49. Trưng bày khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội

Chiều 19/5 tại tòa Nhà Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức buổi báo cáo kết quả và trưng bày những khám phá khảo cổ học dưới lòng đất Nhà Quốc hội.

Cách đây gần 8 năm, trước khi triển khai xây dựng công trình Nhà Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện dự án “Khai quật khảo cổ học và xử lý di dời di tích, di vật khu vực xây dựng Nhà Quốc hội”.

Đây là cuộc khai quật có quy mô lớn trong diện tích 14.200 m2. Kết quả khai quật đã phát hiện được hàng chục nghìn di vật của nhiều thời kỳ nằm chồng xếp lên nhau, minh chứng sinh động lịch sử phát triển sâu rộng liên tục, lâu dài của khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long qua 1.300 năm, từ thời tiền Thăng Long (thế kỷ VII-X) đến thời kỳ Thăng Long (thế kỷ XI-XVIII). Đồng thời xác định rõ, khu vực xây dựng Nhà Quốc hội là một bộ phận quan trọng nằm ở phía tây nam cấm thành của kinh đô Thăng Long xưa.

Các hiện vật được trưng bày tại hai tầng hầm phía đông Nhà Quốc hội với diện tích 3.700 m2. Đó là những di tích, di vật gốc, tiêu biểu, đặc sắc nhất, được khai quật và lấy lên từ lòng đất tại chính khu vực xây dựng Nhà Quốc hội từ những năm 2008-2009.

Nội dung trưng bày tại hai tầng hầm Nhà Quốc hội bao gồm các di tích, di vật gốc tiêu biểu, đặc sắc nhất khai quật được tại khu vực này trong thời gian xây dựng công trình năm 2008-2009.

Gian trưng bày tầng hầm một rộng khoảng 1.700 m2 có các di tích, di vật thời kỳ Thăng Long (thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII) qua các triều đại Lý, Trần, Lê.

Với diện tích gần 2.000 m2, gian trưng bày tầng hầm hai giới thiệu những phát hiện khảo cổ học thế kỷ VII-X, thời Đinh-Tiền Lê, trong đó có các di tích nền móng kiến trúc, giếng nước, mộ ngựa, xâu tiền…

Việc trưng bày di tích, di vật dưới tầng hầm Nhà Quốc hội có ý nghĩa đặc biệt về chính trị và khoa học, không chỉ đem lại hình ảnh mới cho tòa Nhà Quốc hội, tạo biểu trưng độc đáo của sự tiếp nối, tôn vinh giá trị truyền thống, mà còn góp phần minh chứng sâu hơn những giá trị lịch sử của Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, phục vụ thiết thực công tác quảng bá giá trị di sản, đáp ứng yêu cầu tham quan, hưởng thụ văn hóa của nhân dân và du khách.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199