều, chia thành 3 mục, quy định về: trình tự, thủ tục trình chủ tịch nước ban hành Quyết định về đặc xá; công bố, thông báo, niêm yết Quyết định về đặc xá; thành lập Hội đồng tư vấn đặc xá, Tổ thẩm định liên ngành; điều kiện của người được đề nghị đặc xá; các trường hợp không được đề nghị đặc xá; quyền, nghĩa vụ của người được đề nghị đặc xá Bên cạnh đó, Luật cũng quy định các nội dung liên quan đến: trình tự lập hồ sơ, danh sách người được đề nghị đặc xá; thẩm định hồ sơ đề nghị đặc xá; thẩm tra, duyệt, kiểm tra hồ sơ đề nghị đặc xá và trình Chủ tịch nước danh sách đề nghị đặc xá; thực hiện Quyết định đặc xá đối với người nước ngoài; quyền và nghĩa vụ của người được đặc xá; quy định chi tiết, hướng dẫn về trình tự, thủ tục, lập danh sách, thẩm định, thẩm tra hồ sơ đề nghị đặc xá Luật cũng quy định đặc xá trong trường hợp đặc biệt; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện đặc xá; khiếu nại, tố cáo… Thực hiện quản lý thống nhất nhà nước về an ninh, trật tự Luật Công an nhân dân năm 2018 gồm 7 chương, 46 điều, so với Luật Công an nhân dân năm 2014 đã tăng 1 điều (trong đó bỏ 2 điều, bổ sung 3 điều), sửa đổi, bổ sung 40 điều. Luật quy định cụ thể về các nội dung liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công an nhân dân; tổ chức của Công an nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân; bảo đảm điều kiện hoạt động và chế độ, chính sách đối với Công an nhân dân; khen thưởng và xử lý vi phạm. Đặc biệt, Luật đã quy định cụ thể về phân loại, bố trí sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân, hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an, cấp bậc cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan, thẩm quyền phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng chức, tước cấp bậc hàm. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019. Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ biển, đảo Việt Nam trong điều kiện hiện nay Luật Cảnh sát biển Việt Nam xác định rõ vị trí, vai trò của cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn trên biển. Theo đó, Cảnh sát biển Việt Nam có ba chức năng: tham mưu Bộ trưởng Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất ban hành chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tái phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền. Luật cũng quy định rõ ràng, cụ thể về 7 nhóm nhiệm vụ, 19 quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam; hợp tác quốc tế; phối hợp hoạt động; hệ thống tổ chức cơ bản của Cảnh sát biển Việt Nam. Luật gồm 8 chương, 41 điều, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019. Bước đột phá khi bãi bỏ quy hoạch sản phẩm, hàng hóa Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật về quy hoạch sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch. Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiếp tục xem xét và thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, bảo đảm quy định của các luật có liên quan thống nhất, đồng bộ với Luật Quy hoạch và hiệu lực đồng thời từ ngày 1/1/2019 để tránh tạo ra khoảng trống pháp lý, xung đột, vướng mắc trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các quy hoạch. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch gồm 31 điều, trong đó có 30 điều quy định việc sửa đổi 37 luật và 1 điều quy định hiệu lực thi hành. Theo đó, Luật bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ… đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, là bước đột phá về thủ tục hành chính trong đầu tư, sản xuất kinh doanh… Tăng cường tự chủ cho giáo dục đại học Luật Giáo dục đại học gồm 3 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 1 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019. Luật quy định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm đại học và trường đại học. Luật làm rõ vấn đề sở hữu; tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục; mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống. Trong đó, quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học. Chủ trương của Luật là tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nhưng vẫn bảo đảm sự kiểm soát, hợp lý chất lượng đào tạo, chú trọng quản lý đối với các ngành liên quan đến sức khỏe, đào tạo giáo viên, an ninh, quốc phòng. Khắc phục bất cập trong quản lý phân bón Luật Trồng trọt có 7 chương, 85 điều, quy định về giống cây trồng, phân bón, canh tác, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến, thương mại và quản lý chất lượng sản phẩm giống cây trồng. Luật xác định phát triển trồng trọt theo định hướng thị trường, sản xuất hàng hóa quy mô lớn chất lượng, phát triển thị trường quốc tế trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất, doanh nghiệp, nhà nước và lợi ích cộng đồng. Luật hóa các quy định về quản lý phân bón, nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả phân bón trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng; đơn giản hóa, minh bạch các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón. Theo đó, đã luật hoá các quy định về quản lý phân bón nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả phân bón trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng, đơn giản hoá, minh bạch hoá các thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển ngành phân bón. Theo quy định, phân bón là hàng hóa kinh doanh có điều kiện và phải được cấp quyết định công nhận lưu hành, mỗi tổ chức và cá nhân chỉ được đứng tên đăng ký công nhận một tên phân bón cho mỗi công thức thành phần, hàm lượng dinh dưỡng phân bón. Luật có hiệu lực thi hành từ 1/1/2020. Phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị Luật Chăn nuôi gồm 8 chương, 83 điều, quy định về hoạt động chăn nuôi, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi, quản lý nhà nước về chăn nuôi. Theo đó, Luật quy định các nguyên tắc hoạt động chăn nuôi trên tinh thần phát triển ngành chăn nuôi theo các chuỗi liên kết giá trị, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh và xã hội hoá tối đa tạo nguồn lực xã hội đầu tư vào chăn nuôi theo nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Đồng thời, luật cũng cụ thể hoá các điều kiện sản xuất, kinh doanh như yêu cầu, điều kiện của một cơ sở chăn nuôi cần bảo đảm các yếu tố có liên quan đến an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và cân đối thị trường sản phẩm chăn nuôi. Bên cạnh đó, xác định các cơ sở chăn nuôi phải thực hiện việc kê khai chăn nuôi với chính quyền cấp xã vừa hỗ trợ cho hoạt động thống kê và tạo thói quen tốt để người chăn nuôi quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh chăn nuôi. Về con giống, thức ăn chăn nuôi cũng được quy định chặt chẽ theo tinh thần của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật năm 2006, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá năm 2007. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự công bố chất lượng sản phẩm và chịu trách nhiệm trước người sử dụng và trước pháp luật. Luật này có hiệu lực từ 1/1/2020.
|
Chính phủ chỉ đạo phát triển hệ thống thanh toán mới tại Việt Nam
Làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Clermont của Singapore đang hỗ trợ NHNN cơ cấu lại các tổ chức tài chính ở trong nước, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ đang quan tâm chỉ đạo việc phát triển hệ thống thanh toán mới tại Việt Nam. Sáng 11/12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã làm việc với ông Richard F. Chandler, Chủ tịch và là nhà sáng lập Tập đoàn Clermont (Clermont Group). Cùng tham dự còn có Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đoàn Thái Sơn, đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao Việt Nam. Ngoài việc đầu tư, phát triển dịch vụ tài chính, các hình thức thanh toán mới, Clermont Group còn đầu tư vào các công ty tư nhân và công cộng trong nhiều ngành công nghiệp, gồm năng lượng, tiêu dùng và chăm sóc sức khoẻ. Phương thức của Tập đoàn này là mua lại các công ty đang gặp khó khăn để xây dựng lại và chuyển đổi thành công ty đại chúng. Ông Chandler cũng dẫn ra những thành công của Clermont Group ở Brasil, Nga, Ấn Độ trên nền tảng áp dụng công nghệ quản trị số kết nối dữ liệu với cơ quan nhà nước và thực hiện trách nhiệm xã hội. Tại Việt Nam, Clermont Group cũng đang tham gia đầu tư, quản trị tại một bệnh viện tư nhân, đặc biệt là tư vấn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, tài chính, phát triển các dịch vụ thanh toán, ngân hàng số trên nền tảng công nghệ hiện đại. Đánh giá cao tầm nhìn và trách nhiệm của Clermont Group, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định Chính phủ đang quan tâm chỉ đạo việc phát triển hệ thống thanh toán mới tại Việt Nam nhằm đa dạng các dịch vụ tài chính, phục vụ nhu cầu của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài. Phó Thủ tướng cũng chia sẻ nhu cầu hợp tác của Việt Nam với các doanh nghiệp như Clermont Group nhằm góp phần tăng cường năng lực tài chính, lành mạnh hoá các hoạt động tín dụng, tài chính của các ngân hàng và bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu người dùng. Phó Thủ tướng ủng hộ việc Clermont Group chia sẻ, tư vấn cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan trong phát triển hệ sinh thái trong thanh toán trung gian (fintech) và phát triển ngân hàng số tại Việt Nam.
|
Những chỉ số nổi bật về tài nguyên Internet Việt Nam năm 2018
Sáng 5/12, tại sự kiện “Ngày Internet Việt Nam” (Internet Day 2018), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) chính thức công bố “Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam 2018”. Báo cáo tài nguyên Internet Việt Nam là báo cáo thường niên được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2012. Kể từ khi ra đời, báo cáo này đã trở thành tài liệu quan trọng, giúp phản ánh và cung cấp số liệu, kết quả phát triển tài nguyên Internet hàng năm của Việt Nam. Tài nguyên Internet (tên miền, địa chỉ), là tham số định danh cho các thực thể tham gia vào hoạt động Internet. Đây là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hoạt động của hệ sinh thái số. Tại Việt Nam, tài nguyên Internet song hành và là nhân tố góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của mạng và dịch vụ tại Việt Nam. Năm 2018 đánh dấu bước cải tiến quan trọng trong việc quản lý hồ sơ đăng ký tên miền “.vn”. Tên miền “.vn” đã chính thức được đăng ký hoàn toàn trực tuyến qua hồ sơ điện tử mà vẫn đảm bảo tính pháp lý, tạo thuận lợi tối đa cho người sử dụng. Tính tới hết ngày 31/10/2018, có 460.412 tên miền “.vn” đang duy trì sử dụng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2017. Lượng tên miền “.vn” đăng ký mới năm 2018 đạt 119.737 tên. Tên miền “.vn” có tỉ lệ tăng trưởng thực dương trong bối cảnh chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của tên miền quốc tế, bao gồm cả tên miền cấp cao dùng chung mới (New gTLD – Generic top level domain). Nhiều ccTLD (Country Code top level domain) khác trong khu vực và trên thế giới suy giảm tốc độ tăng trưởng, thậm chí tăng trưởng âm. Nổi bật nhất trong mảng tài nguyên số năm 2018 là sự bứt phá trong kết quả ứng dụng triển khai IPv6 của Việt Nam. Tính đến 31/10/2018, tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt khoảng 21%, đứng thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 7 khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Mỹ, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Canada). Năm 2018, Việt Nam vượt qua Australia và New Zealand lên vị trí thứ 19 toàn cầu với hơn 11 triệu người sử dụng IPv6 (công bố bởi tổ chức quản lý địa chỉ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương APNIC và Cisco). Đối với khối cơ quan Đảng, Nhà nước, năm 2018 đã ghi nhận sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức trong việc triển khai ứng dụng IPv6. Các cơ sở hạ tầng trọng yếu phục vụ cho hoạt động Internet Việt Nam (mạng máy chủ tên miền quốc gia DNS, Trạm trung chuyển Internet quốc gia VNIX) duy trì hoạt động tốt. Mạng máy chủ tên miền quốc gia (DNS) gồm có 07 cụm máy chủ (5 trong nước, 2 nước ngoài với hơn 70 điểm trên toàn cầu), 5/7 cụm máy chủ hỗ trợ IPv6, phục vụ truy vấn tên miền quốc gia, quốc tế. Lưu lượng trao đổi qua VNIX không ngừng tăng trưởng. Tính đến hết 31/10/2018, tổng lưu lượng đã trao đổi qua VNIX đạt 541.008 Tetabyte. Trong năm 2018 (tính đến hết tháng 10), lưu lượng trao đổi qua VNIX là 61.048 Tetabyte. Hệ thống VNIX được xây dựng tại 4 điểm TP. Hà Nội (Yên Hòa, Hòa Lạc), TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Trong đó tổng lưu lượng trao đổi qua các điểm tại TP. Hà Nội chiếm 47,68%, TP. Hồ Chí Minh chiếm 51,81% và TP. Đà Nẵng chiếm 0,51%.
|
Mỹ có thể thắt chặt quy định với hàng xuất khẩu công nghệ cao Ngày 20/11, theo các nguồn tin, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đang xem xét việc thắt chặt các quy định đối với hàng xuất khẩu công nghệ cao. Đây được cho là một động thái mới nhất có tác động tiêu cực lớn và lâu dài đối với quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Một danh sách các sản phẩm công nghệ mới có ứng dụng bảo mật quốc gia, từ trí tuệ nhân tạo tới bộ vi xử lý và người máy đã được đăng trên trang web Federal Register của chính phủ Mỹ nhằm lấy ý kiến công khai về việc có nên đưa những sản phẩm trên vào diện phải tuân theo các quy tắc kiểm soát xuất khẩu nghiêm ngặt hơn bởi các quy định trên sẽ ảnh hưởng tới các nhà sản xuất Mỹ cũng như các khách hàng Trung Quốc. Các công ty như Apple Inc., Google Inc., IBM, Amazon.com Inc. và các công ty tương tự sẽ bị giới hạn đối với việc xuất khẩu công nghệ của điện thoại thông minh kích hoạt bằng giọng nói, xe tự lái và siêu máy tính nhanh của Trung Quốc. Theo các chuyên gia nhà phân tích của Deutsche Bank, ngân hàng lớn nhất của Đức, trong cuộc chiến tranh lạnh về kinh tế, ngay cả khi không áp dụng các biện pháp kiểm soát đối với một số sản phẩm nhất định ở giai đoạn hiện tại, các công ty cũng sẽ thấy được những nguy cơ rủi ro nếu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục leo thang trong tương lai. Chính vì vậy, trước thông tin trên, một số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã giảm, trong đó cổ phiếu vốn hóa lớn của tập đoàn công nghệ số Hàng Châu Hikvision và công ty công nghệ Chiết Giang Dahua bị mất điểm nhiều nhất. Công nghệ cao là một vấn đề trọng tâm trong cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc bởi Tổng thống Donald Trump muốn buộc Bắc Kinh phải từ bỏ kế hoạch thống trị các ngành công nghiệp hàng đầu như xe điện, người mát và trí tuệ nhân tạo. Mặc dù, Tổng thống Trump và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) tại Argentina vào cuối tháng này nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc kinh tế này. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng khả năng đạt được thỏa thuận giữa hai bên chỉ chiếm 40%, giảm so với tỷ lệ 50% trước đó, bởi những diễn biến vừa qua tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) không những không cho thấy tín hiệu tích cực nào từ hai phía, mà còn lại dập tắt tia hy vọng mới về khả năng đạt được thỏa thuận đình chiến thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. Trước đó, Hội nghị cấp cao APEC lần đầu tiên tổ chức tại Papuya New Guinea, kết thúc trong sự thất vọng khi lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên APEC lần đầu tiên trong lịch sử đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung chính thức do những căng thẳng và chia rẽ sâu sắc về vấn đề thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc. Tại hội nghị cấp cao này, màn công kích và đáp trả gay gắt giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence cho thấy sự chia rẽ sâu sắc về tư tưởng giữa hai nước mà khó có thể thu hẹp hay đạt được một tiến triển trong đàm phán tại cuộc gặp sắp tới. |
Thủ tướng chủ trì hội nghị đổi mới doanh nghiệp Nhà nước
Sáng nay (21/11), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), một công cụ quan trọng để bảo đảm thực hiện có hiệu quả các chính sách ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội. Tham dự có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và hơn 350 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, một số địa phương và đông đảo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, các tổ chức ở trong và ngoài nước. Những kết quả vừa qua cho thấy cổ phần hóa là giải pháp quan trọng trong sắp xếp, đổi mới, cơ cấu lại DNNN. Kết quả cổ phần hóa, thoái vốn đã tác động tích cực tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN sau cổ phần hóa. Hầu hết các DNNN sau cổ phần hóa đều sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, nộp ngân sách và thu nhập của người lao động được nâng lên. Tuy nhiên, quá trình đổi mới DNNN thời gian qua cũng còn những tồn tại, hạn chế. Theo báo cáo gửi về Bộ Tài chính tính đến hết tháng 11/2018, mới có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. Theo kế hoạch được Thủ tướng phê duyệt thì năm 2018 phải hoàn thành cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp (trong đó có 21 doanh nghiệp thuộc danh mục năm 2017). Tuy nhiên, đến ngày 18/11/2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp. Khi thực hiện bán cổ phần lần đầu, có một số doanh nghiệp tỉ lệ bán còn rất thấp so với phương án đã duyệt. Về kế hoạch thoái vốn, đến nay mới chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn mà theo kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp phải thực hiện thoái vốn. Như vậy, việc triển khai cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước còn chậm, có khả năng không đạt kế hoạch đề ra. Bên cạnh việc đánh giá lại 3 năm triển khai đổi mới, cơ cấu lại DNNN của nhiệm kỳ này, hội nghị sẽ tập trung bàn bạc, thảo luận về các giải pháp thúc đẩy công tác này.
