Khai thác hoạt động du lịch biển khu vực miền Bắc tại Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng bởi tính mùa vụ, không như khu vực phía Nam có thể khai thác hoạt động này quanh năm
Hiểu về tính mùa vụ trong du lịch
Tính mùa vụ (Seasonality) trong du lịch được hiểu là sự biến động theo chu kỳ của lượng du khách đến một điểm du lịch hoặc quốc gia, do tác động của các yếu tố như thời tiết, kỳ nghỉ, các sự kiện văn hóa và nhu cầu của thị trường khách.
Bản chất của tính mùa vụ trong du liên quan đến việc tập trung hoạt động du lịch vào các khoảng thời gian cụ thể trong năm, dẫn đến sự mất cân bằng về nhu cầu và cung cấp dịch vụ. Tính mùa vụ trong du lịch cũng là sự mất cân đối về thời gian và không gian trong hoạt động du lịch, gây ra bởi các yếu tố tự nhiên (như khí hậu) và xã hội (như lịch học, lễ hội). Điều này dẫn đến sự biến động lớn trong nhu cầu và cung cấp dịch vụ, tạo ra thách thức cho ngành du lịch trong việc duy trì ổn định lượng khách và doanh thu trong suốt cả năm.
Tính mùa vụ là hoạt động du lịch không được liên tục trong năm do chịu sự tác động của các yếu tố từ con người, thiên nhiên. Trong đó yếu tố tự nhiên gồm khí hậu, thời tiết là nhân tố chủ yếu quyết định đến tính mùa vụ trong kinh doanh du lịch, khí hậu tác động lên cả cung và cầu trong du lịch. Các loại hình du lịch như du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch thể thao núi là những loại hình chịu tác động rất lớn từ yếu tố khí hậu.Yếu tố con người có thể hiểu khi con người có thời gian rảnh rỗi thì sẽ nghĩ tới việc đi du lịch nhiều hơn. Yếu tố này đang có nhiều thay đổi tích cực trong thời gian gần đây như việc giảm giờ làm trong tuần, gia tăng số ngày nghỉ phép, ngày nghỉ lễ, các biến động về cơ cấu xã hội theo độ tuổi, giảm tỷ lệ nhóm gia đình có con trong độ tuổi đến trường… Chế độ đãi ngộ đối với công nhân, người lao động cũng ngày càng được cải thiện cũng đóng góp thúc đẩy phát triển du lịch và phần nào giảm bớt tác động của yếu tố cung tới tính mùa vụ du lịch.
Ở Việt Nam tác động của yếu tố phong tục truyền thống, thói quen lên tính mùa vụ du lịch rất mạnh mẽ và thể hiện hết sức rõ nét đối với du lịch lễ hội và du lịch biển. Trên thế giới, du lịch mùa thấp điểm đã trở thành hiện tượng tại Châu Âu, Mỹ. Úc… những năm gần đây và dần trở thành xu hướng. Tránh đám đông và giá cả mùa cao điểm, cũng như tác động của biến đổi khí hậu, đều sẽ là những yếu tố góp phần vào nhu cầu du lịch trái mùa. Xu hướng này có thể sẽ còn tiếp tục kéo dài và có những tác động nhất định đến xu hướng đi du lịch trái mùa ở Việt Nam.
Tác động của tính mùa vụ đến du lịch
Tính mùa vụ có thể có tác động tiêu cực đến tất cả các thành phần của hoạt động du lịch như tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, hạ tầng, lao động ngành du lịch và khách du lịch. Mùa du lịch ngắn là nguyên nhân của việc phần lớn các cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như lao động chuyên ngành chỉ được sử dụng có hiệu quả trong một quãng thời gian nhất định trong năm, dẫn đến việc tăng chi phí cố định và giá thành của hàng hoá, dịch vụ. Điều này làm giảm khả năng xây dựng một chính sách giá mềm dẻo, gây khó khăn cho công tác tổ chức và giảm khả năng cạnh tranh.
