9/ Hàng hóa châu Âu đổ bộ vào Việt Nam
Với đặc điểm ít mang tính cạnh tranh trực tiếp trong cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam và EU, rất nhiều sản phẩm từ EU như máy móc, thiết bị, thịt bò, sữa, rượu vang, dược mỹ phẩm… đang chờ thời điểm để ùn ùn vào Việt Nam. Ở chiều ngược lại, sản phẩm truyền thống có thế mạnh như hàng dệt may, giày dép các loại, cà phê, hải sản, máy vi tính… có cơ hội xuất khẩu sang EU nhiều hơn nhờ thuế giảm.
Dự tính, EVFTA sẽ khiến nhập khẩu của Việt Nam từ EU tăng 35 – 40%. Theo bà Miriam Garcia Ferrer, Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam, nhiều công ty châu Âu sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm của Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực vào năm 2018. Để chuẩn bị cho thời điểm EVFTA thực thi, cuối năm 2016, 41 doanh nghiệp nông nghiệp thực phẩm của EU đã đến Việt Nam để tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh.
Trong thời gian rất ngắn, 41 doanh nghiệp này đã thực hiện 500 cuộc giao thương với các doanh nghiệp trong nước, tới siêu thị để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng, qua đó đánh giá nhu cầu, thói quen ăn uống của người Việt để xuất khẩu thịt đúng với thị hiếu.
Ngay trong tháng 12/2016, đoàn doanh nghiệp chăn nuôi của Pháp đã đến Việt Nam tiếp thị thịt bò, với tham vọng đưa nhiều hơn các sản phẩm thịt bò vào thị trường Việt Nam. Ông Marc Feunteun, Giám đốc Phụ trách xuất khẩu Công ty SVA Jean Roze’ cho biết, những thị trường khó tính như Nhật Bản, Hy Lạp đã mở cửa cho thịt bò Pháp và đến năm 2015 đến lượt Việt Nam. Đây là thời cơ lớn để doanh nghiệp đưa các sản phẩm thịt bò vào thị trường Việt Nam.
Ông Paolo Lemma, Chủ tịch Lãnh sự quán và Phòng Thương mại Italia (ICE) nhận định, doanh nghiệp Italia đánh giá cao tiềm năng thị trường thịt và các sản phẩm từ thịt và sữa của Việt Nam, với các kế hoạch khá cụ thể đưa hàng hóa này sang Việt Nam đón đầu EVFTA.
Năm 2016, tổng doanh thu toàn ngành sữa ước đạt trên 95.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu sữa cho tiêu dùng trong nước vẫn rất cao. Chi nhập khẩu sữa và các sản phẩm từ sữa đạt 867 triệu USD, còn 2015 đã lên tới 900 triệu USD.
Trong khi đó, châu Âu cũng là thị trường cung cấp dược phẩm ngày càng lớn cho Việt Nam. Năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 2,3 tỷ USD hàng dược phẩm, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó, nhập nhiều nhất từ 2 thị trường Pháp và Đức.
Chuẩn bị “tăng tốc” xuất khẩu vào EU
Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để đẩy mạnh xuất khẩu vào EU. Các ngành hưởng lợi nhiều nhất là giày dép, dệt may.. do người tiêu dùng EU rất ưa chuộng và đánh giá cao các sản phẩm dệt may, da giày của Việt Nam.
Ông Michael Behrens, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) nhận định, các lợi ích mà EVFTA đem lại là rất rõ ràng và đóng góp tích cực vào tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và EU, cũng như đưa mối quan hệ này trở thành đối tác bền vững, phát triển lâu dài.
Theo cam kết trong EVFTA, EU đã đồng ý loại bỏ thuế quan 84% các dòng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam. Đặc biệt, EU sẽ loại bỏ thuế quan đối với một số mặt hàng nhạy cảm trong lĩnh vực dệt may và da giày trong khoảng thời gian 5 – 7 năm, với một quy tắc chuyển đổi kép và sẽ cho phép Việt Nam nhập khẩu vải để sản xuất từ các nước có FTA với EU vẫn được hưởng thuế ưu đãi.
Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Vitas cho biết, theo dự kiến, đến năm 2018, EVFTA mới có hiệu lực, nhưng về cơ bản, sau nhiều năm giao thương mạnh mẽ với EU, các doanh nghiệp trong ngành dệt may đã chuẩn bị khá tốt để “tăng tốc” xuất khẩu, tận dụng ưu đãi giảm thuế vào EU.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, xuất khẩu sang EU chiếm hơn 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU có thời điểm chiếm đến 40% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nhưng hiện nay giảm xuống chỉ còn 17%. Có sự thay đổi này là do EU đang có xu hướng đi vào phân khúc sản phẩm chất lượng cao, thay vì nhập khẩu đại trà. Do đó, các nhà xuất khẩu cá tra trong nước rất cần lưu ý xu hướng tiêu dùng thị trường EU để điều chỉnh sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu.
Nguồn: Báo đầu tư
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200