|
Việt Nam sẽ là một trong những nước đầu tiên triển khai 5G Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, đơn vị này chủ trương cấp tần số 5G để thử nghiệm từ năm 2019 và đến 2020, khi thế giới bắt đầu 5G thì Việt Nam cũng sẽ là những nước đầu tiên triển khai. Chia sẻ tại Hội thảo “Đổi mới sáng tạo Việt Nam” sáng 14/11, ông Hùng cho biết, vào năm 1990, khi thế giới xuất hiện 2G thì chỉ 3 năm sau, Việt Nam đã khai trương mạng điện thoại công nghệ số 2G. Năm 2000, thế giới xuất hiện 3G nhưng phải đến 2010 thì 3 mạng lớn nhất mới khai trương 3G và tới khi 4G xuất hiện thì câu chuyện cũng tương tự. Ông Hùng cho hay, với kết quả với sự chấp nhận công nghệ 2G, Vbieejt Nam từng vào top 20 thế giới nhưng khi chuyển sang 3G, 4G, vì sự đi sau về công nghệ và thiếu nhân tố cạnh tranh mới mà viễn thông Việt Nam đang xếp ở thứ hạng thứ 100… Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông cũng cho rằng, 5G là hạ tầng cho kết nối vạn vật – hạ tầng quan trọng nhất của cách mạng công nghiệp 4.0. Việt Nam muốn đi đầu trong cuộc cách mạng công nghiệp này thì 5G phải đi trước. Mạng 5G cho kết nối vạn vật của Việt Nam phải vào loại tốt nhất, số lượng trạm BTS 5G phải lớn hơn rất nhiều so với công nghệ trước đó. “5G không chỉ là cơ hội về dịch vụ kết nối, cơ hội thay đổi thứ hạng của viễn thông mà còn là cơ hội phát triển ngành công nghiệp ICT nước nhà,” ông Hùng nhận định. “Bởi nếu như công nghệ thông tin được xem là hạ tầng của hạ tầng, thì mạng 5G chính là xương sống của kết nối hạ tầng ấy trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0,” ông Phát nói. Trong khi đó, bà Susie Armstrong, Phó Chủ tịch Cấp cao về Công nghệ, Tập đoàn Qualcomm thì nhận định Việt Nam đã có những nỗ lực rất lớn trong việc triển khai 4G và hướng tới phát triển 5G. Lãnh đạo của Qualcomm cũng đề xuất Việt Nam cần có những chính sách phù hợp, thân thiên để triển khai nhanh, trở thành một trong những nền kinh tế mới nổi đầu tiên triển khai hệ sinh thái 5G. Cũng tại sự kiện, các đại biểu đã tập trung thảo luận và làm rõ những nhóm vấn đề chính như: Phát triển 5G và các chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước; Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và vai trò của hệ sinh thái; Chính sách hỗ trợ ngành viễn thông hướng tới 5G; Thúc đẩy Đổi mới Sáng tạo thông qua các Quy định thân thiện và hệ sinh thái hỗ trợ./. |
Đưa chợ đầu mối vào ‘chuẩn’, hàng hóa sẽ được kiểm soát chặt chất lượng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư 11/2018/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn QCVN 02-30:2018/BNNPTNT về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản – Yêu cầu đảm bảo an toàn thực phẩm. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/4/2019. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-30:2018/BNNPTNT về chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản được ban hành, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ nông sản tại các chợ đầu mối kỳ vọng sẽ được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn vệ sinh cho người dân. Quy chuẩn QCVN 02-30:2018/BNNPTNT đưa ra những quy chuẩn áp dụng đối với tổ chức quản lý chợ; tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sản phẩm nông lâm thủy sản trong chợ đầu mối. Quy định cụ thể về địa điểm, mặt bằng, kết cấu, phòng chống côn trùng, nhà vệ sinh, sơ chế, bảo quản, vận chuyển sản phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, yêu cầu về quản lý chất lượng bảo đảm an toàn thực phẩm. Trong đó, một số yêu cầu kỹ thuật trong quy chuẩn được đưa ra rất cụ thể, chi tiết mà khi bố trí, kiểm soát Ban quản lý chợ, cơ sở kinh doanh cần phải lưu ý như: Điểm kinh doanh trong chợ phải có diện tích tối thiểu 3 m2. Đường đi và vận chuyển sản phẩm trong khu vực kinh doanh phải có chiều rộng tối thiểu 1,5 m; Cơ sở kinh doanh thực phẩm phải lưu giữ thông tin liên quan đến việc mua bán; Tổ chức quản lý chợ phải có quy định kiểm soát chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm; lưu trữ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ, thời gian lưu trữ tối thiểu là 2 năm. Quy chuẩn QCVN 02-30:2018/BNNPTNT quy định, chợ đầu mối, chợ đấu giá nông lâm thủy sản phải được công bố hợp quy phù hợp với các quy định kỹ thuật tại Phần 2 của quy chuẩn này căn cứ trên cơ sơ kết quả thực hiện chứng nhận hợp quy của tổ chức chứng nhận đã đăng ký theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp hoặc tổ chức chứng nhận đã được thừa nhận theo quy định của pháp luật. Việc công bố hợp quy thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và Thông tư số 02/2017/TT- BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bồ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012. Phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 6 quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.
|
Tiêu chuẩn kỹ thuật là ‘chìa khóa’ giúp Doanh nghiệp Việt xuất khẩu nông sản vào thị trường quốc tế
Xoay quanh vấn đề làm thế nào để nông sản Việt vươn ra ‘biển lớn’, tại hội thảo “Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản chính ngạch vào các thị trường phát triển”, các chuyên gia kinh tế khẳng định doanh nghiệp (DN) Việt cần đáp ứng các Tiêu chuẩn kỹ thuật để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu cũng như xuất khẩu chính ngạch vào thị trường quốc tế. Cụ thể, công thức phổ biến có thể áp dụng là tiêu chuẩn cộng chuỗi giá trị, công nghệ và thương mại hóa nông sản hiệu quả. DN cần đạt tiêu chuẩn GlobalGAP – một trong những công cụ và tiêu chuẩn để hàng hóa có thể thông hành quốc tế. Tuy nhiên, đạt được tiêu chuẩn mới chỉ là yếu tố ‘cần’, yếu tố ‘đủ’ chính là vấn đề DN phải cam kết và công khai minh bạch thông tin trên thị trường. Giả dụ như việc DN đạt tiêu chuẩn GlobalGAP nhưng không được dán logo mà chỉ được cấp mã số. Việc không cho phép dán GlobalGAP giúp DN tránh tình trạng hàng giả, hàng nhái và sử dụng logo không kiểm soát trên thị trường. Thay vào đó, đối với các sản phẩm đạt GlobalGAP, người tiêu dùng chỉ cần quét mã số này sẽ xác định được sản phẩm có đạt tiêu chuẩn GlobalGAP hay chưa. Ông Phạm Việt Anh, đại diện GlobalGAP tại Việt Nam cho biết, hiện tại tiêu chuẩn GlobalGAP có hai cấp độ là cấp độ cơ bản và trung gian. Tiêu chí mỗi cấp độ có sự khác nhau, như ở cấp độ trung gian sẽ có thêm những tiêu chí về an toàn chất lượng sản phẩm. Để đạt được tiêu chuẩn GlobalGAP, DN cần tuân thủ 3 bước: liên hệ đơn vị tư vấn, được cấp số quản lý của GlobalGAP và cuối cùng là tuân thủ cam kết đạt GlobalGAP. Cùng quan điểm, ông Nguyễn Công Luận, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (ANTESCO) chia sẻ, khi đời sống người dân tăng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, vấn đề an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu tại nhiều quốc gia. Người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến vấn đề truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đòi hỏi các đơn vị sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn như: ISO, GMP, ISO, HACCP, Global Gap, Organic… Bên cạnh đó, bà Vũ Thị Kim Hạnh, Chủ tịch Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam Chất lượng cao cho rằng, ngành nông nghiệp Việt Nam là ngành nông nghiệp giải cứu và trong thực tế thời gian qua đã không ngừng giải cứu nhiều mặt hàng như thanh long, dưa hấu… Trở ngại lớn nhất của DN và nông dân Việt Nam chính là tâm lý đối phó với các cơ quan chức năng chỉ đáp ứng những yêu cầu về chứng nhận tiêu chuẩn liên quan. Bà Hạnh khẳng định, dễ nhìn thấy nhất là tình trạng mua chứng nhận tràn lan, còn quá trình cung ứng sản phẩm thì chỉ đáp ứng thời gian đầu, sau đó chất lượng suy giảm… Ngoài ra, hình thức và mẫu mã bao bì sản phẩm của hàng nông sản Việt Nam chưa được đầu tư đúng mức cũng như tuân thủ quy định xuất khẩu thị trường toàn cầu. Để tiếp cận được thị trường và đến tay người tiêu dùng nước ngoài, nông sản Việt phải đáp ứng được các tiêu chí, tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia của nước sở tại về an toàn và chất lượng. Một sản phẩm tốt, nhưng không có bất kì tiêu chuẩn nào được chứng nhận thì việc tiếp cận các hệ thống phân phối trong nước cũng như thị trường xuất khẩu là vô cùng ‘trắc trở’. Từ đó cho thấy, vai trò của các thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh các nước ngày càng có xu hướng gia tăng rào cản kỹ thuật và bảo hộ thương mại. Đặc biệt, vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản thực phẩm Việt Nam đáp ứng các thị trường phát triển là yếu tố cần thiết giúp mặt hàng này có thể thâm nhập nhiều thị trường xuất khẩu cũng như tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
|
Tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh: Nền tảng phát triển đô thị thông minh bền vững
Tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xây dựng. Hiện dự thảo 5 TCVN trong lĩnh vực này đang trong quá trình góp ý, hoàn thiện để ban hành. Trong bối cảnh Việt Nam cần có một bộ tiêu chuẩn đô thị thông minh để định hình phát triển bền vững đô thị thông minh, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống và dịch vụ cung cấp cho cộng đồng nhằm hướng đến đô thị có tiêu chuẩn an toàn, an sinh tốt hơn an ninh được kiểm soát thì việc học tập kinh nghiệp, tìm kiếm giải pháp đang được các cơ quan chức năng liên quan xúc tiến mạnh mẽ. Tại hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm triển khai các mô hình thực hành tốt về đô thị thông minh của Việt Nam và một số thành phố trên thế giới” do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức, những mô hình thực tiễn từ Singapore, Đài Loan đã được đề cập đến. Ở góc độ một cơ quan được Chính phủ giao xây dựng, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phục vụ phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Hà Minh Hiệp cho biết, trong khuôn khổ APEC SOM 3 năm 2017 tại TP.HCM, với vai trò là Chủ tịch Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (SCSC), Bộ KH&CN đã tổ chức một diễn đàn về đô thị thông minh, đây là cơ hội để các nền kinh tế cùng nhau chia sẻ, nắm bắt được thông tin cập nhật về định hướng phát triển tiêu chuẩn về đô thị thông minh từ các nền kinh tế APEC. “Bộ KH&CN mà cụ thể là Tổng cục từ 2016 đã triển khai nghiên cứu, xây dựng các tiêu chuẩn về đô thị thông minh. Đến nay, hệ thống TCVN phục vụ cho phát triển đô thị thông minh đã được hình thành và đang lấy ý kiến đóng góp của các bộ ngành và chuyên gia”, ông Hiệp cho biết. Trong bối cảnh sắp tới, ông Hiệp nhận định Việt Nam sẽ triển khai đô thị thông minh một cách toàn diện ở các ngành, lĩnh vực. Do đó, Bộ KH&CN sẽ xây dựng bộ tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh sau đó có kế hoạch cụ thể để cho các bộ ngành xây dựng các tiêu chuẩn về các lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ về đô thị thông minh như chiếu sáng thông minh, giao thông thông minh… “Mặc dù Việt Nam có cơ hội học tập kinh nghiệm từ các nước đã xây dựng tiêu chuẩn cũng như triển khai áp dụng và đánh giá tiêu chuẩn, song đây là một lĩnh vực mới, lại áp dụng nhiều thành tựu, sản phẩm công nghệ mới để quản lý thân thiện, hiệu quả hơn nên phải có sự tham gia của khoa học, công nghệ và đội ngũ chuyên gia”, ông Hiệp nói. Hiện, dự thảo 5 TCVN đã được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườn Chất lượng xây dựng trên cơ sở tham khảo ISO và BS. Ông Phùng Mạnh Trường, Phó Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (Tổng cục Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lườn Chất lượng) cho biết, Từ năm 1962 đến 2018, đã có gần 20.000 TCVN (tiêu chuẩn Việt Nam) được công bố, riêng năm 2018 có khoảng trên 800 TCVN. Có nhiều TCVN liên quan đến đô thị thông minh và bền vững trong một số lĩnh vực: môi trường, chất thải, công trình xây dựng, hệ thống quản lý, CNTT và truyền thông, nước sinh hoạt, năng lượng, điện, an toàn, giao thông, mã số mã vạch, nhận dạng dữ liệu tự động, trao đổi dữ liệu … Các TCVN khung về đô thị thông minh sẽ được xem là cơ sở nền tảng thực hiện Đề án phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 – 2025 định hướng đến năm 2030 của Việt Nam. Dự thảo tiêu chuẩn khung về đô thị thông minh: ISO 37100:2016, Đô thị và cộng đồng bền vững – Từ vựng: Các thuật ngữ liên quan đến: Phát triển bền vững, khả năng phục hồi và sự thông minh; tổ chức, đô thị và cộng đồng; quản lý; chất lượng và sự phù hợp; chỉ số và chuẩn đo; hạ tầng và dịch vụ ISO 37104, Phát triển bền vững cho cộng động – Hướng dẫn thực hiện trong thực tiễn tại các đô thị: Hướng dẫn về áp dụng và duy trì hệ thống quản lý sự phát triển bền vững dựa trên các nguyên tắc của ISO 37101, kể cả ISO 37106 và ISO 37120; Thiết lập khuôn khổ phương pháp luận đánh giá có hệ thống về các thành tựu của sự phát triển bền vững ở các đô thị. ISO 37106:2018, Đô thị và cộng đồng bền vững – Hướng dẫn thiết lập mô hình hoạt động của đô thị thông minh cho cộng đồng bền vững: Hướng dẫn cho các nhà lãnh đạo của các đô thị và cộng đồng thông minh về cách thức phát triển mô hình hoạt động mở, hợp tác, lấy người dân làm trung tâm và sử dụng kỹ thuật số cho đô thị của mình để đưa vào thực hiện tầm nhìn của đô thị cho tương lai bền vững; Tập trung vào các quá trình cho phép sử dụng sáng tạo công nghệ và dữ liệu kết hợp với sự thay đổi về tổ chức để có thể giúp cho mỗi đô thị có được tầm nhìn cụ thể cho tương lai bền vững theo những cách thức có hiệu lực, hiệu quả và linh hoạt hơn’ Cung cấp các công cụ mà các đô thị có thể triển khai khi thực hiện tầm nhìn, chiến lược và chương trình chính sách đã được các đô thị xây dựng sau khi áp dụng ISO 37101; Các đô thị chưa cam kết triển khai áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 37101 cũng có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần nội dung quy định của tiêu chuẩn này. ISO 37122, Phát triển bền vững cho cộng đồng – Các chỉ số đối với đô thị thông minh: ISO 37122 bổ sung cho ISO 37120 và thiết lập các chỉ số và định nghĩa về các chỉ số và các phương pháp luận để đo lường và xem xét các khía cạnh và thực hành nhằm giúp các đô thị cải thiện kết quả bền vững về xã hội, kinh tế và môi trường. PAS 183:2017 Đô thị thông minh – Hướng dẫn thiết lập khung ra quyết định để chia sẻ dữ liệu và dịch vụ thông tin: Hướng dẫn về việc thiết lập khung ra quyết định đối với việc chia sẻ dịch vụ dữ liệu và thông tin tại các đô thị thông minh; Hỗ trợ một cách tiếp cận minh bạch để đưa ra các quyết định và tạo lập các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu cụ thể nhằm nhận thức đầy đủ về các lợi ích và giá trị của các dịch vụ dữ liệu và thông tin trong một đô thị.
|
Chất lượng sữa học đường phải đảm bảo quy chuẩn QCVN 5:1/2017
Bộ Y tế nhấn mạnh, sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu. Công văn số 7162/BYT-BM-TE của Bộ Y tế gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường triển khai Chương trình Sữa học đường. Theo đó, Bộ Y tế nhấn mạnh “sản phẩm dùng trong Chương trình Sữa học đường phải sử dụng nguyên liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sữa tươi nguyên liệu” theo Thông tư 29/2017 của Bộ NN&PTNT và QCVN 5:1/2010- BYT, nhằm đảm bảo quyền lợi dinh dưỡng của trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, tiểu học thông qua việc kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng sữa. Tại Thông tư 29/2017 của Bộ NN&PTNT, sữa tươi nguyên liệu để sản xuất sữa học đường phải đảm bảo 9 chỉ tiêu kỹ thuật, trong đó có yêu cầu về chỉ tiêu cảm quan và chỉ tiêu lý, hóa; kim loại nặng; dư lượng thuốc thú y; yêu cầu về bảo quản, vận chuyển… Trong các chỉ tiêu này có 2 điểm cần lưu ý. Thứ nhất là giới hạn về số lượng tế bào soma trong 1 ml sữa không lớn hơn 1.000.000 tế bào. Thứ 2 là yêu cầu về bảo quản, vận chuyển: sữa tươi nguyên liệu luôn được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-6°C.