Tính mùa vụ gây khó khăn cho việc tổ chức hoạt động kinh doanh của ngành du lịch. Lượng khách tăng lên đột ngột với số lượng lớn trong mùa du lịch đồng nghĩa với việc các nhu cầu cần được đáp ứng của du khách tăng lên rất cao và ngược lại.
Một tác động lớn của tính mùa vụ là tới đội ngũ lao động. Việc duy trì ổn định đội ngũ lao động là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, yếu tố đặc biệt quan trọng đối với chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Sức chứa của các điểm đến du lịch là hữu hạn, vượt quá ngưỡng thì sẽ dẫn tới tình trạng quá tải. Sự quá tải, đặc biệt trong thời gian kéo dài ảnh hưởng tới tài nguyên, môi trường du lịch, cũng như chất lượng trải nghiệm của du khách
Do tính mùa vụ có tác động trực tiếp đến hoạt động du lịch, do vậy cũng có ảnh hưởng lớn đến kinh tế – xã hội của điểm đến. Vào mùa du lịch, khi lượng khách tăng vọt, việc tăng giá nói chung, đặc biệt là lương thực, thực phẩm là khó tránh khỏi gây ra tác động tới cả du khách cũng như người dân địa phương
Tính mùa vụ du lịch không chỉ là thách thức với hoạt động của các doanh nghiệp mà còn có thể mang lại nhiều phiền toái cho du khách trong tất cả các hoạt động của chuyến du lịch như tham quan, đặt phòng khách sạn, giao thông, ăn uống, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí. Giá cả gia tăng cũng là một tác động đối với du khách bên cạnh vấn đề môi trường vào mùa du lịch với tình trạng quá tải cũng không thể được đảm bảo.
Thực trạng phát triển du lịch biển khu vực miền Bắc
Khu vực phía Bắc Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn để phát triển du lịch biển nhờ đường bờ biển dài và nhiều bãi biển đẹp. Với lợi thế tự nhiên, di sản văn hóa phong phú, cùng sự phát triển hạ tầng du lịch, vùng biển phía Bắc đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ với du khách trong nước mà còn quốc tế. Tuy nhiên, ngành du lịch biển khu vực này vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức và cần định hướng phát triển bền vững.
Khu vực phía Bắc có bờ biển dài hơn 500 km, bao gồm nhiều tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Ninh Bình. Sở hữu các bãi biển nổi tiếng như Hạ Long (Quảng Ninh) – Di sản thiên nhiên thế giới với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ. Đồ Sơn (Hải Phòng) – Một trong những bãi biển lâu đời và gần với các đô thị lớn. Cát Bà (Hải Phòng) – Quần đảo sinh thái nổi tiếng với bãi biển trong xanh và vườn quốc gia. Quất Lâm (Nam Định) và Tiền Hải (Thái Bình) -Các bãi biển hoang sơ, phù hợp với du lịch cộng đồng.
Sản phẩm du lịch biển miền Bắc khá đa dạng với du lịch nghỉ dưỡng tại các khu resort cao cấp tại Hạ Long, Cát Bà. Du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Cát Bà, hệ thống rừng ngập mặn ven biển. Du lịch văn hóa tại các làng chài truyền thống và lễ hội dân gian ven biển, như lễ hội đền Cửa Ông (Quảng Ninh).
Tỉnh Quảng Ninh là đầu tàu du lịch biển tại khu vực miền Bắc với hơn 10 triệu lượt khách trong năm 2023, trong đó 30% là khách quốc tế. Hải Phòng đón hơn 6 triệu lượt khách vào năm 2023, tập trung tại Cát Bà và Đồ Sơn.
Du lịch góp phần vào việc phát triển hạ tầng cơ sở. Nhiều dự án quy mô đã được hoàn thành như: Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long, đón các tàu du lịch lớn. Hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh giúp rút ngắn thời gian di chuyển. Khu nghỉ dưỡng và tổ hợp giải trí cao cấp như Sun World Hạ Long Complex hay các khách sạn 5 sao.
