168/ Sau khi Mỹ rút khỏi TPP, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Ngày 24/01/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện đúng hứa hẹn của mình trong chiến dịch tranh cử khi ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiệp định bao gồm 12 quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương, trong đó có Canada, Mexico, Nhật Bản và Úc, chiếm khoảng 40% kinh tế toàn cầu và khoảng 1/3 thương mại thế giới. TPP sẽ đi về đâu nếu không có Mỹ?
Chuyên gia cộng sự cao cấp Shihoko Goto tại Đông Bắc Á thuộc Chương trình Châu Á của Trung tâm Woodrow Wilson đã khẳng định, “TPP sẽ không đi về đâu cả.”
Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, Goto đã nói với tờ The Diplomat rằng, dù Nhật Bản đã phê chuẩn hiệp định này thì các nước còn lại cũng không đủ động lực để theo đuổi nó.
Tuy nhiên, một phần của thỏa thuận vẫn có thể còn giá trị. Có những yếu tố trong TPP có lợi cho Mỹ cũng như 11 quốc gia thành viên còn lại, chẳng hạn như các điều khoản về cắt giảm các hộp đỏ cho thương mại xuyên biên giới.
Trước tình hình bấp bênh của TPP, nhiều người cũng chuyển sự chú ý đến việc Trump dành ưu tiên cho các hiệp định thương mại song phương thay vì đa phương.
Một thỏa thuận song phương khác đang được thúc đẩy ở tương lai gần là hiệp định Mỹ – Nhật (Việt Nam cũng đang tìm kiếm một hiệp định song phương với Mỹ hòng thay thế TPP).
Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump trên cương vị Tổng thống với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã diễn ra tốt đẹp, tuy nhiên, “không có dấu hiệu nào cho thấy có một thỏa thuận thương mại tự do được đưa ra bàn thảo tại cuộc họp”, đổi lại, một mối quan hệ tốt đã được thiết lập.
Goto nói, “trên bình diện cá nhân, mối quan hệ có vẻ được giải quyết ổn thỏa.”
Các cuộc đàm phán với Nhật Bản có liên quan tới TPP là một trong những điều khó khăn nhất, bởi lẽ các rào cản thuế quan của Nhật Bản được bảo hộ khá cao, đặc biệt đối với ngành nông nghiệp và ô tô. Do đó, các nhà đàm phán Mỹ và Nhật Bản có lẽ đã thống nhấtvới nhau một số nguyên tắc cơ bản để theo đuổi hiệp định song phương (riêng Hoa Kỳ và Nhật Bản chiếm hơn 75% GDP của các quốc gia thành viên TPP).
Theo Robert A. Manning – một thành viên cao cấp của Hội đồngAtlantic, từng đảm nhiệm vai trò nhân viên hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thời kỳ của chính quyền GeorgeW. Bush – cho biết, Nhật Bản đã nhượng bộ trong quá trình đàm phán TPP nên sẽ không có lý do để tiếp tục nhượng bộ trong đàm phán song phương.
Một số chuyên gia cho rằng Nhật Bản có thể thay Mỹ dẫn dắt TPP dù ông Abe từng tuyên bố hiệp định này sẽ “vô nghĩa” nếu không có Mỹ. TPP có thể là một động lực để Nhật Bản phát triển kinh tế, đồng thời chống lại những ảnh hưởng của Trung Quốc.
Ngày 06/01/2017, trong phần Chính sách Ngoại giao, William Sposato đã viết, “điều quan trọng nhất là việc cắt giảm hàng loạt hộp đỏ trong nông nghiệp và một số ngành khác trong chương trình cải cách kinh tế của ông Abe có tên gọi là ‘Abenomics’.”
Mặc dù có một số thành công trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thế nhưng “Chương trình này được rót vốn từ tiền của ngân hàng trung ương, một khoản chi tiêu lớn của chính phủ, song những nỗ lực cải cách trong cơ cấu đã không thành công như mong đợi”, Sposato viết. “TPP cho chính phủ một cái cớ hợp lý để tiến hành những biện pháp cải cách nhằm đẩy mạnh chương trình Abenomics”.
Các thành viên khác của TPP như Úc và Singapore vẫn chưa từ bỏ hiệp định này, khi mà các cuộc đàm phán đã mất hơn một thập kỷ để đi tới thống nhất và sẽ giảm được 18.000 loại thuế. Nhiều người vẫn hy vọng là dù có Mỹ hay không thì TPP vẫn có thể tồn tại. Bộ trưởng thương mại New Zealand Todd McClay nói với Bloomberg vào ngày 23/01/2017 rằng, “Ưu tiên của các nước là Mỹ có mặt trong TPP. Tuy nhiên, hiệp định vẫn sẽ có giá trị như các FTA khác khi các thành viên còn lại đều thông qua.”