|
Cơ chế một cửa Quốc gia giúp doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính chỉ còn 1 ngày
Việc kết nối thủ tục hành chính một cửa Quốc gia được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng triển khai trong thời gian qua. Đến nay, 4 thủ tục đã được kết nối theo cơ chế này. Từ cuối năm 2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (Bộ KH&CN) đã kết nối và thực hiện tiếp nhận và xử lý hồ sơ đối với 4 thủ tục hành chính trên Cơ chế một cửa quốc gia, bao gồm: Thủ tục kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ; Thủ tục đăng ký kiểm tra nhà nước về đo lường đối với phương tiện đo, lượng của hàng đóng gói sẵn nhập khẩu; Thủ tục phê duyệt mẫu phương tiện đo nhập khẩu và Thủ tục cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do. Tính đến ngày 17/10/2018 đã có 3.660 lượt hồ sơ được xử lý trên Cơ chế một cửa quốc gia. Trong năm 2018 Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục hoàn thiện kết nối vừa đưa vào thực hiện 2 thủ tục: Thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – xuất khẩu chất phóng xạ và thủ tục cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ – nhập khẩu chất phóng xạ. Đánh giá về hiệu quả khi triển khai cơ chế này, ông Trần Quốc Tuấn – Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu Chuẩn Đo lường Chất lượng) cho biết, nhờ cơ chế một cửa doanh nghiệp đã giảm bớt được thời gian, tiết kiệm được chi phí. “Khi thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến trên Cơ chế một cửa quốc gia, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ giấy trực tiếp tại Cơ quan kiểm tra nhà nước và đồng thời tại Tổ chức đánh giá sự phù hợp nếu chưa có chứng nhận hợp quy, tương đương với 2 bộ hồ sơ và 2 lần nộp hồ sơ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cắt giảm được các bước như nộp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước cho cơ quan làm tờ khai hải quan, sau đó nộp tờ khai hải quan cho Cơ quan kiểm tra nhà nước và Tổ chức đánh giá sự phù hợp cũng như các bước bổ sung hồ sơ khác”, ông Tuấn cho biết. Về nguyên tắc, trên cơ chế một cửa, doanh nghiệp sẽ không phải nộp hồ sơ giấy mà chỉ phải khai thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu một lần qua mạng, hệ thống sẽ gửi thông tin đến các cơ quan liên quan, sau đó nếu hàng hóa phù hợp, kết quả kiểm tra sẽ được gửi đến doanh nghiệp và cơ quan hải quan để thông quan. Doanh nghiệp sẽ không phải mất thời gian nộp hồ sơ như trước đây. Việc này sẽ giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp cũng như cơ quan kiểm tra cũng như các cơ quan liên quan. “Trước đây, thời gian xử lý một bộ hồ sơ đầy đủ mất từ 2-3 ngày. Khi thực hiện xử lý trên Cơ chế một cửa quốc gia, thời gian này giảm xuống còn khoảng 1 ngày”, ông Tuấn cho hay.
|
Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 giúp quản lý và giảm thiểu tai nạn giao thông
Sáng nay, tại Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã diễn ra Hội thảo Khoa học “Phổ biến hướng dẫn áp dụng hệ thống Quản lý an toàn giao thông đường bộ theo tiêu chuẩn TCVN 39001:2014”. Tham dự Hội thảo có Lãnh đạo Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Lãnh đạo Ủy ban ATGT Quốc gia, Đại diện Bộ Y tế, đại diện đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan quản lý Nhà nước về An toàn giao thông, đại diện các trường Đại học, lãnh đạo doanh nghiệp. Theo ông Hà Minh Hiệp, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Hội thảo được tổ chức với mục đích giúp các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam nâng cao nhận thức về an toàn giao thông đường bộ, tiếp cận một cách có hệ thống và an toàn đối với an toàn giao thông đường bộ cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình vận dụng các yêu cầu của Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp. Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 – Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Thế giới ban hành từ năm 2012. Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và hướng dẫn đối với hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ, giúp giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ, có thể áp dụng trong tất cả các khâu từ quy hoạch, thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống giao thông đường bộ. Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 có tác dụng không những đối với doanh nghiệp vận tải mà là công cụ hỗ trợ rất hữu ích cho tất cả các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tới an toàn giao thông, trong lĩnh vực quy định pháp luật, kết cấu hạ tầng giao thông, phương tiện, người lái, ứng phó sau tai nạn, giáo dục an toàn giao thông và bảo hiểm. Xu hướng ứng dụng phương pháp tiếp cận Hệ thống an toàn toàn diện cho giao thông đường bộ, trong đó bao gồm việc áp dụng Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ theo TCVN ISO 39001:2014 đang ngày càng phổ biến trên thế giới. Tại hội thảo, các nhà quản lý, chuyên gia đã trình bày báo cáo về tình hình tai nạn giao thông tại Việt Nam và Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 với các chuyên đề nổi bật như: An toàn giao thông Việt Nam – Thực trạng và giải pháp; Lợi ích việc áp dụng Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 – Hệ thống quản lý an toàn giao thông đường bộ. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thực hiện an toàn giao thông đường bộ theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014. Theo ông Trần Hữu Minh, Đại diện Ủy ban ATGTQG, trong những năm qua tình hình tai nạn giao thông tại Việt Nam đã được kiềm chế, số người chết do tai nạn giao thông đã giảm xuống dưới 9.000 người/năm, nhưng vẫn tiềm ẩn rất nhiều yếu tố gây tai nạn giao thông. Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 là công cụ hỗ trợ hữu ích để các cơ quan quản lý nhà nước tham khảo hoạch định chính sách pháp luật liên quan tới hạ tầng giao thông, phương tiện, người lái, ứng phó sau tai nạn, giáo dục an toàn giao thông và bảo hiểm. Đặc biệt, các doanh nghiệp vận tải có thể áp dụng tiêu chuẩn này vào quản lý an toàn giao thông của doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hồng Phương, Trưởng phòng quản lý chất lượng, Công ty Nitto Denko cho hay, nhờ áp dụng Tiêu chuẩn TCVN ISO 39001:2014 giúp cán bộ công nhân viên có ý thức hơn việc tham gia giao thông một cách an toàn. Cùng với đó, về giờ giấc làm việc cũng được đảm bảo. “Vậy nên năng suất chất lượng, hiệu quả làm việc của cán bộ, công nhân viên được nâng cao hơn. Đó là một trong những nguyên nhân không nhỏ giúp công ty nâng cao năng suất chất lượng và phát triển”, ông Phương chia sẻ.
|
Bất ngờ với loại thẻ cầm tay phát hiện chính xác thực phẩm bẩn tới 96%
Theo tờ Techrunch, thẻ RFID thụ động có kích thước nhỏ, mức giá rẻ, được dùng để để theo dõi và xác định nhiều đối tượng khác nhau. Trong dự án của MIT, thẻ này được dùng để phát hiện chất lượng thực phẩm. Cụ thể, khi được hỗ trợ bởi sóng vô tuyến phát ra từ thiết bị đọc cầm tay, thẻ RFID thụ động sử dụng một ăng-ten tích hợp để truyền tín hiệu radio trở lại thiết bị. Tín hiệu chứa thông tin về danh mục mà thẻ được cập nhật, như số lô hàng, số mẻ sản xuất hoặc ngày sản xuất. Khi thẻ được dán vào sản phẩm, thùng chứa, sóng vô tuyến phát ra từ thẻ sẽ quay trở lại qua vỏ chứa và được biến dạng tinh tế bởi các phân tử và các ion có dữ liệu. Ví dụ, các tín hiệu từ thẻ RFID được dán vào lon nước hoặc không khí sẽ tự thay đổi cho phù hợp để thiết bị đọc nhận được, sau đó giải mã chính xác mà không bị nhầm lẫn. Tuy mới chỉ là nguyên mẫu nhưng thẻ RFID sẽ trở thành công cụ hữu ích cho con người để đảm bảo an toàn thực phẩm trong tương lai. Điều đặc biệt là loại thẻ này còn có thể thay đổi chức năng phù hợp với môi trường được thử nghiệm (các chất gây ô nhiễm có trong thực phẩm) nên nó có thể phát hiện nhanh ô nhiễm, với độ chính xác 96%, sau đó truyền cảnh báo đến điện thoại thông minh của người dùng. Hiện tại, nhóm nghiên cứu tiếp tục hoàn thành bộ dữ liệu các chất gây ô nhiễm và cách các tín hiệu có thể bị thay đổi bởi hình dạng thùng chứa và môi trường xung quanh nhằm giúp thẻ “học theo”, so sánh và đưa ra thông báo chính xác cho người tiêu dùng.
|
Bộ Y tế: 98% lô hàng thực phẩm nhập khẩu không phải tiến hành tiền kiểm
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, tới nay 98% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu là đối tượng quản lý của Bộ Y tế sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu mà thực hiện hậu kiểm khi tiêu thụ trên thị trường. Chiều 17/11, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại đã làm việc với Bộ Y tế. Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, Bộ Y tế là một trong những cơ quan tích cực thực hiện cắt giảm thủ tục hành chính, điều hành hiệu quả việc quản lý giá vật tư y tế, dịch vụ khám chữa bệnh, góp phần giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bộ Y tế đã cắt giảm 72,85% các điều kiện kinh doanh, so với mục tiêu cắt giảm 50% được Chính phủ giao. Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết, thực hiện Quyết định số 1254/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thúc đẩy cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng xuất nhập khẩu, trong năm 2018, Bộ Y tế tiếp tục duy trì hoạt động ổn định, hiệu quả với 4 nhóm thủ tục hành chính đã thực hiện cơ chế một cửa quốc gia trong lĩnh vực dược, an toàn thực phẩm, trang thiết bị y tế. Tuy nhiên đến hết năm nay, Bộ Y tế chỉ kết nối được 17 thủ tục hành chính lên một cửa quốc gia ở các lĩnh vực thiết bị y tế và dược, còn 6 thủ tục còn lại liên quan tới môi trường y tế và an toàn thực phẩm thì trong tháng 1/2019 mới hoàn thành, chậm 1 tháng so với quy định. Về cắt giảm mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành, Thứ trưởng Trương Quốc Cường cho biết, tới nay 98% các lô hàng thực phẩm nhập khẩu là đối tượng quản lý của Bộ Y tế sẽ không phải kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu mà thực hiện hậu kiểm khi tiêu thụ trên thị trường. Tính trên lô hàng nhập khẩu thì 95% số lô hàng đã được cắt giảm kiểm tra chuyên ngành, chỉ còn lại 5% số lô hàng phải kiểm tra, trong khi chỉ đạo của Phó Thủ tướng tại Thông báo số 50/TB-VPCP ban hành đầu năm 2018 là loại bỏ 50% số dòng hàng thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành. Nêu ý kiến kết luận tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho rằng, Bộ Y tế triển khai kết nối các thủ tục với cơ chế một cửa quốc gia còn khá chậm, mới chỉ kết nối được 4/5 nhóm thủ tục hành chính. Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Y tế và các Bộ kết nối các thủ tục hành chính lên cơ chế một cửa quốc gia đúng tiến độ, đồng thời duy trì và tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện các thủ tục. Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ mà Chính phủ, Uỷ ban đã đặt ra với Bộ trong kiểm tra chuyên ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng các tổ chức, cá nhân khác, tạo thuận lợi thương mại nhưng phải bảo đảm ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, nhất là các lĩnh vực liên quan tới sức khoẻcủa người dân mà Bộ Y tế quản lý.
|
EU hỗ trợ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng lực hội nhập cho Việt Nam
Ngày 20/11, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức cuộc họp với Tùy viên Hợp tác Thương mại Phái đoàn Châu Âu . Tại cuộc họp này, hai bên đã thảo luận các vấn đề liên quan tới Chương trình Hỗ trợ hội nhập khu vực ASEAN của Liên minh Châu Âu (ARISE). Đây là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật giúp các nước ASEAN thực hiện sáng kiến hội nhập đặc biệt là xây dựng thị trường chung ASEAN và kế hoạch Tổng thể về Kết nối ASEAN. Dự án có tổng kinh phí tài trợ là 6,4 triệu euro trong đó vốn tài trợ của EU là 6 triệu và đối ứng của Việt Nam (Bộ Công Thương) là 400.000 euro. Mục tiêu tổng thể của Dự án là tăng trưởng kinh tế hòa nhập và giảm nghèo tại Việt Nam, tối đa hóa lợi ích của Việt Nam từ các ưu đãi thương mại với trọng tâm là các hiệp định thương mại trong khu vực FTA Việt Nam – EU. Các hoạt động chính của Dự án ARISE bao gồm: Chương trình tuân thủ các chuẩn mực về kiểm dịch động thực vật; Triển khai Hạ tầng chất lượng quốc gia (NQI); Các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao xuất khẩu sang EU; Triển khai toàn diện Hiệp định FTA Việt Nam – EU. Thời gian thực hiện dự án là đến năm 2023. Liên quan tới vấn đề trên, Chính phủ đã có Quyết định số 1053/QĐ-TTg ngày 22 tháng 8 năm 2018 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án này do Liên minh Châu Âu viện trợ không hoàn lại. Hiện Bộ Công Thương chưa xây dựng Hiệp định tài chính Dự án. Về việc này, phía Việt Nam đã đề xuất sẽ có các phần trao đổi thông tin giữa EU và Việt Nam về các tiêu chuẩn, quy chuẩn, đo lường và quy trình đánh giá sự phù hợp; Phổ biến quy chuẩn kỹ thuật, quy trình đánh giá sự phù hợp các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam thông qua tổ chức hội nghị, hội thảo, khóa đào tạo và các chương trình truyền thông bên cạnh sự hỗ trợ của Cổng thông tin hỗ trợ xuất khẩu của EU (EU Helpdesk) Xây dựng năng lực cho các tổ chức đánh giá sự phù hợp hướng tới mục tiêu công nhận và chứng nhận trong các lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu được lựa chọn; Tăng cường mạng lưới các phòng thử nghiệm và nâng cao năng lực các tổ chức thử nghiệm trong các lĩnh vực hỗ trợ xuất khẩu được lựa chọn. Trên cơ sở đó, Dự án đã dự thảo TOR cho phần nội dung đầu tiên: đánh giá về cơ sở hạ tầng chất lượng dành cho các ngành công nghiệp xuất khẩu. Tại cuộc họp giữa hai bên, đại diện phía Tổng cục TCĐLCL đề xuất với phía phái đoàn Châu Âu về nhiều hoạt động trong hợp phần này nhằm tối đa hóa kinh phí dành cho NQI. Đồng thời, đề xuất các lĩnh vực như Đồ gỗ; Điện – điện tử; Thực phẩm đóng gói; Thủy sản, nông sản. Đề xuất tập trung hỗ trợ công tác quản lý, ví dụ như xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn, xúc tiến thương mại nhằm nâng cao năng suất chất lượng và giúp cho hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu được thuận lợi; Nâng cao năng lực về kỹ thuật, máy móc thiết bị và nguồn lực nhân sự cho các phòng thử nghiệm tại Việt Nam để đáp ứng các yêu cầu theo chuẩn quốc tế và được các tổ chức chứng nhận của nước ngoài chấp nhận kết quả thử nghiệm cho một số mặt hàng chủ chốt như trên là vô cùng cấp thiết giúp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Xây dựng và triển khai Chương trình đảm bảo đo lường cho doanh nghiệp sản xuất về mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như gỗ, điện điện tử, thủy sản, nông sản; Triển khai và áp dụng, công bố sử dụng dấu định lượng, chứng nhận tự nguyện lượng của hàng đóng gói sẵn cho các sản phẩm đóng gói sẵn đối với các sản phẩm nông sản, thủy sản xuất khẩu.
|
QR Code – công cụ lật tẩy chiêu trò gian lận thương mại trên thị trường gas
Vốn là lĩnh vực kinh doanh béo bở, tình hình gian lận thương mại trên thị trường gas và khí hóa lỏng ngày càng diễn biến phức tạp… Bởi vậy, việc truy xuất nguồn gốc gas trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết. Chia sẻ tại hội thảo “Thách thức và Triển vọng thị trường gas” vừa được tổ chức mới đây, ông Đỗ Trọng Hiếu, Phó trưởng phòng Phân phối hàng hóa và dịch vụ thương mại, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, việc bảo vệ thị trường gas Việt Nam đã được thực hiện từ khoảng 10 năm nay nhưng thực tế vẫn chưa thể xử lý triệt để. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đặc biệt, có nhiều vấn đề như hệ thống văn bản pháp lý chưa chặt chẽ, chưa có chế tài đủ mạnh để răn đe các đối tượng gian lận. Ông Trần Trọng Hữu, Tổng Thư ký Hiệp hội Gas Việt Nam phân tích: Khi bước chân vào thị trường kinh doanh gas, thương nhân phải đầu tư rất lớn, lên đến hàng trăm tỷ đồng vào bình gas. Thực tế họ là chủ sở hữu bình gas, đăng ký nhãn hiệu, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm định định kỳ theo quy định và phải chịu trách nhiệm về an toàn khi sử dụng bình gas. Tuy nhiên, với hàng trăm ngàn bình nên chủ sở hữu rất khó khăn trong công tác quản lý. Trong khi đó, các đối tượng kinh doanh trái phép lại không chịu sự quản lý này và thu lợi bất chính bằng cách giả các nhãn hiệu lớn, uy tín, hoán cải bình gas, chiếm giữ bình gas trái pháp luật. Dù công tác kiểm tra xử lý hành vi vi phạm ngày càng tăng nhưng không xuể vì đối tượng gian lận có rất nhiều mánh khóe để qua mặt cơ quan chức năng. Trên thực tế, việc xử lý vỏ bình gas bị tịch thu diễn ra khác nhau, tùy từng địa phương dù cùng một hành vi vi phạm. Ví như có nơi trả lại bình gas cho đối tượng vi phạm (sau khi phạt vi phạm hành chính), có nơi đem tiêu hủy, có địa phương trả lại chủ sở hữu, có địa phương lại mang bán đấu giá, điều này gây ra nhiều hạn chế về hiệu quả, hiệu lực về thực thi pháp luật kinh doanh gas. Do đó, theo đại diện Hiệp hội Gas Việt Nam, để tăng cường các biện pháp phòng chống gian lận thương mại trong kinh doanh gas, cần phải xây dựng và ban hành Thông tư về việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với một số hành vi vi phạm kinh doanh gas. Đánh chú ý, việc thu gom vỏ bình gas, sang chiết, nạp trái phép… là hành vi vi phạm phổ biển nhất hiện nay, cần phải tịch thu bình gas vi phạm trả lại chủ sở hữu. Ngoài ra, còn một cách có thể tiến hành quản lý thị trường gas để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp kinh doanh chân chính. Đó là truy xuất nguồn gốc. Ông Trần Hữu Tuấn, Trưởng phòng Phát triển Kinh doanh Công ty Alttek Global JSC cho rằng, có thể áp dụng các công cụ truy xuất nguồn gốc, sử dụng QR Code để quản lý từ khâu xuất nhập hàng đại lý đến các sản phẩm bán lẻ. Ông Tuấn khẳng định, bằng một chiếc điện thoại thông minh, người tiêu dùng hoàn toàn có thể kiểm tra đơn giản, nhanh chóng xem bình gas sử dụng trong gia đình có phải hàng sở hữu chính hãng hay không, tương tự như truy xuất nguồn gốc các mặt hàng nông sản đang được áp dụng khá rộng rãi hiện nay.
