3/ Tương lai của cảng hàng không

Phát triển cơ sở hạ tầng sân bay đã tụt lại đằng sau sự phát triển của du lịch. Giao thông tại một số sân bay lớn đã vượt công suất thiết kế, trong khi các sân bay khác đang bắt đầu cảm thấy tắc nghẽn. Với thực tế cơ sở hạ tầng sân bay đang phải chịu áp lực lớn như vậy, công tác chuẩn bị là vô cùng quan trọng.

Một sân bay đúng chuẩn là nơi có khả năng khiến cho các trải nghiệm du lịch trở nên tuyệt vời hơn thông qua việc cho phép các hành khách thực hiện thủ tục, kí gửi hành lý, kiểm tra an ninh ddeerra cửa lên máy bay một cách thuận tiện, dễ dàng. Một sân bay đúng chuẩn là nơi cung cấp các dịch vụ tốt phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm, nghỉ ngơi.

Kỳ vọng đặt ra ở đây là một sân bay có khả năng nâng cao các trải nghiệm của hành khách đồng thời tối đa hóa tiềm năng doanh thu. Đó là lí do vì sao cơ sở hạ tầng xung quanh sân bay (như đường xá, chỗ đậu xe, lối đi bộ, trạm trung chuyển) và cơ sở hạ tầng bên dưới sân bay (ví dụ như các tiện ích và hệ thống thoát nước) lại quan trọng đến như vậy. Đó thường là những thứ đầu tiên mà hành khách sẽ trải nghiệm và có tác động rất lớn đến ấn tượng dầu tiên của họ.

Thực tế hiện khác xa cho với kỳ vọng. Hành khách thường xuyên phàn nàn về các sảnh chờ chật kín người, ngày càng nhiều các thông báo trễ chuyến hay cả hàng dài chờ cất cánh….Sự khan hiếm các địa điểm phù hợp cho thao tác cất cánh và hạ cánh khiến cho các sân bay không thể đáp ứng yêu cầu mở rộng. Điều này lại tiếp tục ảnh hưởng đến các hang hàng không khi họ không có địa điểm để đưa các máy bay mới được bàn giao đi vào hoạt động.

Theo báo cáo của Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA), số lượng hành khách có thể sẽ tăng vọt trong hai thập kỷ tới. IATA dự đoán vào năm 2035 sẽ có khoảng 7,2 tỉ hành khách di chuyển bằng đường hàng không, nghĩa là gần gấp đôi mức 3,8 tỉ ở thời điểm hiện tại. Dự báo này dựa trên tỉ lệ tăng trưởng kép hàng năm là 3,7% /năm, nguyên nhân do bùng nổ tăng trưởng tại châu Á.

Đối với vận tải hàng không, tăng trưởng gấp đôi này khiến cho các sân bay vốn đã quá tải nay phải chịu gánh nặng hơn nữa. Thách thức mới đặt ra là làm sao xử lý được lượng hành khách, hàng hóa, hành lý đang ngày một tăng một cách hiệu quả với chi phí hợp lý đồng thời đưa ra các sản phẩm và giải pháp thân thiện với môi trường trong khi vẫn đáp ứng được các yêu cầu về an ninh đang ngày một khắt khe.

Những thách thức này rõ ràng sẽ làm nổi rõ tính kém hiệu quả của cơ sở hạ tầng sân bay hiện tại. Hầu hết các sân bay được thiết kế và xây dựng trong nhiều thập kỷ trước đây để đáp ứng nhu cầu giao thông tại thời điểm đó, và mặc dù hầu hết đã được cải tổ để đáp ứng nhu cầu hiện đại, nhiều sân bay vẫn đang trong tình trạng quá tải trầm trọng. Kết quả là những trải nghiệm mệt mỏi và sự thất vọng của hành khách.

Phát biểu tại Hội nghị hành khách thế giới tại Dubai, Alexandre de Juniac, Tổng Giám đốc và Giám đốc điều hành IATA, nhận định rằng cho dù chúng ta tiến hành đổi mới quy trình nhanh và nhiều như thế nào đi nữa thì vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về phát triển năng lực của cảng hàng không và không phận một cách vừa nhanh chóng, vừa thông minh. Ông có nhắc đến sự gia tăng tình trạng ùn tắc, đạc biệt là ở châu Âu và chỉ ra các khu vực phát triển nhanh ở vùng Vịnh và Trung Quốc. “Tôi sợ rằng trong tương lai chúng ta sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng đến các hành khách hàng không.,” ông nói.

De Juniac cũng nói thêm rằng cuộc khủng hoảng về năng lực này sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu. Cơ sở hạ tầng yếu kém ảnh hưởng tiêu cực đến trải nghiệm của hành khách, thể hiện qua những lần trễ chuyến, những chặng bay dài hơn cần thiết và những lịch trình bay kém hiệu quả. Nền kinh tế sẽ phải chịu những tổn thất về cơ hội kinh doanh, việc làm và phát triển xã hội. Cần nhớ rằng hàng không là một nhân tố quan trọng kích thích phát triển kinh tế và xã hội, hỗ trợ 63 triệu việc làm và khoảng 2,7 nghìn tỉ USD trong tác động kinh tế.