Trên thực tế,Chile đã triệu tập một cuộc họp gồm các bộ trưởng thương mại TPP, với sự tham dự của Trung Quốc và Hàn Quốc vào trung tuần tháng 3 để thảo luận về những triển vọng tiếp theo. Wendy Cutler, phó chủ tịch của Viện Chính sách Xã hội Châu Á đã viết trong biên bản tóm tắt cuộc họp như sau: “Các bộ trưởng sẽ thảo luận về khả năng thông qua TPP tại các quốc gia cũng như phương án mời thêm các nước khác tham gia. Khả năng này rất khó, những vẫn cần được xem xét.”
Cutler, người từng đảm nhiệm vai trò đàm phán tại Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, nói thêm rằng, “TPP vẫn có nhữnggiá trị phù hợp dù không còn Mỹ. Các thành viên còn lại của TPP vẫn còn 04 trong số 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm Nhật Bản, Canada, Úc và Mexico cùng với các nền kinh tế mới nổi quan trọng như Việt Nam và Malaysia. Vẫn có cơ hội cho các nước châu Á thực hiện cải cách kinh tế như cam kết trong TPP.”
Một số chuyên gia khác lại khá lạc quan khi đưa ra khả năng Trump có thể hồi sinh TPP dù hiệp định bị nhiều cử tri Mỹ phản đối.
Manning nói với tờ The Diplomat rằng, “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trump quyết định theo đuổi lại TPP sau cuộc bầu cử 2018.”
Manning và Olin Wethington đã thảo một bản báo cáo Hội đồng Atlantic vào tháng 6/2015 với tựa đề “Định hình Tương lai Châu Á – Thái Bình Dương: Củng cố kiến trúc thể chế cho một trật tự kinh tế mở và dựa trên luật lệ”, trong đó ủng hộ việc thông qua một phần của hiệp định nhằm lôi kéo Trung Quốc tham gia “vào trật tự hiện có”.
Manning và Wethington lập luận rằng, dù Trung Quốc không tham gia đàm phán TPP, thoả thuận này vẫn sẽ dẫn tới việc thiết lập nên các tiêu chuẩn khu vực mà Trung Quốc hằng mong đợi.
Quả thực, TPP có ý nghĩa hơn một thỏa thuận thương mại thông thường. Đây là một công cụ địa chính trị mà theo báo cáo của Manning đã đánh giá là nó khuyến khích các quốc gia trong khu vực “tuân thủ các quy tắc của chúng tôi” như các vấn đề về sở hữu trí tuệ, tự do di chuyển hàng hóa, vốn và dịch vụ.
Tuy nhiên, đáng chú ý là TPP không có sự tham gia của Trung Quốc. Các chuyên gia của Mỹ đánh giá lý do của sự vắng mặt này là nhằm cân bằng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc trong khu vực – đây cũng là một mục tiêu của Tổng thống Obama nhằm thiết lập lại sức ảnh hưởng của Mỹ tại Châu Á đồng thời kéo các nguồn lực của Mỹ ra khỏi những rắc rối tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh cho rằng, chiến lược xoay trục của Mỹ không thể ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi Trump và đối thủ Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton, cam kết sẽ rút khỏi thỏa thuận thương mại vốn không được các công nhân Mỹ ưa chuộng, thì các chuyên gia cho rằng động thái nàysẽ gây thiệt hại cho Mỹ trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, nơi là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất thế giới, chiếm tới 60% nền kinh tế toàn cầu.
Quyết định từ bỏ TPP của Mỹ cho phép Trung Quốc củng cố quyền lực của mình trong khu vực và theo đuổi một hiệp định thương mại cạnh tranh khác là RCEP, một hiệp định không có các điều khoản ràng buộc về lao động tay nghề cao, sở hữu trí tuệ hay bảo vệ môi trường. Mặc dù, về mặt lý thuyết, Trung Quốc có thể tham gia vào các cuộc đàm phán gia nhập TPP, nhưng nước này gần như không có nhiều động lực để làm như vậy bởi lẽ RCEP chỉ đòi hỏi mức độ nhượng bộ thấp hơn.
Chính vì thế, Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp của châu Á và là giám đốc Dự án Điện Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho rằng việc Mỹ rút khỏi TPP có thể xem là “một thất bại chiến lược trong chính sách của Mỹ tại khu vực”.
