105/ Mỹ và Ấn độ đối mặt với việc tuân thủ quy định về năng lượng mặt trời trong WTO
Ấn Độ cho biết rằng họ có thể tuân theo quy định của WTO chỉ khi được gắn với lợi ích tương lai của quốc gia về bảo vệ môi trường.
Bất đồng quan điểm nổi lên gay gắt giữa Mỹ và Ấn độ về việc tuân thủ quy định Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) suốt năm qua đã dẫn đến việc loại trừ Ấn độ ra khỏi các chương trình về năng lượng mặt trời trong một cuộc họp đa phương của tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới.
FE cung cấp thêm thông tin rằng Mỹ muốn Ấn Độ gở bỏ hết tất cả các hồ sơ dự thầu về chương trình năng lượng mặt trời và thả nổi chúng nhằm thu hút các chủ đầu tư quốc tế.
Tuy nhiên, Ấn độ khẳng định rằng họ có thể thỏa hiệp với các quy định từ WTO nhưng chỉ khi lợi ích về bảo vệ môi trường và một số đề nghị khác được phê chuẩn (trước đó đã có những khán cáo chống lại phán quyết này và bị WTO từ chối vào tháng 9 năm ngoái). Hay nói cách khác, Ấn Độ không đồng loại bỏ những điều kiện này ngay bây giờ. Ấn Độ nhấn mạnh rằng họ đã tuân thủ phán quyết và đã ngừng phát hành các hồ sơ dự thầu năng lượng mặt trời với yêu cầu nội dung trong nước (DCR). Theo ước tính chính thức, khoảng 500 MW của các dự án năng lượng mặt trời (với quy định DCR), đang trong quá trình thực hiện, đã bị ảnh hưởng bởi phán quyết của WTO. Tuy nhiên, sẽ không có bất cứ thay đổi nào về các điều khoản và điều kiện đối với các dự án có mức năng lượng 3,000 MW khi các hồ sơ thầu đã được đưa ra trước đó và các hợp đồng mua bán dã được ký kết – nguồn tin chính thức cho hay.
Trong nỗ lực thúc đẩy sản xuất nội địa, chính phủ ủy thác nguồn năng lượng bổ sung phụ thuộc vào các dự án năng lượng mặt trời cho các doanh nghiệp trong nước tham gia. Những doanh nghiệp sử dụng các ưu đãi để tham gia hợp pháp vào các hồ sơ thầu.
Hiện tại, Ấn Độ quyết định thúc đẩy ngành công nghiệp bằng những biện pháp phù hợp với điều khoản của WTO. Một quan chức cao cấp của Bộ Năng lượng mới và Năng lượng tái tạo nói, nếu chính phủ là chủ sở hữu của một dự án, thay vì các nhà đầu tư nước ngoài, thì điều đó sẽ dễ dàng lựa chọn các thiết bị từ các nhà sản xuất trong nước. Vì vậy, các đề án đề về điện mặt trời 1.000 MW và 300 MW của khu vực trung ương và các cơ sở quốc phòng sẽ sử dụng các thiết bị sản xuất trong nước.
Ông Abhijit Das, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu WTO tại Viện Ngoại thương Ấn Độ, nói: “Tại thời điểm này, có nhiều cách khác nhau mà Ấn Độ có thể tuân thủ và Hoa Kỳ không có quyền đòi hỏi Ấn Độ phải tuân theo bằng một cách cụ thể nào. ”
“Sau khi Ấn Độ hoàn thành quy trình tuân thủ, Hoa Kỳ có thể thành lập một hội đồng kiểm định (tại WTO) nếu cần thiết, để kiểm tra liệu Ấn Độ có tuân theo những quy định này hay không”, ông nói thêm.
Ban đầu, có tới 50% dự án năng lượng mặt trời được dành cho đấu thầu dưới cơ chế DCR. Dần dần, với sự gia tăng khối lượng của các chương trình, tỷ lệ các thiết bị năng lượng mặt trời được ủy thác bởi DCR giảm xuống còn 10-15% trên tổng quy mô dự án.
Ông Gyanesh Chaudhary, Giám đốc điều hành của Công ty Vikram Solar, cho biết: “Để cải thiện nguồn năng mặt trời, Ấn Độ phải cạnh tranh với các nước như Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản có hiệu quả cao và cuộc chạy đua này đã được hỗ trợ bởi chính phủ về nặt tài chính và cũng như các kía cạnh pháp lý khác. Vì vậy, mặc dù năng lực sản xuất của Ấn Độ được cải thiện, nhưng so với nhu về năng lượng toàn cầu thì đây chỉ được xem là một kế hoạch. “Ông nói các mô-đun năng lượng nhập khẩu vẫn còn rẻ hơn 8-10% so với mô-đun trong nước.
Trong năm 2013, Mỹ đã đệ đơn khiếu nại trước WTO, rằng các chương trình năng lượng mặt trời của Ấn Độ đã vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu bằng cách phân biệt đối xử với các mô-đun năng lượng mặt trời nhập khẩu. Vào tháng 2 năm 2016, một Ủy ban của WTO đã phán quyết rằng, bằng cách áp đặt yêu cầu về nội dung trong nước, Ấn Độ đã vi phạm nghĩa vụ nghĩa vụ của mình. Tháng 9 năm 2016, Ấn Độ kháng cáo lên WTO về những phán quyết được đưa ra vào Tháng 2 trước đó. Xuất khẩu năng lượng mặt trời của Mỹ sang Ấn Độ đã giảm hơn 90% kể từ khi Ấn Độ đưa ra các quy định DCR, Mỹ đã tuyên bố.
Động thái của Hoa Kỳ đã khiến Ấn Độ phải chỉ ra những vi phạm ở một số điều khoản của WTO mà Mỹ đã cáo buộc. Theo đó, Ấn Độ vào tháng 9 đã đưa ra khiếu nại chống lại Hoa Kỳ tại WTO, lập luận rằng các tiểu bang Washington, California, Montana, Massachusetts, Connecticut, Michigan, Delaware và Minnesota bảo hộ ngành năng lượng tái tạo của họ với các khoản trợ cấp bất hợp pháp. Ấn Độ hiện đã yêu cầu Uỷ ban của WTO đưa ra phán quyết về vấn đề này sau khi các cuộc thảo luận với Hoa Kỳ không thành công.
Các nhà phân tích cho rằng sự hấp dẫn của thị trường Ấn Độ cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời toàn cầu là trọng tâm của các tranh chấp thương mại giữa hai quốc gia. Ấn Độ đang hướng tới mục đích tăng mạnh công suất năng lượng mặt trời đến 100 GW vào năm 2022 từ chỉ hơn 10 GW ở thời điểm hiện tại.
Nguồn: http://www.financialexpress.com/
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199