Rõ ràng là công tác duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng sân bay là vô cùng cần thiết và là một trong những thách thức khó khăn nhất đối với các đối tượng sở hữu và vận hành sân bay. Yêu cầu đặt ra là xác định chính xác các ưu tiên, tính toán các chi phí và đưa ra các dự án đúng thời điểm, phù hợp với ngân sách trong khi vẫn duy trì các hoạt động một cách trơn tru.

Trong thập kỷ tới, kế hoạch sẽ có một lượng lớn vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng liên quan đến sân bay, với mức tăng trưởng toàn cầu trong đầu tư sân bay ước tính ở mức 2,6% một năm. Điều này tương đương với mức đầu tư lũy tiến vào khoảng 750 tỷ USD vào giữa năm 2015 và năm 2025, dựa trên một nghiên cứu của PricewaterhouseCoopers và Oxford Economics.

Tiến độ xây dựng một sân bay mới rơi vào khoảng 5 đến 20 năm , tùy thuộc vào vị trí, do vậy việc xây dựng được những sân bay đáp ứng được các yêu cầu của tương lai trong một thời đại ngày một bận rộn như thế này thực sự là một bài toán khó. Vậy chúng ta nên bắtđầu từ đâu? Nghe sẽ có vẻ kì lạ nhưng mặc kệ những khái niệm vẫn đang tồn tại như công nghệ cao, kỉ nguyên điện tử,…chúng ta cần bắt đầu từ những cái cơ bản nhất. Theo Wilson N. Felder – cựu giám đốc trung tâm kỹ thuật William J. Hughes của cơ quan hàng không liên bang Mỹ – công tác nâng cấp sân bay cần tiến hành trước nhất với gạch và vữa chứ không phải các thiết bị điện tử tinh vi. Trung tâm này nổi tiếng với các phòng thí nghiệm đẳng cấp thế giới và cơ sở thử nghiệm hệ thống hàng không có độ tin cậy cao.

Có rất nhiều khía cạnh có thể đề cập đến khi bàn về năng lực của sân bay. Trong khi hệ thống kỹ thuật số là một vấn đề quan trọng đối với các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, thì ở một vài nơi khác trên thế giới, những thứ như đường băng cơ sở và đường lăn lại được đặt lên hàng đầu. Cách đây vài năm, khi được hỏi về ưu tiên hàng đầu cho cơ sở hạ tầng quốc gia, trưởng phái đoàn gồm bảy cơ quan hàng không dân dụng Nam Phi đã đưa ra câu trả lời là “đường băng trải nhựa” chứ không phải hệ thống radar hay kiểm soát không lưu tự động.

Tuy nhiên, cũng theo Felder, các sân bay là một hệ thống phát triển và vô cùng tinh vi tồn tại trên một phổ rộng các cấp độ công nghệ khác nhau. Dải cuối của phổ đó là các sân bay bề bộn, không được quản lý, với cơ sở hạ tầng tối thiểu (đôi khi còn thậm chí không có cơ sở hạ tầng). Dải trên cùng của phổ là các sân bay quốc tế rộng lớn với nhiều đường bay và cường độ lưu thông đáng kể.

Các đường băng đúng chuẩn là một trong những yếu tố giúp cho mọi việc tiếp tục vận hành. Còn về phần các quy định? Kết nối sâu rộng đang khiến thế giới ngày một thu nhỏ lại, và đáng buồn là thường không có sự nhất quán trong các quy định trong thế giới ấy. Các dự án sân bay đặc biệt phức tạp vì bao gồm nhiều bên liên quan và nhiều nguồn thu khác nhau. Thông thường không có sự hợp nhất giữa người sử dụng và trang thiết bị sân bay. Mặc dù tất cả đều tuân thủ các chỉ dẫn của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), vẫn có những khác biệt rõ rệt trong phương thức áp dụng các chỉ dẫn này dẫn đến những khó khăn tiềm tàng trong công tác vận hành.

Thêm vào đó, có các cơ chế tiêu chuẩn khác nhau áp dụng cho mỗi đối tượng tương ứng thuộc tổ chức tổng thể của sân bay. Các quy trình có thể kể đến bao gồm: bảo dưỡng máy bay, khai thác chuyến bay, điều hành mặt đất, dịch vụ an ninh và kiểm soát không lưu. Ngay cả khi có một tổ chức chịu trách nhiệm xử lý nhiều hơn một quy trình trong số kể trên, thì các quy trình đó cũng phải tuân thủ yêu cầu của các hệ thống, tiêu chuẩn và thông lệ an toàn khác nhau.

