99/ TFA sẽ khai thông hàng hóa trong APEC
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) mới đây tại Bangkok (Thái Lan), cộng đồng DN APEC đã đánh giá cao Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của WTO chính thức có hiệu lực và coi đó như “đòn bẩy” giúp lưu thông hàng hoá trong khu vực.
Theo ông Hoàng Văn Dũng, Chủ tịch ABAC 2017, nền kinh tế toàn cầu đang trải qua một giai đoạn khó khăn. Tăng trưởng thương mại vẫn đang chậm lại. Điều quan trọng là cần hành động bất cứ khi nào có thể để loại bỏ những “hạt sạn” khỏi guồng máy thương mại, giữ cho thị trường mở và cạnh tranh, và tăng cường các mối quan hệ.
Người tiêu dùng được hưởng lợi lớn từ TFA
Ông Hoàng Văn Dũng nhìn nhận rằng, hiệp định TFA vô cùng quan trọng với cộng đồng DN APEC trong bối cảnh hiện nay. Hiệp định đã được các thành viên WTO thông qua tại Hội nghị cấp Bộ trưởng ở Bali năm 2013, đến nay, việc này đã được hoàn tất.
Phân tích của WTO chỉ ra rằng Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại sẽ mang lại lợi ích đáng kể trong vòng 15 năm tới. Việc thực thi TFA được dự đoán sẽ góp phần làm tăng 2.7% mỗi năm về tăng trưởng xuất khẩu thế giới, và tăng trưởng GDP hơn nửa phần trăm mỗi năm. Thực hiện đầy đủ TFA ước tính sẽ giúp giảm chi phí thương mại toàn cầu trung bình khoảng 14.3%.
Tại cuộc họp ABAC tại Thái Lan, các DN APEC đã ra một thông cáo chung và khẳng định sự hoan nghênh việc TFA đi vào hiệu lực như một sự khẳng định trong việc tiếp tục hỗ trợ WTO.
“WTO vẫn là nền tảng của kinh tế toàn cầu, đưa ra giải pháp tốt nhất để giảm thiểu rào cản thương mại, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy phát triển bền vững. Thoả thuận này là sự tiếp nối rõ ràng các mục tiêu ban đầu của Chương trình Nghị sự Phát triển Doha diễn ra năm 2001” – Thông báo chỉ rõ.
Bốn hướng hỗ trợ cộng đồng DN
Cùng với việc hoan nghêng TFA, năm APEC 2017, ABAC đang tập hợp các kiến nghị từ cộng đồng DN APEC để trình lên các nhà Lãnh đạo APEC vào kỳ họp Thượng đỉnh vào cuối năm nay tại Đà Nẵng.
Với vai trò Chủ tịch của Việt Nam, ABAC Việt Nam đang xây dựng chương trình làm việc với chủ đề: “Tạo thêm động lực mới, cùng vun đắp tương lai” nhằm đối phó với những thách thức duy trì phát triển kinh tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương và đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người.
Với vai trò Chủ tịch, ABAC Việt Nam sẽ tập trung vào bốn hướng hỗ trợ cộng đồng DN, đó là: Đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực; tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm; tăng cường tính cạnh tranh và khuyến khích sáng tạo của các doanh nghiệp MSMEs trong kỷ nguyên số và đảm bảo an ninh lương thực cũng như thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững và thông minh. Lãnh đạo doanh nghiệp trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương phải liên kết hiệu quả hơn nữa lợi ích của việc toàn cầu hoá và giải quyết các tác động tiêu cực, theo các thành viên ABAC.
Nhận định về dòng chảy thương mại trong APEC trong thời gian tới, các thành viên ABAC cho rằng, không có nền kinh tế nào phát triển thành công trong thời hiện đại mà không mở cửa nền kinh tế đối với thương mại quốc tế, đầu tư, và sự dịch chuyển của người dân. Nhưng để tiếp tục toàn cầu hóa, lợi ích cần phải được chia sẻ rộng rãi hơn. Mục tiêu phải là tăng trưởng và phát triển bao trùm về mặt xã hội.
“Chúng ta trong giới kinh doanh có thể làm tốt hơn để chứng minh không chỉ những lợi ích kinh tế, mà còn hợp tác với các chính phủ để xây dựng các chính sách giải quyết những sự xáo trộn và phát triển kỹ năng cho người lao động“, Chủ tịch ABAC năm 2017 – ông Hoàng Văn Dũng nhấn mạnh.
Nguồn: http://enternews.vn
Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200