Xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực nghệ thuậthttps://bvhttdl.gov.vnChiều 1.7, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan về việc xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực nghệ thuật gồm Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, Cục Điện ảnh, Cục Bản quyền tác giả, Văn phòng Bộ…Tại buổi làm việc, các đơn vị được giao là đầu mối triển khai đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã báo cáo Thứ trưởng về tiến trình xúc tiến thực hiện xác định các sản phẩm thương hiệu quốc gia trong từng lĩnh vực như điện ảnh, mỹ thuật, nhiếp ảnh, nghệ thuật biểu diễn… Một số đơn vị đã xác định được sản phẩm thương hiệu quốc gia trong lĩnh vực của mình, như: Mỹ thuật với Đề án xây dựng, quảng bá thương hiệu quốc gia “Nghệ thuật sơn mài Việt Nam” giai đoạn 2020-2030; Nhiếp ảnh với Đề án xây dựng thương hiệu quốc gia “Festival Nhiếp ảnh quốc tế Việt Nam” giai đoạn 2020-2030… Ngoài ra, một số ngành đang cân nhắc để lựa chọn những sản phẩm tiêu biểu và thật sự thích hợp, đáp ứng theo tiêu chí mang tầm thương hiệu quốc gia như Nghệ thuật biểu diễn.

Trao đổi tại buổi làm việc, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đề nghị các đơn vị cần khẩn trương xúc tiến xây dựng tiêu chí xác định sản phẩm thương hiệu quốc gia để hướng tới mục tiêu giúp nghệ thuật trở thành những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực, hiệu quả vào sự phát triển của đất nước. Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, các đơn vị cần căn cứ vào nhiệm vụ, giải pháp thu hút và hỗ trợ đầu tư của Thông tư 33/2019/TT-BCT (Thông tư Quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam); cần chú ý tới xây dựng các chính sách ưu đãi, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiến phát triển các sản phẩm thương hiệu quốc gia về nghệ thuật có những lợi thế và tiềm năng trong ngành công nghiệp văn hóa. Sản phẩm thương hiệu quốc gia Việt Nam có phần đặc thù hơn so với các ngành nghề khác nhưng cũng cần phải bám sát các tiêu chí đăng ký xét chọn sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam.

Theo đó, Thông tư hướng dẫn của Bộ Công thương Quy định Hệ thống tiêu chí của Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam bao gồm: Chất lượng, Đổi mới sáng tạo và Năng lực tiên phong. Đơn vị chủ trì từng đề án phải chịu trách nhiệm tổng hợp nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để đề xuất, xây dựng và phối hợp thực hiện các đề án theo tiêu chí tại Thông tư và quy định số 30/2019/QĐ-TTg ngày 8.10.2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý, thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam. Bảo tồn di tích Châu Hương Viên hướng đến phát huy di sản Ca HuếChiều ngày 5.7, Sở VHTT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức tọa đàm “Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử Ưng Bình tại Châu Hương Viên”. Buổi tọa đàm mong muốn nhận các góp ý của các nhà nghiên cứu, các chuyên gia nhằm góp phần thực hiện trùng tu, bảo tồn và phát huy giá trị di tích này.https://bvhttdl.gov.vnDi tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên được công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2019. Trước tình cảnh hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng của công trình, cuối năm 2020, HĐND tỉnh đã thông qua chủ trương đầu tư tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên với kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Hiện nay, các hồ sơ thủ tục của dự án đã được hoàn thiện, dự kiến sẽ bố trí vốn và triển khai dự án trong năm nay. Công trình Châu Hương Viên sẽ được trùng tu có diện tích khoảng 300m2, với các hạng mục: nhà chính, nhà phụ, nhà vệ sinh, bình phong, sân nền, hàng rào cây xanh…

Theo đại diện công ty Bình Dương- đơn vị tư vấn của dự án, biểu hiện “bệnh” bên ngoài của công trình chính rất nặng, nhưng thực ra bên trong vẫn còn cơ hội “cứu vãn”. Yếu tố gốc của công trình vẫn còn, đặc biệt là các kết cấu gỗ, các hoa văn chạm trỗ trên gỗ còn hiện diện. Từ thực trạng này, đơn vị tư vấn đặt ra các mục tiêu cho dự án: bảo tồn tối đa các yếu tố gốc của Châu Hương Viên; tu bổ thích nghi công trình với công năng mới. Cụ thể, ngoài việc thờ tự cụ Ưng Bình tại di tích này, thì có thể sử dụng một phần không gian di tích làm sân khấu cho các hoạt động biểu diễn Ca Huế, tuồng Huế.

