Đẩy mạnh phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường góp phần giảm số ca mắc bệnh và tử vong do các hóa chất độc hại và ô nhiễm môi trường không khí, nước và đấtMục tiêu 3.8a được nêu trong Quyết định 622/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.Thực hiện các giải pháp phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm tại nguồn trong năm 2020, Bộ TNMT đã tập trung xây dựng trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi, đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét Dự thảo Chiến lược BVMT đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trong đó đã chuyển sang phương thức chủ động phòng ngừa, kiểm soát, đặc biệt đối với các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao.  Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 274/QĐ-TTg ngày 18/02/2020. Ngày 20/10/2020, Bộ TNMT đã ký Quyết định số 1272/QĐ-TCMT về việc thành lập Ban Quản lý các nhiệm vụ lập quy hoạch do Tổng cục Môi trường làm chủ đầu tư, hiện nay đang hoàn thiện dự toán chi tiết nhiệm vụ.

Đối với việc bảo vệ môi trường làng nghề và nông thôn, Bộ TNMT tiếp tục theo dõi, đôn đốc các địa phương thực hiện nội dung “xử lý triệt để ô nhiễm tại 47 làng nghề ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng tại Quyết định số 577/QĐ-TTg ngày 11/4/2013 của Chính phủ “Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030” thông qua các đợt làm việc trực tiếp, hội thảo hoặc phối hợp triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. Đến nay, có 02/47 làng nghề đã hoàn thành việc thực hiện các dự án khắc phục ô nhiễm; 23/47 làng nghề đã xây dựng các dự án khắc phục ô nhiễm và được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa xử lý xong ô nhiễm; 09/47 làng nghề chưa có dự án nhưng tự thu hẹp quy mô, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấm dứt hoạt động và về cơ bản không còn ô nhiễm; 13/47 làng nghề chưa có dự án xử lý ô nhiễm môi trường. Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 1565/QĐ-BTNMT ngày 16/7/2020 ban hành Kế hoạch công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc thực hiện Chương trình công tác năm 2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020; tích cực phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 – 2025.

Về kiểm soát ô nhiễm không khí, Bộ TNMT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo, thực hiện tăng cường tần suất quan trắc môi trường không khí trong chương trình quan trắc định kỳ và hệ thống các trạm quan trắc tự động, liên tục trên địa bàn; khẩn trương đầu tư và đưa vào hoạt động hệ thống quan trắc không khí tự động; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân không đốt chất thải rắn, rơm rạ sau thu hoạch; tổ chức thực hiện các biện pháp hạn chế phát sinh khí thải từ phương tiện giao thông và hoạt động xây dựng; thúc đẩy thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương để đánh giá tình hình, nguyên nhân và đưa ra các biện pháp trước mắt, lâu dài để cải thiện, giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị lớn, nhất là tại thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Bộ TNMT đã ban hành Công văn số 223/BTNMT-TCMT ngày 14/01/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn.

Về tăng cường thực thi pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các vi phạm về xả thải gây ô nhiễm môi trường, tính đến nay, cả Trung ương và địa phương đã đầu tư lắp đặt 867 trạm quan trắc nguồn thải có kết nối số liệu trực tiếp về Sở TNMT và Bộ TNMT để kịp thời cảnh báo, cung cấp thông tin về tình trạng ô nhiễm môi trường; thành lập và duy trì 12 Tổ giám sát đối với các dự án, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố ô nhiễm môi trường cao với sự tham gia của chính quyền trung ương và địa phương; tổ chức hàng chục đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành; thành lập và duy trì hiệu quả Đường dây nóng về môi trường xuyên suốt từ Trung ương đến các địa phương. Bộ TNMT đã tổ chức các hoạt động thanh tra tập trung vào các cơ sở có nguồn thải lớn từ 200 m3/ngày.đêm trở lên, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, đặc biệt là vi phạm xả thải gây ô nhiễm môi trường, bước đầu đã tạo được dư luận tốt trong cộng đồng, đồng thời buộc các doanh nghiệp phải quan tâm, đầu tư cho môi trường. Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ TNMT các năm trở lại đây cho thấy, tỷ lệ các cơ sở vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có xu hướng giảm đáng kể. Đã giải quyết dứt điểm 1.026 kiến nghị, phản ánh nhận được qua đường dây nóng (chiếm khoảng 66%); đảm bảo xử lý đúng thời hạn gần 90% kiến nghị của doanh nghiệp, địa phương nhận được hàng năm.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100