Đánh giá nguy cơ Cách chơi thể thao và cách dùng chung thiết bị có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của COVID-19 giữa những người chơi. Khi quý vị đánh giá nguy cơ lây lan trong môn thể thao của mình, hãy xem xét:

-   Mức độ của bệnh COVID-19 trong cộng đồng: Mức độ ca bệnh COVID-19 cao hoặc đang tăng lên trong cộng đồng địa phương làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm và lây lan giữa các vận động viên trẻ, huấn luyện viên và gia đình. Người điều hành nên cân nhắc số ca COVID-19 trong cộng đồng khi quyết định xem có nên khôi phục hoặc tiếp tục các hoạt động thể thao cho thanh thiếu niên hay không. Thông thường, quý vị có thể tìm thấy thông tin về số ca bệnh trong khu vực trên trang mạng của sở y tế địa phương hoặc Chế Độ Hiển Thị Theo Quận trong Công Cụ Theo Dõi Dữ Liệu COVID của CDC.

-    Sự tiếp xúc gần giữa người chơi với nhau. Các môn thể thao đòi hỏi phải tiếp xúc hoặc khoảng cách gần (trong phạm vi 6 feet) giữa những người chơi với nhau có thể khiến cho việc duy trì khoảng cách trở nên khó khăn hơn, so với những môn thể thao mà người chơi không cần ở gần nhau. Đối với các môn thể thao tiếp xúc gần (ví dụ: đấu vật, bóng rổ), có thể sửa đổi cách chơi để tăng khoảng cách giữa những người chơi một cách an toàn.

-   Ví dụ như, người chơi và huấn luyện viên có thể tập trung vào việc xây dựng kỹ năng cá nhân thay vì thi đấu.

Huấn luyện viên cũng có thể sửa đổi hoạt động tập luyện để người chơi làm việc bằng kỹ năng cá nhân, thay vì thi đấu cạnh tranh. Huấn luyện viên cũng có thể sắp xếp người chơi thành các nhóm nhỏ vẫn ở cùng nhau và làm việc thông qua các trạm, thay vì chuyển nhóm hoặc trộn lẫn các nhóm.

-   Mức cường độ hoạt động. Các hoạt động có cường độ cao hoặc đòi hỏi gắng sức ở mức độ cao (chẳng hạn như thi đấu toàn phần) có mức độ nguy cơ nhiễm và làm lây lan COVID-19 cao hơn so với những hoạt động có cường độ thấp hơn (như thảo luận chiến lược và luật chơi, hướng dẫn trận đấu), đặc biệt là khi diễn ra trong nhà. Các hoạt động cường độ cao hơn sẽ an toàn hơn khi được thực hiện ở ngoài trời.

-   Khoảng thời gian mà người chơi ở gần nhau hoặc với nhân viên. Các hoạt động có thời lượng dài hơn tiềm tàng nguy cơ cao hơn là các hoạt động diễn ra trong thời gian ngắn hơn. Ở trong phạm vi 6 feet với những người mắc bệnh COVID-19 trong tổng thời gian cộng dồn từ 15 phút trở lên trong khoảng thời gian 24 giờ làm tăng đáng kể nguy cơ bị mắc bệnh và cần cách ly. Hạn chế thời gian tiếp xúc gần của người chơi để giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

-   Ví dụ, người chơi và huấn luyện viên có thể:

  • § chỉ tham gia tiếp xúc đầy đủ trong thời gian thi đấu;
  • § giảm số lượng các trận thi đấu trong một mùa.

-   Bố trí không gian sự kiện hoặc hoạt động thể thao. Các hoạt động trong nhà tiềm tàng nguy cơ lớn hơn là hoạt động diễn ra ngoài trời. Hãy giảm thiểu thời gian ở trong nhà. Nếu cần ở trong nhà, hãy đảm bảo nơi diễn ra hoạt động thể thao có các hệ thống lọc và thông khí đúng quy cách và mở cửa sổ, cửa ra vào để tăng lưu thông khí trong toàn bộ không gian.