|
Camera an ninh có lỗ hổng gây mất an toàn thông tin
Theo đánh giá của Cục An toàn thông tin, trên thị trường có nhiều thiết bị kết nối (IoT) như camera an ninh, router, máy in và thiết bị VoIP trôi nổi không đảm bảo an toàn thông tin, tồn tại các lỗ hổng dễ bị khai thác, tấn công. Ông Nguyễn Huy Dũng – Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin cho biết, camera ip, router (bộ định tuyến), máy in và thiết bị VoIP là những thiết bị IoT có lỗ hổng an ninh mạng nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, riêng camera giám sát được sử dụng tại Việt Nam hiện có 316.712 thiết bị đang tồn tại lỗ hổng gây nguy cơ mất an toàn thông tin. 3 nhà sản xuất có thiết bị camera đang được sử dụng tại Việt Nam tồn tại lỗ hổng nhiều nhất là Hikvision (hơn 210.000 thiết bị), Dahua (gần 50.000) và Avtech (khoảng 20.000). Cùng với đó, 5 tỉnh- thành của Việt Nam hiện đang có số lượng camera an ninh tồn tại lỗ hổng nhiều nhất lần lượt là: Hà Nội (gần 60.000 thiết bị), TP Hồ Chí Minh (gần 48.000), Hải Phòng (gần 7.000), Đà Nẵng (hơn 4.500) và Thái Nguyên (hơn 2.700). Thống kê cho thấy, đến hết tháng 12/2017, có khoảng 7.000 loại mã độc, phần mềm độc hại (một nửa trong số đó được phát hiện trong năm 2017) được thiết kế riêng để tấn công các thiết bị IoT. Đặc biệt là, trước thời điểm bùng nổ xu hướng IoT, việc tấn công làm gián đoạn dịch vụ (DDOS) cần rất nhiều thời gian chuẩn bị để huy động một số lượng lớn thiết bị. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện nay cách thức tấn công đó trở nên vô cùng dễ dàng do các lỗ hổng của các thiết bị IoT thường được cập nhật tương đối chậm. Hướng giải quyết trước mắt, theo đề xuất của các chuyên gia bảo mật, Việt Nam cần xây dựng hệ thống giám sát quốc gia để nhận biết những cuộc tấn công sử dụng các thiết bị IoT một cách nhanh nhất, sau đó tiến hành vô hiệu hóa máy chủ điều khiển để ngăn chặn hành vi tấn công này. Cùng với đó, ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật, danh sách thiết bị IoT đang sử dụng phổ biến đã qua thẩm định để tổ chức, cá nhân lựa chọn. Ở góc độ người tiêu dùng, cần hết sức cảnh giác và cẩn thận lựa chọn khi mua sắm các thiết bị IoT, đặc biệt là những thiết bị quan trọng như bộ phát Wi-Fi, camera giám sát, khóa cửa thông minh…, vì một khi chúng bị hack sẽ có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trước khi mua một sản phẩm IoT, cần tra cứu các đánh giá của cộng đồng người sử dụng trên Internet về lịch sử tồn tại lỗ hổng bảo mật của thiết bị, khả năng cung cấp các bản vá lỗ hổng của nhà sản xuất.
|
Bộ Công Thương ‘siết’ hoạt động kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất khẩu
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư 39/2018/TT-BCT quy định kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa xuất khẩu trước và sau khi cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định nước nhập khẩu và việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của thương nhân. Theo Thông tư, việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa thực hiện theo các phương thức sau: 1. Kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa; 2. Kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất. Việc kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện trong trường hợp sau: Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra xuất xứ hàng hóa; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa; cơ quan chức năng khác trong nước đề nghị phối hợp khi có lý do nghi ngờ hoặc phát hiện dấu hiệu gian lận xuất xứ hàng hóa. Về nội dung kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đã cấp hoặc đã phát hành, Thông tư nêu rõ: Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước rà soát hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa do cơ quan, tổ chức cấp C/O lưu trữ hoặc do thương nhân lưu trữ và yêu cầu thương nhân cung cấp chứng từ, tài liệu liên quan để xác thực nội dung sau: Thẩm quyền của cơ quan, tổ chức cấp C/O, quy trình, thủ tục, hồ sơ cấp C/O; tính đầy đủ, hợp lệ trong việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa của thương nhân xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo quy định của pháp luật về xuất xứ hàng hóa… Thông tư của Bộ Công Thương cũng quy định việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất được thực hiện trong các trường hợp sau: Cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu đề nghị kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất khi kết quả kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nêu tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này chưa đủ căn cứ để xác định xuất xứ hàng hóa hoặc khi có lý do nghi ngờ gian lận xuất xứ hàng hóa. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước tiến hành kiểm tra, xác minh, quản lý rủi ro và chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp: Trước khi cấp C/O; trước khi cấp văn bản chấp thuận tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc cấp mã số chứng nhận xuất xứ hàng hóa; sau khi đã cấp hoặc đã phát hành chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Nội dung kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa tại cơ sở sản xuất gồm: Tình trạng hoạt động của thương nhân bao gồm thương nhân đang hoạt động, tạm ngừng kinh doanh, chuyển quyền sở hữu, giải thể hay phá sản theo quy định của pháp luật. Sự tồn tại của cơ sở sản xuất, trụ sở văn phòng phù hợp với thông tin đăng ký hồ sơ thương nhân. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, thị trường nhập khẩu nguyên liệu, thị trường xuất khẩu hàng hóa trước thời điểm kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa. Năng lực sản xuất, tình trạng máy móc, địa điểm lưu kho, nhân công. Thông tin về hàng hóa, nguyên liệu, nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp hàng hóa xuất khẩu hoặc nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/12/2018.
|
Thủ tướng quyết hàng loạt chính sách cho công nghiệp hỗ trợ
Đặt mục tiêu tới năm 2030 có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam, Thủ tướng cho rằng cần học hỏi “ý chí lớn” của người Nhật Bản, Hàn Quốc trong phát triển công nghiệp hỗ trợ và giao nhiều nhiệm vụ cụ thể cho các bộ ngành. Đánh giá cao các ý kiến phát biểu tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) Việt Nam sáng nay, 19/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu “mỗi người một kinh nghiệm tốt” để có Nghị quyết của Chính phủ về phát triển CNHT. Về tổng thể bức tranh CNHT của Việt Nam, Thủ tướng cho rằng, năng lực sản xuất sản phẩm CNHT trong nước dần được cải thiện, đáp ứng một bước tiến trình nội địa hóa của các ngành sản xuất, cụ thể là 40-45% cho ngành dệt may, da giầy, 10-20% cho sản xuất, lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ, 15% điện tử tin học, viễn thông, 5% cho điện tử chuyên dụng và công nghệ cao. Thủ tướng lấy ví dụ, Samsung có tỷ lệ sản xuất trong nước, bao gồm cả FDI và doanh nghiệp Việt Nam, trước đây bằng 0 thì nay trên 30%. “Đây được xem là một thành công, chứ người ta cứ nói Samsung là 100% nước ngoài, đó là nhầm lẫn”, Thủ tướng nhấn mạnh. Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng, cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế như chúng ta chưa có ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai trò dẫn dắt, nhiều ngành công nghiệp ưu tiên phát triển không đạt mục tiêu đề ra, cho nên CNHT kém phát triển. Tỷ lệ nội địa hóa các ngành công nghiệp còn ở mức thấp. Nguyên nhân được xác định là thiếu chính sách đủ mạnh để tăng cường năng lực doanh nghiệp công nghiệp tư nhân, chưa tạo lập được môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi, minh bạch, ổn định, cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. “Công tác xác nhận ưu đãi dự án sản xuất sản phẩm CNHT thuộc danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển mới có 23 giấy xác nhận ưu đãi. Thấp quá!”, Thủ tướng bày tỏ. “Bộ Công Thương cần rà lại xem đã sát chưa, đúng chưa để làm cơ sở giải quyết chính sách đối với CNHT”. Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong nước chưa đủ lực để tham gia vào chuỗi cung ứng, sản xuất toàn cầu, nhất là khi trình độ công nghệ của Việt Nam còn khoảng cách so với các nước cùng khu vực, trong khi vẫn còn tư duy sản xuất sản phẩm khép kín. Một hạn chế nữa Thủ tướng chỉ ra là nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao khi “nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng chuyên môn mới là điều quyết định”. Theo Thủ tướng, nguyên nhân là do nội dung đào tạo tại các trường kỹ thuật lạc hậu, không gắn với thực tiễn sản xuất, chưa đáp ứng được yêu cầu. “Vì sao Trường Hải Ô tô phát triển được, vì có trường đào tạo có quy mô, chất lượng tốt, ngay trong tập đoàn của mình”, Thủ tướng lấy ví dụ. Theo Thủ tướng, sự gắn kết của doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp FDI còn hạn chế, một số doanh nghiệp FDI chưa chú trọng phát triển các nhà cung cấp nội địa. Trước phân tích trên, Thủ tướng bày tỏ mong muốn Việt Nam cần phải đón bắt sự chuyển hướng của các nhà đầu tư, các nhà sản xuất để Việt Nam thành một công xưởng sản xuất, có thể của châu Á, của thế giới hay của ASEAN. Tinh thần là làm sao Việt Nam thành một cứ điểm cho sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia. Để có thành công này, Thủ tướng cho rằng, phát triển CNHT cần có tinh thần như đội bóng quốc gia Việt Nam do HLV Hàn Quốc Park Hang-seo dẫn dắt với tầm nhìn chiến lược về bố trí đội hình, dành nguồn lực, cả thể lực và trí lực, “chứ bình bình thì làm sao thành công được”. “Các bộ, ngành, địa phương có tinh thần làm việc đó không. Các doanh nghiệp Việt Nam ngồi đây đã thành công và tiếp tục hàng vạn doanh nghiệp khác có muốn làm với tinh thần đó không”. Phải đưa tinh thần thể thao như thành công của đội tuyển Việt Nam vào kinh tế. Nhìn nhận người Nhật Bản, Hàn Quốc có ý chí lớn phát triển đất nước, Thủ tướng cho rằng, cần học hỏi tinh thần đó trong phát triển CNHT của Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh phải nghiên cứu phát triển, áp dụng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên số vào thực tế ở Việt Nam, trong CNHT. “Chúng ta không thể làm hết tất cả các phụ tùng, chi tiết liên quan nhưng nếu ô tô anh làm được 40-45% chi tiết phụ tùng thành công thì đã thành công căn bản CNHT”. Thủ tướng đề nghị làm rõ hơn vai trò của các doanh nghiệp đầu tàu trong việc hỗ trợ, dẫn dắt doanh nhiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển và lần thứ 3 tại Hội nghị Thủ tướng nhắc lại “các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến nghiên cứu và phát triển”. Bộ Công Thương, các bộ chức năng chủ trì nghiên cứu, đề xuất các trung tâm nghiên cứu phát triển này. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để xây dựng 3 Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp. Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu, đề xuất các ưu đãi, hỗ trợ về vốn, tín dụng để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển, trong thời hạn từ 5 năm đến 10 năm. Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét điều chỉnh cơ chế tiếp cận Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia theo hướng thông thoáng và nhanh gọn, đơn giản hơn đối với doanh nghiệp CNHT. Phát triển doanh nghiệp hỗ trợ phải lấy thị trường khu vực và thế giới làm mục tiêu phát triển để cạnh tranh, Thủ tướng giao các bộ liên quan trình Thủ tướng hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển CNHT Việt Nam, nhất là chính sách thuế, đất đai, tín dụng… Sau Hội nghị này, với sự hướng dẫn của Bộ Công Thương, một số địa phương cần có chương trình hành động để phát triển CNHT. Thủ tướng nêu một số giải pháp lớn. Thứ nhất, phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước thực sự trở thành một động lực quan trọng trong phát triển công nghiệp đất nước nói chung, đặc biệt chú trọng khởi nghiệp sáng tạo định hướng đầu tư vào CNHT. Bởi “không ai làm thay doanh nghiệp trong phát triển CNHT”. Doanh nghiệp Việt Nam phải có khát vọng gia nhập chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị. Giải pháp lớn thứ hai là nhân lực công nghiệp, nhất là trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, kỷ nguyên số này. “Các địa phương, doanh nghiệp tính, các ngành, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phải tính vấn đề này. Đào tạo theo nhu cầu là rất quan trọng”. Thứ ba là khoa học công nghệ, doanh nghiệp công nghệ. Phải coi đây là khởi nghiệp sáng tạo để tạo mọi điều kiện cho sự phát triển CNHT ở địa phương. “Chúng ta nói có nhỏ mới có lớn, nhỏ phục vụ lớn, lớn tạo điều kiện cho nhỏ”. “Hiện nay, thiếu đất quy hoạch bảo đảm hạ tầng, mặt bằng, môi trường để phát triển các ngành công nghiệp nói chung và đặc biệt là CNHT. Cho nên các đồng chí phải quy hoạch khu công nghiệp đủ tiêu chuẩn, bây giờ nhuộm may như thế thì địa phương nào cũng từ chối, sợ môi trường, anh phải quy hoạch riêng ra hay xử lý tiêu chuẩn chứ không có làm sao được”, Thủ tướng nói. Thủ tướng đã giao Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền xử lý các kiến nghị của các doanh nghiệp về các vướng mắc trong thực hiện các quy định về thuế, phí, thủ tục hoàn thuế, khấu trừ thuế, hải quan. Nghiên cứu sửa đổi Nghị định 125 năm 2017, xem xét miễn thuế tiêu thụ đặc biệt cho tỷ lệ phần trăm linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước để khuyến khích CNHT phát triển và giảm giá xe cho người tiêu dùng
|
Bộ KH&CN công bố ban hành tiêu chuẩn đầu tiên về tro, xỉ nhiệt điện
Bộ Khoa học và Công nghệ vừa công bố tiêu chuẩn quốc gia về tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp – TCVN 12249:2018. Triển khai Quyết định 1696/QĐ-TTg ngày 23/9/2014 về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và Đề án đẩy mạnh xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng của Chính phủ theo Quyết định số 452/QĐ-TTg ngày 12/4/2017, mục tiêu chung đến năm 2020 phải xử lý, sử dụng tro, xỉ thạch cao bảo đảm đáp ứng lượng tồn trữ tại bãi chứa của từng nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón nhỏ hơn tổng lượng phát thải của 2 năm sản xuất, Bộ KH&CN (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) với sự chủ động tích cực, đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, thẩm định và ban hành tiêu chuẩn TCVN 12249:2018 tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp – Yêu cầu chung. TCVN 12249:2018 Quy định một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với tro xỉ nhiệt điện hỗn hợp, tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp bao gồm: thông số ô nhiễm và mức giới hạn trong nước chiết từ tro xỉ nhiệt điện phải đáp ứng yêu cầu quy định đối với nước thải công nghiệp, độ trương nở thể tích và chỉ số hoạt độ phóng xạ an toàn. Việc ban hành TCVN 12249:2018 “Tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp – Yêu cầu chung” nhằm mục đích giám sát và kiểm tra chất lượng đối với Tro xỉ nhiệt điện, hỗn hợp tro xỉ nhiệt điện đốt than làm vật liệu san lấp. Góp phần giải quyết tình trạng tro, xỉ đang tồn đọng tại bãi thải của các Nhà máy nhiệt điện hiện nay. Theo ông Nguyễn Văn Khôi – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tiêu chuẩn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, việc tiêu chuẩn TCVN 12249:2018 tro xỉ nhiệt điện làm vật liệu san lấp được ban hành sẽ xử lý căn bản, hiệu quả khối lượng phát thải tro xỉ từ các trung tâm nhiệt điện để đảm bảo dung tích kho bãi chứa trong hoạt động vận hành nhà máy cần đặt ra hiện nay. Theo đó, giải pháp sử dụng tro xỉ làm vật liệu san lấp nền là khả thi, tiêu thụ được khối lượng lớn tro xỉ làm vật liệu thay thế các nguồn vật liệu thiên nhiên khác có ý nghĩa thực tiễn, kinh tế và làm giảm tác động môi trường.