Theo Felder, các sân bay lớn và hiện đại được vận hành theo nhiều cơ chế tiêu chuẩn khác nhau. Ví dụ như đối với điện tử hàng không. Điện tử hàng không được thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn phối hợp mang tính quốc tế được thi hành, ví dụ, bởi Ủy ban kỹ thuật vô tuyến hàng không (RTCA) ở Mỹ và Hiêp hội các nhà sản xuất thiết bị hàng không dân dụng của Châu Âu (EUROCAE) ở Liên minh Châu Âu. Các cấu trúc vật lý thuộc lĩnh vực xây dựng dân dụng và được điều chỉnh bởi quy định của quốc gia nơi có sân bay; bảng chỉ dẫn, chiếu sáng và điều hướng phù hợp với các quy định của ICAO. Với thực tế đường không đang ngày một đông đúc chật chội và việc xây dựng các địa điểm mới đang ngày càng khó khăn, tiêu chuẩn hóa thực sự trở thành một yêu cầu cấp thiết.

Sự thành lập của Tiểu ban SC 17 về hạ tầng sân bay thuộc Ban kỹ thuật ISO/TC 20 về Phương tiện hàng không vũ trụ dự kiến sẽ giúp đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về toàn bộ phạm vi của vấn đề. Kết quả cuối cùng sẽ là sự ra đời của Tiêu chuẩn quốc tế về hạ tầng sân bay, ví dụ như:

- Cắt rãnh các làn cất cánh và hạ cánh

- Lát đường atfan – sinh thái

- Truyền tín hiệu thẳng đứng sử dụng bảng sơn và điện-điện tử

Nhìn từ góc độ kỹ thuật, Felder, với tư cách là tân Chủ tịch của Tiểu ban, tin rằng cánh cửa cho các cơ hội đang rộng mở. Điều này sẽ mang lại khá nhiều lợi ích cho các quy định vẫn còn đang yếu và thiếu hiện nay.

“Một trong những nhiệm vụ nhạy cảm trong công tác tiêu chuẩn hóa hạ tầng sân bay đó là việc phân định vai trò của các cơ quan đề ra tiêu chuẩn khác nhau với các lợi ích và quyền tài phán trong phạm vi môi trường sân bay”. “Nhìn từ góc độ của ISO/TS 20/SC 17, mục tiêu chính cần phải là không nên ôm đồm quá nhiều việc trong một thời gian quá ngắn. Cần phải nhận ra được lợi ích lớn nhất mà tiêu chuẩn hóa mang lại là gì và tập trung vào đó.”

Theo Felder, đối với cơ sở hạ tầng sân bay, những yếu tố cần nâng cấp trước nhất là mặt đường, cơ cấu chặn cuối đường băng, và phương án xử lý các vấn đề môi trường như tác động đến chất lượng nước của quá trình tiếp nhiên liệu, làm tan băng và bảo dưỡng máy bay. Các cải tiến quan trọng khác bao gồm hạ tầng kỹ thuật số dùng cho chỉ dẫn bề mặt, chiếu sáng và thu thập dữ liệu về vị trí của máy bay trên đường lăn. Đây là yếu tố quan trọng còn thiếu trong kiểm soát không lưu.

Không phải tất cả các cải thiện nói trên đều thuộc thẩm quyền của ISO/TC 20/SC 17 , nhưng trong khi xác định các nhiệm vụ trọng tâm trong phạm vi trách nhiệm của mình, ISO cũng cần hợp tác với các tổ chức khác để đảm bảo rằng các vấn đề đều được giải quyết. Có như vậy mới có thể đảm bảo tính hiệu quả.

Rõ ràng là trong một thế giới với biên giới mở và sự kết nối toàn cầu như hiện nay, khu vực sân bay sẽ còn phải trải qua nhiều thử thách. Với các nguồn lực sẵn có, sẽ cần rất nhiều khéo léo và nỗ lực để đáp ứng được các yêu cầu đang ngày một tăng cao. Thách thức đặt ra là làm sao có thể kiểm soát được sự tăng trưởng này một cách có hiệu quả, chắc chắn và an toàn.

Giải pháp là xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay phù hợp tiêu chuẩn – từ khâu cất cánh, hạ cánh đến khâu bán vé, từ vấn đề an ninh, an toàn của hành khách và trang thiết bị đến vấn đềnăng lượng và vận tải mặt đất. Đó là những nhiệm vụ phức tạp đòi hỏi phải có tiêu chuẩn quốc tế.

Nền công nghiệp sân bay đang ngày một phát triển, các tiêu chuẩn sẽ giúp xử lý các vấn đề đối với cơ sở hạ tầng hiện đang tồn tại, khiến các sân bay trở nên thân thiện với môi trường hơn, và quan trọng hơn đó là khiến chúng trở thành nơi mà hành khách thực sự muốn dành thời gian.

Có một câu nói là “Nếu bạn đã thấy một sân bay nghĩa là bạn đã thấy một sân bay”. Câu nói này nhằm nhấn mạnh tính độc đáo và duy nhất của từng sân bay. Các sân bay có thể, và thực sự rất đa dạng dựa trên các hoạt động diễn ra ở đây và cơ sở hạ tầng cần thiết để phục vụ cho các hoạt động đó.

Tuy nhiên, tất các sân bay đều có một điểm chung đó là: cần phải sẵn sàng cho các yêu cầu ngày một tăng cao và sự phát triển trong tương lai trong khi không làm phát sinh các vấn đề liên quan đến vận hành hay an toàn hàng không.

(Theo ISO)

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 200