-   Số lần chạm cần thiết của thiết bị và dụng cụ dùng chung (ví dụ: đồ bảo hộ, bóng, gậy, vợt, tấm đệm hoặc chai nước). Chúng ta biết rằng vi-rút lây lan chủ yếu từ người sang người, nhưng người ta cũng có thể nhiễm COVID-19 do chạm tay vào bề mặt hoặc đồ vật có vi-rút, sau đó lại chạm tay lên miệng, mũi hoặc mắt. Giảm thiểu việc dùng chung thiết bị, và làm sạch và khử trùng thiết bị dùng chung giữa những người khác nhau để làm giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

-   Khả năng thực hiện giữ khoảng cách khi không chủ động tham gia trận đấu (VD: trong khi tập luyện, ở đường biên hay tại nơi ngồi nghỉ). Trong những khoảng thời gian khi người chơi không chủ động tham gia tập luyện hay thi đấu, nên chú ý vào việc duy trì giữ khoảng cách bằng cách tăng khoảng cách giữa những người chơi đang ở đường biên, nơi ngồi nghỉ hoặc ghế băng. Ngoài ra, huấn luyện viên có thể khuyến khích các vận động viên sử dụng thời gian không thi đấu cho việc xây dựng kỹ năng cá nhân hoặc thực hiện bài tập làm tăng nhịp tim, thay vì túm tụm với nhau.

-   Tuổi của người chơi. Tốt hơn là những thanh thiếu niên lớn hơn có thể làm theo hướng dẫn giữ khoảng cách và thực hiện các biện pháp đề phòng khác như tránh dùng chung chai nước. Nếu có thể, huấn luyện viên, phụ huynh hoặc người chăm sóc khác có thể hỗ trợ để đảm bảo các vận động viên duy trì giữ khoảng cách thích hợp. Với các vận động viên nhỏ tuổi hơn, các chương trình thể thao thanh thiếu niên có thể đề nghị cha mẹ hoặc người nhà khác giám sát con em mình và đảm bảo các em tuân thủ biện pháp giữ khoảng cách và biện pháp đề phòng khác (VD: các em nhỏ hơn có thể ngồi cùng cha mẹ hoặc người chăm sóc thay vì ở khu vực dự bị hoặc khu vực nhóm).

-   Người chơi có nguy cơ phát triển thành bệnh nặng cao hơn. Phụ huynh và huấn luyện viên nên đánh giá mức độ nguy cơ dựa trên các cầu thủ cá nhân trong đội có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như trẻ em có thể mắc bệnh hen suyễn, bệnh tiểu đường hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

-   Quy mô của đội. Các môn thể thao có nhiều người chơi trong một đội có thể tăng khả năng lây lan, so với các môn thể thao có ít thành viên trong đội hơn. Hãy xem xét việc giảm quy mô của đội, nếu có thể.

-   Khách thăm không quan trọng, khán giả, tình nguyện viên. Hạn chế khách thăm không quan trọng, khán giả, tình nguyện viên và các hoạt động không liên quan đến các nhóm hoặc tổ chức bên ngoài.

-   Đi lại bên ngoài cộng đồng địa phương. Đi lại bên ngoài cộng đồng địa phương có thể tăng cơ hội phơi nhiễm cho người chơi, huấn luyện viên và người hâm mộ với COVID-19 hoặc vô tình lây lan bệnh cho người khác. Đây là trường hợp đặc biệt nếu một đội từ một khu vực có cấp độ COVID-19 cao thi đấu với một đội từ khu vực có cấp độ vi-rút thấp. Các đội thể thao thanh thiếu niên nên xem xét việc chỉ thi đấu với các đội trong khu vực địa phương của họ (ví dụ: khu phố, thị trấn hoặc cộng đồng).

-   Hành vi của vận động viên bên ngoài sân thể thao. Các vận động viên không nhất nhất tuân thủ yêu cầu cách ly giao tiếp xã hội (giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau), đeo khẩu trangrửa tay và các hành vi phòng ngừa khác sẽ gây ra nguy cơ cho đội cao hơn là những người liên tục thực hiện các biện pháp an toàn này.

Nếu tổ chức không thể duy trì các biện pháp an toàn trong khi thi đấu (ví dụ như duy trì khoảng cách bằng cách đảm bảo các trẻ giữ khoảng cách tối thiểu 6 feet với nhau vào mọi thời điểm), họ có thể cân nhắc hạn chế việc tham gia chỉ còn thi đấu trong nội bộ đội (ví dụ như tranh tài giữa các thành viên trong cùng đội) hoặc tập luyện trong đội với nhau. Tương tự, nếu các tổ chức không thể áp dụng các biện pháp an toàn trong các hoạt động theo nhóm, họ có thể chọn các hoạt động cá nhân hoặc tại nhà, đặc biệt nếu có bất kỳ thành viên nào trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60