|
Thủ tướng chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Chỉ thị số 30/CT-TTg về nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ, ngành, địa phương. Thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có những chỉ đạo quyết liệt các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã triển khai và đạt được một số kết quả quan trọng trong việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh, thiết lập và vận hành nền hành chính phục vụ, đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và tăng cường cung cấp dịch vụ công trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu khẩn trương ban hành kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo các nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 08/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ; thành lập hoặc kiện toàn tổ chức, nhiệm vụ Bộ phận Một cửa và chỉ đạo bố trí trụ sở, trang thiết bị của Bộ phận Một cửa các cấp bảo đảm sự thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính; chuyển giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông từ Sở Nội vụ sang Văn phòng UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đúng quy định tại Nghị định số 92/2017/NĐ-CP. Các bộ, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ rà soát, đề xuất các thủ tục hành chính thực hiện liên thông và xây dựng trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình thực hiện liên thông thủ tục hành chính, danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận và giải quyết tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện. Thực hiện rà soát, công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền có thể giao cho cấp tỉnh, huyện, xã tiếp nhận hồ sơ. Xây dựng Cổng dịch vụ công trực tuyến và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, thuận tiện, dễ sử dụng cho người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, có thể khai thác được trên các thiết bị di động thông minh. Chuẩn hóa, thống nhất quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính trong phạm vi của Bộ, tỉnh trên tinh thần cải cách mạnh mẽ và tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp. Cuối năm 2019, 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được cập nhật, theo dõi tình hình thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh. Việc xây dựng dịch vụ công trực tuyến phải lấy người sử dụng làm trung tâm, bảo đảm tính thân thiện, đơn giản, dễ sử dụng. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp trong việc thực hiện và giải quyết dịch vụ công trực tuyến. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ kịp thời cập nhật các thủ tục hành chính thuộc phạm vi, chức năng quản lý nhà nước lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính để UBND các tỉnh, thành phố có cơ sở công bố danh mục, niêm yết công khai thủ tục hành chính thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố; tổ chức kết nối tích hợp hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công do bộ, cơ quan ngang Bộ xây dựng với hệ thống thông tin một cửa điện tử, cổng dịch vụ công của địa phương. Trước 1/11/2019, khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng tại địa phương đưa ra tiếp nhận và giải quyết tại Trung tâm phục vụ hành chính công, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp huyện; những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ, cơ quan ngang Bộ có thể phân cấp cho địa phương quyết định; những thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành có thể giao cho địa phương tiếp nhận hộ.
|
Bộ trưởng Tài chính: Cắt giảm thủ tục hành chính, xóa bỏ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp
Cải cách hành chính trong lĩnh vực tài chính-ngân sách, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Bộ Tài chính quan tâm, đẩy mạnh. Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, thời gian qua, công tác cải cách thể chế của Bộ Tài chính luôn được gắn với công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật tài chính, qua đó hệ thống pháp luật tài chính đã có bước hoàn thiện quan trọng với số lượng lớn các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới. Với nhiều cách làm sáng tạo như một luật sửa nhiều luật, một nghị định sửa nhiều nghị định và một thông tư sửa nhiều thông tư, có nhiều văn bản đã tác động mạnh mẽ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, cải thiện môi trường kinh doanh và tạo cơ sở pháp lý để đơn giản hoá thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, hiện đại hoá quản lý, qua đó đã từng bước chuyển đổi phương thức quản lý từ tiền kiểm sang hậu kiểm, cũng như minh bạch thông tin, quy trình, thủ tục để triển khai thực hiện. Trong giai đoạn 2011 – 2015, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 14 dự án luật; 4 nghị quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; đồng thời đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 99 nghị định, 109 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 1.104 thông tư, thông tư liên tịch. Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội 4 dự án luật; 3 nghị quyết của Quốc hội, 5 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đồng thời đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 111 nghị định, 28 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 551 thông tư. Đồng thời, Bộ Tài chính đã kịp thời chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các yêu cầu về cải cách thủ tục hành chính (TTHC) như: Gắn công tác cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh với công tác cải cách thể chế; Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành mới các TTHC theo quy định của pháp luật ngay từ khâu dự thảo; Chủ động rà soát, cắt giảm và nâng cao chất lượng TTHC trong lĩnh vực tài chính, nhất là TTHC liên quan tới người dân, doanh nghiệp; Công khai, minh bạch tất cả các TTHC. Theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, giai đoạn 2011-2015, đã thực hiện rà soát cắt giảm 248 TTHC và đơn giản hóa đối với 962 TTHC. Tính đến cuối năm 2015 bộ TTHC lĩnh vực tài chính đã được cắt giảm, đơn giản hóa còn lại 1045 TTHC (trong đó: lĩnh vực thuế: 395 TTHC, lĩnh vực hải quan: 219 TTHC, lĩnh vực chứng khoán: 161 TTHC, lĩnh vực KBNN: 57 TTHC và lĩnh vực tài chính khác: 213 TTHC). Từ năm 2016 đến nay đã thực hiện rà soát cắt giảm 174 TTHC và đơn giản hóa 888 TTHC. Kết quả tính đến tháng 10/2018, bộ TTHC lĩnh vực tài chính còn lại 987 TTHC (trong đó: bao gồm: lĩnh vực thuế: 298 TTHC, lĩnh vực hải quan: 183 TTHC, lĩnh vực chứng khoán: 184 TTHC, lĩnh vực KBNN: 22 TTHC và lĩnh vực tài chính khác: 300 TTHC). Để tiếp tục thực hiện công tác CCHC, trọng tâm là kiểm soát TTHC, Bộ Tài chính đã chỉ đạo rà soát, đơn giản hóa, cắt giảm, bãi bỏ những TTHC không cần thiết, gây khó khăn cho tổ chức, cá nhân. Hiện, Bộ Tài chính đã xây dựng được phương án cắt giảm trên 140 TTHC và đơn giản hóa 28 TTHC ở các lĩnh vực: Thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, chứng khoán và lĩnh vực tài chính khác. Đồng thời, hiện nay Bộ Tài chính đang trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, dự kiến sẽ cắt giảm 117 điều kiện kinh doanh trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài chính. Theo lãnh đạo Bộ Tài Chính, công tác cải cách TTHC, cắt giảm điều kiện kinh doanh được triển khai quyết liệt, nhiều TTHC được cắt giảm, đơn giản hóa, giảm thời gian thực hiện và chi phí tuân thủ, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, các chỉ số nộp thuế, chỉ số giao dịch thương mại qua biên giới cải thiện được thứ bậc xếp hạng. Những kết quả cải cách của Bộ Tài chính đã góp phần tác động tích cực đến việc cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia được xã hội, cộng đồng người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.
|
Kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải theo ‘chuẩn’ nào?
Theo đó, hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải đáp ứng nguyên tắc như: Chỉ những tổ chức được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới mới được phép hoạt động kiểm định xe cơ giới; Tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới. Tính độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính được hiểu: Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý; tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bảo dưỡng, sửa chữa xe cơ giới không nắm giữ cổ phần hoặc góp vốn trên 10% của tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. Nghị định quy định tổ chức đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, nhân lực theo quy định và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm do Bộ Giao thông vận tải ban hành được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định xe cơ giới. Về cơ sở vật chất, dây chuyền kiểm định, Nghị định quy định các điều kiện về mặt bằng, xưởng kiểm định, dây chuyền kiểm định. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định một số điều kiện về nhân lực. Theo đó, nhân lực trong đơn vị đăng kiểm phải đảm bảo các điều kiện sau: 1- Mỗi dây chuyền kiểm định phải có tối thiểu 03 đăng kiểm viên, trong đó có ít nhất một đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao; 2- Có phụ trách dây chuyền kiểm định. Mỗi phụ trách dây chuyền kiểm định chỉ được phụ trách tối đa hai dây chuyền kiểm định; 3- Có lãnh đạo đơn vị đăng kiểm và nhân viên nghiệp vụ đáp ứng các quy định. Về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên, Nghị định số 139/2018/NĐ-CP cũng quy định rõ về điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới, đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao. Đối với điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao, Nghị định quy định về trình độ chuyên môn phải tốt nghiệp đại học chuyên ngành đào tạo kỹ thuật cơ khí, trong chương trình đào tạo đại học phải có đầy đủ các nội dung (Lý thuyết ô tô, Cấu tạo ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Bảo dưỡng kỹ thuật ô tô, Động cơ đốt trong và Điện ô tô hoặc các nội dung tương đương); là đăng kiểm viên xe cơ giới có kinh nghiệm tối thiểu 36 tháng; có kết quả đánh giá đạt yêu cầu nghiệp vụ đăng kiểm viên xe cơ giới bậc cao theo quy định của Bộ Giao thông vận tải. Kết quả đánh giá được thể hiện trên Biên bản theo mẫu quy định. Nghị định quy định lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Nghị định cũng quy định rõ số lượng xe cơ giới được kiểm định của đơn vị đăng kiểm. Theo đó, số lượng xe cơ giới được cấp giấy chứng nhận kiểm định trong ngày (tính trong 08 giờ làm việc) phải thỏa mãn đồng thời các quy định sau: 1- Trường hợp một đăng kiểm viên kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 xe; trường hợp nhiều đăng kiểm viên cùng kiểm tra một xe trên dây chuyền kiểm định thì số lượng xe không quá 20 lần số lượng đăng kiểm viên. 2- Không quá 90 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại I và không quá 70 xe đối với một dây chuyền kiểm định loại II. Trường hợp dây chuyền kiểm định loại II chỉ sử dụng để kiểm định xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg thì số lượng xe kiểm định được áp dụng như đối với dây chuyền loại I.
|
Cách mạng 4.0 và vai trò quan trọng của tiêu chuẩn hóa
Sáng nay 10/10/2018, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) đã tổ chức Lễ kỷ niệm Ngày Tiêu chuẩn thế giới. Với thông điệp “Tiêu chuẩn quốc tế và Cách mạng 4.0”, Ngày Tiêu chuẩn thế giới năm nay nhấn mạnh về tốc độ thay đổi nhanh chóng mà cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại những cơ hội cũng chứa đựng những thách thức riêng. Theo đó, robot và trí tuệ nhân tạo sẽ ngày càng đảm nhiệm nhiều hơn những công việc trước đây do con người thực hiện, công nghệ chế tạo đắp lớp sẽ thay đổi cách tạo ra hàng hóa và cung cấp khả năng “in mọi thứ”. Và khi mọi thứ từ máy bay đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ được kết nối kỹ thuật số thì lỗ hổng bảo mật dữ liệu và hậu quả của sự vi phạm cũng tăng theo cấp số nhân. Và lúc này tiêu chuẩn quốc tế sẽ trở thành giải pháp để đảm bảo an toàn và giảm thiểu rủi ro. Đồng thời, tiêu chuẩn bảo mật có thể giúp cho dữ liệu an toàn hơn và ngăn chặn vấn đề tin tặc. Các tiêu chuẩn an toàn cho robot sẽ giúp việc tương tác với con người trở nên dễ dàng hơn… Phát biểu tại Lễ Kỷ niệm, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Trần Văn Vinh cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của tiêu chuẩn trong đời sống kinh tế- xã hội của Việt Nam. Tiêu chuẩn không chỉ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn là cơ sở, định hướng công nghệ để các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh áp dụng vào doanh nghiệp của mình. Đánh giá về xu hướng tất yếu của cuộc CMCN 4.0, Tổng cục trưởng Trần Văn Vinh cho rằng, cuộc CMCN 4.0 đang đến gần cùng với những công nghệ mới thì tiêu chuẩn càng thể hiện vai trò của mình trong việc đi sâu, đi sát và cùng đồng hành phát triển. Do đó, việc xây dựng tiêu chuẩn, đáp ứng tiêu chuẩn và áp dụng tiêu chuẩn là việc hết sức cần thiết để hài hòa tất cả các yêu cầu của công nghệ mới trong cuộc CMCN 4.0 đang đến rất gần. Ông Vinh cho biết, trong thời gian tới lĩnh vực ưu tiên xây dựng tiêu chuẩn sẽ là: Đô thị thông minh. IT, Tự động hóa, giao thông thông minh, truy suất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ số hóa, kiểm soát môi trường và phát triển hệ thống TCVN cho sản xuất thông minh sẽ tập trung vào tiêu chuẩn khung, tiêu chuẩn hệ thống quản lý và tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ. Hiện Bộ KH&CN đã đẩy mạnh đổi mới trong các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp khởi nghiệp; Tập trung nghiên cứu, chuyển giao và áp dụng các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0; Rà soát lại các chương trình, đề án, nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo hướng CMCN 4.0. Phối hợp với các bộ, ngành khác về chọn lựa sản phẩm chủ lực… Đề cập đến vấn đề sản xuất thông minh tại Việt Nam từ góc độ TCĐLCL, ông Cao Việt Bách – Vụ Đo lường cho hay, hiện các doanh nghiệp Việt Nam cũng tích cực triển khai áp dụng khoa học công nghệ để tiến tới sản xuất thông minh và tự động hóa. Một số tập đoàn trong nước tập trung vốn và công nghệ mà điển hình có tập đoàn Vingroup với sản phẩm ô tô Vinfast. Thương hiệu ô tô “Made in Viet Nam” Vinfast vừa góp mặt tại Triển lãm quốc tế về Công nghiệp 4.0 – Industry 4.0 summit 2018. Đề cập về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn tại các doanh nghiệp trong cuộc CMCN 4.0, ông Phạm Ngọc Bích – Phó TGĐ Công ty Thiết bị điện (THIBIDI) chia sẻ, tiêu chuẩn hoá trong cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng phù hợp với đổi mới công nghệ, thiết bị tự động hoá cao… giúp cho quá trình sản xuất nhanh hơn, tốn ít sức người hơn, thu thập dự liệu đầy đủ hơn, chi phí giảm, chất lượng đảm bảo, năng suất cao và giá thành giảm. “THIBIDI áp dụng tiêu chuẩn hoá phù hợp với công nghệ tự động hoá cao, từ công nghệ lõi tôn, quấn dây, vỏ thùng, sơn tự động, thí nghiệm… có thể kết nối và truyền dữ liệu qua hệ thống máy tính. Tiêu chuẩn hóa nhằm đạt được mức độ trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định. Mục đích của tiêu chuẩn hóa nhằm tạo thuận lợi cho trao đổi thông tin; đơn giản hóa, thống nhất hóa tạo thuận lợi phân công, hợp tác sản xuất, tăng năng suất lao động, thuận tiện khi sử dụng sửa chữa; đảm bảo vệ sinh, an toàn cho người sử dụng, người tiêu dùng và thúc đẩy thương mại toàn cầu”, ông Bích chia sẻ. Khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tiêu chuẩn, đại diện Công ty DAIKIN Việt Nam, ông Lê Ngọc Quỳnh – GĐ Maketing cho rằng, tiêu chuẩn giúp tạo ra sân chơi lành mạnh, công bằng giữa các doanh nghiệp, các nhà sản xuất. Có tiêu chuẩn, vị thế doanh nghiệp được nâng cao cũng như tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Tiêu chuẩn hóa giúp các nhà sản xuất hội nhập và nâng cao cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận những thông tin về sản phẩm nhằm kiểm chứng cũng như đưa ra đựa lựa chọn đúng đắn. Hiện DAIKIN Việt Nam đang là doanh nghiệp đi đầu trong công tác tham gia xây dựng và phát triển hệ tiêu chuẩn quốc gia.
|
Hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành phải có đầy đủ TC, QC kỹ thuật
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Kế hoạch hành động thúc đẩy Cơ chế một cửa quốc gia, Cơ chế một cửa ASEAN, cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và tạo thuận lợi thương mại giai đoạn 2018 – 2020. Mục tiêu của Kế hoạch là tất cả các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất, nhập, quá cảnh được thực hiện thông qua Cơ chế một cửa quốc gia dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến cấp độ 4. Toàn bộ các cơ quan Chính phủ liên quan trực tiếp và gián tiếp sử dụng thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải được kết nối và chia sẻ thông tin quản lý nhà nước thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cải cách toàn diện công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo nguyên tắc chỉ kiểm tra tại cửa khẩu đối với các mặt hàng tác động đến an toàn xã hội, an ninh quốc gia, môi trường đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, phải kiểm dịch hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. Đối với các mặt hàng khác, việc kiểm tra về chất lượng, hợp chuẩn, hợp quy chuyển sang hậu kiểm hoặc dựa trên đánh giá mức độ tuân thủ doanh nghiệp, mức độ rủi ro của hàng hóa theo từng thời kỳ và phải dựa trên hệ thống các tiêu chuẩn, Quy chuẩn cụ thể; trường hợp không thể ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có phương pháp kiểm tra công khai, minh bạch. Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể là đến năm 2019, triển khai các thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia có số lượng giao dịch nhiều, tác động lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức và người dân đạt ít nhất 80% tổng số các thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Đến hết năm 2020, hoàn thành triển khai tất cả các thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. 100% các thủ tục hành chính thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia thu phí, lệ phí bằng phương thức điện tử. Các chứng từ điện tử (Giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia được sử dụng khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan. Thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN và các trao đổi, xử lý chứng từ thương mại với các nước, khối – cộng đồng kinh tế theo các thỏa thuận và cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hoàn thiện về cơ chế quản lý hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới. Năm 2018 và các năm tiếp theo, tiếp tục cắt giảm và đơn giản hóa danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải quản lý và kiểm tra chuyên ngành trước khi thông quan; cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra chuyên ngành tại cửa khẩu xuống dưới 10%. Năm 2019, tất cả các lô hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành trước thông quan phải có đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chí kiểm tra.
