Kịch bản biến đổi khí hậu 2020 có gì mới?Bộ TN&MT vừa công bố bản cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2020. So với bản năm 2016, bản cập nhật mới này có nhiều điểm mới về số liệu, phương pháp nghiên cứu nhằm nâng chất lượng của kịch bản.Báo cáo kịch bản được thiết kế để cung cấp những thông tin dưới dạng dễ hiểu và dễ sử dụng, trên cơ sở tham vấn rộng rãi ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương nhằm đánh giá thông tin, nhu cầu dữ liệu và các phương pháp diễn đạt. Các ý kiến của các Bộ, ngành và địa phương về việc khai thác sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đã được xem xét, tiếp thu và cập nhật trong kịch bản năm 2020. Báo cáo này là một phần của một bộ sản phẩm bao gồm bộ dữ liệu, các thông tin bổ trợ và hướng dẫn sử dụng. Những thông tin trong báo cáo là cơ sở để các Bộ, ngành và địa phương đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xây dựng các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bản cập nhật Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng năm 2020 đã cập nhật xu thế biến đổi khí hậu và nước biển dâng quy mô toàn cầu dựa trên các báo cáo công bố mới nhất của IPCC năm 2018 và 2019 bao gồm: Báo cáo về biến đổi khí hậu và đất, SRCCL (2019); Báo cáo về thay đổi đại dương và thay đổi băng quyển, SROCC (2019) và Báo cáo về sự ấm lên toàn cầu vượt ngưỡng 1,5°C, SR1.5 (2018).

Bản cập nhật này sử dụng các kết quả cập nhật mới nhất của các mô hình khí hậu toàn cầu (thuộc dự án CMIP5) với 26 phương án so với 16 phương án của năm 2016. Đồng thời sử dụng phương pháp chi tiết hóa động lực trên 6 mô hình khí hậu khu vực độ phân giải cao, bao gồm: AGBản cập nhật 2020 sử dụng nhiều số liệu hơn và các số liệu quan trắc được cập nhật đến năm 2018, bao gồm: Số liệu của 150 trạm quan trắc trên đất liền và hải đảo thuộc mạng lưới trạm khí tượng thủy văn của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; Số liệu mực nước biển của 17 trạm hải văn ven biển và hải đảo ; Số liệu mực nước biển đo đạc từ vệ tinh; và bộ số liệu mô hình số độ cao (tỷ lệ 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000) được cập nhật đến năm 2020 của Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

Đặc biệt, Kịch bản năm 2020 đã cập nhật kịch bản các yếu tố trung bình và một số cực trị khí hậu chi tiết cho 63 tỉnh/thành phố, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam và chi tiết cho 150 trạm khí tượng; Bổ sung kịch bản lượng mưa mùa mưa và mùa khô cho các các vùng khí hậu của Việt Nam; định lượng hóa kịch bản gió mùa mùa hè (biến đổi của các đặc trưng gió mùa như thời điểm bắt đầu, kết thúc, thời gian tồn tại, cường độ của gió mùa mùa hè); kịch bản hạn hán cho các vùng khí hậu của Việt Nam.

Ngoài ra, bản cập nhật còn xây dựng kịch bản nước biển dâng chi tiết cho 28 tỉnh/thành phố ven biển, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho 3 kịch bản RCP2.6 (thấp), RCP4.5 (trung bình), và RCP8.5 (cao) theo báo cáo đặc biệt về thay đổi đại dương và thay đổi băng quyển.

Đặc biệt, Kịch bản năm 2020 bổ sung dự tính về kịch bản biến đổi độ cao sóng biển cho khu vực Biển Đông và các tỉnh ven biển Việt Nam. Bản đồ nguy cơ ngập vì nước biển dâng do biến đổi khí hậu được xây dựng trên cơ sở số liệu mô hình số độ cao tỉ lệ: 1:2.000, 1:5.000 và 1:10.000 cập nhật đến năm 2020. Bản đồ nguy cơ ngập do nước biển dâng do biến đổi khí hậu được bổ sung các mức ngập từ 10 – 40 cm đến 100 cm theo báo cáo về thay đổi đại dương và thay đổi băng quyển.CM/MRI, PRECIS, CCAM, RegCM, clWRF và RCA3.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100