18/ IMF cảnh báo rủi ro gia tăng đối với đà phục hồi của kinh tế toàn cầu
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự phục hồi của kinh tế toàn cầu đang có đà nhưng sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ và nguy cơ xảy ra các cuộc chiến thương mại có thể là những yếu tố tác động bất lợi.
Báo cáo “Triển vọng Kinh tế Thế giới” của IMF điều chỉnh dự báo tăng trưởng của kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 3,5%, tăng 0,1% so với dự báo đưa ra hồi tháng 1. Trong năm 2018, mức tăng trưởng dự kiến sẽ đạt 3,6%. Các nền kinh tế đang phát triển tiếp tục là lực đẩy chủ yếu của kinh tế toàn cầu, dẫn đầu là Trung Quốc và Ấn Độ.
Đối với kinh tế Mỹ, IMF vẫn giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng 2,3% trong năm 2017, tăng mạnh so với mức tăng trưởng 1,6% của năm 2016, nhờ kỳ vọng rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ cắt giảm thuế và tăng chi tiêu chính phủ.
IMF đã nâng dự báo mức tăng trưởng 2017 của kinh tế Nhật Bản lên 1,2%, cao hơn 0,4% so với mức dự báo trong tháng 1, trước khi giảm xuống còn 0,6%. Trong khi mức dự báo tăng trưởng đối với kinh tế Eurozone tăng 0,1% so với dự báo trước đó, lên 1,7%. Trong năm 2018, kinh tế khu vực này được dự báo sẽ giảm nhẹ xuống 1,6%. Sự không chắc chắn về chính trị ở một số nước như Anh, Pháp và Đức, cùng với tương lai của mối quan hệ giữa EU và nước Anh cũng sẽ tác động đến nền kinh tế.
Đáng chú ý là kinh tế Anh được dự báo tăng trưởng mạnh ở mức 2% trong năm 2017, do nền kinh tế này đã hoạt động tốt hơn dự kiến kể từ khi các cử tri bỏ phiếu rời khỏi EU, song hiệu ứng tiêu cực từ sự kiện này chắc sẽ tác động muộn hơn.
Dự báo kinh tế Trung Quốc sẽ nhích lên 6,6% trong năm 2017 và ước tăng 0,2% so với mức dự báo đưa ra trước đó, lên 6,2% năm 2018. Các dự báo cho tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ cho năm nay và năm tới được giữ nguyên ở các mức 7,2% và 7,7%.
Theo nhà kinh tế trưởng của IMF Maurice Obstfeld, kinh tế toàn cầu đang có đà đi lên, có thể đang ở thời điểm quyết định. Tuy nhiên, khi tình hình có chiều hướng sáng sủa hơn thì các quan hệ kinh tế quốc tế hậu Thế chiến II đang trong tình trạng căng thẳng. IMF cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế toàn cầu đã trở nên đáng ngại hơn kể từ tháng 1.
Ông Obstfeld nêu ra một trong những rủi ro đó là xu hướng bảo hộ, với nguy cơ cuộc chiến thương mại có thể xảy ra. Nhiều lo ngại, bao gồm sự quay lưng lại với hệ thống thương mại đa phương và việc hạn chế người nhập cư, là những trọng tâm trong chính sách của Tổng thống Mỹ. Những vấn đề khác là chiến dịch vận động tranh cử căng thẳng ở Pháp, kế hoạch nước Anh ra khỏi EU và lời kêu gọi bất ngờ về việc tổng tuyển cử sớm ở Anh.
Nguồn: Báo Hải quan
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200