|
Việt Nam đón vị khách quốc tế thứ 15 triệu, hoàn thành mục tiêu lớn
Vào lúc 11.30′ ngày 19/12, tại Cảng tàu quốc tế Hạ Long (Hạ Long, Quảng Ninh), Bộ VHTT&DL, Tổng cục Du lịch đã thực hiện lễ đón vị khách quốc tế thứ 15 triệu đến Việt Nam. Vị khách quốc tế thứ 15 triệu đến Việt Nam là ông James Copenec mang quốc tịch Mỹ, đến Việt Nam bằng đường tàu biển và cập cảng tàu khách du lịch quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh) trên chuyến tàu Celebrity Millennium thuộc hãng tàu Royal Caribean. Cùng với vị khách 15 triệu, hai vị khách 14.999.999 và 15.000.001 mang quốc tịch Bỉ và Nhật Bản cũng được ban tổ chức tặng quà cùng kỷ niệm chương của ngành du lịch Việt Nam. Ba vị khách may mắn này đến Hạ Long trong cùng một chuyến tàu trên hành trình du lịch bằng tàu biển theo hải trình Singapore-Laemchabang-Phú Mỹ-Chân Mây-Hạ Long-Hongkong. Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu chào mừng các vị khách quý, chúc các vị khách được tận hưởng những giờ phút thoải mái nhất trong kỳ nghỉ tại Việt Nam. Bộ trưởng cảm ơn các vị khách quốc tế đã chọn Việt Nam là điểm đến du lịch và rất mong được tiếp tục chào đón các vị quay trở lại Việt Nam du lịch, nghỉ dưỡng cũng như giới thiệu cho bạn bè, người thân biết đến một Việt Nam xinh đẹp, thân thiện và mến khách. Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo ngành du lịch Việt Nam, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện chân thành cảm ơn sự chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, sự phối hợp, hỗ trợ của các cấp, các ngành, các địa phương đối với ngành du lịch trong thời gian qua. Đặc biệt là sự tham gia của mỗi người dân, luôn mở rộng vòng tay chào đón bạn bè du khách với những nụ cười, cử chỉ thân thiện tạo cho du khách những trải nghiệm khó quên khi đi du lịch tại Việt Nam. Năm 2018, hoạt động quảng bá xúc tiến, mở rộng thị trường du lịch diễn ra sôi động. Hình ảnh du lịch Việt Nam đang ngày càng tạo ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế bởi các kỳ quan thiên nhiên thế giới, danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, hạ tầng cơ sở hiện đại, chất lượng dịch vụ được nâng cao, nhiều công trình du lịch Việt Nam đã được đón nhận giải thưởng quốc tế danh giá… Do đó mục tiêu Việt Nam đạt mốc 15 triệu lượt khách quốc tế cho cả năm 2018 đã sớm trở thành hiện thực. Đây được xem là dấu mốc quan trọng của ngành trong năm, góp phần khẳng định Việt Nam đang và sẽ là một điểm đến hấp dẫn, an toàn và thân thiện trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, là tiền đề để du lịch Việt Nam phấn đấu mục tiêu định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2018 này, cùng với mục tiêu đón trên 15 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ khoảng 80 triệu lượt khách nội địa, du lịch Việt Nam còn dự kiến tổng thu từ khách du lịch sẽ đạt 620.000 tỷ đồng.
|
Đề xuất 23 hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện, Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm. Dự thảo quy định, Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện và Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm được xây dựng dựa trên tiêu chí lựa chọn cụ thể về các yêu cầu cần thiết nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người. Hoạt động thể thao đáp ứng một trong các tiêu chí sau được lựa chọn vào Danh mục hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện: a- Có sử dụng vũ khí thể thao và công cụ hỗ trợ; b- Đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp, yêu cầu tập luyện nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người. Có 23 hoạt động thể thao bắt buộc có người hướng dẫn tập luyện như sau: Tập luyện và thi đấu Trượt ván địa hình; tập luyện và thi đấu Leo núi nhân tạo; tập luyện và thi đấu Fitness; tập luyện và thi đấu Kiếm thể thao; tập luyện và thi đấu Bắn súng; tập luyện và thi đấu Bắn cung; tập luyện và thi đấu Bắn đĩa bay; tập luyện và thi đấu Thể dục dụng cụ; tập luyện và thi đấu Thể dục nhào lộn (trên mặt lưới có lò xo); tập luyện và thi đấu Đua ngựa vượt chướng ngại vật; tập luyện và thi đấu Lân trên mai hoa thung; tập luyện và thi đấu Bơi; tập luyện và thi đấu Bơi nghệ thuật; tập luyện và thi đấu Bóng nước; tập luyện và thi đấu Nhảy cầu; tập luyện và thi đấu Lặn; tập luyện và thi đấu Lướt ván diều trên biển; tập luyện và thi đấu Lướt ván buồm trên biển; tập luyện và thi đấu Rowing; tập luyện và thi đấu Canoeing; tập luyện và thi đấu Kayak; tập luyện và thi đấu Thuyền buồm; tập luyện và thi đấu Thuyền truyền thống. Bên cạnh đó, hoạt động thể thao đáp ứng các tiêu chí sau được lựa chọn vào Danh mục hoạt động thể thao mạo hiểm: a- Được thực hiện trong điều kiện nguy hiểm; cần phải được ứng cứu, sơ cứu, cấp cứu khẩn cấp ngay sau khi xảy ra tai nạn thể thao nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro, thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe của con người; b- Đòi hỏi tuân thủ nghiêm ngặt phương pháp, yêu cầu tập luyện nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của con người. 13 hoạt động thể thao mạo hiểm gồm: Tập luyện và thi đấu Dù lượn có động cơ; tập luyện và thi đấu Dù lượn không động cơ; tập luyện và thi đấu Diều bay có động cơ; tập luyện và thi đấu Diều bay không động cơ; tập luyện và thi đấu Leo núi tự nhiên; tập luyện và thi đấu Lặn biển; tập luyện và thi đấu Mô tô nước; tập luyện và thi đấu Ô tô thể thao; tập luyện và thi đấu Mô tô thể thao; tập luyện và thi đấu Xe đạp địa hình; tập luyện và thi đấu Đua ngựa tốc độ; tập luyện và thi đấu Lân leo cột; tập luyện và thi đấu Thuyền vượt thác. Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
|
Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Kon Tum năm 2018
Tối 14/12, tại thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum đã khai mạc Tuần Văn hóa- Du lịch Kon Tum lần thứ 4 năm 2018. Diễn ra từ ngày 14 – 17/12, Tuần Văn hóa – Du lịch Kon Tum lần thứ 4 năm 2018 thu hút trên 700 nghệ nhân, nghệ sĩ của 10 Đoàn trong tỉnh và 8 tỉnh bạn tham gia. Trong đêm khai mạc, với chủ đề nghệ thuật “Sắc thắm Pơ lang”, người dân và du khách được đắm mình trong không khí lễ hội của 7 dân tộc bản địa Xê đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ – Triêng, Brâu, Rơ Măm và H’rê; đến với miền đại ngàn huyền thoại rộn ràng trong “Đêm hội làng hồ”; cùng chứng kiến sự đổi thay của quê hương Kon Tum qua 105 năm hình thành và phát triển. Phát biểu tại lễ khai mạc, bà Trần Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum khẳng định, đây là sự kiện quan trọng mở ra nhiều cơ hội thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Ngoài giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc; tôn vinh, quảng bá về văn hóa – con người – Tây Nguyên, những đặc trưng văn hóa trong mạch nguồn di sản “Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên”, về tiềm năng phát triển du lịch Kon Tum đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế; Tuần Văn hóa còn tạo cơ hội cho các doanh nghiệp du lịch giới thiệu những sản phẩm mới, kích hoạt, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, góp phần đưa văn hóa – du lịch trở thành động lực phát triển kinh tế – xã hội bền vững của từng địa phương. Trong thời gian diễn ra Tuần Văn hóa – Du lịch Kon Tum, cùng với hoạt động xúc tiến đầu tư, có 6 hoạt động lớn được tổ chức, đó là: Lễ hội đường phố; Liên hoan văn hóa ẩm thực; Triển lãm di sản văn hóa, trải nghiệm các trò chơi dân gian; Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian; Giới thiệu các sản phẩm du lịch và tổ chức tour du lịch dã ngoại./.
|
Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch (Quỹ) là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đại diện chủ sở hữu. Chức năng, nhiệm vụ của Quỹ là xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí tổ chức triển khai hoạt động xúc tiến du lịch và hỗ trợ các hoạt động phát triển du lịch theo quy định của Luật Du lịch, phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam. Quản lý, sử dụng các nguồn ngân sách nhà nước cấp, các nguồn tài trợ, đóng góp tự nguyện của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các nguồn hợp pháp khác để triển khai các hoạt động của Quỹ; có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá các nhiệm vụ do Quỹ bố trí kinh phí; thực hiện chế độ báo cáo, quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán và các quy định liên quan đến hoạt động của Quỹ. Chịu sự thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Cơ cấu tổ chức của Quỹ bao gồm: Chủ tịch Quỹ; Giám đốc Quỹ và bộ máy giúp việc; Kiểm soát viên. Vốn điều lệ của Quỹ là 300 tỷ đồng, được ngân sách trung ương cấp trong 3 năm đầu sau khi thành lập. Việc cấp vốn thực hiện sau khi Quỹ có các văn bản pháp lý của cấp có thẩm quyền ban hành về tổ chức, bộ máy, chế độ kế toán. Kinh phí hoạt động hằng năm do ngân sách trung ương cấp bằng 10% tổng số thu nộp ngân sách hằng năm từ nguồn thu phí cấp thị thực và các giấy tờ có liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài và bằng 5% tổng số thu nộp ngân sách hằng năm từ nguồn thu phí thăm quan.
|
Lễ hội văn hóa Pháp tại Hà Nội
Lễ hội Balade en France diễn ra từ ngày 14 đến ngày 16/12 tại Tượng đài Lý Thái Tổ sẽ mang đến không gian Paris đầy hoa lệ và náo nhiệt, giúp du khách trải nghiệm văn hóa nước Pháp ngay giữa lòng Hà Nội. Lễ hội Balade en France do UBND TP Hà Nội cùng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức. Đây là sự kiện kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Pháp và Việt Nam và kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác chiến lược. Sự kiện lần này sẽ quy tụ nhiều nghệ sĩ nổi tiếng qua chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ của Việt Nam và Pháp cùng nhiều sinh viên, học sinh Việt Nam thực hiện. Đặc biệt, du khách sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, độc đáo cùng các sản phẩm thủ công, nông sản đặc biệt của Pháp tại 60 gian hàng của lễ hội. Nhiều hoạt động thú vị về ngày Giáng sinh cũng sẽ được tổ chức, kết hợp cùng cách bài trí đặc trưng của đường phố Paris sẽ mang đến không khí náo nhiệt, rực rỡ của đất nước mang vẻ đẹp hoa lệ bậc nhất Châu Âu. Tại buổi khai mạc lễ hội tối 14/12, sẽ có nghi thức thắp sáng “Cây thông lời hứa” với sự tham gia của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Bertrand Lortholary và Bộ trưởng Y tế Việt Nam Nguyễn Thị Kim Tiến. “Cây thông lời hứa” cao 6m, được ghép bởi nhiều chai nhựa đã qua sử dụng, nhằm truyền tải thông điệp công chúng chung tay bảo vệ môi trường. Nhân dịp này, Đại sứ quán Pháp cũng mong muốn tổ chức sự kiện theo cách tương thích với chương trình dự án “Đại sứ quán xanh” nhằm hạn chế tối đa tác động lên môi trường. Ông Bertrand Lortholary Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, lễ hội Balade en France lần đầu tiên diễn ra tại Hà Nội sẽ là một sự kiện thân tình và gần gũi với chủ đề giới thiệu văn hóa và nghệ thuật sống phong cách Pháp cùng các sản phẩm nông nghiệp thực phẩm của Pháp. Đại sứ hi vọng, trong thời gian 3 ngày diễn ra Lễ hội, người dân Thủ đô và du khách sẽ có dịp khám phá các sản phẩm tuyệt hảo của Pháp, tham dự lễ hội lớn, trải nghiệm văn hóa của đất nước châu Âu này ngay giữa lòng Hà Nội.
|
Phát triển du lịch bền vững để nhà đầu tư, du khách đến Việt Nam không thất vọng
Chiều 6/12, tại trụ sở Chính phủ, tiếp một số nhà đầu tư quốc tế ngành du lịch sang Việt Nam dự Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018, Thủ tướng cho biết, phát triển du lịch bền vững để nhà đầu tư, du khách đến Việt Nam không thất vọng về sự phát triển ấy, chứ phát triển bừa bãi, với tốc độ nóng quá, không quản lý tốt, sẽ gây hậu quả xấu. Hoan nghênh các nhà đầu tư sang thăm Việt Nam, Thủ tướng cho biết, Việt Nam có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, coi đây là một ngành kinh tế mũi nhọn và “các bạn đã đúng khi chọn đầu tư vào lĩnh vực này tại Việt Nam”. Tuy nhiên, theo Thủ tướng, mặc dù du lịch tăng trưởng tốt nhưng còn dưới tiềm năng, quy mô còn nhỏ so với các nước lân cận trong khu vực. Vậy đâu là điểm nghẽn khiến tăng trưởng chưa tốt so với tiềm năng, Thủ tướng bày tỏ mong muốn lắng nghe ý kiến góp ý của các nhà đầu tư về vấn đề này. Là người đầu tiên phát biểu tại cuộc tiếp, ông Tony Fernandes, nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc Hãng hàng không giá rẻ Air Asia cho biết, đến nay, hãng đã đưa 10 triệu khách du lịch tới Việt Nam. Ông đề xuất Chính phủ Việt Nam tiếp tục đổi mới chính sách visa, làm sao thông thoáng, thuận tiện hơn nữa. Bên cạnh đó, cần có chính sách thu hút đầu tư để làm các nhà ga mới, nhất là nhà ga phục vụ hàng không giá rẻ khi mà công trình này không đòi hỏi quy mô, chi phí đầu tư lớn. Ông cho biết dự định sẽ hợp tác với phía đối tác Việt Nam trong phát triển lĩnh vực hàng không tại Việt Nam. Ý kiến các nhà đầu tư cũng nhìn nhận Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển du lịch và thời gian qua, Việt Nam đã có sự phát triển tuyệt vời trong lĩnh vực này. Các nhà đầu tư cho rằng, Việt Nam cần mở rộng diện miễn visa; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, không đi theo lối mòn, không nên làm theo số đông với việc sao chép mô hình từ các nước khác. Cần tăng cường đào tạo, nâng cao nhận thức cho người dân về làm du lịch. Cho rằng Việt Nam có cơ hội quảng bá du lịch qua các sự kiện lớn như giải đua xe F1 sẽ tổ chức tại Hà Nội vào năm 2020, hay thông qua các bộ phim quay ở Việt Nam như “Kong: Đảo đầu lâu”, nhà đầu tư góp ý, cần mời các đạo diễn nước ngoài hay các nhân vật nổi tiếng tới Việt Nam. Nêu rõ thương hiệu và marketing là yếu tố quan trọng, nhà đầu tư từ Tập đoàn tư vấn BCG cho rằng, cơ quan du lịch Việt Nam cần mở rộng mạng lưới trụ sở, đại diện của mình ở nước ngoài, nhất là tại các thị trường du lịch chính. Một đại biểu đến từ Singapore góp ý, với bờ biển dài và nhiều đảo, Việt Nam có thể phát triển du lịch du thuyền và phía Singapore có thể hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này… Đánh giá cao các ý kiến góp ý, Thủ tướng cho biết, du lịch Việt Nam thời gian qua có được một số thành công, như có những cơ sở vật chất rất quan trọng cho phát triển du lịch. Tuy nhiên, bên cạnh thành công đó, theo Thủ tướng, vẫn còn những mặt chưa làm tốt, “chúng tôi chưa hài lòng”, như các nhà đầu tư góp ý. Do đó, yêu cầu về sự đồng bộ, độc đáo để không nhàm chán là rất quan trọng trong phát triển du lịch. Thủ tướng nêu rõ, phát triển du lịch bền vững để nhà đầu tư, du khách đến Việt Nam không thất vọng về sự phát triển ấy, chứ phát triển bừa bãi, với tốc độ nóng quá, không quản lý tốt, sẽ gây hậu quả xấu. Nhất trí với ý kiến của các nhà đầu tư, Thủ tướng nêu ra một số điểm để phát triển du lịch Việt Nam như tiếp tục thực hiện chính sách thị thực cởi mở. Phát triển, nâng cấp hạ tầng hàng không, trong đó mở cửa bầu trời, tự do hàng không là chủ trương quan trọng. Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết, nhiều chuyến bay đã được tăng cường để đưa người hâm mộ từ TPHCM ra Hà Nội để xem trận bán kết AFF Cup tối nay giữa đội bóng Việt Nam và Philippines. Thủ tướng cũng nhất trí cho rằng, cần tăng cường quảng bá, xúc tiến du lịch, đào tạo nguồn nhân lực về du lịch, phát triển cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí. Thủ tướng đã hoan nghênh kết quả của Diễn đàn Cấp cao Du lịch Việt Nam 2018 sáng nay, 6/12. Được biết, 5 thỏa thuận thương mại trị giá gần 2 tỷ USD đã được ký kết giữa các đối tác quốc tế và các doanh nghiệp Việt Nam./.
