5. Đề xuất điều kiện hành nghề lập quy hoạch di tích

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất quy định về điều kiện hành nghề lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế, thi công, giám sát thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích.

Đề xuất này được đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề lập quy hoạch, dự án, báo cáo kinh tế – kỹ thuật, thiết kế, thi công, giám sát thi công bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, di sản văn hóa nói chung và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nói riêng là lĩnh vực chuyên môn sâu, đòi hỏi người chủ trì, tham gia trong công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích phải có trình độ chuyên ngành xây dựng và bên cạnh đó, cần am hiểu về lịch sử, văn hóa, khoa học và hiểu biết về di tích thông qua nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và qua thực tiễn tham gia hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích. Để đảm bảo trình độ chuyên môn trong nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa của ông cha để lại thì việc cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cần thiết phải đủ cả 2 yếu tố về trình độ chuyên môn thuộc chuyên ngành xây dựng (Chứng chỉ hành nghề xây dựng) và chuyên môn cộng với kinh nghiệm thực tế về di sản văn hóa.

Qua tham khảo một số nước trên thế giới có kinh nghiệm tiên tiến về bảo vệ di sản văn hóa (như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…), pháp luật về di sản văn hóa đã được các nước quy định thành một lĩnh vực chuyên ngành riêng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn kinh tế – kỹ thuật được quy định đầy đủ trong hệ thống pháp luật. Việt Nam chúng ta hiện nay vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; các tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức chi phí về tu bổ di tích đang dần được xây dựng; các trường đại học, viện nghiên cứu chuyên ngành chưa đào tạo ở bậc đại học về bảo tồn di tích như các nước tiên tiến trên thế giới đã thực hiện… do đó, việc cấp Chứng chỉ hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích cho các cá nhân tham gia hoạt động này trên cơ sở đã có chứng chỉ chuyên ngành xây dựng là hoàn toàn phù hợp.

Từ khi Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL có hiệu lực, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp 131 Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề và 719 Chứng chỉ hành nghề. Việc cấp Giấy chứng nhận, Chứng chỉ hành nghề từ đó đến nay đã góp phần hạn chế được những vi phạm trong hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích trên cả nước, ý thức của cộng đồng và xã hội về hoạt động này ngày càng nâng cao.

Để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; củng cố, nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của cộng đồng nói chung và hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích nói riêng, tại dự thảo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất quy định cụ thể về điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề và Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề lập quy hoạch di tích, dự án tu bổ di tích, báo cáo kinh tế – kỹ thuật tu bổ di tích, thiết kế, thi công, giám sát thi công tu bổ di tích.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199