29. Khai mạc Triển lãm Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước

Chiều ngày 03.6.2016, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Hành trình tìm đường cứu nước” đã chính thức khai mạc. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên đã tới dự và cắt băng khai mạc.

Cùng dự có: đại diện Hội Di sản Văn hóa Việt Nam,lãnh đạo các Bảo tàng Trung ương và TP. Hà Nội đã tham dự.

Đây là một trong những hoạt động của Bảo tàng Hồ Chí Minh, chào mừng Kỷ niệm 105 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5.6.1911-5.6.2016) và Kỷ niệm 126 năm Ngày sinh của Người (19.5.1890-19.5.2016).

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Quyền Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh – Nguyễn Thúy Đức cho biết: Năm nay nhân Kỷ niệm 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh xây dựng Triển lãm nhằm khắc họa lại tất cả từng giai đoạn Người vòng quanh thế giới, qua 3 lục địa, 4 đại dương cùng gần 30 nước. Đó là hành trình khảo sát đầy gian khổ, hòa mình vào cuộc sống, đấu tranh của giai cấp vô sản, vừa lao động, quan sát, học tập trong thực tế vô cùng phong phú, đã đem lại cho Người sự lựa chọn đúng đắn về con đường cứu nước, cứu dân, đáp ứng được yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam, phù hợp xu thế phát triển của thời đại. Đó là nguồn gốc thắng lợi của Cách mạng Việt Nam, nguồn gốc được bắt đầu từ hành trình lịch sử tìm đường cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hơn một thế kỷ đã trôi qua nhưng sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc.

Triển lãm gồm hai phần: Phần 1 mang chủ đề “Cuộc hành trình vĩ đại” và phần 2 có nội dung “Vững bước trên con đường Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn”. Với gần 200 ảnh, tài liệu và hiện vật, triển lãm giúp người xem hiểu rõ hơn những tháng ngày gian khó, đầy hiểm nguy trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những đóng góp to lớn của người trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc.

Tại Triển lãm, nhiều tài liệu hiện vật, hình ảnh đã thực sự gây ấn tượng, sự xúc động đối với khách tham quan, tiêu biểu như: Bàn làm việc của Nguyễn Ái Quốc tại nhà số 9, ngõ Compoint, quận 17, Pari tháng 7.1921; Chậu thau và đồng hồ- Những vật dụng đã đặt tại căn phòng số 2, đường Ngư Phong, Liễu Châu, Trung Quốc, nơi Người ở từ năm 1943-1944; Anbum ảnh và tài liệu liên quan về Nguyễn Ái Quốc trong thời gian Người sống và làm việc, hoạt động tại Nga từ 1923-1924; 1934-1938 do Tổng thống Nga V.Putin trao tặng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết năm 2006; Tượng Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độ Thực dân Pháp của Nhà điêu khắc Vũ Ngọc Khôi…

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199