|
Cơ cấu lại ngành du lịch
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt đề án “Cơ cấu lại ngành du lịch đáp ứng yêu cầu phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Phấn đấu là quốc gia có ngành du lịch phát triển hàng đầu Đông Nam Á Mục tiêu cơ cấu lại ngành du lịch nhằm khai thác tối đa lợi thế về sản phẩm, thị trường, các nguồn lực, hệ thống quản lý ngành, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam, lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; phấn đấu là quốc gia trong nhóm nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Đề án phấn đấu đến năm 2025 tổng thu từ khách du lịch đạt 45 tỷ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 27 tỷ USD, ngành du lịch đóng góp trên 10% GDP; tạo ra 6 triệu việc làm, trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp; nâng dần tỷ lệ lao động trực tiếp phục vụ du lịch được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ và kỹ năng đạt 70%; đón và phục vụ 30 – 32 triệu lượt khách du lịch quốc tế, trên 130 triệu lượt khách du lịch nội địa. Hệ thống sản phẩm du lịch hình thành rõ nét, đặc sắc, đa dạng, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam và có thương hiệu, nhất là tại các khu vực động lực phát triển du lịch; năng lực đón tiếp tại các khu, điểm du lịch được nâng cao, đặc biệt trong các khu du lịch phức hợp quy mô lớn; du lịch thông minh được áp dụng rộng rãi; từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Phát triển các sản phẩm du lịch mới Để đạt được những mục tiêu trên, trong thời gian tới, ngành du lịch sẽ tập trung khai thác các thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao, nghỉ dưỡng dài ngày; đẩy mạnh thu hút phân khúc thị trường khách du lịch theo một số loại hình du lịch chuyên đề mà Việt Nam có lợi thế như du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo (MICE), du lịch golf, du lịch ẩm thực; ưu tiên phát triển những sản phẩm du lịch có giá trị gia tăng cao và tăng cường trải nghiệm của khách du lịch; tiếp tục phát triển mạnh các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo có lợi thế về tự nhiên và văn hóa, gắn với các khu vực động lực phát triển của du lịch Việt Nam; phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng như các sản phẩm du lịch sáng tạo, du lịch chuyên đề, du lịch mua sắm, du lịch cộng đồng. Cơ cấu lại doanh nghiệp du lịch theo hướng khuyến khích các doanh nghiệp du lịch quy mô lớn, có thương hiệu trong và ngoài nước phát triển thành lực lượng nòng cốt, giữ vai trò định hướng phát triển sản phẩm, thị trường du lịch, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, có giá trị cao; tập trung phát triển số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, tăng cường tính kết nối trong chuỗi giá trị du lịch; thúc đẩy phát triển các mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ thông tin, du lịch thông minh, du lịch sáng tạo, du lịch cộng đồng; xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, hệ thống doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực cạnh tranh cao đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế…
|
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025. Mục tiêu đến năm 2020 hoàn thành việc số hóa toàn bộ các dữ liệu về hướng dẫn viên du lịch, doanh nghiệp lữ hành quốc tế, cơ sở lưu trú trong cả nước do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương quản lý; hình thành hệ thống thông tin số về khu, điểm du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch và khách du lịch; phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các địa bàn du lịch trọng điểm trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch dịch tự động ra các ngôn ngữ phổ biến; kết nối liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương và doanh nghiệp du lịch;… Đến năm 2025 phát triển đồng bộ hệ sinh thái du lịch thông minh gắn với Hệ tri thức Việt số hóa và các mô hình đô thị thông minh; thúc đẩy ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý du lịch ảo và các công nghệ tiên tiến khác phục vụ du khách, cộng đồng, doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm 4 quốc gia dẫn đầu về năng lực cạnh tranh du lịch của khu vực Đông Nam Á. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Đề án là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số hỗ trợ khách du lịch trước và sau chuyến đi. Cụ thể, nâng cấp Cổng thông tin du lịch Việt Nam, bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ, sinh động về các điểm đến, sản phẩm và dịch vụ du lịch; tích hợp các ứng dụng hỗ trợ du khách xây dựng chương trình, đặt và thanh toán dịch vụ du lịch trực tuyến theo nhu cầu cá nhân; tiếp nhận phản hồi và xử lý phản hồi của khách du lịch. Bên cạnh đó, xây dựng nội dung, chủ đề, phát động các chiến dịch quảng bá du lịch qua mạng xã hội, hướng đến các thị trường mục tiêu cụ thể của du lịch Việt Nam; tổ chức chương trình khảo sát cho những người viết trên mạng xã hội về du lịch, phóng viên Việt Nam và quốc tế để phát triển nội dung số quảng bá du lịch Việt Nam. Phát triển ứng dụng xây dựng nội dung, tự động cập nhật thông tin cho khách du lịch sau chuyến đi; hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ thông tin lớn trong nước và nước ngoài để thực hiện truyền thông, quảng cáo qua nhiều kênh thông tin như tin nhắn, các ứng dụng phổ biến, nhạc chờ, chữ ký cuộc gọi. Phát triển điểm đến du lịch thông minh Nhiệm vụ và giải pháp khác là nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch, phát triển điểm đến du lịch thông minh. Trong đó, chuẩn hóa nội dung số giới thiệu về điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch tiêu biểu của địa phương; phát triển ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh; ứng dụng công nghệ thực tế ảo, thực tế tăng cường và các công nghệ tiên tiến khác nhằm tăng giá trị và sức hấp dẫn của điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch. Phát triển ứng dụng hỗ trợ khách du lịch của du lịch Việt Nam có khả năng theo sát hành trình, chủ động cung cấp thông tin phù hợp đáp ứng nhu cầu của du khách trong suốt hành trình du lịch; phát triển các ứng dụng hỗ trợ thanh toán thuận lợi trên thiết bị di động thông minh cho khách du lịch như thẻ tích điểm thanh toán đa năng, ứng dụng thanh toán trực tuyến, ứng dụng thanh toán bằng mã QR; phát triển các ứng dụng báo cáo, thống kê tự động liên thông từ các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ du lịch đến các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, tích hợp kết nối với các ngành, lĩnh vực liên quan, trước mắt là xuất nhập cảnh, hàng không, ngoại giao, thương mại, ngân hàng. Ngoài ra, nâng cao chất lượng dữ liệu thông tin và dịch vụ trên các chuyến bay, cửa khẩu, cảng hàng không, cảng biển quốc tế và trong nước; khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp viễn thông xây dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ du khách và các ứng dụng công nghệ thông minh nhằm quảng bá điểm đến, sản phẩm, dịch vụ du lịch; xây dựng, phát triển các ứng dụng giám sát, cảnh báo an toàn, hỗ trợ khách du lịch trong những trường hợp cần sự trợ giúp, trường hợp khẩn cấp.
|
Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam”
Từ ngày 23 đến ngày 25/11, Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam – 2018” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam (Số 2 Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam” sẽ diễn ra các nội dung hấp dẫn, hứa hẹn thu hút du khách trong và ngoài nước gồm: Triển lãm chung chủ đề “Hành trình di sản văn hóa Việt Nam”; không gian trưng bày của các tỉnh, thành phố đại diện vùng miền tham gia với chủ đề “Di sản văn hóa các vùng miền”; trưng bày “Áo dài Việt Nam”; trưng bày chuyên đề “Vinh danh các nghệ nhân lĩnh vực nghề”. Trong khuôn khổ triển lãm còn có các hoạt động giao lưu văn hóa, biểu diễn nghệ thuật như: Đêm hội “Tôn vinh Di sản văn hóa Việt Nam”; chương trình giao lưu học sinh, sinh viên với chủ đề “Tuổi trẻ với di sản văn hóa dân tộc”; Thi vẽ tranh “Thiếu nhi với Di sản văn hóa Việt Nam”; Hội thảo “Những vấn đề di sản văn hóa nghề và làng nghề truyền thống của Hà Nội và các tỉnh lân cận”, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, hàng nông sản địa phương… Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam – 2018” là hoạt động văn hóa nghệ thuật nhằm tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc của các vùng miền, đặc biệt là di sản Việt Nam được UNESCO công nhận với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế; là hoạt động xã hội sâu rộng, thể hiện trách nhiệm, tinh thần yêu nước, niềm tự hào của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ với di sản văn hóa của đất nước, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Triển lãm “Không gian Di sản văn hóa Việt Nam-2018″ là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm tôn vinh, quảng bá tới bạn bè quốc tế các giá trị di sản văn hóa và thiên nhiên đặc sắc của Việt Nam, đặc biệt là những di sản đã được tổ chức Unesco vinh danh.
|
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 14
Ngày 20/12/2018, tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc đã diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam – Hàn Quốc lần thứ 14 (VKEMM-14). Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Môi trường Hàn Quốc Cho Myung Rae chủ trì Hội nghị. Tham gia Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị liên quan trực thuộc hai Bộ. Việt Nam và Hàn Quốc: hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và bảo tồn đa dạng sinh học Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Môi trường Việt Nam – Hàn Quốc VKEMM-14, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với Ngài Bộ trưởng Cho Myung Rae nói riêng và Bộ Môi trường Hàn Quốc nói chung về sự đón tiếp nồng hậu và chu đáo dành cho Đoàn công tác của Việt Nam. Vinh dự được dẫn đầu Đoàn đại biểu Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam đến thăm và tham dự Hội nghị VKEMM-14; cùng với tiến trình thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương giữa hai nước trong những năm gần đây, Bộ trưởng Trần Hồng Hà cho rằng: ”Trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện được ký kết giữa hai Bộ vào tháng 4/2018 là tiền đề để Việt Nam và Hàn Quốc triển khai hợp tác sâu rộng trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên nước, khí tượng thủy văn và bảo tồn đa dạng sinh học”. Trong quá trình làm việc giữa hai Bên, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Môi trường Hàn Quốc trong việc hợp tác và hỗ trợ tích cực cho Việt Nam phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực quản lý môi trường, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn, thông qua các chương trình đào tạo, trao đổi chuyên gia và các dự án hỗ trợ nghiên cứu phát triển và chuyển giao công nghệ tài nguyên và môi trường. “Trên cơ sở những hỗ trợ này, Việt Nam đã triển khai các hoạt động như: sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về Khắc phục ô nhiễm và Cải thiện môi trường, các hoạt động phục hồi đất và nước ngầm bị ô nhiễm…, thể hiện sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu” - Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói. Đánh giá cao về tầm quan trọng của Hội nghị, nhằm điểm lại các kết quả hợp tác trong giai đoạn vừa qua; đồng thời là cơ hội để cùng trao đổi thống nhất các hoạt động hợp tác cụ thể trong năm 2019 trong khuôn khổ Bản ghi nhớ hợp tác toàn diện năm 2018, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nêu lên bốn nội dung ưu tiên đó là: Thứ nhất, ưu tiên hỗ trợ Việt Nam trong việc sửa đổi, hoàn thiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và các tài liệu quy phạm pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam. Thứ hai, tăng cường hợp tác hơn nữa về đào tạo và nâng cao năng lực cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Thứ ba, mở rộng thực hiện các dự án hợp tác chung trong các lĩnh vực môi trường, biến đổi khí hậu, quản lý nước và nước thải, bảo tồn đa dạng sinh học. Thứ tư, thiết lập được một khung khổ hoạt động hợp tác song phương cơ bản về chia sẻ lợi ích đôi bên cùng có lợi trong lĩnh vực bảo tồn và sử dụng đa dạng sinh học giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Báo cáo tình hình kết quả hợp tác đạt được năm 2017-2018 giữa Bộ Môi trường Hàn Quốc và Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Môi trường Hàn Quốc đã báo cáo, đánh giá toàn diện về các hoạt động hợp tác đã thực hiện giữa hai Bên trong năm 2017-2018. Ông Phạm Phú Bình, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam cũng đã báo cáo, bình luận thêm về các hoạt động hợp tác nổi bật giữa hai Bộ liên quan đến tiếp nhận chuyên gia; đào tạo, nâng cao năng lực và trao đổi cán bộ; tiếp cận, nghiên cứu và sửa đổi hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; hỗ trợ doanh nghiệp môi trường; hợp tác song phương trong lĩnh vực khí tượng thủy văn; chia sẻ kinh nghiệm về “mua sắm công xanh”; các đề xuất Kế hoạch hành động triển khai hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường giữa hai Bộ trong năm 2019. Tại Hội nghị, đại diện các đơn vị đầu mối phối hợp của hai Bộ đã cùng thảo luận, đề xuất và đưa ra các nội dung, giải pháp thực hiện Kê hoạch hoạt động hợp tác giữa hai Bên trong năm 2019.
|
Hội nghị COP24: Thống nhất việc thực thi Thỏa thuận Paris
Ngày 16/12, đại diện gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã đạt được đồng thuận về các quy định nhằm thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đây là kết quả quan trọng của Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu COP24 ở Ba Lan. Vượt qua sự chia rẽ về chính trị, sau hai tuần đàm phán căng thẳng và kéo dài hơn so với kế hoạch, cuối cùng Hội nghị COP24 đã đạt được sự đồng thuận về cơ chế hướng dẫn, hiện thực hóa các mục tiêu đề ra trong Thỏa thuậnParisnăm 2015. Mục tiêu là thực hiện Thỏa thuận Parisnăm 2015 về biến đổi khí hậu là nhằm hạn chế phát thải lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, giữ mức tăng nhiệt độ của Trái đất cho đến cuối thế kỷ 21 ở mức từ 1,5 – 2oC. Ông Michal Kurtyka, Chủ tịch Hội nghị COP24 cho biết: “Bây giờ là 1h sáng, tôi rất vui mừng thông báo chúng tôi đã được được thành công lịch sử trong việc đạt được kiến nghị về chính sách và hành động trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Tôi rất vui vì đã được tất cả các bên nhất trí thông qua”. Văn kiện đạt được hôm nay là sự cố gắng vượt bậc của các Bộ trưởng và đại diện các nước tham dự Hội nghị, đặc biệt trong những ngày cuối cùng. Trong đó có sự đóng góp tích cực của Việt Nam.Phát biểu tại Hội nghị, Trưởng Đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã đề xuất các giải pháp thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Hai tuần vừa qua, là những ngày vấn đề đàm phán vô cùng khó khăn do quan điểm khác nhau giữa các nước, đặc biệt là các nước phát triển và đang phát triển trong việc thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Thỏa thuận đạt được là một văn kiện dày 156 trang quy định chi tiết về cách thức thực hiện Thỏa thuận Paris. Kết thúc Hội nghị, các nước phát triển đồng ý hỗ trợ cho các nước đang phát triển để thực hiện giảm thiểu ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như chuyển đổi sang mô hình sử dụng năng lượng sạch. Chi Lê sẽ là nước đăng cai tổ chức Hội nghị COP25 vào cuối năm 2019.
|
Việt Nam đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu
Chiều ngày 13/12 (giờ Việt Nam), tại Phiên họp cấp cao Hội nghị lần thứ 24 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã có bài phát biểu tại Hội nghị. Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, kể từ khi Thỏa thuận Paris lịch sử được thông qua ba năm trước đây, cộng đồng quốc tế đã hết sức nỗ lực nhằm thực hiện Thỏa thuận Paris, bao gồm việc xây dựng Chương trình nghị sự thực hiện Thỏa thuận Paris (PAWP). Qua một số phiên họp, dự thảo PAWP đã minh chứng cho những nỗ lực và thỏa hiệp của các bên, tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục được tháo gỡ. Chúng ta đang ở trong một cuộc chạy đua với thời gian. Trên tinh thần kêu gọi theo tinh thần hợp tác, cùng nhau thảo luận để hài hòa lợi ích của quốc gia với mối quan tâm quốc tế, Trưởng đoàn Việt Nam đã nêu 05 nội dung chính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu, thực hiện Thỏa thuận Paris. Một là, các cam kết toàn cầu trong khuôn khổ Công ước Khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Thỏa thuận Paris cần được tăng cường, khẳng định rằng các cam kết này là không đảo ngược và không đàm phán lại, không cố tình hiểu sai vì biến đổi khí hậu là trách nhiệm toàn cầu. Hai là, nội dung của Chương trình nghị sự thực hiện Thỏa thuận Paris (PAWP) không những đảm bảo sự cân bằng giữa thích ứng, giảm nhẹ và phương tiện thực hiện để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững mà còn phản ánh đầy đủ các quy tắc của Công ước khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Chúng tôi nhấn mạnh sự cần thiết phản ánh tính công bằng và quy tắc trách nhiệm chung nhưng với sự phân biệt về trách nhiệm và khả năng tương ứng (CBDR-RC). Ba là, phương tiện thực hiện đóng một vai trò quan trọng, vì vậy các nước phát triển cần có cam kết mạnh mẽ, rõ ràng trong việc cung cấp tài chính, chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực để các nước đang phát triển thực hiện Thỏa thuận Paris, đảm bảo chuyển đổi thành công Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) thành các hành động thực tế. Bốn là, PAWP phải đơn giản và thuận lợi cho các bên thực hiện trong khi đảm bảo toàn vẹn môi trường, minh bạch, có thể so sánh, nhất quán. Để hoàn thành PAWP cần tránh tính trùng và cần được xây dựng trên kinh nghiệm đã có. Năm là, các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu trước 2020 có ý nghĩa quan trọng nhằm thu hẹp khoảng trống về phát thải khí nhà kính. Để đạt được mục tiêu đó, các quốc gia chưa phê chuẩn Sửa đổi Doha cần khẩn trương hoàn tất thủ tục phê chuẩn. Thực hiện việc này sẽ củng cố lòng tin giữa các bên và tạo đà thực hiện các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho giai đoạn sau 2020. Cũng trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Lê Công Thành cho biết, là một quốc gia đã và đang tích cực tham gia, thực hiện các cam kết quốc tế về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã ban hành Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris, trong đó tập trung vào việc thực hiện NDC hướng tới hoàn thành các mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và tăng khả năng chống chịu của quốc gia. “Ứng phó với biến đổi khí hậu, thực hiện NDC đã trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của quốc gia và đã được lồng ghép vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội của tất cả các cấp, các ngành, doanh nghiệp, cộng đồng và của từng người dân Việt Nam” – Trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Lê Công Thành khẳng định Bên cạnh đó, Trưởng đoàn Việt Nam cho biết, Việt Nam cũng đã khởi động tiến trình rà soát NDC theo yêu cầu tại COP21 và xây dựng Thông báo quốc gia lần thứ ba. “Những nỗ lực không ngừng của Chính phủ Việt Nam được đồng hành cùng sự tham gia của khối tư nhân và hỗ của trợ quốc tế, Việt Nam sẽ đặt ra lộ trình rõ ràng về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, góp phần vào nỗ lực ứng phó chung của toàn cầu. Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác hơn nữa với cộng đồng quốc tế vì sự thịnh vượng của con người và hành tinh chúng ta” – Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh. Nhân dịp này, trưởng đoàn Việt Nam, Thứ trưởng Lê Công Thành cũng trân trọng cảm ơn Chính phủ Cộng hòa Ba Lan về sự hiếu khách và những nỗ lực tuyệt vời để tổ chức Hội nghị quan trọng COP24.
