Mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên taiỞ Việt Nam, phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) không phải là mới; nó được áp dụng hơn một thập niên trước thông qua các hoạt động của nhiều tổ chức phí chính phủ quốc tế và Hội chữ thập đỏ Việt Nam. Công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai dựa vào cộng đồng được Chính phủ quan tâm và triển khai trong nhiều năm qua với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Tiếp cận cộng đồng trong quản lý rủi ro thiên tai ở Việt Nam

Dự án Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM) ở Việt Nam được thực hiện từ năm 2000, được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế và được thực hiện bởi các tổ chức phi chính phủ tại các địa phương thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai (trong đó có Thừa Thiên Huế và Quảng Trị năm 2001; Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận năm 2003; 23/64 tỉnh năm 2007 bao gồm: Thanh Hóa, Yên Bsi, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sơn La, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Lào Cai, Kon Tum, Đà Nẵng, Bình Định, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Tiền Giang, Quảng Ngãi, và Bến Tre.).

Vai trò của cộng đồng trong chủ động ứng phó và phòng ngừa thiên tai được đề cập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Ở cấp quốc gia, Thủ tướng Chính phủ (2009) đã có Quyết định phê duyệt Đề án nâng cao nhận thức cộng đồng về QLRRTT dựa vào cộng đồng năm 2009. Theo đó, các tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của từng tỉnh, phụ thuộc vào tình hình thiên tai và kinh tế – xã hội của mỗi tỉnh. Ở các địa phương, các hoạt động này cũng được sự ủng hộ của nhiều tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, Chiến lược quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 nhấn mạnh đến phương pháp tiếp cận quản lý thiên tai tổng thể có sự tham gia của cộng đồng.

Để tăng cường năng lực trong suốt quá trình ra quyết định của cộng đồng địa phương với các giải pháp ứng phó với hiểm họa thiên nhiên và các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Việt Nam, vai trò của UBND và các tổ chức chính trị – xã hội (như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đòan Thanh niên, …) ở cấp xã/thôn đóng vai trò quan trọng như là các đối tác chủ yếu khi xây dựng kế hoạch hành động.

Trong những năm qua, phương châm bốn tại chỗ (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ) được áp dụng trong công tác hộ đê và phòng chống lụt bão ở hầu khắp các tỉnh trọng điểm thiên tai, mang lại hiệu quả cao (Xuất phát từ những năm 1970 trong công tác hộ đê phòng chống lụt các tỉnh Bắc bộ và Bắc khu 4 cũ). Triết lý thành công là – huy động mọi nguồn lực trong xã hội và sự tham gia của cả hệ thống chính trị; sẵn sàng và chủ động tham gia. Đối với phương châm này, năng lực ra quyết định của cộng đồng địa phương là vô cùng quan trọng.

Mối quan hệ của cá nhân, hộ gia đình hay cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc ứng phó với thiên tai kể cả giai đoạn trước, trong và sau sự kiện xảy ra. Các mối quan hệ này bao gồm cả nhóm chính thức và phi chính thức như các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương, các tổ chức tôn giáo, tín ngưỡng, bà con, bạn bè, xóm giềng,… Theo truyền thống, với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách”, người dân Việt Nam sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong các tình huống khó khăn.

Khai thác tiềm năng phối hợp giữa QLRRTT và thích ứng với BĐKH trong cả lý thuyết lẫn thực hành giúp cải thiện việc quản lý các rủi ro hiện tại và tương lai

Trước đây, Việt Nam tập trung vào QLRRTT và đặc biệt là các hiện tượng tự nhiên, nhưng hiện nay, khía cạnh xã hội cũng như tự nhiên của rủi ro thiên tai đều được xem xét và vì thế, thích ứng với BĐKH là một khía cạnh cốt lõi của chính sách khí hậuQLRRTT và thích ứng với BĐKH đều tìm kiếm sự phân bổ phù hợp, giảm thiểu rủi ro, chia sẻ rủi ro và những nỗ lực quản lý thiên tai. QLRRTT có thể giúp việc thích ứng với BĐKH trong việc giải quyết các tác động hiện tại. Thích ứng với BĐKH có thể giúp việc tiến hành quản lý rủi ro hiệu quả hơn khi phải đối mặt với những điều kiện trong tương lai có thể khác với những điều kiện hiện nay.

Thích ứng BĐKH và QLRRTT đều đối phó với rủi ro liên quan đến khí hậu hiện tại và tương lai. Phòng chống rủi ro thiên tai là một nhiệm vụ của QLRRTT và thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, hai hoạt động này đã phát triển theo những cách riêng biệt và được giải thích khác nhau về khái niệm, phương pháp, chiến lược và khung thể chếThích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một tiến trình lấy cộng đồng làm trọng tâm, dựa vào những ưu tiên, nhu cầu, kiến thức và năng lực cộng đồng để giúp họ lên kế hoạch nhằm ứng phó tốt hơn với các tác động của BĐKH. Một phần của CBA là đánh giá rủi ro do các hiểm họa, đánh giá tổn thương và năng lực của cộng đồng; do vậy, nó còn được gọi với nhiều tên gọi khác nhau, một trong số đó là QLRRTT dựa vào cộng đồng.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100