Glaser nói với Tờ The Diplomat rằng, “Chúng ta không thể đánh giá thấp ảnh hưởng của việc Mỹ rút khỏi TPP với tình hình chính trị tại châu Á”.
Hơn nữa, các thoả thuận song phương mà Trump đang hướng tới sẽ kéo dài hơn so với dự kiến. Một báo cáo gần đây của Viện Chính sách Xã hội Châu Á cũng lặp lại quan điểm đó, và trong tự do hoá thương mạithì các hiệp định khu vực có hiệu quả hơn nhiều so với các hiệp định song phương, xét về khía cạnh nâng cao tiêu chuẩn và thúc đẩy cải cách rộng rãi.
Báo cáo cũng nói thêm, “Việc tạo ra các tiêu chuẩn và quy tắc chung cho tất cả các nước thành viên nhằm làm giảm tình trạng chồng chéo cũng đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng những lợi ích trong hiệp định, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong khi đó, nếu Trump thúc đẩy bất kỳ đàm phán song phương nào thì Mỹ cũng có thể bị gạt ra bên lề các hiệp định đa phương khác, ví dụ như gần đây Trung Quốcđã đàm phán với Việt Nam về vấn đề quản lý tranh chấp lãnh hải – vốn có nhiều cơ hội mở rộng hợp tác hơn nữa khi Việt Nam tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài cho các công trình cơ sở hạ tầng.
Với mức tăng trưởng kinh tế của mình, các quốc gia châu Á nhỏ hơn như Việt Nam và Malaysia có thể sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc đi theo con đường của Trung Quốc. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang tìm cách thay thế Hoa Kỳ làm một cường quốc tập hợp các tiêu chuẩn thương mại tự do, thể hiện rõ nhất qua sự kiện Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếngủng hộ lợi ích của toàn cầu hóa tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới hồi đầu năm nay và nêu rõ Bắc Kinh muốn thúc đẩy thương mại với các đối tác như Liên minh châu Âu.
TPP là một mục tiêu trọng tâm vô cùng rõ ràng và không thể tách rời trong nhiệm kỳ của Obama, nhưng nó không thể hiện được rõ nét việc kinh tế sẽ cải cách như thế nào.
Tuy nhiên, hiện giờ, một mối quan tâm về an ninh khác lớn hơn đang thu hút nhiều sự chú ý của các quan chức ở Washington, Tokyo, Bắc Kinh và các nơi khác, đó là: mối đe dọa ngày càng tăng từ Bắc Triều Tiên liên quan tới việc phát triển tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công các mục tiêu ở lục địa của Mỹ.
Trong bản báo cáo, các chuyên gia đều nhất trí rằng Triều Tiên mới là “mối đe dọa trực tiếp nhất” trong khu vực.
Manning còn cho rằng Triều Tiên tự biến mình thành “nhà nước hạt nhân”, và phát triển một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trong khoảng 4-5 năm giống lần nhằm vào Florida trong cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962.
Cả Manning và Glaser đều đồng ý rằng mối đe dọa từ Triều Tiên đòi hỏi các chính sách trong quá khứ cần được xem xét lại.
Tuy vậy, thật khó để tưởng tượng rằng chính sách ngoại giao mà ông Trump đang theo đuổi sẽ phát huy hiệu quả và tính khả thi.
Ông Glaser lập luận rằng, “Chính quyền Obama đã không thành công như mong đợi trong việc kiềm chế Trung Quốc. Các chiến lược này cần cải tiến thêm.”
Tuy nhiên, có thể ông Trump sẽ là người tái khởi động trục Châu Á đang ngừng hoạt động của Obama. Các quan chức cấp cao của ông Trump, bao gồm cả Bộ trưởng Ngoại giao Rex Tillerson đều khẳng định Tổng thống rất quan tâm tới châu Á đồng thời mong muốn tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực với chiến lược trục châu Á riêng của mình.
Chính quyền Trump sẽ có cái nhìn khá hiếu chiến với Trung Quốc, tập trung vào việc thúc đẩy các liên minh khu vực, chuyển mối quan tâm sang Đài Loan, thận trọng với Triều Tiên cũng như tăng cường sự hiện diện của hải quân Mỹ tại Thái Bình Dương.
Bắc Triều Tiên là một cơn khủng hoảng không nên xuất hiện trong chiến lược trục châu Á. Tuy nhiên, đây cũng sẽ là một cơ hội tốt đểnước Mỹ dưới thời Trump thể hiện vai trò của mình trong khu vực bằng cách giúp giải quyết xung đột.
Nguồn: http://www.washdiplomat.com
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200