|
Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia
Xây dựng hạ tầng không gian quốc gia (NSDI) được quy định trong Luật Đo đạc và Bản đồ được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5 vừa qua. Đối với các nước phát triển trên thế giới NSDI là công cụ quan trọng trợ giúp cho việc xây dựng Chính phủ điện tử, đô thị thông minh, phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Để chuẩn bị cho việc triển khai xây dựng NDSI của Việt Nam trong thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các các cơ quan, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như: Viện thông tin không gian địa lý Nhật Bản (GSI), Cục Bản đồ Vương quốc Anh (OS), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) để tổ chức Hội thảo: “Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và phát triển hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia”, sáng 06/12 tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì Hội thảo. Tham gia Hội thảo có các chuyên gia quốc tế; về phía Việt Nam có đại diện Văn phòng Chính phủ; Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử; các Bộ, ngành và Sở Tài nguyên và Môi trường các thành phố lớn là Hà Nội, Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Phát biểu khai mạc Hội thảo, nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của hạ tầng dữ liệu không gian quốc gia (NSDI), Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa cho rằng “Đây là là giải pháp, công cụ hiệu quả để tiết kiệm chi phí sản xuất thông tin, tránh trùng lặp, tạo điều kiện tăng nguồn lực thông tin; tạo cơ sở để thu hút mọi nguồn lực từ cộng đồng trong cập nhật, quản lý, tiếp cận và sử dụng, khai thác thông tin không gian. Đồng thời NSDI tạo điều kiện để con người chung tay thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, mục tiêu thiên nhiên kỷ, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”. Luật Đo đạc và Bản đồ vừa được Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 5 đã dành 6 Điều quy định các nội dung về xây dựng, quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến NSDI. Để cụ thể hóa các nội dung trên, dự thảo Nghị định về hoạt động Đo đạc và Bản đồ cũng đã có nhiều nội dung quy định chi tiết về việc xây dựng chiến lược, kế hoạch triển khai, cơ chế điều phối liên quan đến xây dựng NSDI. Tháng 8/2018, Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định thành lập Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử do Thủ tướng Chính phủ làm Chủ tịch nhằm phát triển kinh tế – xã hội theo xu hướng mới, nâng cao năng suất lao động, tính minh bạch, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số, tạo thuận lợi cho việc triển khai Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tại Việt Nam. “Việc xây dựng NSDI sẽ góp phần xây dựng Chính phủ điện tử thành công cũng như đóng góp cho chương trình phát triển bền vững của nước ta. Tuy nhiên, việc xây dựng NSDI đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương. Do vậy, trong giai đoạn đầu xây dựng và vận hành NSDI ở Việt Nam, sự giúp đỡ của các cơ quan tổ chức quốc tế có kinh nghiệm là vô cùng quý báu. Những kinh nghiệm của các bạn sẽ giúp Việt Nam định hướng cho công tác xây dựng NSDI của Việt Nam. Việc tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của các bạn sẽ rất hữu ích trong quá trình xây dựng khung chiến lược, kế hoạch phát triển NSDI cũng như trong quá trình thực hiện kế hoạch này” – Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa nêu lên thách thức và mong muốn nhận được sự chung tay của các tổ chức quốc tế có kinh nghiệm trong triển khai NSDI tại Việt Nam. Tại Hội thảo, các chuyên gia, các nhà khoa học đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản (GSI), Cục Bản đồ Vương quốc Anh (OS) đã giới thiệu thông tin về chuẩn thông tin không gian địa lý toàn cầu; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng và vận hành NSDI; thông tin về dữ liệu không gian địa lý – cuộc cách mạng phục vụ ra quyết định và dịch vụ, quản lý hoạt động mạng lưới trạm CORS, GEONET… Giới thiệu về khung tích hợp thông tin không gian địa lý toàn cầu, bà Kathrine Kelm, Đại diện WB và bà Rumyan Tonchovska, đại diện FAO cho biết, tháng 8/2018, Khung tích hợp thông tin không gian địa lý toàn cầu được đưa ra với mục tiêu cung cấp mẫu tham khảo cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình xây dựng cơ sở dữ liệu không gian quốc gia. Việc xây dựng Khung tích hợp thông tin không gian địa lý toàn cầu phục vụ cho tất cả các mục tiêu, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững. Ở mức độ quốc gia, Khung tích hợp thông tin không gian địa lý toàn cầu là công cụ trợ giúp trực tiếp vào xây dựng Chính phủ điện tử, cải cách hành chính, phát triển kinh tế, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Ở mỗi quốc gia, NSDI là cơ sở để xây dựng SDI (hạ tâng dữ liệu không gian) toàn cầu – công cụ thông tin trợ giúp tích cực cho con người quyết định chính xác về những bước phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ Trái đất. Khung tích hợp thông tin không gian địa lý toàn cầu còn có các chiến lược nhỏ, phục vụ cho các cơ quan khác nhau trong Chính phủ; nhất là phục vụ cho việc ra quyết định các mô hình quản trị quốc gia. Hiện nay, WB đang chuẩn bị những tài liệu hướng dẫn để các cơ quan tham khảo xây dựng dữ liệu hạ tầng không gian cho từng quốc gia của mình. Tại Hội thảo, đại diện Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản, TS. Hiromachi Tsuji, Chuyên gia cao cấp về Đo đạc và Bản đồ quốc gia đã chia sẻ bài học kinh nghiệm của Nhật Bản sau 20 năm quản lý hoạt động mạng lưới trạm CORS, GEONET. Theo TS.Hiromachi Tsuji, Nhật Bản là quốc gia có công nghệ đo đạc và bản đồ phát triển, có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng, vận hành mạng lưới trạm CORS cũng như xây dựng Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý. Với 1.318 trạm CORS phủ khắp cả nước được xây dựng từ năm 1996 đến nay, mạng lưới trạm định vị vệ tinh có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc cung cấp số liệu định vị độ chính xác cao, đáp ứng việc xây dựng dữ liệu không gian, thành lập bản đồ, đo đạc địa chính, dẫn đường và nhiều ngành khác, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội và quốc phòng-an ninh. Trong thời gian tới, Viện Thông tin không gian địa lý Nhật Bản sẵn sàng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản với Việt Nam trong những vấn đề liên quan cùng đóng góp cho sự phát triển chung của mỗi Quốc gia. Tổng hợp, tóm tắt và ghi nhận các kết quả của Hội thảo, ông Phan Đức Hiếu – Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và thông tin Địa lý Việt Nam – đại diện cho đơn vị chủ trì được giao xây dựng NSDI của Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh tới vai trò của NSDI – một trong những nhiệm vụ then chốt trong việc thúc đẩy xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh, đô thị thông minh… đồng thời cũng để xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia của Việt Nam. Chính vì vậy, các tham luận, phát biểu tại Hội thảo sẽ là những cơ sở, nền tảng quan trọng để các cơ quan, bộ, ban, ngành của Việt Nam có thêm các thông tin, định hướng trong xây dựng và triển khai chiến lược phát triển NSDI quốc gia. Ông Phan Đức Hiếu mong rằng sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ tích cực, thiết thực của các cơ quan, tổ chức quốc tế để Bộ Tài nguyên và Môi trường; Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam hoàn thành được nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với các cơ quan liên quan của Việt Nam trình Chính phủ Chiến lược phát triển NSDI, cũng như tổ chức triển khai tốt nhiệm vụ này trong thời gian tới.
|
Khai mạc Phiên họp Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ 25
Sáng 28/11 tại TP.Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Phiên họp Hội đồng lần thứ 25 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế đã chính thức khai mạc. Đây là Phiên họp cấp Bộ trưởng của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được tổ chức thường niên và được tổ chức tại Việt Nam – quốc gia đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhiệm kỳ 2018. Phiên họp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế nhiệm kỳ 2018 chủ trì. Đoàn đại biểu Campuchia do ngài Lim Kean Hor – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên nước và Khí tượng Campuchia, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công quốc gia Campuchia, Ủy viên Hội đồng Ủy hội của Campuchia làm trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Lào do ngài Sommad Pholsena – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lào, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công quốc gia Lào, Ủy viên Hội đồng Ủy hội của Lào làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Thái Lan do bà Wanthanee Viputwongsakul, Đại biện Đại sứ quán Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam làm Trưởng đoàn; Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam làm Trưởng đoàn. Đoàn Việt Nam bao gồm đại diện của các Bộ, ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh… Phiên họp lần thứ 25 thu hút gần 120 đại biểu đến từ 4 quốc gia thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam cùng với hai đối tác đối thoại Trung Quốc và Myanmar và gần 25 Đối tác Phát triển của Ủy hội tham gia Phiên họp. Theo chương trình, tại Phiên họp Hội đồng lần thứ 25, các bên sẽ tiến hành rà soát và đánh giá kết quả hoạt động của Ủy hội sông Mê Công quốc tế được thực hiện năm 2018, thảo luận và thống nhất Kế hoạch công tác năm 2019 của Ủy hội, thảo luận kết quả đánh giá giữa kỳ thực hiện Kế hoạch Chiến lược 2016-2020 của Ủy hội, tiến độ triển khai thực hiện Kế hoạch hành động cho Dự án thủy điện Pắc Beng, tiến độ cập nhật Hướng dẫn thiết kế dự án thủy điện trên dòng chính năm 2018. Cũng trong khuôn khổ của Phiên họp Hội đồng, Phiên họp với các đối thoại của Ủy hội là Trung Quốc và Mi-an-ma, Phiên họp tư vấn với các đối tác phát triển của Ủy hội cũng sẽ được tổ chức. Các phiên họp là dịp tăng cường trao đổi, hợp tác giữa các quốc gia, đặc biệt trong hợp tác giữa Ủy hội và các quốc gia đối thoại. Tại Phiên họp, Trung Quốc và Mi-an-ma đều khẳng định tiếp tục sẵn sàng hợp tác với Ủy hội, đặc biệt là Trung Quốc nhấn mạnh sẽ tiếp tục hợp tác với Ủy hội trong chia sẻ thông tin số liệu, trao đối chuyên gia, thúc đẩy các nghiên cứu kỹ thuật chung giữa Trung Quốc và Ủy hội và tăng cường hợp tác trong khuôn khổ Hợp tác Mê Công – Lan Thương. Các Đối tác Phát triển của Ủy hội cũng khẳng định tiếp tục hợp tác với Ủy hội, hỗ trợ tài chính và tư vấn kỹ thuật trong năm 2019 và những năm tiếp theo.
|
200 doanh nghiệp ‘Sao Vàng đất Việt’ đạt doanh thu hơn 900.000 tỷ đồng
Sáng 23/12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức kỷ niệm 15 năm Giải thưởng Sao Vàng đất Việt và Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt 2018. Tham dự buổi lễ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương, Hội Doanh nhân trẻ các tỉnh, thành phố tham dự lễ trao Giải thưởng. Thay mặt Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chúc mừng 200 doanh nghiệp tiêu biểu nhận Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2018 và đánh giá cao Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam đã chủ trì, triển khai thành công giải thưởng trong suốt 15 năm qua. Phó Thủ tướng nêu rõ năm 2018, bên cạnh những thuận lợi, nước ta cũng gặp nhiều khó khăn thách thức, nhất là những hạn chế, yếu kém tích tụ từ nhiều năm trước, thiên tai mưa lớn kéo dài ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất, đời sống của người dân, tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới diễn biến phức tạp,… nhưng nước ta đã hoàn thành toàn bộ, đạt và vượt mức 12/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội năm 2018. Phó Thủ tướng khẳng định thành tựu của năm 2018 tạo cơ sở, nền tảng quan trọng để nước ta hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 5 năm (2016 – 2020) theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. “Trong thành tựu chung của năm 2018, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp là rất quan trọng”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh. Để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả và bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế theo chủ trương của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Do vậy, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới năm 2018 đạt mức kỷ lục, trên 130.000 doanh nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng GDP, việc làm, thu nhập đời sống… Năm 2018, đội ngũ doanh nghiệp trẻ đã tạo ra giá trị sản xuất trên 30 tỷ USD, giải quyết công ăn việc làm cho trên 3 triệu người. Phó Thủ tướng nhấn mạnh năm 2019 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm (2016 – 2020), là năm kỷ niệm 50 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,8%, kiểm soát lạm phát dưới 4%, tiếp tục cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hoàn thiện, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, phấn đấu có trên 140.000 doanh nghiệp thành lập mới. Do vậy, Phó Thủ tướng mong muốn, thời gian tới, Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tiếp tục chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần tự lực tự cường, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, khát vọng Việt Nam, gắn bó với lợi ích của đất nước và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của các chủ doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trẻ nói riêng; phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng vững mạnh, có ý thức chấp hành pháp luật, có trách nhiệm với xã hội, kỹ năng lãnh đạo quản trị cao, chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân Việt Nam.
|
Hàn Quốc tăng mạnh nhập khẩu hàng hóa từ Việt Nam
Ngày 19/12, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc thông báo kim ngạch nhập khẩu của Hàn Quốc từ Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay tăng mạnh 22% lên 18,1 tỷ USD do nhu cầu màn hình và linh kiện điện tử sản xuất ở các nhà máy của Hàn Quốc tại Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương đã đạt 62,6 tỷ USD tính tới hết tháng 11, đưa Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 của Hàn Quốc sau Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản. Kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Việt Nam đã tăng 1,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 44,5 tỷ USD trong khi nhập khẩu tăng mạnh 22% lên 18,1 tỷ USD do nhu cầu màn hình và linh kiện điện tử sản xuất ở các nhà máy của Hàn Quốc ở Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hàn Quốc năm 2014, sau đó vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 4 kể từ khi Hiệp định thương mại song phương Hàn-Việt có hiệu lực tháng 12/2015. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư số 1 vào Việt Nam, với số vốn đầu tư trực tiếp trong 9 tháng đầu năm nay đạt 2,81 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngày càng nhiều công ty Hàn Quốc, trong đó có Công ty Điện tử Samsung, đã xây dựng nhà máy ở Việt Nam để chế tạo các sản phẩm công nghệ tiên tiến, trong đó có chất bán dẫn, màn hình và điện thoại di động. Mới đây, ngày 6/12, Việt Nam và Hàn Quốc đã ký Chương trình hành động hướng đến mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2020 theo hướng cân bằng có ý nghĩa hết sức quan trọng, gián tiếp góp phần định hình một số ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời cũng góp phần đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu và sự lựa chọn của nguời tiêu dùng.
|
Forbes: Việt Nam là điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á
Tạp chí Forbes của Mỹ vừa nhận định Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á. Cụ thể, theo tạp chí này, trong năm 2018, Việt Nam đã nhận được 17 tỷ USD cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) – được cho là con số lớn nhất đối với một thị trường mới nổi so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là 250 tỷ USD. Trong quý I/2018, Việt Nam là thị trường IPO (phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) lớn thứ tư trong khu vực, vượt cả Hàn Quốc, Singapore và Australia. Thị trường bất động sản tại Thành phố Hồ Chí Minh đang bùng nổ và GDP tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) dự kiến đạt được trong những tháng tới sẽ đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Bắt đầu từ năm 2020, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Giải đua xe công thức 1 mới nhất. Theo Forbes, có nhiều lý do để có cái nhìn tích cực về dài hạn đối với triển vọng kinh tế Việt Nam. Ban lãnh đạo Việt Nam đã thống nhất về tầm nhìn phát triển kinh tế tập trung vào việc cung cấp lao động hiệu quả cao phục vụ ngành sản xuất cho xuất khẩu cần nhiều lao động. Điều này đã thúc đẩy dòng vốn FDI kỷ lục – phần lớn từ các nền kinh tế châu Á phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc). Hơn 90% số vốn này dành cho sản xuất. Theo Forbes, Việt Nam đã trở thành “mảnh ghép” không thể thiếu của nguồn cung toàn cầu từ điện thoại thông minh và điện tử đến cá da trơn và hạt điều. Việt Nam cũng sẵn sàng tận dụng cơ hội từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung đang diễn ra, khi các công ty nước ngoài tìm cách tái cấu trúc chuỗi cung ứng của họ. Điểm mấu chốt trong câu chuyện tăng trưởng kinh tế Việt Nam là kế hoạch của chính phủ về “cổ phần hóa” hàng trăm doanh nghiệp nhà nước. Động thái này thu hút một loạt khoản đầu tư vào các lĩnh vực, đặc biệt là người tiêu dùng và chăm sóc sức khỏe. Đầu tư cho những lĩnh vực này thậm chí có thể tăng mạnh hơn nữa sau khi mới đây, Bộ Tài chính trình dự luật cho phép xóa bỏ hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài đối với các công ty niêm yết – hiện ở mức 49%. Ngoài ra, Việt Nam còn có lợi thế dân số trẻ, có học thức và đang nhanh chóng “đô thị hóa” với sức chi tiêu lớn chưa từng có. Do vậy, thật dễ hiểu khi các thương hiệu quốc tế như Apple, Starbucks và McDonalds đang “đặt cược lớn” vào thị trường Việt Nam, ngoài ra môi trường công nghệ của Việt Nam cũng đầy triển vọng phát triển.
|