Mặc dù có tiềm năng phát triển du lịch biển tuy nhiên hoạt động này bị hạn chề nhiều bởi tính mùa vụ.
Tính mùa vụ trong phát triển du lịch biển khu vực phía Bắc
Du lịch biển ở khu vực phía Bắc Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ tính mùa vụ, đặc biệt do điều kiện thời tiết đặc thù và các yếu tố liên quan đến văn hóa, nhu cầu tiêu dùng của du khách. Tính mùa vụ không chỉ ảnh hưởng đến lượt khách mà còn tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, cơ hội việc làm, và chiến lược phát triển bền vững trong ngành du lịch biển.
Nguyên nhân đầu tiên là tác động của thời tiết và khí hậu. Mùa cao điểm (tháng 4 – tháng 8), khu vực miền Bắc, thời tiết nóng, thuận lợi cho các hoạt động tắm biển, thể thao dưới nước và tham quan. Lượt khách du lịch tăng đột biến, đặc biệt là khách nội địa. Mùa thấp điểm (tháng 9 – tháng 3), thời tiết lạnh, nhiều mưa phùn và bão, không phù hợp cho các hoạt động ngoài trời. Khách du lịch giảm mạnh, đặc biệt là khách nội địa, trong khi một phần khách quốc tế vẫn duy trì.
Nguyên nhân thứ hai tác động là nhu cầu khách du lịch theo mùa. Mùa hè là mùa cao điểm, du khách nội địa từ các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng tăng mạnh. Đông và xuân là mùa không có lượng khách nội địa, thay vào đó khách quốc tế có xu hướng tham gia các tour du lịch tham quan văn hóa, khám phá vịnh Hạ Long hoặc trải nghiệm du thuyền.
Sự phụ thuộc vào ngày lễ, kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5, hè và Tết Nguyên Đán là thời điểm bùng nổ lượt khách, tạo áp lực lớn cho hạ tầng du lịch.
Ảnh hưởng của tính mùa vụ tới hoạt động du lịch biển
Ảnh hưởng đến lượng khách du lịch
Vào mùa cao điểm, các điểm đến như Hạ Long, Cát Bà, Đồ Sơn thường xuyên quá tải, gây áp lực lớn lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, đặc biệt là rác thải tại các bãi biển và khu tham quan. Mùa thấp điểm, lượng khách giảm mạnh, đặc biệt là tại các bãi biển tập trung vào du khách nội địa như Đồ Sơn và Quất Lâm. Nhiều doanh nghiệp du lịch phải tạm đóng cửa hoặc giảm quy mô hoạt động, dẫn đến mất việc làm thời vụ.
Ảnh hưởng đến doanh thu và chi phí
Doanh thu du lịch biển phụ thuộc vào mùa cao điểm, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khó cân đối tài chính trong mùa thấp điểm. Lợi nhuận cao vào mùa hè nhưng không bền vững. Chi phí duy trì cơ sở vật chất và nhân lực trong mùa thấp điểm tăng, nhưng doanh thu không đủ bù đắp.
Ảnh hưởng đến lao động du lịch
Trong mùa cao điểm, nhu cầu lao động tăng đột biến, đặc biệt là các công việc như hướng dẫn viên, nhân viên khách sạn, nhà hàng. Nhưng khi mùa thấp điểm đến lao động thời vụ mất việc, thu nhập không ổn định, ảnh hưởng đến đời sống. Nhiều lao động thời vụ thiếu kỹ năng chuyên môn, dẫn đến chất lượng dịch vụ không đồng đều.
Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng và môi trường
Mùa cao điểm, hệ thống giao thông, bãi biển và các khu nghỉ dưỡng thường xuyên quá tải. Mùa thấp điểm, cơ sở vật chất bị lãng phí do thiếu khách sử dụng. Tăng lượng rác thải tại các bãi biển và khu du lịch trong mùa cao điểm.
