15/ Tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Làm sao để biết chắc rằng chai sâm banh của bạn có phải là một chai McCoy thứ thiệt hay không? Liệu rằng đôi bốt của bạn có thực sự được sản xuất ở Italia hay chai sữa bạn mua đã thực sự được thanh trùng? Khả năng truy xuất nguồn gốc, được biết đến như chuỗi hành trình sản phẩm (CoC – chain of custody), rất quan trọng để đảm bảo độ tin cậy và do đó cho phép người sử dụng có thể hình dung ra chất lượng và độ an toàn của sản phẩm. ISO mới đây đã thành lập một Ủy ban về vấn đề này.

Từ nguyên liệu thô như cốt tông đến lúc trở thành chiếc áo phông nằm gọn gàng trong cửa tiệm, thông tin về các đặc tính của sản phẩm (ví dụ như: nguồn gốc và/hoặc quy trình sản xuất) ngày một quan trọng và được khách hàng quan tâm. Khả năng truy xuất nguồn gốc, và theo đó là tính minh bạch, đảm bảo và cho phép hiểu rõ hơn các đặc tính của sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro cho sức khỏe, an toàn và chất lượng. Trong nhiều trường hợp, đó thậm chí còn là một yêu cầu pháp lý. Do vậy, một hệ thống quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) đáng tin cậy là rất quan trọng đối với chương trình chứng nhận và đảm bảo chất lượng.

Trên thế giới hiện ngập tràn các chương trình và hệ thống CoC với các tập trung khác nhau, và trong đó có bao gồm cả các CoC dành cho an toàn thực phẩm, nông nghiệp bền vững hay sự tuân thủ trong sản xuất. Tuy nhiên số lượng như vậy các hệ thống đã khiến công tác quản lý bị chồng chéo thêm nhiều lớp không cần thiết, kéo theo đó là sự gia tăng giá cả và dẩu các công ty nhỏ hơn ra khỏi thị trường quốc tế. Vì lí do đó, Ban dự án ISO/PC 138 – Chuỗi hành trình sản phẩm đã được thành lập, khiến cho yêu cầu truy xuất nguồn gốc trở nên đơn giản hơn đối với tất cả các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng thông qua việc sử dụng đồng bộ một ngôn ngữ ISO trên toàn cầu.

Chủ tịch Ban ISO/PC 308 Rob Busink cho biết: “Sự phát triển của hệ thống truy xuất nguồn gốc và các định nghĩa đang gây ra những hoang mang, sự phức tạp và các phí tổn không cần thiết đối với những người chơi trong các chuỗi cung ứng khác nhau. Tiêu chuẩn chung về chuỗi hành trình sản phẩm được đề xuất sẽ xác định các mô hình chuỗi cung ứng, và các mức khả năng truy xuất nguồn gốc tương ứng và các yêu cầu cụ thể liên quan đến công tác quản lý, tỷ lệ chuyển đổi và các hoạt động xử lý vật lý, từ đó đơn giản hóa tiếp cận thị trường thông qua sử dụng đồng bộ một ngôn ngữ và tiêu chí trên toàn chuỗi cung ứng.

“Hi vọng rằng đối với các thuật ngữ liên quan đến các yêu cầu về chuỗi hành trình sản phẩm, các chương trình chứng nhận mới và các chương trình hiện có sẽ có thể viện dẫn tới tiêu chuẩn ISO, như vậy sẽ giúp đơn giản hóa công tác đánh giá sự phù hợp cho các chứng nhận sản phẩm khác nhau và giảm các sự chồng chéo hay hiểu nhầm không cần thiết.”

Ủy ban đã kêu gọi sự hỗ trợ xây dựng tiêu chuẩn từ phía các tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng và xây dựng, cũng như các chương trình chứng nhận và chính phủ.

(Theo: ISO)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200