36. Ứng dụng CNTT trong y tế: Cần thay đổi từ đầu tư sang đi thuê dịch vụ

“Bản chất của việc xã hội hóa ứng dụng CNTT là thay đổi đầu tư ứng dụng các giải pháp CNTT sang đi thuê dịch vụ. Các nhà cung ứng giải pháp thay vì chuyển sang chuyển giao công nghệ một lần thành nhà cung ứng dịch vụ”. Đó là tầm nhìn của hội tin học TPHCM.

Hầu hết bệnh viện TPHCM chưa tiếp cận được CNTT hiệu quả

Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, hệ thống cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có 113 bệnh viện với 34.388 giường bệnh. Tỷ lệ giường bệnh/vạn dân là 43/10.000. Bên cạnh đó là hệ thống y tế dự phòng có 12 trung tâm, 2 chi cục, 24 Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện và 319 Trạm Y tế phường, xã, thị trấn.

Trong khi đó, việc ứng dụng CNTT tại các đơn vị thuộc ngành Y tế Thành phố không đồng đều, vẫn có đơn vị chưa chú trọng đến việc phát triển ứng dụng CNTT, phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu, hạ tầng và nhân lực CNTT không phù hợp và tương xứng với quy mô hoạt động của đơn vị. Lĩnh vực y tế dự phòng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Việc ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý, hoạch định chính sách, lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch… chưa đáp ứng được yêu cầu của các cơ quan quản lý về y tế.

Ông Vũ Anh Tuấn, Tổng Thư ký Hội Tin học TPHCM (HCA) cho biết: “Cho đến nay, hầu hết bệnh viện Việt Nam vẫn chưa thể tiếp cận với CNTT một cách hiệu quả. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương khuyến khích ứng dụng CNTT trong quản lý, hướng tới chính phủ điện tử và Bộ Y tế đã ra nhiều chỉ thị thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý y tế. Tuy nhiên hầu hết các bệnh viện vẫn còn chưa triển khai vì không tìm được phần mềm đáp ứng đúng hoạt động của bệnh viện. Quản lý và khai thác dữ liệu y tế cho công tác khám chữa bệnh hiện nay là yêu cầu cấp thiết trong Y tế và Chăm sóc sức khỏe. Hệ thống y tế, bệnh viện, phòng khám tại Việt Nam cần những giải pháp hữu hiệu nhằm tin học hóa, cải cách hành chính, thực hiện quản lý, thống kê trên máy tính”…

Với mạng lưới khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho hơn 9 triệu dân rất cần các giải pháp tin học hóa quản lý mạnh có tính hệ thống cao, liên thông liên kết giữa các bệnh viện, giữa y tế điều trị và ý tế dự phòng cũng như đầu tư phát triển các cơ sở khám chữa bệnh hợp lý và hiệu quả.

Cần thay đổi mô hình, từ đầu tư sang thuê dịch vụ

Ông Phí Anh Tuấn, Phó Chủ Tịch Hội Tin học TPHCM (HCA): “Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) mang lại cách tiếp cận mới trong triển khai ứng dụng cho toàn xã hội nói chung và ngành y tế nói riêng. Từ khái niệm chủ sở hữu hệ thống CNTT từ hạ tầng đến phần mềm, với Cloud conputing chuyển sang thuê dịch vụ theo nhu cầu”.

Bản chất của việc xã hội hóa ứng dụng CNTT trong ngành y tế là các bệnh viện, hệ thống y tế dự phòng và cả Sở Y tế thành phố chuyển từ đầu tư ứng dụng các giải pháp CNTT sang đi thuê dịch vụ. Các nhà cung ứng giải pháp thay vì chuyển sang chuyển giao công nghệ một lần thành nhà cung ứng dịch vụ. Việc xã hội hóa này như đã phân tích ở trên có thể thực hiện cho tất cả các mảng kể từ thuê hạ tầng, đến thuê nền tảng, thuê phần mềm và thuê xử lý nghiệp vụ.

Ngoài ra, tại Hội thảo toàn cảnh CNTT-TT Việt Nam lần thứ 21 với chủ đề “Kỷ nguyên số trong chăm sóc sức khoẻ” vừa diễn ra tại TPHCM, nhiều diễn giả đến từ các đơn vị CNTT lớn trong và ngoài nước đưa ra nhiều giải pháp khác nhau để thúc đẩy nhanh quá trình đưa CNTT vào lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe như: bệnh viên thông minh, giải pháp mạng y tế Việt Nam hay đào tạo từ xa, ứng dụng nâng cao năng lực và hiệu quả cho các bệnh viện địa phương…

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199