Định hướng khắc phục tác động của tính mùa vụ
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: Phát triển các sản phẩm phù hợp cho mùa thấp điểm ví dụ như dlịch văn hóa và lịch sử: Khám phá các di tích ven biển như đền Cửa Ông (Quảng Ninh), nhà cổ ở Hải Phòng. Du lịch sinh thái tổ chức các tour khám phá rừng ngập mặn, trải nghiệm cuộc sống ngư dân. Du lịch MICE (hội nghị, sự kiện) tận dụng các khu nghỉ dưỡng cao cấp cho tổ chức sự kiện, hội thảo.
Phát triển thị trường quốc tế: Đẩy mạnh quảng bá và thu hút khách quốc tế trong mùa thấp điểm, đặc biệt từ các thị trường châu Âu, Bắc Mỹ, nơi du khách không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết lạnh. Kết hợp với các hãng lữ hành quốc tế để thiết kế các tour du lịch khám phá dài ngày.
Tăng cường đầu tư hạ tầng và dịch vụ: Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch bền vững, đảm bảo vận hành hiệu quả cả trong mùa thấp điểm. Cải thiện chất lượng dịch vụ để thu hút khách quay lại vào mùa thấp điểm.
Đào tạo và sử dụng lao động hiệu quả: Đào tạo kỹ năng chuyên môn cho lao động thời vụ, giúp họ dễ dàng chuyển đổi sang các lĩnh vực liên quan trong mùa thấp điểm. Phát triển các chương trình việc làm linh hoạt, hỗ trợ lao động vượt qua giai đoạn không có việc làm.
Áp dụng công nghệ số và truyền thông: Tăng cường quảng bá các gói du lịch giá rẻ vào mùa thấp điểm thông qua các nền tảng trực tuyến. Sử dụng thực tế ảo và công nghệ để thu hút khách hàng trải nghiệm từ xa, tăng sự hấp dẫn cho các điểm đến ít được biết đến.
Tính mùa vụ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động du lịch biển phía Bắc, tạo ra những thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp, người lao động và chính quyền địa phương. Tuy nhiên, với sự đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược thu hút khách quốc tế, và đầu tư vào hạ tầng bền vững, khu vực phía Bắc có thể giảm thiểu tác động tiêu cực và khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển quanh năm hưởng.
của mùa Đông lạnh, ẩm và gần như toàn bộ thị trường du lịch của tỉnh là khách du lịch nội địa, tính mùa vụ của du lịch Thanh Hóa là rất cao
Với sự tập trung cao của khách du lịch vào 4 tháng Hè (từ tháng 4 đến tháng 7), tổng thu từ khách du lịch trong khoảng thoài gian này chiếm tới 79% tổng thu của cả năm 2019 và 71,7% của cả năm 2023
Việc so sánh, xếp hạng mức độ ảnh hưởng của tính mùa vụ đối với các tỉnh cũng như các khu du lịch ven biển vùng Bắc Trung Bộ là công việc rất phức tạp. Tuy nhiên, để có cái nhìn tổng quan hơn, nhóm nghiên cứu thấy rằng sự so sánh mang tính tương đối giữa các địa phương, điểm đến là cần thiết. Việc phân loại, xếp loại mức độ ảnh hưởng của tính mùa vụ dựa trên những căn cứ sau:
- Dữ liệu thống kê về lượng khách du lịch, tổng thu du lịch, công suất sử dụng buồng lưu trú theo tháng.
- Dựa trên phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến tính mùa vụ, phân tích tác động của mùa vụ đến một số khía cạnh như: quản lý, CSHT&CSVCKTDL, kinh tế xã hội, du khách, tài nguyên và môi trường…của các tỉnh và các khu du lịch.
- Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ ngoài mùa cao điểm.
- Khoảng cách địa lý tới thị trường Hà Nội và các tỉnh khu vực phía Bắc.
Dựa trên quan sát thực địa và phỏng vấn sâu các doanh nghiệp lữ hành và lưu trú tại tất cả các tỉnh trong khu vực.
NLH