Hướng bảo tồn nói trên nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu, bởi Châu Hương Viên vốn là tư thất của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, người được xem là “ông tổ” của nghệ thuật Ca Huế. Nhà thơ Võ Quê, Chủ nhiệm CLB Ca Huế thính phòng, bày tỏ vui mừng vì dự án cũng được triển khai như mong đợi của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân và những người yêu Ca Huế lâu nay. Chính nơi đây, mỗi dịp đến ngày giỗ của cụ Ưng Bình, nhiều nghệ sĩ Ca Huế “gạo cội” lại đến dâng hương tri ân và biểu diễn những bài bản do chính cụ Ưng Bình đã sáng tác. Bảo tồn và phát huy giá trị của di tích Châu Hương Viên cũng chính là phát huy giá trị nghệ thuật Ca Huế- di sản phi vật thể của quốc gia.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở VHTT thông tin, trong đợt khảo sát di tích Châu Hương Viên vào tháng 6.2021, ông Phan Ngọc Thọ khi đang còn tại nhiệm Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cần mở rộng quy mô diện tích của di tích để giữ gìn và phát huy không gian văn hóa này. Tuy nhiên thực tế, xung quanh di tích này đã bị nhiều hộ dân xâm lấn làm nhà, mở đường bê-tông đi lại (chia cắt công trình chính và bình phong), nếu mở rộng quy mô cho dự án thì phải giải tỏa một số hộ dân, mất thời gian khá lâu trong khi công trình chính có nguy cơ đổ sụp bất cứ lúc nào. Chính vì thế, trước mắt, ngành văn hóa mong muốn thực hiện giai đoạn 1 của dự án để bảo vệ di tích khẩn cấp, đó là tập trung vào trùng tu, bảo tồn công trình chính với 300 m2.

Nhà nghiên cứu Dương Phước Thu, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế, cho rằng: khi thực hiện giai đoạn 1 này, ngành văn hóa cũng cần tính toán , giải pháp, kế hoạch cho giai đoạn 2, tránh tình trạng các hộ dân xung quanh xây dựng nhà kiên cố hơn. Và cũng cần nhìn nhận bảo tồn di tích Châu Hương Viên chính là bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể hơn là di sản vật thể.

“Châu Hương Viên là nơi cụ Ưng Bình và có cả nhiều danh nhân, thi sĩ khác cùng đến sáng tác. Xung quanh khu vực Vỹ Dạ cũng có nhiều người tên tuổi viết lời ca Huế, thơ phú. Do đó, phát huy giá trị di tích ở đây không chỉ là không gian sân khấu biểu diễn các tác phẩm của cụ Ưng Bình, mà nên mở rộng với những tác phẩm của các nhà thơ khác”- ông Dương Phước Thu đề xuất.

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Lê Viết Xuân, nhấn mạnh: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù hợp với thực tế, chứ không phải bảo tồn rồi để đó. Chính vì thế, tôi đồng tình với ý kiến của đơn vị tư vấn, cần bảo tồn tối đa các yếu tố nguyên gốc, còn những yếu tố hư hại không thể phục hồi thì bảo tồn thích nghi, nhưng thích nghi hài hòa với yếu tố gốc.

“Di tích Châu Hương Viên có lợi thế về cả đường bộ và đường thủy, do đó đơn vị quản lý di tích cần kết nối với các ngành để xây dựng tour, tuyến phù hợp trên trục đường này.  Ngoài ra, cần kết nối với ngành giáo dục, tổ chức các chương trình ngoại khóa để học sinh tham quan, tìm hiểu di tích và giới thiệu về thơ ca của cụ Ưng Bình và những nhà thơ nổi tiếng khác của vùng đất này”- ông Lê Viết Xuân nói

Bà Phan Thuận Ý, công ty Bình Dương, thông tin rằng trong quá trình khảo sát các cấu kiện gỗ ở di tích Châu Hương Viên, chúng tôi phát hiện có nhiều dấu vết của đinh đóng trên các trụ cột để treo các bức hoành phi, câu đối. Do đó, với tư cách cá nhân, tôi kiến nghị ngành văn hóa liên lạc với gia đình bà Tôn Nữ Hỷ Khương- là con gái cụ Ưng Bình, đang sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh để vận động “hồi hương” lại các hiện vật này nhằm trang trí nội thất cho Châu Hương Viên sau khi trùng tu.

Bảo tồn di tích Châu Hương Viên được thực hiện là một dấu ấn quan trọng để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa vật thể lẫn phi vật thể, gắn với danh nhân có công lớn trong phát triển thơ văn, tuồng, Ca Huế; trong công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa truyền thống của Cố đô Huế nói chung và di sản Ca Huế nói riêng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40